Phần II : Phát triễn Bình Thuận
GS Tôn thất Trình
Năm 2007 , GDP mỗi đầu người Bình Thuận là 11 triệu đồng ĐVN , đứng hàng thứ 3, sau Đà Nẳng và Khánh Hòa - Nha Trang. Trên mức trung bình các tỉnh của vùng ước lượng năm đó là 10.8 triệu ĐVN. Kinh tế Bình Thuận phát triễn mau lẹ nhất các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ , trung bình hàng năm là gần 14 % ở thời gian 2000- 2007. Mức tăng trưởng Nông Lâm Ngư trung bình 7.4 % , công nghệ xây cất là 21.6 % và dịch vụ 15. 4%. Tuy nhiên năm 2008 , phát triễn Bình Thuận cũng như cả nước chậm lại vì khủng hỏang kinh tế thế giới, nhưng sau đó còn gặp nhiều trở ngại trong công cuộc phục hồi, không biết đã hòan tòan khắc phục chưa: như kiện tụng về vụ lập các khu công nghệ , biến đổi các sân gôn thành công viên du lịch( chẳng hạn sân gôn 18 lỗ do nhà tỉ phú Larry Hiblom nhóm Tòan cầu DHL thiết lập năm 1993 rộng 62 ha và nâng cấp một khách sạn quốc doanh thành một nơi nghỉ mát 4 sao Novotel nhưng khi nhà tỉ phú chết tai nạn máy bay thì bán lại cho nhiều nhà chung sức ngọai quốc khác , trước khi nhóm Rạng Đông mua lại theo gía 20 triệu đô la tháng 11 năm 2013, bỏ ra khỏang 3 ngàn tỉ ĐVN – 142. 8 tỉ đô la Mỹ xây cất một thị trấn đa phương có nhiều nhà lầu cao tầng, dinh thự, gia cư vưòn tượt … đến nay dự án đổi thay vẫn chưa được phủ thủ tướng chánh phủ chấp thuận ? ), thiếp lập công nghệ chế biến aluminium các quặng khai thác ở Tây Nguyên, tranh tụng với hảng Mỹ khai thác titan( năm 2011, hảng luật Dardenne & Boyd kiện chánh phủ VN vi phạm thỏa hiệp song phương Hoa Kỳ - Việt Nam cấp môn bài bất hợp pháp cho một hảng khai thác titanium, trên đất các Cồn Cát Trắng White Sand Dunes công ty South Fork đã cho thuê- leased ? ) , các thương hiệu “ nước mắm Phú Quốc” ( thường bị Thái Lan , Trung Quốc mượn danh ), thương hiệu “ thanh long ? xuất khẩu sang Nhật, các vấn đề môi trường khi công nghệ hóa, đô thị hóa v.v…
Xây dựng hạ tầng cơ sở cho phát triễn
Điện
Đáng kể ra trước tiên là dự án thủy điện Hàm Thuận Đa Mi, trên thung lũng sông La Ngà, một nhánh lớn của sông Đồng Nai, và thuộc huyện Hàm Thuận Bắc ( Ma Lâm ), tỉnh Bình Thuận . Tưởng cũng nên biết là hảng Nippon Koei , sau đập Da Nhim và đập Ya Li , năm 1973- 74 trong khuôn khổ thủy nông – thủy lợi Bộ Nông Nghiệp miền Nam, đã phát hoạ sơ đồ chín đập trên Sông Đồng Nai ( và phụ lưu ) theo thác đổ - en cascade, nuớc đập trên dùng chạy nhà máy đập dưới. Hệ thống Hàm Thuận-Đa Mi là thành phần hệ thống Đồng Nai này. Hồ trữ đập thủy điện Hàm Thuận nằm trên hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, có diện tích mức nước mặt trung bình là 25.2km2 ( 2520 ha ). Và hồ nước đập Hàm Thuận trữ tích cực chừng 523 triệu mét khối – cubic meters hay 424 000 mẩu bộ Anh vuông- acre feet ). Hồ trữ Đa Mi hàng ngày được điều hòa ở phía dưới nhà máy Hàm Thuận. Hai nhà máy cách nhau 10km và cách TP Sài Gòn- Hồ Chí MinhVille khoảng 200 km. Nhà máy Hàm Thuận có 2 đơn vị, công xuất là 300 000 kw, khởi công xây dựng năm 1997 và họat động năm 2001. Nhà máy Đa Mi gồm 2 đơn vị , công xuất 175 000 kw. Cả hai đều trang bị kỷ thuật tân tiến, dù rằng cũng là lọai qui ước, nguồn gốc Nhật, Hoa Kỳ, Canada, Ý v.v.… Chi phí dự án là 70 145 triệu Đồng Yen ( Nhật ), trong đó là 19 623 triệu vay Ngân Hàng Hợp tác Quốc tế của Nhật. Sau đây là đặc điểm chánh của Hàm Thuận :
Hồ trữ
Mực nước trung bình + 605 ( trên mực nước biển – MSL )
Mức nước tù- dead water + 575 MSL
Tổng dung tích trữ 695 triệu m 3
Dung tích trữ thật sự 523 triệu m3
Đập ( 1 đập chánh và 4 đập phụ )
Đập chánh
Lọai :đắp đầy đá – rockfill, lõi trung tâm không thấm nước
Chiều cao 93.5 m
Bề cao đỉnh +609 .5 MSL
Bề dài đỉnh 686 m
Đặc điểm chánh của Đa Mi là lọai đập đắp đầy đá -rockfill trên sông Đa Mi, cao 72m ( 236 bộ Anh ) làm ra hồ Đa Mi, tổng dung tích là 141 triệu m3 ( 114 000 mẩu- bộ Anh ), nhà máy điện lọai qui ước công xuất thiết kế là 175 000 kw .
Ngòai ra Bình Thuận còn đang xây cất thêm nhiều nhà máy thủy điện khác tỉ mhư nhà máy 33 000 kw ở huyện Bắc Bình ( Chợ Lâu ) trên Sông Mao ? Tổng cọng công xuất các dự án mới là 189 000 kw .
Tháng tư năm 2009 , bắt đầu giải tỏa đất đai và làm sạch 663 ha Trung tâm Điện ở xã Vĩnh Tân , huyện Tuy Phong ( Liên Hương ) xây dựng 3 nhà máy nhiệt điện- thermal power , tổng công xuất là 4 400 000 kw . Tháng 8 2010 , trung tâm khởi công xây cất nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 , có 2 tua bin tổng công xuất là 1 244 000 Kw , hy vọng sẽ họat động năm nay 2014 . Công ty Điện Lực Việt Nam – EVN dự trù đầu tư làm đường dẫn điện cao thế 500kv từ Vĩnh Tân đến Sông Mây phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Tháng 5 năm 2010 , bộ Công nghệ và Thương mãi chấp thuận dự án nhà máy điện Sơn Mỹ ở công viên công nghệ Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân , có hai dự tính : nếu dùng khí dầu thiên nhiên lỏng – LNG thì dự án sẽ có 4 nhà máy phát điện, tổng công xuất là 3000 000 Kw , rộng 349 ha. Nếu dùng than đá nhập khẩu thì sẽ có 3 nhà máy phát điện tổng công xuất là 3 600 000 Kw , chiếm diện tích 363 ha .
Bình Thuận còn có tiềm năng điện gió - wind power thổi trên diện tích 75 000 ha , công xuất tiềm năng tổng cọng là 5 030 000 Kw . Tỉnh nhà đặt mục tieêu sản xuất 1500 000 Kw vào năm 2015 và 3000 000 Kw vào năm 2020 Hảng JS ViêtNam Renewable Energy, năm 2009 , đả khởi sự xây cất nhà máy điện gió 120 000 kw ở huyện Tuy Phong trong giai đọan đầu nhà máy này đã hòan tất 5 tua bin chạy gió 201 500 Kw. Điện gió nhà máy đã nối kết vào mạng lưới điện quốc gia và là nhà máy điện gió lần đầu tiên làm như vậy ở nước nhà .
Giao thông , chuyên chở
Hải cảng
Bình Thuận là một tỉnh kinh tế biển nổi tiếng phát triễn từ lâu đời , ngư trường rộng đến 52 000 km2, dự trử hải sản năm 2012 lên đến 220 – 240 000 tấn . Năm 2012, số ngư tàu đánh bắt trên 8034 , luôn luôn cải tiến, nuôi sống 651 166 người, nghĩa là gần đến phân nữa tổng dân số tỉnh. Thế cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi tỉnh nhà cố gắng phát triễn tiễn các cảng biển và các thị trấn biển. Tuy nhiên hiện nay Bình Thuận vẫn chưa có một hải cảng lớn. Tỉnh chỉ có những hải cảng đặc thù như Vĩnh Tân và Kê Gà. Trong qui họach Hệ thống phát triễn Hải cảng Việt Nam cho đến năm 2020 và viễn cảnh đến 2030, các cảng Vĩnh Tân phía Bắc tỉnh( gần Cà Ná – Phan Rang ) và Kê Gà phía Nam tỉnh ( không xa mấy suối nước nóng Bình Châu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ) sẽ được mạnh dạn đầu tư, mở rộng thêm cơ hội phảt triễn kinh tế biển tỉnh nhà. Hải cảng Vĩnh Tân, như đã nói trên sẽ là cảng chuyên môn sản xuất điện, với trọng tải hang hóa mỗi năm là 6- 7 triệu tấn , tăng đến 18- 25 triệu tấn năm 2020. Kê Gà là hải cảng chuyên môn lọai II gồm 3 ga cuối - terminals; Ga Cuối Bắc sẽ là một xưởng aluminium, trọng tải 5-6 triệu tấn năm 2015 , dự trù tăng đến 12-15 triệu tấn năm 2020 ; Ga Kê Gà Nam trọng tải năm 2015 là 1.5 - 2 triệu tấn và 3.5 – 4 triệu tấn mỗi năm vào năm 2020 ; Cảng Phú Qúy , một cảng vệ tinh, sẽ có trọng tải 0.15 – 0.2 0 triệu tấn năm 2015 và 0.3- 0.5 triệu tấn năm 2020 …
Phi trường Mũi Né , giữa trung tâm tỉnh nhà ?
Hiện nay Bình Thuận chưa có phi trường dân sự - thương mãi.Phi trường dân sự gần tỉnh nhất là Liên Khương gần Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Theo báo Tuổi Trẻ, tháng 5 năm 2013 chức quyền Bình Thuận và hai bộ Quốc Phòng và Chuyễn Vận giải tỏa một nghiên cứu thiết lập một phi trường ở xã Thiện Nghiệp, gần bải biển Mũi Né, sử dụng vừa cho dân sự, vừa cho quân sự . Phi trường mới không nằm vào vị trí của phi trường quân sự tại xã Tiến Thành , thị xã Phan Thiết, vì theo chủ tịch Hội Đồng nhân dân tỉnh , nới rộng phi trường quân sự hiện hửu sẽ gây ra nhiều khó khăn môi sinh cho thị xã. Phi trường mới sẽ chiếm 500 ha đất đai tỉnh đã qui họach sử dụng cho đến năm 2020. Tổn phí trên 5.6 ngàn tỉ ĐVN ( 265 triệu đô la Mỹ ) và sẽ không ảnh hưởng tới đầu tư của phi trường quốc tế Long Thành ở phía Nam tỉnh Đồng Nai , vì tư bản dùng cho hai phi trường không cùng một nguồn gốc. Phi trường Mũi Né dự trù cho các máy bay nhỏ kiểu Fokker 70’s và ATR72 , và cũng có một nơi dành cho các trực thăng lên xuống nữa, sẽ cung cấp dịch vụ cho 500 000 lượt hành khách một năm, sẽ tăng đến 1 triệu hành khách năm 2030 và sẽ đủ trang bị - tiện nghi cho các máy bay cở trung bình như A320s, A321s, và B319s . Phi trường dụ liệu sẽ khaitrương năm 2017 . Dự án đã đệ trình Chánh phủ Trung Ương xin chấp thuận .
Đường bộ và đường xe lữa
Quốc lộ 1A chạy ngang qua tỉnh, nối 6 huyện trong số 10 huyện của tỉnh với phần còn lại đất nước. Hai quốc lộ khác: quốc lộ 28 từ thị xã Phan Thiết đển Gia Bắc - Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng và Gia Nghĩa, Dak Mil …tỉnh Đắc Nông và quốc lộ 55 từ giữa đường quốc lộ 1A đọan Phan Thiết, Hàm Thuận Nam- Xuân Lộc , Gia Rai( tỉnh Đồng Nai ) rẽ xuống phía Nam đến Hàm Tân, La Gi đi Xuyên Mộc( tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hay ngược Bắc ( ? ) đi Suối Kiết , Tánh Linh , nối với quốc lộ 20 đi Đa Hòai ( (Ma Dang Gui) lên Bảo Lộc ( lâm Đồng ). Ga Mường Mán là ga lớn nhất ở Bình Thuận của đường xe lữa Nam Bắc, nhưng Bình Thuận còn 4 – 5 ga nhỏ hơn là ga Phan Thiết, ga Sông Mao (? ) , ga Hàm Thuận Bắc, ga Sông Phan và ga sông Dinh ( ?) .
Phát triễn du lịch Bình Thuận
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải, khí hậu ấm áp, nắng chan hòa quanh năm, nhiều bải biển sạch và đẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên mộng mơ, đường đi đến thuận tiện; cho nên phát triễn du lịch là lẽ đương nhiên. Tỉ như du lịch thể thao, du lịch nghĩ mát biển, đua thuyền, câu cá, đánh gôn, dưỡng bệnh v.v. Ngòai ra, Bình Thuận còn là nơi du lịch nhân văn lịch sử , văn hóa, cùng nhiều hút dẫn như Chùa ( Trường ? ) Dục Thanh ( giữa ga Mường Mán – Phan Thiết ), dinh thự kiệt tác Thim , Mũi Diên, ga Cà Nong, núi Tà Cú ( bên cạnh Hàm Thuận Nam), các hồ Hàm Thuận – Đa Mi, tháp chàm Po Sah Inu ( giữa đường Phan Thiết - Mũi Né ), chùa Hang v.v…
Năm 2001, theo thống kê , Bình Thuận chỉ mới có 8 doanh nhiệp du lịch , 1 quốc doanh và 7 tư doanh, nuôi sống chừng 13 000 người. Cuối năm 2007, đã có 131 cơ sở cư trú chứa trên 4 575 phòng , trong số này 3157 phòng từ 1 đến 4 sao , 8 khách sạn 4 sao chứa 749 phòng và 10 khách sạn 3 sao chứa 675 phòng. Năm 2007, Bình Thuận đã đón mời 1 .8 triệu du khách, 10 % là ngọai quốc. Tuy rằng lúc đó, còn thiếu cảng biển và phi trương dân sự, đáng kể ra là du khách Nga đến tham quan Bình Thuận đã tăng thêm nhiều từ năm 2006. Từ năm 2012 , 20 hảng họat động du lịch Nga đã đến Phan Thiết. Từ đầu năm 2013 đến gần cuối tháng 9 năm 2014, đã có 190 000 du khách Nga đến Việt Nam . Năm 2013 , 35% du khách đến Bình Thuận là người Nga và họ ở lâu hơn 7 ngày , có phần lâu hơn các du khách nước khác. Mùa nghĩ cho du khách Nga là từ tháng 9 đến đầu tháng 3, lúc mùa đông Âu Châu lạnh lẽo khắc nghiệt và nắng ấm áp ở Mũi Né. Đặc biệt khu nghĩ mát cao sang, xa xĩ Phan Thiết- Mũi Né, rất phổ thông, thích thú cho dân Nga.
Lợi tức ngành du lịch là 1 060 tỉ ĐVN, cao hơn dự tính 6 %, tăng 32 % so với năm 2006. Cuối năm 2012 , Bình Thuận lợi dụng ưu điểm vị trí khai thác biển Duyên hải miền Trung phát triễn thêm Du lịch Biển phối hợp với thể thao, thám hiểm các đảo và du lịch “ tinh thần” ( ít khi nói đến là chủ tịch miền Bắc Hồ Chí Minh có lúc dạy học ở thị xã Phan Thiết và tổng thống Đệ nhất Cọng Hòa Miền Nam Ngô Đình Diệm, trước khi về làm Thượng thư Bộ Lại triều đình Huế ( tương đương thủ tuớng ), đã làm tuần vũ Bình Thuận- Phan Thiết ). Phối hợp du lịch với tham quan các thắng cảnh thị xã tỉnh lỵ Phan Thiết – Phú Quý , Chùa Cổ Thạch – Cù lao Cau , Biển Tam Tân- Hòn Bà và Mũi Kê Gà . Cố đưa Bình Thuận trở thành một cứ điểm lớn du lịch “ kim cỗ giao duyên” cho tòan quốc và cho Đông Nam Á , đón mời thêm khách du lịch Nga và Bắc Đông Âu như đã sử dụng kỷ thuật tân tiến quốc phòng của họ như vào thời Nga Hòang năm 1905 ( cân bằng ảnh hưởng Nga - Tàu ), cố đạt mức tăng trưởng dự liêu là 22- 25% các năm 2011- 2015 một năm và 15- 18% một năm vào các năm 2016- 2020 . Đến năm 2020 , cụm đô thị bờ biển Phan Thiết – Mũi Né sẽ được nối liền với vùng du lịch Phan Thiết –Mũi Né và công viên công nghệ Phan Thiết. Công viên này gồm có thị xã Phan Thiết, vùng đô thị Long Sơn - Suối Nước , Ngã Hai – Hàm my, Tân Thạnh. Cụm đô thị bờ biển phía Nam tỉnh nhà sẽ được thiết lập và phát triễn nối kết với du lịch bờ biển, công viên công nghệ Sơn Mỹ sẽ gồm thị trấn La Gi , và vùng đô thị mới Sơn Mỹ. Nhắm trực tiếp vào ngành du lịch, xem như đây là một đột khởi phát triễn vững bền quan trọng . Năm 2020 , Bình Thuận sẽ thiết lập thêm nhiều không gian du lịch mới : nới rộng các cụm du lịch Phan Thiết Mũi Né , Cà Ná – Cù Lao Cau- Bình Thạch ( huyện Tuy Phong), Hòa Thạnh - Thuận Quý, Hòn Lao – Kê Gà, Tà Cú – Búng Thi ? ( huyện Hàm Thuận Nam ) và La Gi - Hàm Tân. Cảng Hòn Rơm ( ngòai khơi Mũi Né) sẽ dành cho du lịch đường biển Bắc Nam.
Phát triễn công nghệ
Công nghệ Bình Thuận thịnh vượng các năm đầu thế kỷ thứ 21 , trung bình tỉ xuất tăng trưởng là 21.6 % mỗi năm ,cho đến năm 2007. Nay công nghệ Bình Thuận đang phải đối diện khó khăn việc xử lý đất đai , điền địa. Cấp môn bài cho các công viên công nghệ chồng lấn cùng các dự trữ và phát triễn titanium mà thành quả là làm chậm trễ xây dựng ngành này. Công nghệ quốc doanh đã giảm sút từ năm 2000 đến năm 2007. Lảnh vự tư nay là xuất chánh công nghệ, và ngay các đầu tư trực tiếp ngọai quốc cũng vượt qua hẳn công nghệ quốc doanh. .Dù rằng các năm 2000- 2007, công nghệ có tăng trưởng ngọan mục đi nữa, trong thời gian này công nghệ cũng chỉ tạo ra 17 200 công ăn việc làm mới ở tỉnh nhà; trong khi lảnh vực dịch vụ tăng trưởng chậm hơn lại tạo ra đến 44 100 công ăn việc làm, và nông lâm ngư tạo ra nhiều hơn đến 57 000 công ăn việc làm. Lẽ dĩ nhiên , công nghệ biển vãnlà công nghệ chánh cho Bìong Thuận . Tỉnh nhà năm 2012 đã có 30 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản và 40 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hải sản. Trị giá xuất khẩu hải sản Bình Thuận, năm 2011 đã hơn 85.5 triệu đô la Mỹ. nhưng phải dè dặt và kỷ lưỡng hơn trong công nghệ đóng tàu , tránh trường hợp phải rút lại môn bài năm 2012 giấy phép cho Công ty Hamico Bình thuận Mineral JSC, đăng ký làm Phức tạp Công nghệ Đóng tàu – shipbuilding Induzstrial Complex Ba Đằng diện tích 50 ha , vì dầu tư và xây cất chậm rì. Cũng như tháng 8 năm 2012 , Bình Thuận cũng đã phải yêu cầu Bộ Cong Nghệ và Thương mãi Việt Nam hủy bỏ 13 phức tạp công nghệ , tổng diện tích lên đến trên 430 ha dự liệu ở dự án chủ trì cho năm 2015. Năm 2001 , Bình Thuận làm đồ án phát triễn hơn 40 phức tạp công nghệ, tổng diện tích 1 628ha , nhưng đến cuối năm 2012 chỉ có 12 phức tạp họat động . Các phức tạp này đã hút dẫn 220 dự án , tổng số tư bản đăngký là 513 tỉ ĐVN ( 24.4 triệu đô la ), đem lại 3520 công ăn c việc làm cho dân địa phượng 28 phức tạp đã đượctỉnh chấp thuận cho phát triễn đầu tư , nhưng xất cất chậm trễ và vài nhà đầu tư đã phá sản. Theo dự án nguyên thủy, huyện Đức Linh phải xây cất 6 phức tạp, tổng diện tÍch là 260 ha, nhưng 10 năm sau , năm 2012 , các phức tạp này lại bao phủ hàng trăm lò gạch kỷ thuật thấp. Theo tỉnh, tình trạng này do sự kiện là dự án chủ trì không định nghĩa rỏ ràng các yêu cầu thực tiễn cho các doanh vụ địa phương, có nghĩa là không khả thi được. Năm 2012 , tỉnh cũng cho biết là xây cất chậm chạp ở vài nơi then chốt như cảng Kê Gà hay trên các phức tạp xa lộ Dầu Giây – Phan Thiết, hạ tầng cơ sở chuyễn vận , nguồn nước cung cấp giới hạn và các hệ thống chửa trị nước phế thải yếu kém, đã cản trở đầu tư
Các công nghệ chế biến để xuất khẩu sử dụng nguyên liệu địa phưong có khuynh hướng tăng trưởng mau lẹ . Vài sản phẩm tăng trưởng mạnh như chế biến hải sản đã nói trên, đồ may mặc, vật liệu xây dựng , nước khóang như nước suối Vĩnh Hảo ( giữa đường Cà Ná - Tuy Phong , khai thác từ thời Đệ Nhất Cọng Hòa ) và cát khoáng v.v…
Đáng kể nhất là công nghệ chế biến aluminium và công nghệ chế bíế titanium .
Những khó khăn môi sinh, khai thác bauxite hầu như bị Trung Quốc chủ trì ở Lâm Đồng và Đắc Nông , chưa có đường xá để khai thác bauxite ở các tỉnh Cam Bốt bên kia Đắc Nông- Đắc Lắc - Bình Phước, chưa có thũy điện Stung Treng hay Sesan Lào – Việt đủ để tinh luyện bau xit như ở Bắc đảo- Icelands Âu Châu đã được bàn ttán nhiều nên không đề cập thêm ở đây nữa . Chỉ nên biết là ngày 30 tháng 11 nam 2012 , Vinacomin, tổ hợp Viêt Nam khai thác các mỏ kimlọai đã thiết lập (? ) nhà máy tinh luyện- refine 600 000 tấn(? ) quặng bauxite của nhà máy Tân Rai- Lâm Đồng thiếu điện để tinh luyện bauxit. Hình như cuối năm 2012 đã sản xuất 300 000 tấn , hảng nhật Marubeni xuất khẩu 150 000 tấn sang Nhật và đang điều đình bán cho Trung Quốc, Mã Lai Á và Trung Đông ( ? )
Công nghệ thứ Hai là chế biến titanium và một số kim lọai khác. Viêt am có trử lượng chừng 4 % trử lượng titanium tòan cầu. Ước lượng khỏang 540 triệu tấn ( con số của Bộ Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường lớn hơn, đến 599 triệu tấn ), bao gồm các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu . Chồng lấn với các mỏ titanium ở các tỉnh này là những vị trí du lịch Vũng Tàu, Hồ Tràm, Bình Châu, La Gi, Kê Gà , Phan Thiết, Mũi Né , Cà Ná và Phan Rang . Cục Địa chất gợi ý chỉ nên khai thác và chế biến chừng 150 triệu tấn quặng titanium, dành lại hơn 300 triệu tấn làm dự trữ quốc gia cho những thế hệ sau. Năm 2012, vẽ ra hai dự án phát triễn 2 vùng công nghệ chuyên trách chế biến sâu đậm ti tanium và các kim lọai khác xuất khẩu và cung cấp cho các công nghệ địa phương. Công viên Công nghệ Sông Bình, diện tích 250 ha ở huyện Bắc Bình( Chợ Lâu ) gần Phan Rí cửa, sẽ đặc thù chế biến sâu đậm titanium , zircon, ilmenite và rutin. Trong khi Vùng Công Nghệ Thắng Hải ( Tháng Hai? ) diện tích 40 ha ở huyện Hàm Tân sẽ cung cấp nguyên liệu cho Công viên công nghệ Sông Bình . Năm 2012, đã có 17 dự án chế biến titanium chờ đợi gia nhập công viên công nghệ Sông Bình, miền Bắc BìnhThuận. Các dự án vĩ mô đại trà là hảng Nga -Russian GeoPromining Ltd , trị giá 350 triệu đô la Mỹ , hảng Bình Minh Import Export Pro duction and Trade Co. trị gía 650 triệu đô la, hảng Hanoi Technology Co. trị giá 130 triệu , hảng Him Lam Mining Co. trị giá 130 triệu và hảng Hamico Mineral Group. Một vùng diện tích 1500 ha – 150 km2 ở huyện Bắc Bình , phía Bắc Bình Thuận chứa dự trữ ước lượng 141 triệu tấn. Đây có thể là vùng khai thác mỏ ti tanium lớn nhất nước. Trước đây, có 18 mỏ khai thác titanium rải rác dọc theo bờ biển Nam Bình Thuận, đa số làm tai hại cho môi trường dân sinh. Cho nên tỉnh Bình Thuận đã giải tán hay ngưng các dự án này. Thay thế, đưa chúng vào vùng công nghệ Thắng Hải, tập trung khai thác và chế biến. Chánh quyền Bình Thuận đến năm 2013, vẫn chưa cấp môn bài cho các dự án mới , chờ hòan tất dự án lập vùng, và chấp thuận của chánh quyền trung ương. Nhưng hy vọng sẽ bắt đầu khai thác vào các năm 2015 – 2017 ?
Chưa có thể bỏ lững nông nghiệp ( nông, lâm , ngư )
Nông nghiệp có mức tăng trưởng chậm nhất ở Bình Thuận , các năm 2000 -2007 l chỈ là 7.4 % , một phần ba mức tăng trưởng công nghệ và phân nữa mức dịch vụ . Tuy nhiên vào thời gian này, nông nghiệp lại tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất, 57 600 cao hơn hẳn dịch vụ chỉ tạo 44 100 công ăn việc làm mới .
Diện tích lúa cả năm tăng từ 65 300 ha năm 1995 đến 93 100 ha năm 2000 , nhưng sau đó không tăng thêm bao nhiêu cả, đạt 96 400 ha năm 2007. Diện tích lúa vụ Đông Xuân tăng gấp 4 lần từ 5 300 ha đến 1400 ha năm 2000; vụ Hè Thu chỉ tăng đôi chút, từ 19 400 ha năm 1995 đến 30 000 ha năm 2000 ; còn vụ Mùa thì không mấy thay đổi ở mức 40 – 43 000 ha. Trung bình 1/3 diện tích đất nông nghiệp trồng lúa, nhiều nhất ở Hàm thuận Nam, tỉ lệ nhỏ hơn nhiều tỉnh khác . Sản lượng lúa cả năm cũng đã gia tăng nhiều, từ 321 000 tấn lúa năm 2000 lên đến 434 600 tấn năm 2007 . Nhưng như vậy cũng chỉ là 400 kg lúa mỗi đầu người , chưa đến mức an tòan thực phẩm ước lượng là 500 kg. Năng xuất ruộng nước Bình Thuận còn có thể tăng gia thêm nhiều, nhất là hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, chiếu theo các kỷ thuật tiên tiến trồng lúa hiện hửu.
Những năm gần đây, Bình Thuận đã tăng gia nhiều lọai cây trồng đa niên như hột điều , đào lộn hột – cashew nut diện tích năm 2007 là 30 971 ha ở Đức Linh, Tánh Linh , Hàm Tân , La Gi, cao su 20 538 ha ở Đức Linh, tiêu 2091 ha, cũng ở Đức Linh. Đáng nêu lên là các tộc dân thiểu số Cờ Ho ( kà hor ) , Chu Ru và Raglai ( ? ) Tánh Linh , Đức Linh nay đã biết lập vườn trồng đào lộn hột cải thiện dời sống, ngòai việc trồng lúa nước ( ? ). Tuy nhiên cần duyệt lại xem có nên thay trồng bông vải diện tích chiếm 1900 ha năm 2007 ở Bắc Bình, mở rộng trồng dưa hấu lấy hột ở các đất đỏ song song các giống dưa, bầu bí …. cho hột khác, có thể luôn cả hột hướng dương chịu khô hạn đất nhiều cát, cố cải thiện thêm ngành trồng nho ăn tươi ở Tuy Phong cho kịp Ninh Thuận và nhất là chú trọng hơn nữa ngành trồng thanh long xuất khẩu , Bình Thuận lấy giống Nam Mỹ trồng sớm nhất đất nước, áp dụng kỷ thuật chong đèn kéo dài ngày- cắt ngắn đêm, vì lẽ các giống thanh long này cần ngày dài mới đâm nhiều hoa cho trái to ; mức sản xuất thanh long Bình Thuận hàng năm nay đã trên 140 000 tấn … Ngành lâm đóng góp rất ít vào kinh tế tỉnh nhà và mức tăng trưởng rất thấp từ năm 2000 đến 2007 . Trồng lại rừng có cơ gia tăng hơn là khai thác gỗ củi , nhất là các lọai rừng chống cát bay hay thay thế rừng bằng các vườn cây lâu năm tán rộng hơn che phủ đồi núi ( cao su , hột điều ,tiêu và ngay cả cà phê , ca cao .. hay cây trái khác thích hợp hơn cho khí hậu tương đối khô hạn tỉnh nhà ( nay lại có thể tưới tiêu thêm nhờ cải thiện hệ thống đê điều kinh -mương , tưới nước từ các hồ thiên nhiên hay nhân tạo dự trữ nước thủy điện ) theo các hình thức tiết kiệm nước nay nước nhà đã phổ biến nhiều như tưới mưa phùn- sprinklers , tưới nhỏ giọt – drip irrigation v.v…
Ngư sản Bình Thuận đã nói nhiều ở phần kinh tế biển, có lẽ chỉ cần thêm là , ngòai cá cơm – Anchoviella sp. làm nước mắm Phan Thiết, thịt lát cá mập và các bộ phận xuất khẩu sang vài nước Âu Châu làm bíp tết thay thịt bò, cá nục - Decapterus sp. những lòai họ cá khế- Carangidae,cá mối họ Synodidae quanh các đảo , cù lao , biển Bình Thuận còn chứa nhiều lại hải sản quý, hiếm , cao phẩm, thịt ngon như các lọai tôm biển đặc biệt là tôm sú khổng lồ, sò huyết bướm – butterfly arca, andara ( ? ) tuy có phần ít hơn ở đầm Ô Loan –Phú Yên , sò điệp lông – hairy arca, andara ( ?) , sản lượng còn lớn hơn điệp nhật nguyệt -Amussium japonica ? v.v… Các vùng biển, bờ sông nên phát triễn mạnh hơn về nuôi tôm bán thâm canh , hiện Bình Thuận chỉ mới đạt 1000 ha. Vùng biển quanh bờ và quanh các đảo phải phát triễn mạnh hơn nữa nuôi cá biển trong lồng các hải sản đặc thù như cá mú – grouper, vài lọai cá ngừ, tôm hùm …
( Irvine , Nam Ca Li- Hoa Kỳ, ngày 12 tháng tư năm 2014 )
|