.
  Phát triển Sài Gòn P3
 
25/9/2014

 
 


Phần 3
 
    Khác hẳn Algérie,  kiều dân Pháp không  đến cư trú nhiều ở Đông Pháp.   Năm 1940 chỉ kiểm kê được 34 000 Pháp dân sự, song song với  một số nhân viên nhỏ hơn gồm quân đội và  công chức .  Sở dĩ như vậy là vì Pháp  xem Đông Pháp là thuộc địa khai thác kinh tế- colonie d’ exploitation  économique  thay vì là thuộc địa   định cư dân - colonie de peuplement  ( Pháp  xem  dân ở chánh quốc là đã quá đông ), vì lẽ Đông Pháp cũng xa Pháp Quốc. Tuy nhiên, trong thời Pháp thuộc địa, tiếng Pháp là  ngôn ngữ chánh ở giáo dục , chánh quyền, thương mãi  báo chí truyền thông  và tiếng Pháp được phổ thông rộng rải trong dân gian.  Tiếng Pháp  rất thông dụng ở thị thành  hay thôn quê bán đô thị, trở thành  tiếng nói chánh của  giới  thượng lưu và giới có học.    Đặc biệt   ở Bắc kỳ và Nam Kỳ hai miền chịu nhiều ảnh hưởng  Pháp, trong khi Trung Kỳ, Lào và Căm Bốt  ít bị ảnh hưởng gíao dục Pháp hơn.  Dù tiếng Pháp  chủ trì khắp Đông Pháp, dân gian vẫn sử dụng tiếng địa phương mình.  Khi  nền cai trị Pháp chấm dứt,  các chánh quyền  quốc gia  mới  vẫn sử dụng tiếng Pháp ( ngọai trừ Bắc Việt ). Nhưng từ đó tiếng Anh càng ngày càng được dùng  nhiều thêm ở trường học  và đã thay tiếng Pháp ở địa vị  ngôn ngữ, sinh ngữ thứ 2, sau tiếng mẹ đẻ .  Ngày nay số  người Việt   nói được tiếng Pháp ít hơn 0.5 % .
     Vì là thuộc địa khai thác, nên  kể từ năm 1930, Pháp bắt đầu  khai thác các tài nguyên thiên nhiên  và cố đa dạng kinh tế Đông Pháp . Cả 3 kỳ  Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ  trở thành một  nguồn sản xuất  trà ( Chè ), lúa gạo, cà phê, tiêu , than đá, kẻm và thiếc .  Căm Bốt  là một  trung tâm   lúa gạo và tiêu , chỉ có Lào  được xem là một  thuộc  địa không đáng khai thác, ngòai  gỗ trên một kích thước tương đối nhỏ hẹp. Đầu thế kỷ thứ 20, công nghệ ô tô tăng mạnh ở Pháp , thành quả là  tăng trưởng  ngành trồng cao su,  và các đồn điền  mọc lên đặc biệt ở  Cao nguyên Trung Phần ( lúc đó thuộc Trung Kỳ ) và miền Đông Nam Kỳ . Cao su các đồn điền Pháp ở Đông Pháp giúp Pháp  trở thành  một quốc  gia  dẫn đạo sản xuất cao su, rất cao giá  ở thị trường công nghệ thế giới. Thành công trồng tĩa cao su như hảng Michelin, kéo theo đầu tư ở Đông Pháp vào ngành hầm mỏ, các đồn điền cao su, trà và cà phê. Đông Pháp  bắt đầu công nghệ hóa. Các xưởng mới sản xuất tơ sợi, thuốc điếu , bia và xi măng;  được xuất cảng khắp đế quốc Pháp.  Nguồn  tài chánh đầu tư ở Đông Pháp một phần lớn là do  các thuế độc quyền về  thuốc phiện - opium ,muối,  và rượu gạo -  nếp.  Buôn bán ba sản xuất này, năm 1920  chiếm đến  40% ngân  sách Đông Pháp, nhưng năm 1930 trụt xuống chỉ còn 20 % , khi Đông Pháp khỏi sự đa dạng kinh tế . Công cụ  tài chánh là Ngân Hàng Đông Dương - Banque de L’ Indochine  thiết lập từ năm 1875, có trách nhiệm in và phát hành đồng bạc- piastre Đông Pháp. .Đông Pháp là thuộc địa Pháp  có mức đầu tư vào hàng thứ hai năm 1940 sau Algeria , tổng số đầu tư năm đó là 6.7 triệu  phật lăng.               
 
      Sài Gòn - TP HCM trở thành  Trung tâm Kinh tế chánh ở Việt Nam
 
      GDP mỗi đầu người Sài Gòn cuối năm 2013 đạt 4500 $ -USD hơn gấp đôi năm 2007
      
      Từ một làng đánh cá chỉ vài trăm gia đình, ở thế kỷ thứ 17, năm 1995, dân số Sài Gòn đã lên đến 4 640 400 người , năm 2000  là 5  274 900, năm 2005 là 6 230 900,  năm  2010 là  7 378  000  và  năm 2012  là  7 750 900 ,  nay có lẽ đã trên 8 triệu người  ( theo cục thống kê năm 2012,  thì dân số Sài Gòn đã là 8 382 287 người, tính  theo cư  dân đăng ký  cọng  thêm các nhân công di cư vào TP  làm việc ).   Năm 2005,  Sài Gòn chiếm 8. 34 % dân số Việt Nam  trên một diện tích chỉ  vào khỏang 0. 6% lảnh thổ, nhưng  chiếm 20.2 % GDP, 27.9%  sản xuất công nghệ và 34.9 %  các dự án FDI nước nhà.  Năm đó, Thành Phố   có 43 344 000 dân lao động, trong đó 130 000 già tuổi hơn tuổi lao động tiêu chuẩn Viêt  Nam  là 60 tuổi   cho nam giới và 55 tuổi cho nữ giới. Năm 200, ước lượng GDP  Sài Gòn đạt  14.3 tỉ $- USD nghĩa là  2 180 $ mỗi đầu người - per capita ,  tăng 12.6 % so với năm  2006, và chiếm  20% GDP cả nước, 5 lần hơn GDP mỗi  người VN năm 2000,  và 10 lần  cao hơn năm 1995. Tính theo Sức Mua Tương Đương- Purchasing Power Parity , PPP, GDP sẽ là  71. 5 tỉ $ hay  khỏang 10 870 $ mỗi đầu nguời, chừng 3 lần cao hơn trung bình cho cả nước. Tuy vậy năm  200,  GDP- PPP Sài Gòn vẫn còn thua xa Singapore,  ước lượng năm  2001 là 20 767 $ và Nhật Bổn là  24 489$ . Hòn Ngọc Viễn Đông Pháp thuộc Sài Gòn chưa theo kịp Hòn Ngọc Viễn Đông Anh thuộc  Singapore, dù đã tăng phát triễn 10 lần hơn  kể từ năm 1995. Giá trị  Công nghệ Sài Gòn  năm 2007 là 6.4 tỉ $, tương đương 30.5%   giá trị công nghệ tòan quốc. Trị giá xuất nhập khẩu  qua các cảng Sài Gòn - TP HCM   là 36 tỉ $  , 40 %  con số cả nước.  Tăng thêm lợi tức góp phần ngân sách quốc gia  khoảng 30% và chiếm  20.5%  tổng lợi tức quốc gia.  Yêu cầu tiêu thụ TP HCM cũng cao hơn các tỉnh  VN và 1.5 lần cao hơn Hà Nội.   Đến tháng 6  năm 2006, Sài Gòn đã  có 3 khu chế xuất - export processing zones và  12 công viên công nghệ.  Sài Gòn  nhận cả thảy đến  2 530  dự án đầu tư  ngoại quốc trực tiếp - FDI  projects trị giá  16.6 tỉ $. Năm 2007, Sài Gòn đã hút dẫn  400 dự án FDI,  trị gíá 3 tỉ $.  Năm 2008, Sài Gòn hút dẫn thêm 8.5 tỉ $ FDI.  Năm 2010, GDP Sài Gòn ước lượng đạt 20.902 tỉ  $, nghĩa là chừng 2800 $ mỗi đầu người, cao hơn năm 2009  11.8 % . Cuối năm 2012,  GDP Sài Gòn ước lượng là 20 .595 tỉ $  hay khỏang   3700 $ mỗi đầu người, 9,2 % cao hơn năm 2011. Tổng số thương mãi xuất nhập khẩu đạt 47.7 tỉ ( so với con số 36 tỉ $ năm 2007 đã kể trên ), 21. 57 tỉ $ là xuất khẩu và nhập khẩu là 26.14 tỉ $. Cuối năm 2013, GDP  Sài Gòn tăng thêm  9.3 %, và GDP mỗi đầu người đạt 4500 $ - USD,   tăng hơn gấp đôi năm 2007.  
 
 Thành phần các khu vực kinh tế
 
  Công nghệ và xây cất  chiếm 47,7 % và  dịch vụ chiếm 51. 1%.  Nông lâm ngư và các lảnh vực khác chỉ còn chiếm 1,2 % GDP.  Quốc doanh vẫn còn chiếm 33.3 %  nền kinh tế Thành Phố . Khu vực tư chỉ mới chiếm 4.6 % , phần còn lại  là đầu tư ngọai quốc. Các ngành quan trọng của Sài Gòn  là hầm  mỏ, chế biến hải sản, nông nghiệp, xây cất, du lịch, tài chánh, công  nghệ và thương mãi.   
   
    Công viên công nghệ và Vùng chế xuất xuất khẩu.
 
Tính đến tháng 6 năm 2006 , Sài Gòn có 3 khu chế  biến xuất khẩu -  export processing zones  và 12 công viên công nghệ- industrial  parks , ngòai  Công viên Phần mềm  - Software Park   Quang Trung  và Công viên Cao kỷ SaiGon Hi -Tech Park , SHTP. Công Ty Phầm mềm Quang Trung   nằm ở  quận 12 , cách trung tâm thành phố 15 Km ( 9 dặm Anh ),  gồm vừa các hảng  doanh nghiệp phần mềm lẫn các công ty “dot .com”. Công ty cũng  có một trường đào tạo phần mềm. Các nhà đầu tư dot.com  được cung cấp những tiện nghi  và dịch vụ  khác , tỉ  như các cư gia và đường vào internet cùng nhiều ân huệ thuế khóa. Công Viên Cao kỷ SHTP  ở Xa lộ  Hà Nội , phường Tân Phú,  quận 9. Hai công viên này là hai công viên  cao kỷ quốc gia hiện có ở nước nhà và  thuờng được xem  là hai trong số  5 công viên dự án động lực chánh thúc đẩy Thành phố Phát triễn.  SHTP nằm  ở vị thế chiến lược  , cũng cách  trung tâm TPHCM  15  Km về phía  Đông Bắc;  cách  Phi trường Tân Sơn Nhất   18 km, cách  Cảng Sài Gòn 12km, gần Tân Cảng Sài Gòn ,  cảng Thị Vải  và cảng Cát Lái . SHTP cũng là trung tâm cho Vùng Tụ điểm Kinh tế- Focal  Economic  Region  Miền Nam Việt Nam  gồm TPHCM và  các tỉnh Đồng Nai,  Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An. SHTP cũng nằm ở ngã tư  các  quốc lộ chánh: quốc lộ số 1, Vòng đai Xa lộ  Xuyên Á   nối  Sài Gòn  Nam Vang - Phnom Penh  ( Căm Bốt ) , và Vọng Các - Bangkok ( Thái Lan ).( xem vị  trí Sài Gòn đối với  các đô thị  Đông Nam Á: Trung Quốc , Myanmar , Thái Lan , Lào , Căm Bốt  và miền Bắc Mã Lai Á đính kèm ). SHTP còn kế cận 55  vùng công nghệ và vùng chế xuất  quanh Sài Gòn và các đô thị; gần Viện Đại học Quốc gia TP HCM  có trên  15 000 sinh viên về khoa học và kỷ thuật, cũng như  sân Gôn - Golf Thủ Đức .  SHTP tập trung    kêu gọi đầu tư  ở 4 lảnh vực  ưu tiên: 1- là điện tử micrô electronics , kỷ thuật thông tin và viễn thông ; 2- là  cơ học chính xác - precision  mechanics; 3- là kỷ thuật sinh học - biotechnology  ứng dụng cho nông nghiệp , dược  phẩm và môi sinh: 4 -  là kỷ thuật nanô và vật liệu tiên tiến - advanced materials . Đầu tư ở SHTP rất đa dạng  có thể là chế tạo cao kỷ  , dịch vụ cao kỷ ( như các trung tâm dây nói - call centers , trung tâm dữ liệu- data centers ,  phát triễn phần mềm ), khảo cứu và phát trirễn, ấp ủ hay huấn luyện đào tạo.  Những tổ hợp công ty danh vang thế giới như Intel ( Hoa Kỳ), tổ  hợp  Jabil  Corporation( Hoa Kỳ ? ) tổ hợp  Nideo Cor poration ( Nhật ) , Sonion A/Ds ( Đan Mạch )  và HPT ( ViêtNam ) đều đã có mặt.   Intel đã đầu tư 1 tỉ đô la năm 2006  lập một xưởng chế tạo ở TP HCM.  Ba công viên   SHTP , Công viên phần mềm Quang Trung,   và Công viên phần mềm Tân Thuận ( ? ) rộng 32 ha  ở vùng chế xuất Tân Thuận, quận 7 hy vọng sẽ giúp Sài Gòn trở thành  một thành phố cao kỷ cho  cả nước và cho Đông Nam Á, một vị trí  nguồn ngọai -  outsourcing location    cho các doanh vụ các nước tiên tiến, đã phát triễn ở Ấn Độ. Không rỏ  ngành rôbốt điện tử tiên tiến- advanved  robotics , ngành công nghệ cơ học rôbốt chính xác  … Việt Nam , phát triễn mạnh nhất  ở Công viên công nghệ ,K hu chế xuất nào ?… Hảng Robotland, chánh phủ Hàn Quốc - Nam Hàn của bà tổng thống  Phác Huệ  Hy - Park Geun Hye trợ cấp 735 triệu $,    đặc điểm là  phát huy các phát minh tương lai  cùng những  Labô khảo cứu  và phát triễn thêm ngành công nghệ điện tử- cơ khí  rô bốt Robotics nay đầu tư vào  côngviên  công nghệ  , khu chế xuất nào ở Việt Nam?   Theo Bloomberg Businessweeks số  1 tháng 9 đến  21 tháng 9 năm 2014,  ngành công nghệ robotics ở Nam  Hàn  đã tăng gấp đôi kích thước  kể từ năm 2009, lợi tức gần  1 tỉ $ năm 2012 . Chánh Quyền Nam Hàn    muốn tăng lợi tức này lên  3.5 tỉ $ năm  2018, làm ra 600 công ty robôtic nội địa, sử dụng 34 000 lao động, nhân công.  Chuyên mônNam Hàn  về  kỷ thuật màn ảnh - screen technology , bán dẫn - semiconduc tors  . Theo Lee Jeong Yeob, Chánh kỷ sư Khảo cứu của  Công ty Hyundai Rotem, một  công ty quốc phòng,  thành phần của nhóm Tổ Hợp  Hyundai Motor Group, các kỷ thuật  căn bản vừa kể, sẽ giúp Nam Hàn dẫn đạo ngành và Nam Hàn phải sử  dụng  chúng hầu thương mãi hóa rô bốt. Tuy vậy, Nam Hàn cũng chưa  đuổi kịp các nước tân tiến khác, mới đứng hàng thư tư thế giới về công nghệ rô bốt . Nhất là  khi nước đứng đầu là Nhật Bổn,  nhìn thấy  các công nghệ cao kỷ của mình bị Samsung, Apple và Google đánh sầm  cửa  và thủ tướng Shinzo Abe đã   tập hợp một  hột đồng chuyên môn - task force ,  tìm cách tăng gấp ba kích thước  công nghệ rô bốt Nhật   lên 22 tỉ $ -USD ( 2.4 ngàntỉ yên ) , nghĩa là 6 lần hơn Nam Hàn .  Hiện  Sài Gòn đ có  chừng 300 000 doanh vụ , nhiều doanh vụ lớn  liên hệ đến  cao kỷ , điện tử , công nghệ chế biến hay nhẹ ,   và ở  ngành vật liệu xây cất hay xây dựng  và sản phẩm nôngnghiệp . Thêm vào đó cũng nên kể thêm ngành dầu lữa thô, một căn bản  kinh tế phổ thông cho Thành Phố . Tổng số  đầu tư tư nhân đã  lên đến  160 tỉ Đồng ĐVN (7.5 tỉ đô la )  với   18 500  công ty mới thiết lập. Khuynh huớng đầu từ là cao kỷ,  dịch vụ và các dự án bất động sản - real estates projects.  .
         Irvine , Nam Ca Li- Hoa Kỳ ngày 12 tháng 9 năm 2004)
Sẽ tiếp phần IV: Hạ tầng cơ sở cũ mơi , danh lam thắng cảnn , diu l ịch , thương mã I,   các vùng ngoại ô ….        
 
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 638865 visitors (2128592 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free