.
  Chúng ta biết gì...
 
18/1/2015



 
Bài này tác giả lấy tài liệu và phát triển thêm từ bài viết của Mark Zastrow đăng trên tạp chí khoa học Nature số 517 ngày 1/1/2015. Dựa trên các số liệu tường trình từ các năm trước và khuynh hướng gia tăng hàng năm, Mark Zastrow tiên đoán các hoạt động của cộng đồng nghiên cứu khoa học thế giới năm 2015. Nghiên cứu khoa học ở đây gồm nghiên cứu khoa học căn bản và phát triển ứng dụng (Research and Development, R & D; hay còn gọi Research and Technological Development, RTD).

 
 
Hình 1. Tóm lược của Mark Zastrow tiên đoán về hoạt động của cộng đồng khoa học toàn cầu cho năm 2015
 
 
Ngân sách chi tiêu cho nghiên cứu khoa học toàn cầu năm 2015: USD 1900 tỷ (billions).

Hình 2. Ước tính chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển khoa học (R&D) toàn cầu 1996-2011 do US National Science Foundation (NSF) tường trình tháng 2/2014.
 
Dựa theo biểu đồ ở hình 2, chi tiêu cho R&D toàn cầu năm 1996 là 522,1 tỷ US$. năm 2000 là 706,0 tỷ, năm 2004 là 879,4 tỷ, năm 2008 là 1.241,5 tỷ và năm 2011 là 1.435,3 tỷ US$. Dựa trên khuynh hướng gia tăng thẳng này, Mark Zastrow tiên đoán chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển khoa học R&D toàn cầu năm 2015 khoảng 1900 tỷ US$.
Có bao nhiêu nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới năm 2015:10,1 triệu nhà khoa học
Nhà nghiên cứu khoa học (researcher in R&D) được định nghĩa là người chuyên nghiệp tạo ra điều mới như kiến thức, sản phẩm, tiến trình, phương pháp hay hệ thống và quản trị các dự án khoa học. Sinh viên cấp sau đại học, như sinh viên PhD làm nghiên cứu R&D cũng được xem là nhà khoa học.
Bảng 1. Số lượng người nghiên cứu R&D cho mỗi 1 triệu dân tính theo mỗi quốc gia (Tài liệu của World Bank - http://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.SCIE.RD.P6/countries)
Quốc gia
2010
2011
2012
Quốc gia
2010
2011
2012
Angola
 
57
 
Argentina
1.178
1.236
 
Austria
4.312
4.401
4.565
Belgium
3.732
3.878
3.983
Bolivia
162
 
 
Brazil
710
 
 
Bulgaria
1.486
1.623
1.552
Burkina Faso
48
 
 
Cape Verte
 
51
 
Canada
4.579
4.563
 
Chile
317
 
 
China
890
963
1.020
Colombia
154
184
 
Costa Rica
1.200
1.289
 
Croatia
1.638
1.584
1.553
Cyprus
820
820
793
Czech Republic
2.769
2.891
3.111
Denmark
6.744
6.806
6.730
Egypt
456
524
 
Estonia
3.140
3.485
3.541
Ethiopia
42
 
 
Finland
7.717
7.423
7.482
France
3.851
3.918
 
Gambia
 
34
 
Germany
3.950
4.085
4.139
Ghana
39
 
 
Greece
 
2.219
2.168
Guatemala
25
25
 
Hongkong
2925
 
 
Hungary
2.131
2.303
2.389
Iceland
 
7.012
 
India
160
 
 
Iraq
415
426
 
Ireland
3.173
3.355
3.513
Israel
 
6.602
 
Italy
1.709
1.748
1.820
Japan
5.151
5.158
 
 
652
 
Kenya
227
 
 
South Korea
5.451
5.928
 
Kuwait
136
132
 
Latvia
1.864
1.904
1.895
Lesotho
 
6
 
Lithuania
2.802
2.756
2.650
Luxembourg
5.190
5.814
6.194
Macao
503
476
 
Madagascar
52
51
 
Malawi
49
 
 
Malaysia
1.459
1.643
 
Mali
32
 
 
Malta
1.410
1.780
1.854
Mexico
382
386
 
Moldova
758
781
 
Montenegro
 
763
 
Morocco
736
864
 
Mozambique
38
 
 
Netherlands
3.232
3.507
3.506
New Zealand
 
3.693
 
Norway
5.408
5.508
5.588
Oman
 
160
 
Pakistan
 
149
 
Panama
111
 
 
Paraguay
 
48
 
Poland
1.689
1.679
1.753
Portugal
4.368
4.724
4.781
Romania
905
737
828
Russia
3.078
3.120
3.096
Senegal
361
 
 
Serbia
1.139
1.221
1.235
Singapore
6.307
6.494
6.438
Slovak
2.794
2.817
2.804
Slovenia
3.750
4.255
4.398
South Africa
364
 
 
Spain
2.916
2.800
2.719
Sri Lanka
103
 
 
Sweden
5.256
5.142
5.181
Tanzania
 
36
 
Togo
 
35
 
Turkey
892
987
 
Uganda
37
 
 
Ukraine
1.321
1.253
 
United Kingdom
4.134
4.026
4.024
USA
3.838
3.979
 
Uruguay
550
525
538
 
534
 
Venezuela
200
228
290
WestBank & Gaza
327
 
 
Zimbabwe
 
 
95
Dựa trên số lượng nhà khoa học cho mỗi 1 triệu dân, 10 nước dẫn đầu thế giới là:
1.      Finland: 7.717 nhà khoa học cho mỗi 1 triệu dân
2.      Denmark: 6.806 nhà khoa học cho mỗi 1 triệu dân
3.      Singapore: 6.494 nhà khoa học cho mỗi 1 triệu dân
4.      Luxembourg: 6.195 nhà khoa học cho mỗi 1 triệu dân
5.      Norway: 5.588 nhà khoa học cho mỗi 1 triệu dân
6.      Sweden: 5.256 nhà khoa học cho mỗi 1 triệu dân
7.      Japan: 5.158 nhà khoa học cho mỗi 1 triệu dân
8.      Portugal: 4.781 nhà khoa học cho mỗi 1 triệu dân
9.      Germany: 4.139 nhà khoa học cho mỗi 1 triệu dân
10. United Kingdom: 4.134 nhà khoa học cho mỗi 1 triệu dân
Trong các nước Đông Nam Á, cứ mỗi một triệu dân, Singapore có 6491 và Malaysia 1643 nhà khoa học. Trong danh sách này có ghi Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thailand nhưng để trống phần này.
Nếu tính tổng số nhà khoa học (dân số năm 2015 x mật độ cho 1 triệu dân), các quốc gia sau đây dẫn đầu thế giới:
1.      China: dân số: 1390 triệu x 1020 = 1,417 triệu nhà khoa học
 
2.      USA: dân số 325,723 triệu x 3979 = 1,296 triệu nhà khoa học
 
3.      Japan: dân số 127,993 triệu x 5158 = 660 ngàn nhà khoa học
4.      Germany: dân số 82,513 triệu x 4139 = 342 ngàn nhà khoa học
5.      UK: dân số 61,417 triệu x 4134 = 254 ngàn nhà khoa học
Theo World Bank (Bảng 2), người nghiên cứu khoa học chiếm 0,128% trên tổng số dân toàn cầu năm 2010, và ước tính chiếm 0,138% cho năm 2015. Năm 2010, dân số thế giới là 6,916 tỷ dân, như vậy có khoảng 8,85 triệu nhà khoa học. Dân số thế giới năm 2015 ước tính là 7.324.782.000 người (7,32 tỷ), vậy có khoảng 10,1 triệu nhà nghiên cứu khoa học trên toàn cầu.
Tổng số giờ nghiên cứu toàn cầu: 26 tỷ giờ hay 2,9 triệu năm dành cho nghiên cứu.
Trên lý thuyết, một người làm việc trung bình 37,5 giờ/tuần, theo giờ và ngày hành chánh (ban ngày, thứ Hai đến thứ Sáu), và khoảng 220 ngày tròn/năm (không làm việc 2 ngày cuối tuần + ngày lễ + nghỉ phép hàng năm). Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, các nhà khoa học tự nguyện làm việc nhiều giờ hơn, cả ban đêm hay ngày cuối tuần, ngày lễ, hay không lấy ngày nghỉ phép hàng năm để cặm cụi âm thầm trong phòng thí nghiệm, tra cứu tài liệu ở nhà, và ngay trong giờ trước khi ngủ hàng đêm đầu óc cũng lẩn quẩn nghĩ chuyện tìm cách giải quyết những trắc trở liên quan, tìm phương án mới cho ngày hôm sau, v.v. Họ làm việc nhiều như vậy nhưng không đòi lương cho những giờ phụ trội này.
Theo một thăm dò (survey) của US National Science Foundation (NSF) năm 2003 thì trung bình một nhà khoa học làm việc trong ngành giáo dục (đại học) là 50,6 giờ/tuần, trong kỹ nghệ 47,6 giờ/tuần, và trong các cơ sở nghiên cứu thuộc chính phủ là 45,2 giờ/tuần, như vậy trung bình 48,79 giờ/tuần.
Một cách tổng quát, các nhà khoa học nghiên cứu trong lãnh vực sinh học và khoa học nông nghiệp làm việc nhiều giờ/tuần nhất (50,53 giờ/tuần), kế tiếp là lãnh vực nghiên cứu y tế (49,57 giờ/tuần), computer và IT (49,33 giờ/tuần), khoa xã hội học (48,80 giờ/tuần), cơ khí (48,64 giờ/tuần), khoa học vật lý (48,26 giờ/tuần), Toán học (47,33 giờ/tuần), ít giờ nhất là khoa Tâm lý (46,62 giờ/tuần).
 
Trung bình các Giáo sư Đại học làm việc 58 giờ/tuần, Phó Giáo Sư (Associate Professor) 52 giờ/tuần còn Phụ tá Giáo Sư (Assistant Professor) làm việc tới hơn 60 giờ/tuần.
 
Lấy trung bình 48,79 giờ/tuần cho mỗi nhà khoa học, với 10 triệu nhà khoa học của năm 2015, cho tổng số 26 tỷ giờ làm việc hay 2,9 triệu năm nghiên cứu trên toàn cầu cho năm 2015.
 
Có bao nhiêu bài khoa học (publications) cho năm 2015 trên toàn cầu: 920,000 bài.
Trong thời gian 1988 – 2012, có 199 quốc gia (trong đó có Việt Nam) có đóng góp tối thiểu 1 bài khoa học. Ở thời điểm 2011, tổng số bài khoa học và cơ khí (Science and Engineering) trên toàn cầu là 827.705 bài, trong số này Cộng đồng Âu Châu chiếm 31%, Hoa Kỳ 26%, China 11%, và Nhật Bản 6%. Một cách tổng quát, số lượng bài khoa học của mỗi quốc gia đều gia tăng hàng năm, nhưng tỉ số (số lượng bài của mỗi quốc gia/số bài toàn cầu) có khuynh hướng giảm ở Cộng đồng Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong lúc các nước khác có khuynh hướng gia tăng, đặc biệt là China (Hình 3).
Dựa trên số lượng bài khoa học xuất bản hàng năm trên toàn cầu từ 1997 (588.488) đến 2011 (827,705), tiên đoán số lượng bài cho năm 2015 là 920,000 bài.
 
Bảng 2. Số lượng bài Khoa Học xuất bản năm 2011 của một số quốc gia. 10 quốc gia liệt kê ở cuối là các nước Đông Nam Á Châu. Muốn biết hết 199 quốc gia, mời đọc: http://www.nsf.gov/statistics/seind14/index.cfm/chapter-5/c5s4.htm , Appendix table 5-26.
 
Quốc gia
Số lượng
Hoa Kỳ
212.394
China
89.894
Japan
47.106
Germany
46.259
UK
46.035
France
31.686
Canada
29.113
Italy
26.503
South Korea
25.593
Spain
22.910
India
22.481
Australia
20.603
Netherlands
15.508
Taiwan
14.809
Russia
14.151
Brazil
13.148
Switzerland
10.019
Đông Nam Á
 
Singapore
4.543
Thailand
2.304
Malaysia
2.092
Vietnam
432
Indonesia
270
Philippines
241
Cambodia
33
Laos
21
Brunei
15
Burma
9
 
Trong các nước Đông Nam Á, Singapore có số lượng bài khoa học cao nhất, kế là Thailand và Malaysia. Mặc dầu Indonesia và Philippines có nằm trong danh sách 900 đại học hàng đầu thế giới mà Việt Nam thì không (mời xem) nhưng Việt Nam có nhiều bài nghiên cứu khoa học hơn hai nước này (Bảng 2)

Hình 3. Số phần trăm (%) các quốc gia chia xẻ số lượng bài khoa học toàn cầu trong thời gian 2001 – 2011.
Có bao nhiêu bằng phát minh/sáng chế trong năm 2015: 2,6 triệu hồ sơ đệ trình, chấp thuận 1,2 triệu bằng sáng chế.
Dựa trên số liệu của
 
cung cấp hàng năm kể từ 1985, dự đoán số lượng hồ sơ về bằng phát minh/sáng chế (patents) đệ trình là 2,5 triệu hồ sơ, nhưng chỉ chấp thuận 1,2 triệu bằng sáng chế cho năm 2015 mà thôi.
Bảng 3. Số bằng phát minh/sáng chế (Patents) được công nhận của một số quốc gia. Các quốc gia Đông Nam Á ở bên mặt. Muốn biết tất cả quốc gia trên thế giới, mời đọc: http://ipstats.wipo.int/ipstatv2/IpsStatsResultvalue
Quốc gia
2012
2013
Quốc gia Đông Nam Á
2012
2013
Japan
343.584
340.364
Singapore
2.277
2.255
USA
229.408
224.228
Malaysia
660
720
China
152.157
154.505
Thailand
144
182
Germany
77.240
81.788
Philippines
63
82
France
40.435
43.163
Vietnam
56
70
United Kingdom
20.319
21.017
Indonesia
19
37
Nhật Bản là quốc gia có nhiều bằng sáng chế nhất thế giới trong 2 năm 2012 và 2013. Ở Đông Nam Á, Singapore dẫn đầu, kế tiếp là Malaysia và Thailand.
Có bao nhiêu tân tiến sỉ tốt nghiệp năm 2015 trên toàn cầu? Khoảng 260 ngàn tân PhD
Vào năm 2010, khoảng trên 200.000 Tiến sỉ (doctoral degree) tốt nghiệp trên toàn cầu, trong số này Hoa kỳ có 33.000, kế tiếp là China 31.000, Russia 16.000, Germany 12.000 và UK khoảng 11.000. Tổng số tân Tiến Sỉ tốt nghiệp cả Cộng Đồng Châu Âu khoảng 58.000. Muốn biết chi tiết số Tiến sỉ mỗi quốc gia ra trường năm 2010 mời đọc Appendix table 2-39.
Dựa trên số liệu 5 năm liên tục của Science and Engineering Indicators (SEI) số tân Tiến sỉ tốt nghiệp trên toàn cầu năm 2015 là khoảng 260.000.
Cộng đồng nghiên cứu khoa học toàn cầu uống bao nhiêu tách cà phê năm 2015? 1 tỷ tách cà phê.
Làm việc nhiều giờ, thường lẻ loi trong phòng thí nghiệm, để đầu óc minh mẩn, đa số nhà khoa học nghiện cà phê.
Theo Bộ Canh Nông Hoa Kỳ (US Department of Agriculture) tiên đoán cho 12 tháng từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015, toàn cầu tiêu thụ 147,71 triệu bao  cà phê (mỗi bao nặng 60 kg). Trung bình mỗi tách (cà phê) chứa 7 g cà phê. Với tổng số 10,1 triệu khoa học gia năm 2015 (chiếm 0,138% dân số toàn cầu), cộng đồng khoa học thế giới tiêu thụ khoảng 1,7 tỷ tách cà phê. Các thăm dò cho biết người dân Hoa Kỳ uống cà phê nhiều hơn dân nước khác, và các nhà khoa học Mỹ uống cà phê nhiều hơn so với người thường. Ngược lại, người Tàu uống trà nhiều (400 tách trà) và rất ít uống cà phê. Vì vậy, có lẻ con số 1 tỷ tách cà phê do cộng động khoa học toàn cầu uống năm 2015 có vẻ hợp lý hơn.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoffer, T.B. & Grigorian, K. 2003. All in a week's work: average work weeks of doctoral scientists and engineers. INFOBRIEF, Science Resources Statistics, National Science Foundation, December 2003. http://www.nsf.gov/statistics/infbrief/nsf06302/nsf06302.pdf
2. NSF (2014) . Science and engineering indicators 2014.Chapter 5. Academic Research and Development. Outputs of S&E Research: Articles and Patents. http://www.nsf.gov/statistics/seind14/index.cfm/chapter-5/c5s4.htm
 
3. Mark Zastrow (1/1/2015). How we made our predictions. Nature 517, 7532.
 
 
 
Trần-Đăng Hồng, PhD
 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693474 visitors (2231058 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free