.
  Hà Nội P2
 
24/8/2014


 

 

HÀ NỘI (Phần  II)

GS Tôn Thất Trình

 Địa hình, khí hậu, thủy văn

      Địa  hình

 

    Phần lớn diện tích  Hà nội là vùng đồng bằng, cao độ trung bình từ 6 5- 10m  so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam  theo hướng chung của địa hình và cũng là hướng của dòng chảy sông Hồng Vùng đồng bằng .Địa hình đặc trưng của Hà Nội  đã được khai thác và sử dụng từ lâu. Trên lớp bồi tích phù sa dày, trung bình 90 - 120m,  dân cư đông  đúc, tạo nên một nền văn minh lúa nước, trồng rau, màu, hoa, chăn nuôi gia súc v.v.. Phía Bắc Hà Nội là vùng đồi núi thấp và trung bình, có dãy Sóc Sơn, đỉnh cao nhất là Chân Chim 462m. Nhưng khi Sơn Tây nhập vào Hà Nội thì núi Ba Vì ( Tản Viên ), phía tây Vùng cao nhất 1287m .

         Khí hậu

    Nằm ơ trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu Hà Nội  mang sắc thái đặc trưng  của khí hậu tòan vùng. Đặc điểm là phụ nhiệt đới ẩm, nhiều mưa, gió mùa. Nhiệt độ trung bình  là 23- 240C . Độ ẩm trung bình hàng năm  là 84% , ít thay đổi  theo các tháng, thường chỉ dao động trong khỏang  81-86 %.  Lượng mưa trung bình khỏang 1600- 1800 mm; mỗi năm có khỏang 140 ngày mưa. Giữa hai mùa trong năm: mùa hạ và mùa đông, có thay đổi và khác biệt đúng như khí hậu  điển hình miền Bắc Việt  là  mùa hạ  là nóng và mưa nhiều với gió thịnh hành hướng Đông Nam  và mùa đông  tương đối lạnh và khô hạn. Vào mùa hạ, từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ  trung bình tháng cao nhất  là tháng 7 xấp xỉ 290C ; mưa nhiều chiếm tới  85 % lượng mưa tòan năm. Tháng 8 mưa nhiều nhất, 16- 18  ngày mưa, lượng mưa trung bình 300- 350mm.  Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4  tương đối lạnh, ít mưa, gió thịnh hành là Đông Bắc. Tháng có nhiệt độ  trung bình thấp nhất  là tháng giêng (160C ), đồng thời cũng là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất ( 16- 18mm ). Nhắc lại là ở Vùng Vịnh Hạ Long, vào các tháng này, khí trời có thể rất lạnh. Tháng 10 là tháng tốt nhất về thời tiết.  Hà Nội vào mùa đông thường bị mây che, và sương  mù; trung bình tháng 2 nhật chiếu chỉ còn 1.8 giờ /ngày.

 

    Thủy văn  

Hai sông chánh là sông Hồngsông Thái Bình, độ dốc nhỏ, các dòng uốn khúc quanh co .  Đoạn sông Hồng  chảy qua Hà Nội dài khỏang 93 km. Bình quân lưu lượng  dòng chảy qua thành  phố  90 000 m3; gồm có  ở phía hửu ngạn là sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích và ở phía tả ngạn là sông Đuống. Hệ thống  sông Thái Bình thuộc phía Đông Bắc Hà Nội  gồm sông Công , sông Cà Lài, sông Cà Lồ, sông Cầu.  Trên địa phận thành phố, còn các hệ thống sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét  ; nhiệm vụ chủ yếu  là thoát thủy( tiêu nước ). Chế độ nước sông Hà Nội chia ra hai mùa rỏ rệt . Mùa lũ, trùng mùa mưa, kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, tập trung 70- 75 %  tổng lượng nước cả năm.  Cao điểm mùa lũ thường vào tháng 7,  tháng 8 . Mùa cạn kéo dài 7 tháng từ tháng11 đến tháng 5, dòng chảy nhỏ, nước trong, ít phù sa. Lũ lụt là  một trong những hiện tượng gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống dân  cư trên địa bàn thành phố.  Biện pháp an toàn nhất là đắp đê. Hà Nội có hệ thống đê điều kiêncố, xây dựng từ lâu đời, để ngăn dòng nước sông Hồng vào mùa lũ.

Hà Nội còn có nguồn nước ngầm khá phong phú khả năng khai thác 1 triệu m3 /ngày đêm,  đáp ứng nhu cầu nước sinh họat và sản xuất, đặc biệt  với khu vực nội  thành.

 

     Thủ đô nhiều hồ thế giới  

    Hà Nội là một trong những thủ đô có nhiều hồ đầm trên thế giới.Tính ra có đến 3600 ha hồ, đầm. Trong đó có 27 hồ đầm lớn như Hồ Tây, Trúc Bạch, Hòan Kiếm, Bảy Mẩu, Thiền Quang, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Thủ Lệ, Thành Công Hồ Tây rộng tới 500 ha, đường vòng quanh hồ dài tới 17 km. Hồ có thể là một đọan sông Hồng  còn sót lại sau khi đổi dòng. Theo truyền thuyết truyện Hồ tinh, thi đây là hồ Xác Cáo: nguyên chỗ này là núi , có con cáo 9 đuôi  tới ẩn nấp  và làm hại dân.  Long Quân mới dâng nước  phá hang cáo . Đất sụt thành hồ vùi chôn xác cáo. Theo  truyện Khổng lồ đúc chuông thì hồ có tên là hồ Trâu Vàng: khổng lồ có tài thu hết đồng đen phương Bắc đem về đúc chuông. Vì đồng đen là mẹ vàng cho nên khi đánh chuông, tiếng vang sang Bắc, con trâu vàng nghe liền vùng chạy đi tìm. Tới đây nó quần mãi nên đất sụt thành hồ. Đến đời Lý ( thế kỷ 11 ) hồ đi và lịch sử  với tên Dâm Đàm  nghĩa  là Mù Sương.   Lúc đó,  vùng này còn rậm rạp, cây cối um tùm  còn cả thú lớn như hổ báo . Thế kỷ 15 , đổi tên là Tây Hồ. Còn có tên là Lãng Bạc  và được xem như là một chiến công thời Hà Bà Trưng chống Mã Viện. Thực ra thì Lãng Bạc, ngày đó không phải là  vùng Hà Nội mà là vùng đất trũng xen gò đồi núi  ở Huyện Tiên Sơn, Hà Bắc. Lãng là sóng lớn, và Bạc là bến hay thuyền ghé bến, thế thì Hồ Tây đúng là bến có sóng lớn. Về mùa giông bảo, cho tới nay, sóng Hồ Tây cũng ghê gớm lắm. Đường Cổ Ngư, nay là đường Thanh Niên ( ? ), ngăn một goc hồ Tây  thành một hồ biệt lập  là Hồ Trúc Bạch.  Hồ Trúc Bạch nằm   bên đất làng Trúc Yên, chuyên làm  mành mành, nên nhà nào cũng  trồng trúc.  Đời chúa Trịnh Giang ( 1729- 1740 )  xây ở đây điện Trúc Lâm làm nơi nghĩ mát. Sau đó điện lại là nơi giam cầm những cung nữ có lỗi. Những cô gái này phải dệt lụa để tự túc. Lụa đẹp, bóng bẩy, gọi là Lụa Trúc, chữ Hán gọi là trúc bạch. Do vậy mà thành tên.  Hồ Hòan Kiếm , nếu cũng là một  đọan dòng cũ  sông Hồng sau khi chuyễn dòng, thì Hồ Hòan Kiếm  nay đã có đến vài nghìn năm. Nhưng tên Hòan Kiếm  thì mới có từ 5 thế kỷ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thủy, vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Từ thế kỷ 15, tên Hòan Kiếm là theo sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi suốt 10 năm ở Lam sơn luôn luôn mang thanh  gươm bắt được.  Dẹp xong giặc Minh , về Thăng Long, một hôm  ngự thuyền dạo hồ Lục Thủy , bổng có con rùa nổi lên. Vua Lê rút guơm ra trỏ, thì  rùa liền đớp ngay  thanh gươm lặn xuống. Như vậy vua trả gươm cho trời .nên có tên là Hòan Kiếm, nôm na là Hồ Gươm. Hồ Thiền Quang nằm trên địa phận quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Năm 1931, hồ có tên là Liên Thủy. Thiền Quang (  Ánh sáng nhà Phật )  chỉ là một làng nằm ở phía Đồng Nam hồ . Ngòai làng Thiền Quang, quanh hồ còn có  làng  Liên Thủy ở phía Bắc và phía Tây, làng Quang Hoa ở  phía Tây Nam và làng  Pháp Hoa ở phía Nam. Hồ khá rộng, nhưng diện tích nay còn chừng 6 ha, vì  thời Pháp thuộc cho lấp dần để mở phố.  Phía Nam  Hòan Kiếm thông sang hồ Hồ Bảy Mẩu.  Hồ Suối Hai, cách thị trấn Sơn Tây  khỏang 16 km. Suối Hai là tên gọi chung của hai suối Yên Cư và Cầu Rồng  đã có từ ngàn vạn năm nay, nhưng hồ nước Suối Hai chỉ  mới có từ thập niên 1960.  Hồ cách thị trấn Sơn Tây chừng 16 km. Hàng năm  cứ hết mùa mưa là nước các suối nhỏ đổ dồn  vào Suối Hai rồi chảy về sông Tích. Hể mưa nhiều là úng lụt. Do độ dốc cao, nên  hết mùa  mưa sông Tích cũng cạn và hạn hán đe dọa cả một vùng  Nam huyện Bà Vì  và Thạch Thất. Năm 1958, để giải quyết hai nạn lũ lụt và hạn hán, chánh quyền miền Bắc  đã thực hiện dự án hệ thống hồ Suối Hai, hoàn thành năm 1964.  Gò đống và một nghìn ha núi đồi  biến  thành một hồ điều tiết nước, rộng  800 ha, bề sâu  20m, chứa 50 triệu m3  đủ tưới cho  8000 ha  ruộng vùng Ba Vì , lọai trừ úng lụt do sông Tích gây ra.  Hồ Linh Lang nằm trong công viên Thủ Lệ,  một vườn Bách Thú khỏi công năm 1975 và hòan tất 2 năm sau.  Hồ Linh Lang rộng 80 000 m2 ( 8 ha ) , có Núi Bò và gò đất chạy dài  bên bờ hồ như bầy rồng rắn đuổi nhau  bên bến nước…

    Các danh thắng  văn hóa , lịch sử

    Hà Nội, gần 1000 năm văn hiến, đã lưu giữ đựợc nhiều di tích văn hóa- lịch sử, có giá trị lớn đối với du lịch. Các triều đại Viêt Nam đều để lại dấu ấn địa linh nhân kiệt, kết tinh đặc tính , phẩm chất con người Việt Nam. TP Hà Nội khoe là có nhiều vị trí văn hóa hơn bất cứ mọi  thành phố nước nhà . Vài trăm năm gần đây, các kho tàng văn hóa lịch sử  của một nền văn minh,văn hiến trên 1000 năm được bảo tồn tốt đẹp.

   

      36 Phố - Phường cũ

    Khu vực cũ , gần Hồ Hoàn Kiếm là nơi xây cất , kiến  trúc Hà Nội cổ xưa. Đầu thế kỷ 20, Hà Nội chỉ có 36 phố phường, nay phần lớn là thành phần của khu phố cũ.  Phố và Phường khác nhau. Ngày trước, ngòai nội dung dùng  để chỉ những tổ chức  những người cùng làm một nghệ ( phường chèo, phường thợ ), còn một nội dung khác nữa : dùng để chỉ  những khu vực địa lý, được xem là  đơn vị hành chánh cấp cơ sở ở Kinh Thành Thăng Long. Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Trần có 61 phường.  Đời Lê gộp lại còn  36 phường. Nguyễn Trãi ghi chép  cụ thể ở Địa Dư Chí  : “ Thượng Kinh là Kinh đô... có 1 phủ , 2 huyện. Phủ là Phụng Thiên,  2 huyện là Thọ Xương  và Quảng Đức . Mỗi huyện đều có  18 phường”.  Cuối thế kỷ thứ 18, Phạm Đình Hổ viết trong  Vũ Trung Tùy Bút : Kinh thành Thăng Long  chia ra 36 phường. Như vậy suốt 3 thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên  sự phân định hành chánh: Kinh đô Thăng Long  là phủ Phụng Thiên  gồm  36 phường.  Những phường này chia ra làm 3 lọai :  phường làm nghề nông, phường thợ thủ công  và phường buôn bán. Phường làm nghề  nông ít biến động, thường giữ nguyên tên và địa giới cho đến gần năm 2000. Phía Bắc là các phường Yên  Hoa ( nay là Yên Phụ), Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, Nhật Chiêu ( nay là Nhật Tân ). Phía Tây có  Xã Đàn, Thịnh Quang, Nhược Công ( nay là Thành Công ). Phía Nam có Kim Hoa ( nay là Kim Liên ),  Đông Tác, Quan Trạm. Các phường  buôn bán và thợ thủ công thường đan xen nhau, tập trung nơi sông Hồng và sông Tô hợp lưu. Có những phường  đa số dân làm buôn bán.  Như phường Giang Khẩu  ở ngay cửa sông Tô Lịch, trên bến dưới thuyền rộn rịp,nằm giữa  hai phố  Nguyễn Siêu và  Hàng Buồm .Không những lái buôn tứ chiếng ( đọc lệch chữ tứ trấn: Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Đông, Sơn Nam ) mà cả lái buôn nước ngòai. Nhiều của hàng thương nhân Hà ( Hòa ) Lan, Anh, Bồ Đào Nha đã có mặt ở đây từ thế kỷ thứ 17. Đông nhất là Hoa Kiều mở tiệm buôn và tiệm ăn( cao lâu). Thế kỷ thứ 18 kiêng tên chúa Trịnh Giang, nên đổi tên là Hà Khẩu. Một mặt hàng quen thuộc  bày bán ở Hàng Buồm là các lọai  buồm, buồm vải, buồm có, buồm thuyền đinh, buồm thuyền bồng ... Một phường buôn bán khác  khá đông đúc là phường Diên Hưng, nay là  phố Hàng Ngang, có nhiều cửa hàng Hoa Kiều  bán thuốc Bắc và tạp hóa.  Các phường thủ công phân bố theo dạng riêng biệt theo ngành nghề hay  xen kẻ phường  buôn bán.  Vùng Bưởi có  5 phường: Bái Ân và Trích Sải là  2 phường dệt lụa, dệt gấm, 2 phường Yên Thái, Hà Khẩu  làm giấy và  Võng Thị là phường  nấu rượu kiêm trồng hoa .. . Thợ tiện  ở làng Nhị Khê lên Thăng Long, tập trung  tại phường Đông Hà,  lập ra phố Hàng Tiện,  nay là đọan đầu  phía Đông của phố  Hàng Gai ,  thông ra ngõ Tô Tịch và ngõ Hàng Hành.  Thợ đúc bạc ở Trâu Khê ( trấn  Hải Đông ), qui tụ ở phường Đông Các lập ra phố Hàng Bạc. Thợ nhuộm màu  đỏ, màu cánh sen ở Đan Loan ( trấn Đông ),   qui tụ ở phường Thái Cực, lập ra  phố Hàng Đào . Thợ nhuộm thâm  ở Liêu Xá, Liêu Xuyên ( cũng trấn Đông)  lại qui tụ ở phường Báo Thiên, lập ra phốThợ Nhuộm. Dân  2 làng  Chắm Trên và Chắm Giữa  xứ Đông, có nghề đóng giày dép, cư ngụ ở phường Đông Các, lâp ra  phố  Hàng Giày và  Ngõ Hài Tượng. Dân làng Giới Tế  xứ Kinh Bắc, trú ở phường Cỗ Vũ, làm  các lọai mành mành, lập ra phố Hàng Mành

   Còn phố, nguyên nghĩa là nơi bán hàng, hay cửa hiệu ngày nay. Các phố tập trung  xen xát nhau thành một dãy dài cũng  được gọi là phố. Dần dần từ phố  là một  dãy cửa hàng, lấn áp

  từ phố nguyên nghĩa là một cửa hàng  và thế là có phố Hàng Bạc,  phố Hàng Chiếu …. Trong một phường có nhiều phố  như phường Đông Các,  có phố Hàng Bạc, phố  Hàng Giày , phố Hàng Mắm . Tới nay, Hà Nội 36 phố phường được mọi người hiểu như là đại diện cho  Hà Nội cũ,  với những dãy phố bắt đầu bằng  chữ Hàng, như  Hàng Nón , Hàng Khoai , Hàng Điếu , Hàng Thiếc v.v...Tên đường các phố phường nay  vần phản ảnh phần nào tính cách chuyên biệt , chuyên nghề cỗ truyền nhưng  rất ít phố phường còn duy trì phương thức buôn bán xưa cũ!  Các  thủ công và cửa tiệm vẫn rất nổi tiếng, nhất  là các cửa tiệm bán hàng tơ lụa.  Đáng chú ý là  cửa tiệm không còn thuộc các gia đình nguyên quán xưa cũ!  Dân Hà Nội sinh sống đã ba đời  ở các phố phường cũ  rất  hiếm hoi.  Ngày nay, họ  đến từ  các tỉnh khác .  Chủ nhân tiệm xưa  hoặc cho thuê cửa hàng  và lui về bên trong  hay đằng sau sinh sống, hay đã bỏ đi đến đường phố khác. Nhịp thay đổi này đã tăng thêm nhiều khi chánh quyền bải bỏ  chánh sách  qui họach trung ương và đơn giản việc đăng ký gia đình cấp quận, huyện. Di chuyễn bằng xe xích lô rất được du khách thích thú ở khu phố - phường xưa cũ.  Xe gắn máy motor bikes  đã thay thế xe đạp từ vài chục năm rồi, có thể gây ra kẹt xe, nhưng chưa bằng nạn kẹt  xe ở Sài Gòn. Khu phố phường cũ có  đại lý cho thuê xe gắn máy di chuyễn trong phạm vi khu phố phường cũ.  Tiện nhất là thuê “xe ôm” - hug motorbikes cho chính mình  hay  ngồi phía sau  ôm người lái xe gắn máy để tránh kẹt xe, di chuyễn thời gian bất thường hay đi đến đường lạ. Cũng có thể thăm viếng bằng tắc xi, nhưng rẽ nhất là dùng xe búyt chở đến nhiều đường TP Hà Nội, vé mua ngay trên xe và rất rẽ: một chuyến  chi tốn 20 xu, trong khi tắc xi tốn 10 $ - USD .           

     Các danh thắng  ở khu Phố - Phường cũ không nên quên là:

      - Văn Miếu- Quốc Tử Giám (The Temple of Literature) . Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, làm nơi biểu diễn Nho Giáo. Quốc Tử Giám xây dựng 6 năm sau, năm 1076, ở kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học các hòang tử sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Tường bao quanh Văn Miếu xây bằng gạch Bát Tràng. Bên trong có tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính,  trên cổng có chữ “ Văn Miếu Môn”  

. Lối đi  ở giữa dẫn  tới cổng “ Đại Trung Môn” , mở đầu cho khu thứ 2.  Hai bên  có 2  cổng nhỏ tên là “ Thành Đức “  và  “Đại Tài”. Rồi đến “ Khuê Văn  Các” ( gác vẽ đẹp của Sao Khuê chủ về văn học ), hai bên cũng có  2 cổng nhỏ là “  Súc Văn” (  văn hàm súc ) và “ Bỉ Văn”( văn sáng đẹp ) . Khu thứ 3 là từ gác Khuê Văn tới “ Đại Thành Môn” .Giữa khu này có một hồ vuông là “Thiên Quang Tịnh” (giếng trời trong sáng ), có tường hoa bao quanh.  Hai bên hồ  là khu Vườn Bia , ghi tên  những người đổ đầu tiến sĩ.  Năm 2000 còn có 82 bia . Xưa nhất là  bia ghi khoa  Đại Bảo  thứ 3 ( năm 1442 ), muộn nhất là  bia  Cảnh Hưng 40 ( 1779 ). Qua cửa Đại Thành là khu thứ 4.  Một sân rộng, hai bên là dãy nhà  tả vu  và hửu vu, vốn  dùng làm nơi thờ  các danh nho  ( như Chu Văn An , Trương Hán Siêu ). Cuối sân  là nhà đại bái và hậu cung , chứa một số hiện vật quí : bên trái là Bích Ung Đại Chung - Chuông lớn  của nhà Giám,  do Nguyễn Nhiễm đứng đúc  năm  1768 ;   bên  phải là một tấm  Khánh Đá, mặt trong có 2 chữ Thọ Xương,  mặt ngòai  khắc bài Minh viết kiểu chử lệ , nói về công dụng của lọai nhạc khí này.  Sau khu  đại bái là  trường Giám cũ.  Khi nhà Nguyễn  Phước dời trường này vào Huế  thì chuyễn làm đền Khải Thanh.  Năm 1946- 47, quân đội viễn chinh Pháp đã đốt  trụi khu này.      

    - Chùa Một Cột- One Pillar Pagoda . Dựng năm  1049, tên chữ  Diên Hựu nghĩa là phúc lành lâu dài.Theo truyền tụng, vua Lý Thái Tông nằm mộng  được Phật Bà dắt lên ngự tọa tòa sen, quần thần cho là điềm gở  xin vua cho xây ngôi chùa  như bông sen nở  cầu phúc.  Quy mô chùa to lớn, lộng  lẫy hơn  hiện nay nhiều.  Một tấm bia ở Chùa Long Đọi ( Hà Nam Ninh ) ghi rõ điều đó. Chùa còn có một trong 4 đại khí là Chuông Quy Điền do  Ỷ Lan phu nhân  cho đúc. Đến thế kỷ thứ 15, giặc Minh phá hủy lấy đồng đúc đạn khi bị nghĩa quân Lam Sơn  vây  Đông Quan  ( Hà Nội ). Chùa Một Cột có thể xếp vào hàng những ngôi chùa lớn nước ta,  nhưng hiện nay qua nhiều lần trùng tu, chỉ còn phảng phất hình bóng xưa. Độc đáo kiến trúc chùa Một Cột là tòan bộ đặt trên một cột đá cao 20m, kết hợp thi vị qua hình tượng bông sen,  kết cấu kiến trúc gỗ  theo những hệ thống mộng giằng ,đặc biệt sử dụng  các cột chồng chéo lớn  từ cột đến sàn, vừa  tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ  đường lượn cánh sen, hài hòa nhờ một đối xứng ảo giữa mái và sàn. Khối kiến trúc được cảnh quan, ao, cây cối  phụ trợ, tạo  nên sự gần gũi, tinh khiết, thanh tịch. Hòa đồng vào trời nước, màu xanh cây lá ẩn hiện, khiến người rũ sạch ưu phiền, đạt  tâm hồn thanh cao, như hai câu thơ Huyền Quang  kể ở nhập đề ( Tiếng chuông… ,  ... như sóng màu phong đỏ . )

     - Cột Cờ Hà Nội-  The Flag Tower of Hà Nội. Đây là một trong những công trình ít ỏi  may mắn thóat khỏi sự phá hủy thực dân Pháp tiến hành  trong 3 năm 1894 - 1897.  Vì chiều cao 60m, Cột Cờ này được quan chỉ huy Pháp lúc đó làm đài quan sát và trạm  thông tin liên lạc  đồn bót chung quanh, ban ngày dùng cơ làm tín hiệu, ban đêm  dùng đèn. Cột Cờ Hà Nội  xây năm 1812, gồm 3 tầng đế và một tầng cột.  Mỗi chiều tầng  một  dài 42.4m, có 2 thang gạch dẫn lên.  Mỗi chiều tầng 2 dài   29m,  có 4 cửa  cửa hướng Đông  trên đắp hai chữ “ Nghênh Húc - Đón ánh  nắng ban mai” , cửa Tây  gọi là “ Hồi Quang - phản chiếu ánh sáng” , cửa Nam là “ Hướng minh - Hướng về ánh sáng”, cửa Bắc không có chữ đề . Mỗi chiều tầng 3  dài 14.96 m, có cửa  lên cầu thang trông về hướng Bắc. Trên tầng này  là thân Cột Cờ, cao khỏang 40m, hình trụ 8 cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân, có cầu thang  54 bậc xoái tròn ốc lên tới đỉnh. Tòan thể được soi sáng và thông hơi bằng 39 lỗ hình hoa thị và 8 lỗ hình rẽ quạt. Đỉnh Cột Cờ cấu tạo thành một lầu bát giác, cao 3m, có 8 cửa sổ  tương ứng 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 40cm  đến đỉnh lầu, là chỗ cắm cán cờ ( cao 8m ).                              

      -Năm  2004 , khám phá ra một phần to lớn  xưa cũ đã 900 năm ( ? ) của Thành Hà Nội gần Quảng Trường Ba Đình.

       …

      Hà Nội thời Pháp thuộc

   Vì là trung tâm hành chánh của Đông Pháp -French Indochina,  kiến trúc kiểu Pháp thuộc địa trở nên thể trội, chủ trì. Rất nhiều thể này còn tồn tại đến ngày nay : các  đại lộ  cây đại mộc dọc dài như đường  Phan Đình Phùng cùng nhiều vi la - biệt thự, Nhà Hát Lớn- Grand Opera House, Dinh Chủ Tịch  ( trước năm 1945 là  Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ,  từ 9-3 -1945 đến  19-8 -1945  là Phủ Khâm Sai , sau ngày 2- 9 là Bắc Bộ Phủ,  sau năm 1954  là Nhà Khách của Chánh Phủ ), Nhà Thờ Saint Joseph Cathedral,  Khách Sạn Lịch Sử HoteI Metropole. Kiến trúc thuộc địa là một pha trộn chiết trung  các kiểu Pháp và Việt Nam cổ truyền,  tỉ như   Viện Bảo Tàng  Quốc Gia Sử Việt , Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Quốc gia  và   Trường Đại học Y khoa Đông Dương. ...Các đường  phố Hà Nội, nội thành hay   tân tạo- nới rộng,  cũng như những đại lộ  Sài gon,  được chuyên viên  Pháp- Việt  lựa trồng những lòai cây đặc hửu đất nước hay các miền như sấu, phượng, hoa sữa, bằng lăng, xà cừ,  bàng v.v…  năm  1999,  đếm ra  đến 46 lòai  dị biệt, số lượng  cây xanh  tổng cộng  có phần lớn hơn Sài Gòn nhiều.   

    Năm 1890, Pháp thuộc địa  đuổi dân nguyên ở đất phường Khán Xuân, lấy  đất lập ra một khu vườn trồng cây ,nuôi thú.  Pháp  gọi là Vườn Thảo mộc - Jardin botanique, nhưng dân Hà Nội cứ quen gọi là Trại Hàng Hoa hoặc Vườn Bách Thú.  Tới đại chiến thứ hai 1930 - 1945 , chim muông Bách Thú chết dần vì thiếu săn sóc. Cuối cùng, Pháp chuyễn số thú còn lại vào Sở Thú Sài Gòn. Chỉ còn vườn  cây.   Sau 1954,  chánh quyền cho tu bổ lại và gọi tên là Công viên Bách Thảo. Công viên  rộng 20 ha,  chứa nhiều rặng cây cổ thụ, cành lá sum soe, tán rộng, bóng dài nhiều bồn hoa đẹp, lối đi  uốn lượn quanh co kéo dài thêm dặm đường tham quan, với  cả một vạt  hồ nước trong veo ăm ắp hoa sen, hoa súng tất cả như muốn  níu chân du khách lại.   Nơi đây nguyên là  phường Khán Xuân, sinh quán của Hồ Xuân Hương   bà chúa thơ nôm,  nên  vườn Bách Thảo càng thêm hút dẫn. Có hai lối vào, một ở đầu phố Hòang Hoa Thám, một ở giữa phố Ngọc Hà. Ở góc Tây Bắc Công viên, có một gò cao, được gọi  sai là núi Khán hay núi Nùng thật sự đó là núi Sưa. Một lòai cây có  gỗ khá cứng, không mấy thua kém gỗ lim. Vào  đầu thập niên1990, tại đỉnh núi còn có một ngôi miếu cũ thờ Huyền Thiên Hắc Đế , một cậu bé tương truyền có công giúp vua  Lý đánh giặc ngọai xâm .  Công viên Thống Nhất  >( năm 1980, có tên  ngọai lai là Lê Nin ), diện tích  50 ha,  nằm giữa 4 phố  Trần Nhân Tôn, Lê Duẫn, Đại Cồ Việt, Nguyễn đình Chiểu. Trước năm 1958 , đây là nơi đổ rác của Thành phố, có Hồ Bảy Mẩu xen vào giữa. Năm 1958,  Ủy Ban thành phố quyết định  xây dựng thành một công viên làm nơi giải trí cho  đồng bào Thủ Đô. Năm  1960,  Công viên khánh thành, mở cửa đón khách.   Không rỏ nay Công viên đã có  nhiều cây cổ thụ đặc sắc như  Bách Thảo chưa ?  Nhưng công viên  năm 2000 đã có  nhiều bồn hoa 4 mùa phô sắc, những dãy thùy liễu mượt mà, những ngàn thông  suốt năm xanh thẳm, những cây trái ngọt hoa thơm , Công viên  năm 2000 cũng đã có một khu giải trí riêng biệt cho thiếu nhi , có đu quay, có máy bay dặt trên trụ chạy điện. Công Viên còn có  nhà kiếng ( gương )  dị dạng hấp dẫn, gây cười  cho khách tham quan . Khắp các lối đường ngang đều có những dãy ghế đá duyên dáng, nép mình bên vòm hoa, tiện cho chuyện trò tâm sự, và một dải hồ hửu tình cho đôi bạn mặc sức  bơi thuyền ngược xuôi trên hồ . Còn có cả Khu Phong Lan  hàng trăm chủng lọai và cơ man nào là cây cảnh , cây thế…, những bể lớn, bể nhỏ cá vàng, cá bạc tung tăng bơi lội.  Người già cả  có khu Đảo Hòa Bình, giũa hồ yên tĩnh cho các cụ trầm tư. Cuối thập niên 1999,  Công viên dành riêng  một Khu tổ chức Hội Hoa Xuân,hàng năm tụ hội  mọi tài hoa  bậc nhất  của ngành cây xanh cả nước trong dịp xuân về . Những lòai cỏ đẹp, hoa xinh khắp nơi được gửi về đây ... Quảng Truờng Ba Đình,  nguyên là khu vực Cửa Tây của thành Hà Nội cổ .  Thời Pháp thuộc,   Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ . Nơi đây gọi là Điểm Tròn Puginier . Năm 1945,  mới có tên là vườn hoa Ba Đình . Ba Đình  là để nhớ  dải đất Ba Đình  ở tỉnh Thanh Hóa,  nơi đã xảy ra  cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Đinh Công Tráng kéo dài từ tháng 9 - 1886 đến tháng giêng  1887. Nơi đây đã diễn ra  những sự kiện  troọng đại của thủ đô và của  cả nước.  Chiều dài Quảng Trường là 320m, chiều rộng 100m, đủ chỗ  cho 200 000 người  dự mít tinh.  Quảng Trường cũng có 168 ô cỏ, bốn mùa xanh tươi ,  ở giữa là  cột cờ cao 30 m ...  

    Các vườn hoa khác của Hà Nội đáng kể thêm là: - vườn hoa Bách Việt  ở góc các phố Hàng Bông, Tràng Thi, Cửa Nam. Thời Pháp thuộc có tên là vườn hoa Neyrê hay vườn hoa “Đầm Xòe” vì có một pho tượng nữ thần Tự Do của Pháp dựng ở đây. Sau năm 1945, tượng đầm xòe bị dân gian phá đổ và đổi tên là vườn Bắc Sơn, nhưng dân gian lại quen gọi là  vườn hoa Cửa Nam  -  Vườn hoa Chi Lăng ở giữa các đường Trần Phú, Hòang Diệu, Điện Biên Phủ. Thời Pháp thuộc gọi là vưòn hoa Robin ( Rôbanh ) dân gian lại quen gọi là vườn hoa Canh Nông hay Cột Cờ -  Vườn hoa  GănĐi - Ghandi  trước có tên là Chí Linh, thời Pháp thuộc tên là vườn hoa Paul Bert- Pôn Be ở phía Đông Hồ Gươm,  trước mặt Ngân Hàng Quốc Gia các phố  Đinh tiên Hoàng, Lê Thạch, Ngô Quyền, Lê Lai bao quanh  - Vườn hoa Diên Hồng ở chõ hai phố Ngô Quyền  và Lý Thái Tổ giao nhau, trước cửa  Bắc Bộ Phủ cũ, nay là Nhà Khách của Chánh Phủ. Thời Pháp  thuộc là vườn hoa Savatsieur- Xavatsiơ, dân gian  quen gọi là  vườn hoa Con Cóc - Vườn hoa Mê Linh ở giữa  3 phố Hai Bà Trưng, Quan Sứ, Thợ Nhuộm, đằng sau Hỏa Lò.  Thời Pháp thuộc  là Vườn hoa Nhà Lao. Dân gian quen gọi là vườn hoa Hỏa Lò  - Vườn hoa Pasteur- Paxtơ ở chỗ tiếp giáp các phố  Nguyễn Công Trứ, Trần ThánhTông, Tăng Bạt Hổ, A. Yersin  -  Vườn hoa Tao Đàn  ở đầu các phố  Lý Thường Kiệt, Phan Huy Chú, gặp phố Lê Thánh Tông. Thời Pháp thuộc là vườn hoa Trường Đại học . Sau 1945 là vườn Hoa Lư - Vườn Tây Hồ ở bờ Đông Nam Hồ Tây , chỗ tiếp giáp  các phố Quan Thánh, Hòang Hoa Thám, Phan ĐìnhPhùng và cạnh phố Mai Xuân Thưởng. Thời Pháp thuộc gọi là vườn Ecker- Écke , sau 1945 gọi là vườn Lãng Bạc  - Vườn hoa Vạn Xuân ở đầu các phố Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Hàng Đậu. Thời Pháp thuộc là  vườn hoa Carnot - Cácnô . Sau 1945  là vườn hoa Ba Đình. Dân gian quen gọi là vườn hoa Hàng Đậu.

 

    Các Chùa, Đền danh tiếng Hà Nội( ngòai  chùa Một Cột đã  nói trên )

 

 


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 641507 visitors (2135480 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free