.
  Phát triển tỉnh Thanh Hóa
 
7/9/2014

 
 


Phần I
 
            
 
 
    Cối Kê cựu sự quân tu ký,
    Hoan Diễn do tồn thập vạn binh.
        Dịch:  Cối Kê  chuyện cũ ngươi nên nhớ,
                   Hoan Diễn  đang còn chục vạn quân.
(Vua anh hùng, triết gia, thi sĩ Trần Nhân Tôn 1258- 1308, viết năm 1285  về khí phách quân ta ở Thanh Hóa- Nghệ An, lúc quân Việt  sợ thế không cân sức với giặc Nguyên Mông Cổ)
                  ...Trưng Trắc, Trưng Nhị … hô một tiếng mà các quận Cửu Chân- Thanh Hóa ngày nay, Nhật Nam, Hợp Phố  cùng sáu mươi nhăm thành ở Lĩnh Ngọai đều hưởng ứng, việc dựng nước , xưng vương dễ như trở bàn tay
     ( Nhận định của Lê Văn Hưu,  1230- 1322,  nhà sử học lỗi lạc thời Trần,  quê xã Thiệu Trung , huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay)
            Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được  , quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu  viện binh giặc lại đến  thì đằng trước đằng sau đều bị giặc đánh, đó là  đường nguy . Chi bằng nuôi sức khỏe , chứa khí hăng  để đợi quân  cứu viện tới . Khi viện binh  bị phá thì thành tất phải hàng .
 ( chiến thuật  “ vây thành diệt viện”  của Lê Lợi,  Lê Thái Tổ 1385- 143 , quê ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, người anh hùng khởi nghĩa ở Lam Sơn  núi rừng đất Thanh Hóa, đầu năm 1416 cùng với 18 bạn thân thiết   làm Lễ Thề Lũng Nhai  đồng tâm cứu nước, giải  phóng dân tộc, kết thúc 20 năm thống trị  của giặc Minh ).
                Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
                Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi .
                Sài Khao  sương lấp  đòan quân mỏi,
                Mường Lát  hoa về trong đêm hơi  .
                Tây tiến đòan binh không mọc tóc
               Quân xanh màu lá dữ oai hùm
               Mắt trừng  gửi mộng qua biên giới
               Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm .   
               Rải rác biên cương mồ viễn xứ
               Chiến trường đi chẳng tiếc đời  xanh .
               Áo bào  thay chiếu anh về đất ,
               Sông Mã gầm lên khúc độc hành ...
              ( Bài thơ Tây tiến của Quang Dũng, 1918- 1988.)
                   Em là con gái Xứ Thanh,
                   Em đi gánh nước rửa bành con voi.
                   Muốn coi lên núi mà coi,
                   Coi bà Triệu Ẩu  cưỡi voi, đánh cồng.
                                        
( Bà Triệu  Ẩu, Triệu Thị Nương hay Triệu Thị Trinh là nữ anh hùng dân tộc  đầu thế kỷ thứ III.  Theo dã sữ, bà sinh  ngày  2 tháng 10 năm  226 sau Công Nguyên,  ở miền núi Quân Yên, quận Cửu Chân - Thanh Hóa ngày nay:  khởi nghĩa  chống  giặc nhà Ngô bên Trung Quốc  .  Sử cũ Trung Quốc  Nam Việt Chí  đã ghi lại  hình ảnh lẫm liệt của  Bà Triệu : “ Mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng , cưỡi voi trận” .Sau 30 trận, đại binh danh tướng  Lục Dận nhà Ngô - Trung Quốc mới đàn áp được  cuộc khởi nghĩa. Bà Triệu tự tử ở núi Tùng Sơn  ngày 21 tháng 2 năm 248) .
và :             Có bà Triệu tướng
                  Vâng lệnh trời ra  
                  Trị voi một ngà
                  Dựng cờ mở nước
                  Lệnh truyền sau trước
                  Theo Gót bà Vương...
           (Chuyện “ Đá Biết Nói” rao truyền  Bà Triệu thu phục  được con voi trắng một ngà )
 
          Danh nhân Thanh Hóa
 
           Sau Bà Triệu và trước vua Lê Lợi  phải nói tới Lê Hòan - vua  Lê Đại Hành (  941 - 1005 )  sinh ở cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập  xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hóa.  Năm  971,  Đinh Bộ Lĩnh, vua Đinh Tiên Hòang (924 - 979)  phong Lê Hòan chức vụ  Thập Đạo tướng quân, điện tiền đô chỉ huy sứ, tức là tổng chỉ huy  quân đội cả nước Đại Cồ Việt, kiêm trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ triều đình Hoa Lư, lúc ông tròn 30 tuổi. Năm 981, ông đánh thắng  quân Tống xâm lăng,  tái tạo một Bạch Đằng, một  Chi Lăng lịch sử,  thắng lớn cả 2 mặt  thủy bộ, giết tướng đầu sỏ Hầu Nhân Bảo, tiêu diệt qúa nữa quân Tống,  khiến vua Tống  phải xuống chiếu lui quân . Vua Lê Đại Hành còn nam chinh đầu tiên ; năm 982 tự làm tướng đi đánh  giết vua Chiêm là Ty - Mi Thuế tại trận, tiến binh vào Kinh Đô Chiêm ở Đồng Dương , phá thành trì thành bình địa, hủy tông miếu Chiêm... ( theo Phan Khoang, Việt Sử  Đàng Trong -1967 ). Năm  992, cũng theo Phan Khoang, vua Lê Đại Hành sai Phụ Quốc là Ngô Tử An đem 30 000 người đi mở đường bộ  từ Cửa Sót , huyện Thạch Hà , tỉnh Hà Tĩnh đến  châu Địa Lý là tỉnh Qủang Bình ngày nay, con đường bộ đầu tiên nước ta chánh thức khai thông vào đất Chiêm Thành.
- Lê văn Hưu ( 1230- 1322 ) là nhà sử học lỗi lạc thời  Trần, người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn ( nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa ) tỉnh Thanh Hóa.  Năm 1248 ( ?), ông thi đổ Bảng Nhãn, khoa thi đầu tiên ở  nước nhà  có đặt  danh hiệu Tam Khôi ( ba người đổ đầu tiến sĩ: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa ). Ông làm  Binh Bộ Thượng thư, rồi Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện Giám tu. Ông cũng là thầy học của thượng tướng Trần Quang Khải. Vào năm 1272 , ông hòan thành  biên sọan  Đại Việt sử ký , bộ quốc sử đầu tiên nước ta,  ghi lại sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian  lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Đà  207- 136 trước Công Nguyên  ) cho tới Lý  Chiêu Hòang (  1224- 1225 ), tất cả gồm 30 quyễn, được vua Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.  Đại Việt sử ký Lê Văn Hưu , nay không còn, nhưng thấy thấp thóang bóng dáng  trong Đại Việt sử ký tòan thư của Ngô Sĩ Liên, sử thần  đời Lê  và tiếp đó là Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên  để biên sọan những phần hữu quan . Rất may là trong Đại Việt sử ký tòan thư của Ngô Sĩ Liên hiện lưu hành, còn  29 đọan ghi  rỏ lời văn của chính Lê văn Hưu viết ;  trân trọng công lao giữ nước của tổ tiên như cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ca tụng Ngô Quyền . Lê Văn Hưu mất năm 1322 , táng ở  cánh đồng Mả Giò, huyện Thiệu Hóa ; hiện vẫn còn phần mộ và tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 ( 1867 ), khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca  tụng tài đức, sự nghiệp của ông
    - Chúa Tiên, Thái Tổ nhà Nguyễn Phước  Nguyễn Hòang ( 1558 - 1613)  sinh ở Thanh Hóa năm 16525 , con thứ hai của Nguyễn Kim bị  tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất trá hàng đánh thuốc độc chết,  táng ở  núi Thiên Tôn, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa. Nguyễn Hòang đánh nhà Mạc, lập nhiều quân công dưới thời Trịnh Kiểm,  được vua Lê phong làm Đoan Quốc Công. Sợ Trịnh Kiểm hiềm nghi hảm hại, nên xin vào làm Trấn thủ Thuận Hóa, vừa được nhà Lê lấy lại trong tay nhà Mạc, nghe lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm ( Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân - Một dãy núi ngang có thể dung thân muôn đời ). Năm 1668, tổng trấn Quảng Nam là Bùi Tá Hán mất.  Nguyễn Hòang được vua Lê  cho kiêm lảnh trấn Quảng Nam. Năm 1604, xứ Quảng Nam vào đến phủ Hòai Nhơn, tỉnh Bình Định ngày nay; biên giới cực nam là huyện Tuy Viễn , tỉnh Bình Định,  bên kia Tuy Viễn là  đất của Chiêm Thành. Đầu năm 2011, Nguyễn Hòang sai  Chủ sự là Văn Phong đem quân đi đánh Chiêm Thành, lấy đất Phú Yên, đặt làm một phủ  mới, chia ra làm 2 huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa .
   Đào Duy Từ (1572 - 1634 ), người  làng Hoa Trai huyện Ngọc Sơn nay là huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Thông suốt kinh sử, giỏi tướng vĩ, thuật số, nhưng vì là con nhà xướng hát  nên Hiến Ty Thanh Hoa không cho dự thi khoa thi Hương. Từ bỏ đất Bắc vào Nam đến phủ Hòai Nhơn, được khám lý phủ Hòai Nhơn Nguyễn Đức Hòa  biết là người giỏi, gả con gái cho. Từ làm bài Ngọai Long Cương, ví mình với Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, bên Tàu.  Chúa Sải Nguyễn Phúc Nguyên vời đến,  trao chức  Nha úy Nội tán,  tước Lộc  Khê Hầu, cho Đào Duy Từ , trông coi việc quân cơ trong, ngòai  và tham lý quốc chánh.  Ông là một  nhà thơ, một nhà nghệ thuật,  sáng tác nhiều điệu múa như múa Hoa Đăng.. và có ý kiến cho rằng ông với Càn Cương thành lập đội tuồng trước nhất ở Đàng Trong . Ông còn là một nhà quân sự  ở cả hai mặt lý thuyết và thực hành . Ông đa sọan ra bộ sách Hồ trường khu  cơ, hướng dẫn tỉ mỉ các trận đồ, trận pháp, cách sử dụng  chế tác các lọai vũ khí ngày xưa. Ông trực tiếp chỉ huy, đắp hai lũy  Trường  Dục và Nhật Lệ nhằm ngăn cản Nam Tiến của quân Trịnh, bảo vệ biên cương chúa Nguyễn Đàng Trong.  Người đương thời gọi đó là Lũy Thầy , vì ông được chúa Nguyễn coi trọng như  một vị quân sư.  Ông còn giúp chúa Nguyễn về phương sách ngọai giao, ( chủ yếu là đối phó  với Triều Lê - Trịnh ở phía Bắc ), về sự  chấn chỉnh phong tục, về các mặt thuế khóa,  ruộng đất trong những  ngày đầu khai nghiệp ở miền Nam  ( theo Vũ Ngọc Khánh, Hà Nội - 1989 )                
  Ngòai ra còn có thể nới tới  Thượng tướng ba đời Trần Khát Chân ( 1370- 1399  ), quê làng Hà Lãng huyện Vĩnh Ninh nay là huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa . Năm 1390, ông  tập trung hỏa pháo  bắn vào  thuyền vua Chiêm, giết chết Chế Bồng Nga, đánh tan tác quân Chiêm ,cứu Thăng Long khỏi bị tàn phá,  khiến quân Chiêm vội vã rút về nước không dám  gây sự nữa.
 
                 
 ...
    Vị trí  
 
    Thanh Hóa  là một tỉnh miền Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý  là từ 19018’ đến  20040’  vĩ tuyến Bắc và từ 104022’ đến 106004’ kinh tuyến  Đông. Bắc giáp 3 tỉnh : Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình. Nam giáp Nghệ An.  Đông giáp Biển Đông, có chiều dài bờ biển 102 km. Tây giáp  tỉnh Hủa Phăn  nước Lào.  Thanh Hóa là  tỉnh có  diện tích lớn  của vùng Bắc Trung Bộ  và của Việt Nam.  Diện tích tự nhiên tòan tỉnh là 1168 km2, chiếm  3.37%  diện tích tòan quốc, đứng thứ 6  trong  số  63 tỉnh  - thành phố cả nước, và thứ 2  sau tỉnh Nghệ An  ( 1649 km2 ) trong số các tỉnh  vùng Bắc Trung Bộ.  Dân số  năm  1999  là 3. 47 triệu người, chiếm 4.66 % dân số cả nước, đứng thứ 3 trong số 61 tỉnh và thành phố ( sau 2 Thành phố Sài Gòn- TP HCM và Hà Nội ).  Nhưng đứng đầu  trong số  các tỉnh của Vùng Bắc Trung Bộ.
      Thành Phố, TP Thanh Hóa City, nằm phía Đông tỉnh nhà   bên cạnh sông Mã, cách Hà Nội   chừng  150 km  về phía Nam  và Sài Gòn- TP HCM  1560km  về phia Bắc.
 
   Phân chia hành chánh
  
    Thanh Hóa là một đơn vị hành chánh  ít có xáo động. Thời lập nước, Thanh Hóa là một bộ  của nước Văn Lang, mang tên Cửu Chân. Tiếp đó qua nhiều triều đại, Thanh Hóa lần lượt mang các tên  Ái Châu, rồi trại, phủ, trấn, lộ Thanh Hóa, phủ Thiệu Xương.  Hồi Lê Sơ, khi vua Lê Thái tổ  mới đuổi quân Minh ra  khỏi Đông Đô  thì nước nhà  chia ra làm 4 đạo : Tây Đạo, Đông Đạo, Nam Đạo và  Bắc Đạo , đem các phủ, lộ,  trấn, châu, huyện và xã, chia thành khu vực lệ thuộc vào đạo. Khi nước đã  yên, vua Lê Thái Tổ đặt thêm đạo Hải Tây, cho các lộ  Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa lệ thuộc vào đạo Hải Tây. Năm 1 466, vua Lê Thánh Tông chia nước ra làm 12  đạo Thừa Tuyên. Thanh Hóa là một  trong 12 đạo Thừa Tuyên này. Năm 1490,  vua Lê Thánh Tông lại chia nước ra làm 13 xứ, đổi Đạo Thừa Tuyên thành Xứ.   Từ năm  1831  đến nay là tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa ngày nay là  tỉnh có nhiều  đơn vị, nhất cả nước.  Đến năm  2000, Thanh Hóa  có 1 thành phố , 2 thị xã, 24 huyện với  581 xã, 18 phường, 31 thị trấn. Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, hành chánh, văn hóa tỉnh. 2 thị xã trực thuộc tỉnh là Bỉm Sơn và Sầm Sơn.  Thị xã Bỉm Sơn ở phía Bắc tỉnh.  Thị xã Sầm Sơn  nằm gíáp biển  và là một trong trung tâm  du lịch biển của miền Trung.
     Thanh Hóa  có 24 huyện : 8 huyện đồng bằng ( Thọ Xuân, Đông Sơn, Nông Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa, Hà Trung, Vĩnh Lộc ), 5 huyện ven biển ( Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia ), 11 huyện trung du và  miền núi ( Như Xuân, Như Thanh, Lang Chánh, Bá Thước, Thạch Thành, Thường Xuân, Ngọc Lạc (Lặc ), Cẩm Thủy, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát ).  Huyện miền núi Thường Xuân có diện tích lớn nhất 1110.4 km2  gồm 1 thị trấn và 19 xã, số dân năm 2000 là 92 000 người.  Diện tích huyện này còn lớn hơn cả một vài tỉnh đồng bằng như Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên. Huyện diện tích nhỏ nhất là huyện đồng bằng Đông Sơn  chỉ 106,8 km2, gồm 1 thị trấn, 19 xã, dân số 115 800 người . Thành phố ( TP ) Thanh Hóa thiết lập năm 1994 , nới rộng tháng 2 năm 2012,  có diện tích là 146,77 km2 (  22.3  dặm Anh vuông) , phần quận phường đô thị chiếm 61.45 km2(23.73 dặm Anh vuông) , dân số đã  từ năm 1999 là 207 698 người ( 176 300   khi chưa nới rộng, diện tích  57.9 km2 ) năm 2014 đã  là 406 550 người; ước lượng sẽ đến gần 1 triệu người  năm 2030 , với số dân  đô thị  trên 800 000.  Trước năm 2012,  TP Thanh Hóa  gồm  12 phường nội thành và 6 xã ngọai thành .Sau mở rộng năm 2012 ,TP Thanh Hóa nay gồm 20 phưòng và 17 xã ngọai thành .  
       Dân số trung bình của Thanh Hóa, năm 1990, khỏang 3.1  triệu người. Sau 10 năm , năm 1999  tăng lên 3, 467 triệu. Trung bình 1990 - 1999, mỗi năm tăng thêm  36 700 người .  Lúc đó Thanh Hóa là tỉnh đông dân thứ hai  cả nước  chỉ sau TP HCM - Sài Gòn  ( dân số năm 1999  là 5.073 triệu ).  Dân số Thanh Hóa cao hơn cả thủ đô Hà Nội chưa nới rộng, năm 1999  dân số  Hà Nội cũ chỉ đạt  2.685 triệu. Trong 6 tỉnh miền Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa là tỉnh có dân đông  nhất, trên hẳn  tỉnh Nghệ An diện tích lớn hơn, năm đó chỉ đạt  2.865 triệu. Năm 2010, dân số Thanh Hóa không mấy cao hơn năm 1999,  vì thực hiện tương đối có kết quả  kế họach hóa gia đình và nhận thức dân gian (đặc biệt là phụ nữ ) đông con thay đổi . Nhưng nay chắc đã trên 3.5 triệu . Thành phần tộc dân Kinh- Việt là 85%. Rồi đến người Mường 8.7 %,  ngườì Thái ( 6 % ). Tỉ lệ các  tộc dân khác như Mèo - Hmong, Dao ( Mán ) Tày, Thổ, Hoa, Sán Dìu, Cao Lan  không đáng kể (1 %). Người Kinh sống chủ yếu ở các huyện ven biển, các thị xã, thị trấn.  Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các  huyện biên giới và miền núi.
       
(Mời xem tiếp P2)

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630193 visitors (2116049 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free