.
  Phát triển tỉnh Lâm Đồng Đà Lạt P1
 
17/7/2014

 

 

 Năm 2015,  có 2 cách  đi từ Sài Gòn đến Đà Lạt:
 Sài gòn - Ma Lâm - Đà Lạt

 
Phần 1

 

      Đẹp nhất hồ xanh hay thác trắng?

      Vừa hái hoa rừng vừa cải nhau.

      ( Thơ Ca Lê Hiến - 1989 - 1995, hai hồ lớn Đà Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Đa Thiện, các hồ khác là  Than Thở, Vạn Kiếp, Mê Linh… Cách  thành phố không xa là   các thác Liên Khương, Prenn, Đatanla, Cam Ly …  xa hơn tí nữa là các thác Pông gua , Gu Ga…  Rừng gợi cảm là rừng Ái Ân, đập Suối Vàng, thung lũng Tình Yêu,đồi thông Hai Mộ …)

                                                Mươi nếp nhà tranh, mươi tá lưu dân

                    Là quang cảnh Đà Lạt khỏang  thập niên đầu thế kỷ thứ 20, nhưng năm 1939  Đà Lạt  đã có 427 biệt thự và hơn chục vạn dân( theo Bùi Văn Trọng Cường ), vượt Tam Đảo, nơi :

 

                                Mây sà xuống ôm rừng thông xanh biết,

                             Suối nghiêng mình nghe khúc nhạc thông reo

                                ( Thơ cũ theo nhà sử học Nguyễn Vĩnh Phúc )

 

 

    Vị trí

   Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên ( Cao Nguyên Trung Phần )- Central Highlands ; 4 tỉnh Tây Nguyên khác là Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông. Lâm Đồng có đặc điểm là không có biên giới chung với  các quốc gia Lào, Căm Bốt ) . Nằm về phía Nam Tây Nguyên, tọa độ là vĩ tuyến Bắc 11012 - 12015’ và kinh tuyến  Đông 107015’ - 108045’. Đông giáp hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, Tây  Nam giáp tỉnh Đồng Nai, Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Tây giáp tỉnh  Bình Phước  và Bắc giáp hai tỉnh  Đắc Lắc và Đắc Nông. Diện tích nay là 9 764.8 km2 ( 3770.2 dặm Anh vuông ),nhỏ hơn chút ít con số tiến sĩ  Thái Công Tụng ghi ở tài liệu Vietnamologica số 6 - 2005 là  9 953 km2, tỉnh hẹp nhất Tây Nguyên, trước khi  tỉnh Đắc Lắc cũ chia ra làm hai năm 2003 là tỉnh Đắc Lắc mới (  13062 km2) và  tỉnh Đắc Nông (  6514 km2 ), nguyên là tỉnh Quảng Đức ( thị xã là Gia Nghĩa) thời Cộng Hòa.  Sau năm 1975, Lâm Đồng cũng  là hai tỉnh Tuyên Đức ( thị xã là Đà Lạt)  và tỉnh Lâm Đồng cũ ( thị xã là Bảo Lộc - Blao) nhập lại.

     Về hành chánh, Lâm Đồng  gồm hai thị xã  Đà Lạt và Bảo Lộc và 10 huyện : Bảo Lâm ( Lộc Thăng), Cát Tiên ( Đồng Nai ), Đa Hòai( Madagui ), Đa Tẻ ( teh ), Đam Rồng, Di Linh, Đơn Dương ( Thành Mỹ ), Đức Trọng( Liên Nghĩa ), Lạc Dương, Lâm Hà ( Nam Ban, Định Vân ). Dân số năm 1996 là 722 322 người, năm 2007 là 1 189 327 người. Tăng gia mỗi năm  trung bình  40 - 50 000.  Như vậy, năm 2014 có thể đã gần 1500 000 người. Lâm Đồng có đến 40 tộc dân sinh sống, nhưng đông nhất theo thứ tự là tộc dân Kinh -Việt , các tộc dân thiểu số Cơ Ho , Mạ ,  Nùng, M’Nông…. Nhắc lại các tộc dân Cơ Ho,  Mạ, M’ Nông thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer và tộc dân Nùng  thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái,sinh sống nhiều nhất  rải rác  12 tỉnh miền Bắc Việt Nam, nhưng sau 1954 - 55 đã  tập trung nhiều ở khu vực Tùng Nghĩa Lâm Đồng chuyên khai thác thơm - dứa…

             

             Suôi dòng lịch sử Lâm Đồng

“ Từ vài thôn ấp sông Dã Dương đầy cá sấu, thuộc Bình Thuận  qua năm 1899 tên là Đồng Nai Thượng ( Haut Donnai )- Cao nguyên Liang Bian, hủy bỏ năm 1905 ,tái lập năm 1920,   sáp nhập năm 1950  Lâm Viên và Đồng Nai Thượng  thành Lâm Đồng  và xác nhận tên này năm  năm 1958,  dân số tỉnh  là 49 599 người chỉ bằng 1/30 dân số ngày nay , trên diện tích là 10 650 km2 ,  lớn hơn dôi chút diện tích ngày nay . Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, sách thời nhà Nguyễn Phước, thì  trước  năm 1899,  đa số lảnh thổ  tỉnh Lâm Đồng ngày nay thuộc tỉnh Bình Thuận và một phần Ninh Thuận.  “ Di Linh thơ phú”  ghi là lúc đó có 20  thôn ấp , ghi tên một một con sông là Dã Dương  về phía Tây, không sâu , nhưng đầy cá sấu :  Tây hửu Dã dương giang, bất thâm nhi quảng, trung đa ngạc ngư.  Sách cũng ghi rỏ họat động hai bên bờ sông . Phía Nam  do các thương gia Tàu cư ngụ .  Phía Bắc rất ít cư dân.  Năm thứ 19 đời vua Tự Đức , triều đình Huế gửi  nhân viên thám hiểm vùng này, nhưng người Thượng lo sợ, không chịu hướng dẫn nên cuộc thám hiểm thất bại.

           Ngày một một tháng 11 năm 1899,  tòan quyền Paul Doumer  ký quyết định  thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và hai cơ sở hành chánh là Tánh Linh  và Cao nguyên Lang Bian.  Tỉnh Đồng Nai Thượng  gồm  thượng dòng sông Đồng Nai  giáp Nam Kỳ - Cochinchine và Căm Bốt, thị xã là Di Linh- Djiring. Năm thứ 17  đời  vua Thành Thái  năm 1905, bải bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng và đặt lảnh thổ này trực thuộc lại tỉnh Bình Thuận.  Ngày 16 tháng giêng năm 1916 , Tòan quyền  E. Roume ký quyết định  thành lập tỉnh Lang Bian  gồm toàn thể vùng núi non của các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai,  Bình Phước ngày nay.  Ranh giới tỉnh Lang Bian  là sông Krong Knô  về phía Bắc,  sông Krong Pha ( nay thuộc tỉnh Ninh Thuận ) về phía Đông Nam, sông Cà Giai một chi lưu sông  Lũy - Phan Rí ( thuộc tỉnh Bình Thuận ) về phía Nam , phía Tây là biên giới  với Căm Bốt. Sắc lệnh  thành lập Đà Lạt là trung tâm đô thị ở Lang Bian đước ký vào ngày 20 tháng tư  năm 1916 đời vua Duy Tân, và được Khâm Sứ  Trung Kỳ là J. E. Charles  ký xác nhận  ngày 30 tháng 5 năm 1916. Ngày 8 tháng giêng năm 1941,  tòan quyền Decoux  ký quyết định thiết lập vùng Lang Bian , tự phong cho mình làm thị trưởng Đà Lạt và thống  đốc tỉnh Lang Bian.

         Tháng 8 năm 1945  , Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Lâm Thời và Mặt Trận Việt Minh thiết lập  tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng. Ngày 14 tháng 12 năm  1950,  chủ tịch Ủy Ban  Kháng chiến Trung Bộ  Nguyễn duy Trinh   ký nghị định sáp nhập  tỉnh Lâm Viên và  Đồng Nai Thượng vào tỉnh Lâm Đồng.  Phó thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa  Phạm Văn Đồng ký xác nhận  nhập Đồng Nai Thượng và Lâm V iên  vào tỉnh Lâm Đồng  ngày 22 tháng 2 năm 1951.  Ngày 10 tháng 11 năm 1950,  quốc trưởng( vua ) Bảo Đại cũng đã ký sắc lệnh qui định ranh giới thị trấn Đà Lạt  và tỉnh Đồng Nai Thượng. Theo  Địa Phương chí,  thị trấn Đà Lạt  là trung tâm của Hòang Triều CươngThổ-  Crown Domain, diện tích 67 km2 và dân số là 25 041 người .                      

     Tỉnh Đồng Nai Thượng như vậy được thiết lập năm 1899, hủy bỏ năm1905, tái lập năm 1920. Năm 1956 , diện tích Đồng Nai Thượng  là 10 650 km2 và dân số là 46 599 người. Djiring là thị xã.  Lúc đó tỉnh gồm  3 huyện:   Djiring có 188 làng, Blao có 159 làng và  Dran - Fyan có 274 làng. Ngày 19 tháng 5 năm 1958, tổng thống Ngô Đình Diệm ra nghị định đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Ngày  30 tháng 11, chuyễn thị xã từ Djiring  xuống Blao. Ngày 19 tháng 2, Blao đổi tên thành Bảo Lộc, và Djiring thành Di Linh .  Xã B’Sar tỉnh Bình Tuy sáp nhập vào huyện ( quận  )  Bảo Lộc  ngày 12 tháng 7  năm 1965.  Ranh giới  năm 1965 của tỉnh Lâm Đồng là tỉnh Quảng Đức về phía Bắc,  hai tỉnh Tuyên Đức và Bình Thuận về phía Đông,  hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy về phÍa Nam , hai tỉnh Phước Long và Long Khánh về phía Tây.  Năm 1972, diện tích tỉnh Lâm Đồng là 5 500km2, dân số là 90 157 người, thị xã là Bảo Lộc. Ngày  19 tháng 5 năm 1958 , tổng thống Ngô Đình Diệm  thiết lập tỉnh Tuyên Đức. Ngày  30 tháng 5 năm 1958, quận ( huyện ) Dran tách rời khỏi Lâm Đồng và nhập vào Tuyên Đức . Bắc Tuyên Đức  đi ngang phía Nam  núi Chu Yang Sin, Đông gần núi Bi Đúp ,  Tây Nam là đỉnh đèo Ngọan Mục, Tây là các sông Đa Nhim, Dak Nông và Đá Trong. Năm 1958  diện tích tỉnh Tuyên Đức  là 5067 km2 , dân số là 49 025 người và thị xã là Đà Lạt,và có 3 quận là Đơn Dương, Đức Trọng  và Lạc Dương.

      Theo quyết định ngày 20 tháng 9 năm 1975  của Bộ Chánh Trị - Politburo: Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng và Đà Lạt  là 4 thành phố  trung ương quản trị và 4 tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Bình Thuận và Ninh Thuận hợp thành một tỉnh mới, tên là Thuận Lâm, thị xã là Phan Rang. Tháng 2 năm 1976 ,  Chánh Phủ Lâm Thời Cách Mạng Cộng Hòa Miền Nam  ra quyết định  nhập các tỉnh này  vào Miền Nam Việt Nam  và lập ra tỉnh Lâm Đồng, gồm  tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Tuyên Đức và thành phố Đà Lạt. Ngày 14 tháng 3 năm 1979, lại chia Bảo Lộc ra làm  2 huyện là  là Bảo Lộc và Đa Huoai;  Đơn Dưong  thành 2 huyện  Đơn Dương và Lạc Dương . Sau khi chia huyện ,tỉnh Lâm Đồng  gồm có 6 huyện, 1 thành phố  là Đà Lạt, 61 xã, 5 thị trấn và TP Đà Lạt gồm 6 phường .  Ngày 19 tháng 9 năm 1981, Quốc hội Việt Nam khóa 7 ra quyết định nhập xã Đồng Nai ( 18 000 ha )  huyện Phước Long tỉnh Sông Bé  vào huyện Đa Huoai tỉnh Lâm Đồng. Ngày  22 tháng 11 năm 1995  nhập  34 000 ha phía Bắc sông Krong Knô  vào tỉnh Đắc Lắc. Tháng 4 năm  2010  thị trấn Bảo Lộc được  công nhận là đô thị hạng III nước nhà.   Nay tỉnh Lâm Đồng  gồm hai thị xã là Đà Lạt , Bảo Lộc , 10 huyện  và 149 xã như đã nói trên .

        

 

           Lịch sử và danh lam thắng cảnh Đà Lạt , xứ ngàn thông, ngàn hoa ( lay dơn,  hoa hồng, cẩm tú cầu … ),  nước hồ im- thác reo ...

          

 

    Từ  dòng suối nhỏ Đà tiếng Cơ Ho và  Lạt tên một bộ tộc sống dưới chân núi Lang Bian.  Năm  1893,  Paul Doumer năm 1893  chấp nhận đề nghị của Yersin  thiết lập trên  Cao Nguyên Lâm Viên  một thành phố nghĩ mát cho kiều dân Pháp.  Trước năm 1893 , khi còn thuộc “  Lâm Sơn Phần” của bản đồ tỉnh Ninh Thuận, Đà Lạt  chỉ có  tổng cọng là  17 làng  và 268 người.  Năm 1900 ( ? )  Paul Doumer thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và hành chánh Lâm Viên,cử Champoudry làm “ thị trưởng” đầu tiên của Đà Lạt. Năm 1901, đường xe lữa  Tháp Chàm - Đà Lạt  được  hoạch định.  Tuy ngân sách rất ít ỏi, Champoudry   cũng dời được xây  cất trạm khí tượng  Dankia , lập  một khách sạn Đà Lạt đầu tiên  là Khách Sạn Hàng Không ngày nay, tiền   thân của Khách sạn  Hotel du Lac và ,năm 1909,  hòan tất khúc đoạn Tháp Chàm  - Xóm Gòn  chỉ trong 6 tháng . Ở nhiệm kỳ hai, tòan quyền Paul Doumer trước năm 1914 , phát triễn mạnh mẽ  y tế , giáo dục và xây dựng Đà Lạt. Năm 1913, chánh quyền thuộc địa  làm xong  đọan đường  Phan Thiết -  Djiring ( nay là quốc  lộ 28 )  và năm 2014   đọan đường Driring - Đà Lạt ( nay là quốc lộ 20 ),  đường xe lữa  Phan Rang - Krong Pha được sử dụng  giúp  doanh nghiệp và du lịch  phát triễn nhiều  giữa vùng Đà Lạt và các châu thổ duyên hải. Lạt dài  354 km và  Sài Gòn - Phan Rang - Đà lạt dài  414 km .  Khi Thế Chiến Thứ Nhất  khởi đầu , kiều dân Pháp và các dân da trắng khác đổ xô lên nghĩ mát ở Đà Lạt , vì không về được cố hương và khí hậu Đà Lạt  tương tự Âu Châu. Nhờ đầu tư khai thác Đông Pháp,  từ năm 1916 đến  thời kỳ kinh tế khủng hỏang thập niên 1930, rất nhiều ngọai kiều đến Đông Pháp:  năm 1937 có đến  trên 30 000 kiều dân Pháp và năm  1943 có  đến  466 000 ngọai kiều Tàu.  Đà Lạt lúc đó rất được ưa chuộng.  Triều đình Huế  không có uy quyền gì về ngọai giao và quân sự: từ chế độ bảo hộ , Trung Kỳ  tiến tới chế độ  bị trực trị . Nhân viên Huế bổ nhiệm  ở  Đà Lạt chỉ là hình thức. Khởi đầu, công chức Pháp làm phụ tá cho họ , nhưng dần dần  các nhân viên Việt trở thành phụ tá cho nhân  viên Pháp. Năm  1916 ,  vua Duy Tân ký sắc lệnh  thiết lập thị trấn Đà Lạt . Nhưng tinh thần sắc lệnh  là chuyễn mọi quyền  cai trị Đà Lạt cho tòan quyền Đông Pháp . Dân số Đà Lạt năm 1923 là 1500 người, năm  1925 tăng lên  đến 2400 ngườ .  Hạ tầng cơ sở Đà Lạt được phát triễn như Palace Hôtel các năm  1916- 1922,  hồ trên sông Cam ly  năm 1919 do kỷ sư Labbé xây cất , các trạm phân phối điện năm  1918,  bưu điện, trường học năm 1920 và các bungalow  gỗ.   Rất nhiều khu phố  được thiết lập  ở phía Nam, Đông Nam và phía Tây Hồ Lớn. Dân Kinh - Việt tập trung ở làng Đa Lạc  phía Bắc và Tây Bắc dòng suối Cam Ly.  Ngày 16 tháng 8 năm 1921, tòan quyền   René Robin  thiết lập khu bảo tồn  Trạm Bờ (? ) rộng 8000 ha.  Năm 1921,  xây cất bệnh viện Đà Lạt , thay cho  nhà hộ sinh lợp tranh.  Cũng năm 1921, kỷ sư  Ernest Hébrand  vẽ ra một  kế họach cho Đà Lạt, làm xong năm 1923   lập một dãy hồ  từ thác Cam Ly  đến hồ Than Thở trên dòng Cam Ly, với ý đồ  biến Đà Lạt thành thủ đô Đông Pháp. Nhưng dự án bị chỉ trích nặng nề,  vì tốn kém,  không mấy lưu tâm đến cảnh quan thiên nhiên,  từ các đồi  đến núi Lâm Viên  đẹp  đẽ…  Năm  1933, kiến trúc sư Pineau  phát họa  một cái nhìn thực tiển hơn, theo đó một đã hồ từ Tây sang Đông  Nam  bao quanh  thị trấn Đà Lạt, mọi nét chánh được gìn giữ   năm 1943. Năm  1927, một trạm điện  mới được xây dựng. Năm 1930, làm xong các trại lính Courbet. Năm 1932,  thực hiện  đường  nối kết trực tiếp Đà Lạt -Sài Gòn qua đèo Blao . Năm 1935,  trường trung học Yersin  mở cửa . Năm  1936,  thành lập Viện Pasteur . Năm 1937, hòan tất  đường số 21, nối Đồng Nai Thượng với tỉnh Đắc Lắc và bắt đầu xây cất phủ tòan quyền. Năm 1938 làm xong trạm xăng Đà Lạt. Năm 1939, trường Thiếu Sinh Quân hòan  tất trong khuôn viên Viện Đại Học Đà Lạt ngày nay.  Nhiều biệt thự dựng lên ở đường  Hoa Lay yơn ( rue des Glaieuls), đường Hoa Hồng ( rue des Roses ) và Khách sạn Saint  Benoit. Năm  1936, Đà Lạt chỉ có 327 biệt thự; năm  1935 có 398 biệt thự và năm 1939 có 427 biệt thự         


 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693416 visitors (2230869 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free