.
  31 ngày P154-155
 
15/1/2015


Phần 154-155

B.20.4. Bagan, cố đô còn mơ ngủ.
Xe đưa chúng tôi vào thành phố theo con đường số 2, nối tiếp là đường Bagan-Chauk, chạy dọc theo sông Ayeyarwady và điểm đến cuối cùng là khách sạn Bagan Central, nằm trên đường Kayay. Ngày nay, Bagan gồm 3 khu vực, phía Nam, chỗ quốc lộ số 2 đổ vào là khu dân cư mới với đường sá được qui hoạch theo kiễu ô bàn cờ hiện đại. Còn phía Bắc gần đó là Old Bagan cũ kỹ, nối liền với khu đền tháp xa xưa và xa hơn là chợ Nyaung U (còn gọi là chợ Mani Sithu).








Biết nói gì ngoài một ngạc nhiên thú vị khi nhìn một thành phố du lịch nổi tiếng mà như đang còn mơ ngủ, bởi cái vắng vẻ thật êm đềm chưa vụt tĩnh giấc trưa! Vài khách du lịch đang thong dong lướt nhanh trên phố, bằng những chiếc xe đạp điện, lặng lẽ như những nếp nhà với cửa kiếng im lìm.








Các quán ăn, cửa hàng dịch vụ, nhà nghĩ…với thiết kế hiện đại, khang trang lịch sự, nhưng vẫn vắng vẻ, khu New Bagan, mang tiếng “mới” mà thật im ắng, u buồn! 











Tuy nhiên, có lẽ rất nhiều du khách thích cái êm đềm lặng lẽ, rất dễ thương này, vì nó làm chậm đi cái nhịp sống đời thường mà trước lúc đến đây họ luôn phải đối phó, giúp họ kịp thưởng thức một chút thời gian trong đời được thong thả rong chơi! Thong thả như nước kiệu đều đều của chú ngựa kéo xe vang lên trên đoạn đường trưa im vắng.





14h20’ chúng tôi tới khách sạn Bagan Central, thuộc khu New Bagan và sẽ lưu lại đây 2 ngày để khám phá kinh đô một thời lừng lẫy của Miến Điện.








Bagan, thành phố có bề dày lịch sử trên 1.000 năm, đã trở thành 1 trong số các điểm viếng thăm chính của khách du lịch thế giới khi đến đất nước Myanmar, để được chiêm ngưỡng hàng ngàn ngôi đền tháp được xây dựng từ 10 thế kỷ trước.
Vương quốc Pagan được thành lập vào thế kỷ thứ 9, nằm trên bờ Đông của sông Ayeyarwady. Thời kỳ cực thịnh của Vương triều Bagan bắt đầu từ năm 1057, lúc vua Anawrahta trị vì và chấm dứt khi vó ngựa của Hốt Tất Liệt (Kublai Khan)tràn qua từ Mông Cổ vào năm 1287. Trong suốt 250 năm đó, các vì vua Triều Bagan đã biến kinh đô này thành 1 trung tâm văn hóa, khoa học , chính trị và tôn giáo quan trọng nhất trong khu vực. Phật Giáo nguyên thủy(Theravada) trở thành tôn giáo chính thức của toàn vùng, nhiều tu sĩ Phật giáo từ các nước Cambodia, Thái Lan, Srilanka …đã đến đây để học tập, nghiên cứu. Cũng trong thời gian này, các vì vua Triều Bagan đã cho xây dựng hàng nghìn đền chùa, tự viện trên một diện tích tương đương 42km2. Người ta ước tính đã có trên 10.000 công trình được xây cất tại Bagan, tuy nhiên ngày nay chỉ còn tồn tại trên 2.000 ngôi cổ tháp!
Và với 1tập hợp khổng lồ các ngôi tháp cổ đó, cố đô Bagan có thể so sánh với 2 quần thể kiến trúc Phật giáo, vốn là kỳ quan của thế giới, đó là Angkor ở Cambodia và Borobodur ở Indonesia. Tuy vậy, khác với 2 kỳ quan kể trên, Bagan lại chưa được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới, bởi lý do là có một số những công trình đã được “làm mới” theo cái cách lấp vá những khiếm khuyết do con người hoặc thiên nhiên hủy hoại, bằng những vật liệu hiện đại thông thường, bởi những lớp sơn sáng bóng, khiến phá đi những tồn tại cổ xưa, những dấu vết do “bàn tay thời gian” chạm khắc, tạo nên cái hồn phách cố đô suốt hơn ngàn năm lẽ. 
Riêng tôi, có lẽ UNESCO cũng chỉ muốn “nắn gân” Myanmar thôi, chứ với những công trình chưa kịp can thiệp “thô bạo”, mà số lượng lên đến hàng ngàn cá thể, Bagan cũng đã xứng đáng là di sản thế giới rồi. Hy vọng rằng sự can thiệp kịp thời của các chuyên gia quốc tế, sửa chửa những sai sót lở làm, Bagan sẽ được công nhận là di sản thế giới trong tương lai không xa.
Sau khi nhận phòng, tắm rửa, nghĩ ngơi, chiều nay chúng tôi sẽ tiếp tục đi thăm 1 vài nơi. Như thường lệ, tôi luôn dành những khoảng thời gian trống này để lang thang khám phá quanh khu vực mà mình vừa tới. Và trước tiên là tìm nhà thuốc Tây để mua một số gói probiotic cho bà xã, thật may, cạnh khách sạn là nhà thuốc Tây Thayaphu…






Đây là 2 vợ chồng chủ tiệm pharmacy Thayaphu.


Gọi là pharmacy nhưng lèo tèo hơn cả cái tủ thuốc bán lẻ ở xóm nghèo trong nước … và sau khi viết đủ hết các tên biệt dược mà tôi biết, kể cả probiotic là thuốc tôi mua ở bệnh viện nhi Parami ở Yangon, ông chủ đều lắc đầu không có bán bất cứ một loại thuốc men đường ruột nào. He he, thiệt là ngộ, tại Việt Nam loại thuốc này đầy dẫy như: Biolactin, Probiolac, Ultra levue…hoặc cùng lắm thì Yaourt, có bán khắp nơi. Nhưng từ khi ra khỏi biên giới phía Tây, thì tìm gặp loại thuốc này thật khó, có lẽ sức đề kháng tự nhiên của họ mạnh hơn người Việt chúng ta, nên ít bị bệnh đường ruột và do đó thuốc này chẳng thông dụng? Cũng may là bà xã vẫn còn dự trử một số đã mua ở Bangkok. 
Tôi đành đi lang thang đầu trên xóm dưới, vừa tìm tiệm thuốc vừa nhìn xem 1 góc đời thường nơi xứ lạ.
Cho thuê xe đạp hoặc xe đạp điện là một dịch vụ hot tại Bagan lúc này. Giá thuê 1 ngày là 1.500 Kyat (tương đương 30.000đ VN) cho xe đạp, và 7.000 Kyat(tương đương 140.000đ VN) cho xe điện. Du khách trẻ, khỏe thường chuộng đi xe đạp vì có thể nhẩn nha rong chơi khắp nơi trong khu đền tháp này suốt nhiều ngày với giá cả tiết kiệm.





Chợt một hình ảnh bất ngờ làm tôi ngạc nhiên, một phụ nữ Miến đang ngồi rửa các bộ phận của chiếc xe gắn máy, chắc là cô ta đang phụ giúp anh chồng đang đi đâu đó.





Tôi lang thang thêm vài con đường khác, sạch sẽ và nhiều cây xanh.



Nhìn bảng quảng cáo, tôi thấy ngay tính cách quốc tế của thành phố này, giống như Hội An của ta, nhưng vì Hội An quá nhỏ bé, nên ta thấy khách Tây đi ...nườm nượp, còn ở đây, thật rộng lớn, 1 quần thể nằm trên diện tích đến 42km2, nên rát ít thấy bóng Tây.
Xe tắc xi Bagan có đủ cở 5 chỗ đến 10 chỗ… không có đồng hồ tính tiền, khách đi phải thương lượng giá trước. Xe không mới như ở Việt Nam, nhưng cũng khá tốt.






Còn “em” Hino U60 này thì “bèo” quá cở thợ mộc! Chắc ra đời sau đệ nhị thế chiến chừng vài năm!





Nhan sắc của “em” thật không thể xứng với cậu phụ xế này…


…càng không thể bằng anh chàng tài xế “tay lái nghịch” đẹp trai!





Quả thật không sai khi nhìn “chân dung” chính diện!






He he, chẳng sao cả, vẫn còn cõng hàng hóa đều đều, mang lợi nhuận về cho gia chủ!
Đúng là Bagan …cổ lổ sỉ!
B.20.5. Bagan, giữa thực và hư.
B.20.5.1. Một thoáng lang thang ngàn năm cũ.

Sau 1 hồi loanh quanh chụp ảnh, tôi phải trở lại cùng đoàn để tiếp tục cuộc thăm viếng chiều nay. Thật sự Bagan cũng có nhiều loại dịch vụ hiện đại để phục vụ cho du khách 4 phương, ngoài việc thăm viếng đền tháp, còn có cả những chuyến hành trình dọc theo giòng sông Ayeyarwady, thăm các làng nghề và các vùng dân tộc rất thú vị. Tôi còn thấy người Myanmar cũng rất nhạy bén trong việc độ lại các loại xe jeep để cho du khách thuê, với những kiễu dáng độc đáo, nó khiến nhiều khách Tây thích thú sử dụng phương tiện này.








Bây giờ cũng là lúc chiếc Hino cổ lổ sỉ có độ lại chút đỉnh, bắt đầu chở tiếp lô hàng còn lại đến các địa chỉ khác.





16h, ngày 05-11-2013. 
Chiều nay chúng tôi sẽ đến thăm một ngôi chùa và sau đó là một đền tháp tiêu biểu. Xe đưa chúng tôi tiến về phía Bắc, qua khu Old Bagan, rồi bắt đầu rời đường nhựa, chạy vào một con đường đất đỏ, len lỏi dưới chân những ngọn đồi thấp mà bên trên là các ngôi tháp đủ kích cở với nhiều hình dạng khác nhau. 
Ô hay biết bao nhiêu là tháp! Tháp xa, tháp gần, tháp cao, tháp thấp. Tháp ẩn dưới tán cây xanh, tháp sừng sững bên vệ đường trước mặt. Tháp nguyên vẹn, tháp đổ nát chỉ còn nền với gạch vụn lăn lóc chung quanh. Tháp đơn lẻ giữa đồi cây bụi thấp, tháp đứng thành chùm tua tủa chọc trời xanh. Ôi tháp nhiều đến làm tôi chóng mặt, lúc quay bên này, lúc ngoái bên kia…Hầu hết đều bằng gạch đất nung màu đỏ, tương tự như những tháp Chăm ở miền Trung nước ta.
Nhưng, ở Việt Nam ngoại trừ Thánh địa Mỹ Sơn, tháp chỉ mọc rải rác dọc miền duyên hải, đơn lẻ một mình hoặc thành cụm vài 3 cái trên đồi cao nắng cháy. Tất cả đều là vốn quí của tiền nhân để lại, thậm chí nhiều tháp dù hư hại đến không còn hình dạng nguyên thủy, ta cũng cố gắng phục chế để giữ lại cho con cháu đời sau. Với ta, tháp Chăm là di sản hiếm có, là niềm tự hào của dân tộc bởi giá trị thẩm mỹ và phương pháp xây dựng, dù số lượng chỉ là đôi ba mươi cái. 
Còn nơi đây, chứng kiến số lượng khổng lồ những ngôi tháp, có chất liệu xây dựng tương tự như tháp Chăm, tôi chợt thấy rằng cổ tháp của ta chẳng thấm thía vào đâu! Đó chỉ mới là nhận xét thoáng qua, vì lúc này chỉ là “cởi ngựa xem hoa” thôi.
Có lẽ người Miến đã cố ý không tráng nhựa, nên con đường bụi đỏ giờ đây như đang dẫn chúng tôi trở về cái không gian của 1.000 năm về trước. Phải chi những đường dây điện dấu kín dưới mặt đất, khu đền tháp này càng tuyệt vời hơn.
Ngoại trừ những nhà nghiên cứu và chuyên viên thống kê, chắc chắn không ai có thể chụp đầy đủ hết những đền tháp cổ có nơi đây. Riêng tôi, cố gắng hết sức để có được một số hình ảnh cung cấp cho các bạn và đây là những ảnh chụp lúc xe chạy ngang qua, nên chắc chắn không hoàn hảo. Xin mời xem ảnh, tôi xin tạm đặt tên theo số thứ tự, bắt đầu từ Bagan 3 (1 và 2 đã post lên lúc vừa vào cửa ngỏ Bagan).























Dù chỉ là “cởi ngựa xem hoa” nhưng tôi thấy các cổ tháp cực kỳ đẹp trong nắng chiều nghiêng đổ. Dù là bằng gạch, lại không sử dụng chất kết dính, vậy mà sau 10 thế kỷ tồn tại, các cổ tháp dường như vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Đó là với những cổ tháp hiện diện trước mắt tôi, hôm nay. (Thật sự hơn 70% đã bị hủy hoại bởi nhân tai và thiên tai). 






























 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 640814 visitors (2134701 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free