.
  31 ngày lang thang 84-85
 
14/9/2014



84-85

Rời bịnh viện Parami, tôi tiến xuống con đường cắt ngang phía trước, là đường Kabar Aye Pagoda, lại quẹo phải, cặp lề tay mặt, đạp nhẹ nhàng tiếp tục cuộc “thám sát” Yangon. Trước tiên là ngang qua 1 Thiền Viện, Chammay Yektha Meditation Center, trên Google maps vẫn chưa cập nhật địa chỉ này, mỗi lần search đều dẫn tới đúng tên,nhưng tại Singapore!

 

Bên kia đường giống như 1 khu thương mại, nhưng thấy lượng xe đông đúc quá, tôi không dám băng qua, tiếp tục cặp lề phải đạp xe tới trước. Thật tình mà nói, người Miến họ chạy xe nhanh lắm, nên tôi phải luôn cảnh giác, lề đường lại chẳng có vạch kẻ dành riêng xe đạp, nên có khi tôi phải đạp xe trên lề cho an tâm. Cây xanh có lẽ là 1 đặc trưng nổi bậc nơi đây, nhìn đâu cũng thấy vườn tược mát mắt, bây giờ là tháng 10, khí hậu cũng không nóng, nên nó đã góp phần làm nên sự dễ chịu!

Và một trong những cảnh mà tôi chắc chắn là ai cũng sẽ nhận ra khi lần đầu tiên đặt chân đến thành phố này: đó là sự hiện diện của hàng trăm, hàng nghìn con chim quạ trên bầu trời Yangon, tiếc rằng nó không có màu trắng nhẹ nhàng như những cánh cò, nên mất đi phần nào cái giá trị thẩm mỹ của một không gian phù hợp theo chuẩn môi trường thân thiện. Không sao, chúng không bị đánh bẫy, không bị “bắn tỉa”, vô tư bay lượn trên nền trời tự do, táo tợn sà xuống lề đường vắng khách, vì có lẽ chẳng hiểm nguy nào từng đe dọa! Miến Điện không thấy có tệ nạn thả chim phóng sinh, không có cái thú giải trí “bắn cò” mà một thời đã là phong trào thời thượng với những khẩu súng hơi mang về từ Tiệp khắc, Đông Âu…ở Việt Nam. Cho nên, dù đen-đúa-vì-là-loài-quạ-đen-xấu-xí, nhưng lại góp phần tôn vinh bản chất nhân hậu, cách ứng xử thân thiện với thiên nhiên của người dân Miến Điện.

 

Tôi tiếp tục đạp xe thêm chừng 500m, một vùng trời thoáng đảng, phủ đầy cây xanh hiện ra bên tay phải, đường Kabar Aye Pagoda lúc này chạy cặp theo hồ Inya,giống như viên ngọc bích điểm tô cho miền đất “vàng” Yangon thêm hoàn hảo!

Tôi dừng lại khi cảm thấy đã đi khá xa, cần trở về để chuẩn bị cho cuộc rong chơi chính thức buổi chiều dành cho 2 kẻ lang thang đến từ đất nước xa xôi nằm bên bờ Biển Đông. Và sau đây là những hình ảnh chụp được trên đoạn đường này.

 






Thêm 1 show room xe hơi (KIA) trên đường Kapar Aye Pagoda.

 

United International Group LTD, là nơi duy nhất vào thời điểm này, tôi không nhớ mình đã vào đây để làm gì?

 


Trước khi post phần tiếp theo, tôi xin dành trang này để giới thiệu với cộng đồng phuot.vn một phuoter, tuổi đời thì “nhỏ”, nhưng đang thực hiện 1 dự án “lớn” : Võ Tiếng, Hành trình Niềm tin và Nụ cười trên Quê hương Việt Nam.

Em quê ở Hồng Ngự, là 1 Hướng Đạo Sinh, đang 1 mình trên chiếc xe đạp địa hình, sẽ dành thời gián từ 06 tháng đến một năm để đi xuyên qua hết các tỉnh thành trong cả nước. Khởi hành tại Sài Gòn, đã đạp dần xuống Đất Mũi Cà Mau, qua Rạch Giá Hà Tiên, Phú Quốc. Qua quen biết với 1 Huynh trưởng Hướng Đạo của em, gia đình tôi đã mời em ghé lại và chàng trai nhỏ dễ thương đã để lại chút bồi hồi khi giã từ chúng tôi vào sáng nay. Hôm qua em (xưng hô theo chuẩn của Hướng Đạo), đã đăng nhập là thành viên của phuot.vn thành công, để mong chia sẻ với bạn bè trên Diễn Đàn, nhưng sau đó bị báo lỗi sai mật khẩu, nên vẫn chưa đăng nhập lại được.

Sau Cần thơ, em sẽ trở lại An Giang, chinh phục các đỉnh Núi Thất Sơn, rồi về quê Hồng Ngự, tiếp Ba Mẹ gặt lúa vài ngày, xem như là hoạt động trên đường vòng quanh đất nước, rồi tiếp tục hành trình ra phía Bắc…Tôi nghe em nói như thế.

Sau đây là vài hình ảnh của Võ Tiếng, bạn nào muốn xem kỹ hơn thì có thể tìm Võ Tiếng trên Face Book.

 


Phút chia tay nhiều cảm động, mấy trái vải đất Bắc thân yêu và ổ bánh mì Pa tê Long Xuyên, để đỡ lòng trên đường về Cần thơ.

 

Ngồi lên yên xe của Võ Tiếng để mong mang lại may mắn cho Tiếng trên “bước giang hồ”.

 

Ướm thử con bike nhỏ đã từng qua 4 nước Đông Dương, để lấy “hên”!

 


Giã từ Long Xuyên, tôi lên đường!

 

***

 

    Trở lại đường Parami, tôi bắt đầu dắt xe lên dốc, (lúc đi thì “phẻ re” đổ dốc, nên bây giờ phải “hưởng” cái sự ngược lại, có vay thì có trả, hi hi!)cứ theo lối cũ mà về lại khách sạn, cho chắc ăn. Một nhà hàng có thiết kế khá lạ, trông giản đơn, nhưng không dấu vẻ sang trọng bên trong, với cái tên thật ấn tượng, “Góc sành ăn”, Gourmet Corner Restaurant, cũng muốn vào ngồi “chơi” 1 chút, nhưng chắc là phải tốn bộn kyat, không như phố Khaosan bên Bangkok, nên thôi.

 

    Tiếp tục tiến tới 1 chút xíu thì gặp một ngả rẻ, vào con đường nhỏ mang tên Thalar Waddy St., tôi định đạp xe len lỏi vô như đã từng làm ở Bangkok, nhưng thấy cũng đã trưa, sợ bà xã trông, nên thôi.

 

    Rẻ phải là vào đường Thalar Waddy, tôi định rẻ vào nhưng không biết sẽ dẫn đến đâu, nên thôi.

 

    Tôi tiếp tục đạp xe chạy thẳng, thấy bên trái có chỗ đổi tiền, tôi băng ngang qua đường , đổi 100$ US, theo tỉ giá 957ks/1$, may là tiền còn mới, không có lằn xếp, nếu ngược lại thì chẳng thể đổi được.

    Con đường Pyay thẳng tắp, vẫn đầy xe như lúc sáng tôi đi qua, thấy nhiều người Miến thích sử dụng dù, đó dường như cũng là cách để họ làm duyên. Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới ( World Health Organization, WHO) nằm trên đường này, tôi cũng thấy thêm 1 show room xe hơi với màu cờ rực đỏ như giới thiệu nền kinh tế đang bất đầu hồi phục.

    Thật sự, việc tôi chú ý tới các show room xe hơi và xem nó như 1 dấu hiệu về sự phát triển kinh tế, chỉ là một suy luận giản đơn, hoàn toàn là cảm tính cá nhân, theo cái logic liên quan mật thiết đến sự giàu có của xã hội: muốn sắm xe thì người dân phải có nhiều tiền, càng nhiều chỗ bán xe thì chứng tỏ rằng nhiều người Miến đang giàu có hơn…và qua đó, mừng cho sự khởi sắc của đất nước họ. Tôi nhớ, hình như có một nhà kinh tế Châu Âu nào đó đã nói: một nước, muốn kinh tế phát triển thì phải làm đường, đường sá giúp cho nền kinh tế phát triển, kinh tế phát triển thì lại…tiếp tục làm đường…?

 

    Chỗ tấm bảng màu đen nằm giữa cột đèn và yên xe là cửa vào văn phòng tổ chức WHO.

 




    Đoạn này hơi dốc, tôi lại phải xuống xe, đi được một chút thì gặp đường Thalar Woddy (đầu kia ghi là Waddy), thì ra chỗ tôi định rẻ vào lúc nãy lại trổ qua đây, nếu biết thế thì chắc tôi đã chạy vô rồi. Thôi thì bây giờ cũng nên vào 1 khúc, vì tôi nhìn thấy 1 dãy “xe đạp kè” đang đậu bên lề phải, chờ tài.

 

    Chỗ chiếc Suzuki Wagon R màu huyết dụ vừa chạy ra là đầu đường Thalar Waddy.

 

    Chiếc xe này đã gây sự chú ý của tôi lúc chiều qua khi đi ngang thị trấn Kawkareik, bây giờ nó đang “bằng xương bằng thịt” trước mắt, thì cũng nên vào nhìn cho mãn nhãn! Cái tên “xe đạp kè” cũng là do tôi …bí quá đặt đại mà không thông qua “Hàn lâm viện ngôn ngữ”, vì từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ mới gặp lần đầu, thấy chiếc xe đạp, kè thêm 1 bộ phận chở người bên tay phải, được nâng đở bằng 1 bánh xe thứ 3, giống như xe mô tô sidercar(mô tô xuồng), có 2 ghế ngồi đâu lưng nhau, cái yên bự phía sau người lái, đủ cho một khách ngồi quay mặt sang trái, thoải mái ngắm nhìn xe cộ dọc ngang. Như vậy, đây là chiếc xe “bốn chỗ”, không động cơ, “đặc sản” Myanmar, với 3 hành khách ngồi nhìn về 3 hướng khác nhau, gọn hơn chiếc xích lô Sài gòn, lại chở hơn 1 người và có vẻ dễ chạy hơn!

 


    Đây là "con Mitsubishi"

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630129 visitors (2115805 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free