.
  Quan điểm Hoa Kỳ về TQ
 
6/7/2014



 

Quan điểm Ngọai giao Hoa Kỳ về tình hình Trung Quốc hiện nay

GS Tôn thất Trình

Sau đây là quan điểm của Joshua Kurlantzick,  chánh chuyên viên  cho Đông Nam Á của Ủy Ban Ngoại giao  Hoa Kỳ, đăng tải ở tuần san Bloomberg Business Week số ngày 2- 8 tháng 6 năm 2014.

 Lần này có thể khác hẳn những lần trước

Các chuyên viên  thường nói rằng Bắc Bình sẽ không bao giờ hành động quân sự  ở các biển tranh chấp . Lần này có lẽ khác hẳn .  Hai tháng qua ,  khi Trung Quốc  tranh chấp biển với Nhật Bổn ,Phi Luật Tân và Việt Nam  leo thang , đa số quan sát viên và chức quyền chánh thức Hoa Kỳ , dù lo ngại, vẫn không bày tỏ gì nhiều về liên hệ  đến nhưng tranh chấp  có thể nổ bùng thành một chiến tranh lớn .  Nói cho cùng , trong hơn  30 năm, Trung Quốc đã  lợi lộc nhiều  khi là thành phần  của hệ thống  kinh tế tòan cầu.  Quân sự Tàu, dầu tăng trưởng , trên phương diện  kỷ thuật   còn kém xa  quân lực tiên tiến Hoa Kỳ.   Và trong  30 năm , các tiên đóan   là Trung Quốc  ngày nào đó , sẽ cố tâm thống trị  vùng biển Đông ( Biển Nam Hải )  bằng vỏ lực  luôn luôn đã tỏ ra sai lầm .

Những cảnh báo liên tiếp, nhưng không có gì đã xảy ra,  tạo ra  màn kịch kêu cứu láo tóet- cried wolf  ở Hoa Thịnh Đốn.  Đầu thập niên 1990 , nhiều tay tích cực  nhân quyền , kể cả  vào chánh trị gia đảng Dân Chủ  lo ngại rằng Trung Quốc bị tẩy chay  sau vụ đàn áp Thiên An Môn ,sẽ  quất roi mạnh. Thật sự, Trung Quốc đã phóng hỏa tiễn gần Đài Loan năm 1995 . Nhưng sau khi  chánh quyền Clinton gửi hàng không mẩu hạm đến Eo Biển Đài Loan, Bắc Bình đã thối lui. Thay vào đó, Trung Quốc tung  ra một tấn công bùa mê, nhắm vào các lân bang, tăng  viện trợ,  tăng đầu tư, tăng  ngọai giao văn hóa  xuyên khắp vùng.  Các nhà lảnh đạo  ngọai giao Tây Phương  và các  chuyên  viên về Trung Quốc  đã  tin  giả thiết rằng Trung Quốc  đã đầu tư quá nhiều  trên thế giới ngày nay,  để đập vỡ tan hết nó.  Bắc Bình đã “ ôm đồm  các thể chế   tòan cầu … Điều này  đã giúp  hướng dẫn tăng trưởng kinh tế Tàu đáng ngạc nhiên  và hội nhập Trung Quốc  vào kinh tế tòan cầu”,  theo lời  chuyên viên về Tàu  của Viện  Đại học Toronto  Wendy Dobson , ở một bình phẩm điển hình về vai trò Bắc Bình trên thế giới.

Nhưng lần này  con cọp   đã có thể đến nhà rồi !  Lảnh đạo  mới đầy tinh thần quốc gia  có thể   không chỉ đơn giản  đi vào trật tự  kinh tế và an ninh thế giới.  Tuồng như nhà lảnh đạo mới  muốn thay thế  trật tự này, ngay cả khi  điểm này  có nghĩa là sẽ tai hại cho vài mối thắt chặc  quan  trọng nhất của Trung Quốc. Bắc Bình đã khởi sự  trưng bày thái độ “ du  côn – tough guy”  bằng cách, trong nhiều điều, tuyên bố chủ quyền   các đảo  nằm giữa Trung Quốc và Nhật Bổn và  cũng cố  những tuyên bố uy vũ,  nhưng  đáng nực cười, làm chủ quyền  hầu như tòan thể Biển Nam Hải ( Biển Đông Việt Nam ).  Nhưng khác 10 năm trước, rất nhiều lân bang nổi giận  của Bắc Bình không còn là những quốc gia  ốm yếu , nhu nhược nữa .

Tại sao Trung Quốc lại  bải bỏ  ngoại giao tươi cười, đã giúp Trung Quốc  ký kết một thỏa hiệp  thương mãi tự do  với Đông Nam Á  và giúp Trung Quốc đạt ảnh hưởng lớn  đến các chánh phủ Á Châu ?   Cuối cùng ra , khi làm  lo sợ các quốc gia như Nhật Bổn , Phi Luật Tân và Việt Nam  những năm gần đây , các nhà lảnh đạo Trung Quốc không những  làm tai hại đến các liên hệ thương mãi, mà cũng đã đẩy  nhiều quốc gia này vào vòng tay Hoa Kỳ .

 

Tập cận Bình lên nắm chánh quyền  thế thốt là phục hồi vĩ đại Trung Quốc hàng thế kỷ qua  

Giữa các  lời   qua tiếng lại và  vòi nước phun đuổi  tàu cá Việt Nam , tổng thống Tập cận Bình – Xi Jinping đã tuyên bố  là trong”  dòng máu Tàu , không có DNA cho xâm lấn và bá quyền lảnh đạo”. Thế nhưng Tập  gần như chắc chắn là đã chấp thuận quyết định đưa vào vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam một dàn khoan  dầu lữa, và ông đã không  có gì là lùi bước cả.  Sau các bạo động chống Trung Quốc ở Việt Nam, bộ Ngọai giao Trung Quốc tuyên bố  là chính Hà Nội, không phải Bắc Bình,  đã bóp méo các sự kiện và kết hợp lại,  sai hay đúng, sân khấu thế giới  và ám chỉ đe dọa sẽ trừng phạt Việt Nam .

Các nhà lảnh đạo Tàu ngày nay, đặc biệt những nhân vật ngay dưới Tập , đã trưởng thành sau Cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Thay vì nhìn thấy hổn lọan và nghèo khổ, họ lại thấy Trung Quốc mỗi ngày  mỗi giàu có và uy mảnh hơn lên.  Bên trong Đảng Cọng Sản, những diều hâu đã  tạo áp lực cho các nhà lảnh đạo chóp bu làm các chánh sách càng ngày càng cứng rắn hơn.   Họ đã có  cử tọa rồi :  chánh Tập  cũng luôn luôn  nghiêng về  quốc gia chủ nghĩa và  đã lên địa vị cao nhất, thề thốt là đem lại  vĩ đại  Trung Quốc đã có nhiều thế kỷ.  Ngay cả so với một thập niên trước,   khi đa số dân Tàu  muốn các nhà lảnh đạo mình   tập trung vào  tiếp tục kỳ diệu  kinh tế nước nhà,  giới trung lưuTàu  mãi giàu có thêm lên  lại chú tâm đến ngọai giao và ủng hộ mảnh liệt  một lảnh  đạo nghị lực hơn .

Khi Trung Quốc gây ấn tượng vượt qua  thóai hóa kinh tế  tòan cầu , và phần Á Châu còn lại trở nên phụ thuộc  Trung Quốc về   thương mãi và đầu tư , Bắc Bình tin rằng các đối thủ   lảnh thổ với Trung Quốc, trong dài hạn, không đủ sức chống trả. Dù cho các hành động của Trung Quốc  có cơ  làm cho các láng giềng -lân bang Trung Quốc sẽ họat động với Hoa Kỳ, các chức quyền Tàu tin,   đúng hay sai,  rằng các quốc gia Á Châu sẽ không mãi mãi  xếp hàng cùng   một Hoa Kỳ đang yếu thế đi.  Điều hơn nữa là Trung Quốc thật sự đã bẽ nọc  rắn Hiệp Hội  các Quốc gia Đông Nam Á – ASEAN ,cho nên các quốc gia này không có thể đứng lên bênh vực các quốc gia hội viên  như Phi Luật Tân hay Việt Nam.   Bắc Bình đã làm như thế,   bằng cách chủ yếu  mua  chuộc lòng trung thành  vài quốc gia  ASEAN như Căm Bốt .   Vì chưng các quốc gia ASEAN họat động theo kiểu đồng thuận và nhất trí,  Trung Quốc chỉ cần một quốc gia theo mình là đủ  phá họai nhóm này rồi .

Phi Luật Tân đã phát triễn những cảm giác ấm áp với Tàu  trong  cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, khi  Trung Quốc  đầu tư to lớn  thiết lập một đường xe lữa mới  ở vùng Manila và trở thành một trong những nước lớn tặng dữ ngọai viện cho Phi . Nhưng  những cảm giác này, nay  đã cứng đờ.  Dân Phi  đi đến một kết luận là Bắc Bình  muốn chiếm tất cả biển Nam Hải Tàu , và sẽ không chịu  nhân nhượng tí nào, ít hơn điều này. Khi tổng thống Phi  Benigno Aquino III  công khai   đặt câu hỏi về các tuyên bố , thì Trung Quốc  thôi mời Aquino III  tham dự Hội Chợ Thương Mãi, tuy rằng kiểu làm nhục ngọai giao này ít khi xảy ra.

Mới đây Aquino  nói với Tin Tức Bloomberg   là ông thức dậy mỗi ngày nghĩ đến những đe dọa của Trung quốc đối với Phi Luật Tân . Hải quân  Manila bị phá tán  không thách thức gì nổi với quân sự Trung Quốc  mới sắm thêm một hàng không mẩu hạm. Từ năm 2010, chánh phủ Phi, cách đây 20 năm đã vất bỏ các căn cứ  Hoa kỳ, đã gửi  chức quyền cao cấp này đến chức quyền khác  đến Hoa Thịnh Đốn  để yêu cầu , tán tỉnh  và cầu xin  trang bị quân sự và nhiều viện trợ khác.

Trung Quốc  xây đắp quân sự và  cư xử   hiếu chiến hơn,   đã khơi mào một cuộc chạy đua võ khí có Inđô nêxia , Mã Lai Á , Phi Luật Tân,  Singapore và Việt Nam  mới đây  mua tàu ngầm ,tuần dương hạm , các máy bay chiến đấu phản lực  cùng những vỏ khí khác.  Việc mua  vỏ khí ở Đông Nam Á   tăng trưởng mau lẹ  hơn bất cứ vùng nào khác , chí phí quân   sự tăng 3.6 % năm 2013, theo phân tích  của Viện Khảo cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom.  Trung Quốc đã tăng chi phí quân sự hơn 12% năm 2013.

Tranh chấp tràn đầy ở Á châu  không phải là không tránh được, dù  Trung Quốc bùng mạnh quyền lực  và chủ nghĩa quốc gia.  Nếu các quốc gia ASEAN  đủ khả năng để  nhất trí hửu hiệu hơn nữa các quốc gia này có thể  áp dụng áp lực ngọai giao  trên Trung Quốc ,  thảo về vài tuyên bố nới rộng lảnh thổ, giam bớt khả năng tranh chấp quân sự .  Một  đường dây nóng – hotline  nối kết các lảnh đạo chóp bu Tàu đến các thủ đô  Đông Nam Á  hiện chưa có.  Nhưng nếu thành lập một đường dây nóng , thì có thể giúp ngăn ngừa  các sự cố nhỏ biến thành chiến tranh. Một cách khác,  tiềm thế cho tranh chấp  rất cao . NếuTrung Quốc  cố  đẩy lui  thủy quân Phi Luật Tân  ra khỏi bải cát ngập nước Second Thomas Shoal đang tranh chấp , Manila , đang cởi một làn sóng  tình cảm chủ nghĩa quốc gia Phi , có thể cảm giác bắt buộc phải đánh trả , tấn công các tàu Trung Quốc .  Nếu Trung Quốc đánh lại với không quân và hải quân mình , Manila sẽ không có ai để nói chuyện ở Bắc Bình cả ,  hầu làm ngừng   bạo lực gia tăng .

Cũng có một hiểm nguy bao la  là Hoa Kỳ bị kéo vào vòng chiến.  Chánh quyền Obama  đã  tăng thêm  bán võ khí cho Phi Luật Tân  và tháng 4 năm 2014,  đã ký kết một thỏa  hiệp  quốc phòng với Phi, sẽ  cho phép các lực lượng Hoa Kỳ xử dụng  các căn cứ Manila .  Năm 2010 ,  Bà Hillary Clinton , lúc đó là bộ trưởng Ngọai giao, đã đọc mọt diễn văn cột mốc  trong đó  bà tuyên bố lần đầu tiên là Biển Nam Hải là  “ quyền lợi quốc gia” của Hoa Kỳ.  Vào thời điểm đó,   hầu như mọi chức quyền chánh quyền Obama  đều riêng tư khuyến cáo  các phóng viên,   các nhà phân tích chánh sách và các nhà lảnh đạo Á Châu  là Trung Quốc sẽ không bao giờ lao vào  một chiến tranh Hoa kỳ  có cơ vướng mắc.  Nhưng đó  là lúc  ai nói ngược lại là họ  đã  la lối  cầu cứu : cọp đã đến nhà – crying wolf .   Các quốc gia Đông Nám Á thì đã  cho là cọp đến tận cửa rồi . Và với Hoa Thịnh Đốn  mỗi ngày mỗi thêm cam kết ủng hộ  các nước bạn chung sức , Hoa Kỳ rất có thể bị bắt buộc lôi cuốn vào tranh chấp .
( Irvine , Nam Ca Li – Hoa Kỳ,  ngày 31 tháng 5 năm 2014 )

 


 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 638928 visitors (2128756 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free