.
  Kabul những ngày...
 
06/4/2014



 
    Sau tám năm tôi trở lại thành phố thân quen Kabul. Tuyết trắng xóa còn bao phủ đồi núi bao quanh thủ phủ Kabul ở độ cao 1,800 m so với mặt biển. Dù tôi đã viết nhiều về đời sống ở thành phố này trong các chuyến đi trước, nhưng ở mỗi chuyến đi đều có những họat cảnh xảy ra khác nhau. Lần này tôi thấy nhiều thay đổi. Đường phố Kabul đông đúc hơn với dân số có 0.5 triệu người vào năm tôi mới đến 2004, nay đã tăng lên 5 triệu người. Năm 2004 quân đội Afghanistan chưa có quân số, nay đã có trên 350,000 binh lính.
    Nhờ các công trình trợ giúp của Liên Hiệp Quốc (UNAMA, ISAF, quân đội NATO và các quốc gia kỹ nghệ) trong vài năm qua, đất nước này bắt đầu thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm với nhiều bất trắc. Phi trường Kabul có thêm terminal do Nhựt xây cho. Phi đạo được sửa chữa và nối dài nhờ công binh Mỹ. Hệ thống radar do Pháp gắn. Đội ngủ quan thuế đến cảnh sát nhập cảnh do Đức huấn luyện. Viện trợ Hoa Kỳ, Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Á Châu giúp xây đường xa lộ vòng đai Afghanistan. Quân đội Mỹ gắn đường dây fiber optic. Có điện nhưng không đủ ngay cả “điện sạch” do các tấm pin mặt trời. Các đường điện cao thế từ Tajikistan, Ubezkistan với nhiều trắc trở vì còn vấn nạn mìn chất nổ và các trận đánh nhau.
 
    Ngành giáo dục có dấu hiệu khá hơn. Đa số giới trẻ đều biết Anh Ngữ. Kabul có trên 20 đại học công và tư và nhiều đại học công tư ở tỉnh. Các lãnh vực khác bắt đầu được điều nghiên lại để thích nghi cho việc tái thiết vào thời kỳ hậu Karzai. Cộng đồng Âu Châu EU đi tiên phuông trong công tác viện trợ. Các định chế tài chính thế giới và các quốc gia kỹ nghệ khác đang điều chỉnh sự đóng góp của họ. Là quốc gia hồi giáo, Afghanistan còn nhiều vấn đề nhạy cảm giữa các bộ tộc lớn như Pasthun (gốc Pakiskan), Tajik (gốc Hy Lạp từ thời Alexander đệ 1), Turkemen (gốc Thổ Nhĩ Kỳ), Hazarra (gốc Mông Cổ từ thời Kubilai Khan), giữa Sunni và Shite.
 
    Người càng đông, dân ở thủ đô Kabul phải xây nhà trên núi bao quanh thành phố như ảnh minh-họa sau đây.


Nhà xây ở trên đồi Kabul đối diện Bộ Nông Nghiệp A-Phú-Hãn. Ảnh chụp ngày 20/3/2014
 
    Dư âm của cảnh cũ người cũ luôn vương vấn bên tôi. Những người tôi từng làm việc chung với họ nay đã chuyển đi nơi khác hoặc còn ở trong đất nước này hoặc đã trở về quê hương thứ hai khi họ trốn chạy tỵ nạn trước đây như Thụy Sĩ, Canada… Có người đã đi về thế giới bên kia như cựu Chủ tịch Jallal Gardizi của Ủy Ban Cải Tổ Hành Chánh làm việc sát cánh với tôi năm 2005. Tôi ngậm ngùi nhìn lại di ảnh của ông. Tôi và ông có chụp tấm ảnh chung năm 2005 in ở trang 96 trong sách “Thuở Phiêu Bồng” của tôi do trang mạng www.ninh-hoa.com xuất bản năm 2013. Nhìn ảnh và nhìn lại thân phận của mình, tôi cảm nhận cuộc đời thực phù du. Còn giúp ích được xã hội để thấy mình còn sống.
 
    Lần này tôi và Anh Đinh Xuân Quân cùng đến Afghanistan để đóng góp xây dựng phần mềm việc phát triển nền nông nghiệp. Anh Quân là chuyên gia kinh tế, tôi là chuyên gia nông nghiệp làm việc trong khuôn khổ viện trợ EU.
 
Tiến sĩ Đinh Xuân Quân và tôi tại Bộ Nông Nghiệp Kabul A-Phú-Hãn. Ảnh chụp ngày 12/3/2014.
 
    Trong tháng đầu tiên, hai chúng tôi cùng ở tại một guest house có nhiều phòng với các chuyên gia ngọai quốc khác. Cơ quan bảo vệ an ninh cá nhân cấp mỗi người một máy GPS nhỏ loại bỏ túi luôn luôn mang theo trong người để lúc nào họ cũng biết được từng người ở đâu, và trong trường hợp hữu sự họ kịp thời tiếp cứu.
 
    Điều đặc biệt cho chuyến đi này của tôi lại rơi vào thời điểm cuộc bầu cử Tổng Thống và Hội Đồng Tỉnh ngày 5/4/2014. Báo chí, giới truyền thông quốc tế loan tin đầy đủ diễn tiến cuộc bầu cử và bàn cờ chính trị thời hậu Karzai. Tôi đã đi xem và viết chi tiết hai lần bầu cử Tổng Thống ngày 9/10/2004, bầu cử Quốc Hội và Hội Đồng Tỉnh ngày 18/9/2005 đăng trên trang mạng www.ninh-hoa.com trong bốn chuyến đi 10 năm trước. Vì kỳ bầu cử lần này có quá nhiều bất trắc, tất cả chuyên gia được điều động rời khỏi Kabul trong thời gian từ 1/4/2014 đến 11/4/2014. Do vậy tôi và Anh Đinh Xuân Quân đã có flight ticket details và confirmed hotel reservation di tản với hành trang nhẹ đến Dubai trong 10 ngày sau đó trở lại nhiệm sở ở Kabul. Tôi sẽ viết chuyện đường xa 10 ngày ở Dubai kỳ tới.
 
     Những ngày cuối tháng 3, 2014 thủ đô Kabul lại đón tiếp hơn mười nguyên thủ quốc gia đến dự “The Farewell Party” của Tổng Thống Karzai sắp mãn nhiệm kỳ. Mọi di chuyển giới hạn hơn, chỉ xảy ra lúc tối cần thiết. Lực lượng an ninh làm việc khẩn trương hơn để cố kiểm soát một thủ đô đông đúc như hiện nay Internet là phương tiện được xử dụng cho công việc ở sở và liên lạc với thế giới bên ngoài. Tôi có thể nói chuyên “on Skype” với gia đình thường xuyên. Nhờ có Skype đã giúp tôi tiếp tay một chuyện nhà khá ngộ nghĩnh.
 
    Câu chuyện xảy ra như sau. Số là bà xã của tôi lái xe đi chợ ở Houston. Vào tiệm mua xong tất cả những gì cần thiết. Ra xe tính chất đồ vào xe để lái về nhà. Tìm không thấy xâu chìa khóa. Nhìn kỹ thì thấy đã bỏ quên bên trong xe. Bà xã gọi về bảo đứa con rể mang ra chìa khóa dự phòng số 2. Chìa khóa số 2 thất lạc không kiếm ra. Bà xã của tôi tính gọi locksmith. Đứa con rể gọi tôi on skype hỏi còn chìa khóa nào nữa không. Tôi nói có cái thứ ba tôi vừa làm xong trước khi đi Afghanistan cùng chi tiết nơi cất giữ cái chìa khoá này. Việc bỏ quên chìa khóa bên trong xe của bà xã của tôi được gỉải quyết nhanh chóng nhờ Skype liên lạc được với tôi đang làm việc ở sở cách nhà 9.5 múi giờ. Thời buổi tân tiến là vậy!
 
    Tuy di chuyển hàng ngày rất cẩn trọng, tôi và đồng nghiệp thưởng thức một buổi hòa tấu vĩ cầm do Violinist William Harvey cùng trú ngụ chung guesthouse trình diễn ba nhạc phẩm lừng danh của J.S. Bach, Chopin, Paganini. Buổi hòa tấu nhạc được Afghanistan National Institute of Music và Institut Français d’Afghanistan bảo trợ. Ảnh sau đây minh họa đêm trình diễn âm nhạc và bữa cơm chiều thường ngày của nhóm chúng tôi tại guest house.


Đứng bìa tay trái là American violinist, composer, conductor, and arranger William Harvey. Ảnh do tôi chụp tại Lycée Francaise Kabul ngày 13/3/2014
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 640236 visitors (2133889 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free