.
  Tỉnh Thái Bình
 
31/7/2014

 

 

                          Đất Sơn Nam tự thuở mở non sông

               (Tục ngữ miền Bắc nói về nguồn gốc  tỉnh Thái Bình)

          “ Lê Quí Đôn là người  học vấn  rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên …, không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia.” ...

          ( Lời bàn của Phan Huy Chú “1782-1840” về thơ của Lê Quí Đôn “1726- 1784”,  sinh quán huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, một nhà bác học, nhà thơ,  để lại cho Việt Nam  40 bộ tác phẩm gồm hàng trăm quyễn.   Đối với Miền Nam nước nhà là Phủ Biên Tạp Lục, viết trong thời gian  ông làm  Hiệp Trấn Thuận Hóa, ghi chép tình hình xã hội Đàng Trong, từ thế kỷ thứ 18 trở về trước .)

                       Vòng trời đất  dọc ngang, ngang dọc,

                          Nợ tang bồng vay trả, trả vay.

                        Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây

                         Cho phỉ sức  vẫy vùng trong bốn bễ...                                     

                          … Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,

                             Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ ...

               ( trích bài thơ “Chí làm trai” của Nguyễn Công Trứ “1778 - 1858” , người chiêu mộ dân khẩn hoang, lập ra huyện Tiền Hải năm 1826, thuộc tỉnh Thái Bình,còn Kim Sơn- Phát Diệm  nay lại thuộc tỉnh Ninh Bình)

 

      Vị trí

 

    Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm  phía Nam vùng châu thổ  sông Hồng và là một trong những “ vựa lúa” của Đồng Bằng Bắc Bộ. Thái Bình vốn là một vùng đất cổ “đất Sơn Nam tự thuở mở non sông” . Bắc giáp  tỉnh Hải Dương và Thành Phố Hải Phòng, Tây giáp  hai tỉnh Hà Nam  và Hưng Yên, Nam giáp tỉnh Nam Định và Đông là Biển Đông- Thái Bình Dương . Tọa độ là từ 200 17’ đến 200 44’  vĩ tuyến Bắc và   từ 1060 06’ đến  1060 39’ kinh tuyến Đông. Từ Tây sang Đông  dài 54 km và từ Bắc xuống Nam dài 49km, diện tích bờ biển  là 53 km.  Diện tích tự nhiên,  năm 20 10 là 1 567.4 km2 ( năm 2000 ghi là 1519.9 km2 ). Dân số năm 1995 là 1752 .3 nghìn người, năm  2000 là 1 803. 8 nghìn, năm  2010  phải trên  1900  nghìn và năm 2013 có lẽ phải  đến  1930  nghìn. Tuy rằng nhờ kế họach hóa gia đình, Thái Bình là một trong  vài tỉnh có tốc độ tăng dân số  vào mức  thấp nhất cả nước. Hai đặc điểm khác của dân số tỉnh nhà là mật độ dân số Thái Bình thuộc lọai đông nhất cả nước, 5.1 lần hơn mật độ trung bình cả nước vào năm 2000; trong kết cấu dân số, số nữ 52.2 % cũng nhiều hơn số nam 47.8 %. Trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam - Nam Bắc tương tàn,  200 000 thanh niên Thái Bình đã tòng quân, có mặt khắp chiến trường.( ? )

     

      Phân chia Hành chánh

 

      Tỉnh Thái Bình được thành lập ngày 21 tháng 3 năm 1890 . Địa bàn tỉnh năm đó gồm phủ Thái Bình, phủ Kiến Xương ( tách ra từ tỉnh Nam Định ) và huyện Thần Khê ( tách ra từ tỉnh Hưng Yên và nhập vào phủ Thái Bình). Ngày nay gồm một thị xã  tỉnh lỵ là   TP ( ? ) Thái Bình  và 7 huyện là  Hưng Hà, Quỳnh Phụ ( Qùynh Côi ), Thái Thụy ( Diêm Điền ),  Đông Hưng, Vũ thư, Kiến Xương và Tiền Hải. Năm 2000, dân số thị xã tỉnh lỵ Thái Bình là 138.700 người. Dân số các huyện đều trên 200 000 người năm đó. Đông nhất là huyện Thái Thụy  267 000  và ít nhất là huyện Tiền Hải 204 000. Tộc dân Kinh hầu như chiếm hết tổng số dân, chỉ còn chút ít  người Thái, người Tày, người Hoa . ..

 

            Địa hình  

 

   Thái Bình là một tỉnh không có núi rừng. Nhìn chung, địa hình bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Nhưng ở  mỗi khu vực, lại có nơi đất trũng hay gò cao hơn so với  địa hình chung, độ cao  so với mặt biển  là từ 1 mét đến 2 mét.  Vùng cao trên 2m chiếm diện tích nhỏ.   Địa hình  đồng bằng Thái Bình chia ra ba thể dạng :  

      - Đồng bằng tích tụ cao Kiến Xương, Vũ Thư  chủ yếu  trải ra giữa sông Hồng và sông Trà Lý và mới được hình thành. Đất thấp, phần lớn có cao độ dưới 1m, xen kẽ với  các dải cồn cao  1-2m. Nếu không có đê biển và đê sông thì hằng ngày vẫn bị ngập khi triều cường.

       - Đồng bằng tích tụ thấp Quỳnh Côi  là dạng đồng bằng tích tụ phù sa mới, thấp, phát triễn  ở những nơi ít được dồi đắp phù sa, do bản thân con sông chảy qua có ít phù sa, hoặc   ở vào nơi tiếp giáp giữ a hai lưu vực nên nước sông đến đó đã giảm lượng phù sa.

        - Đồng bằng duyên hải  Tiền Hải , Thái Thụy là  vùng châu thổ  sông Hồng rỏ rệt. Đất mặn  chiếm đa số diện tích,  rồi đến đất cát  trên các dải cồn và cuối cùng là đất phèn.  Chủ yếu làm ruộng hai vụ , ven biển có đồng cói và rừng ngập mặn.   

   Các bải cát và các cồn cát ven biển phân bố chủ yếu ở rìa phía Đông, Đông Nam hay Đông Bắc. Các cồn nổi là cồn Đen, cồn Thủ, cồn Vành.  Nông dân đã trồng các rừng cây phòng hộ  để cố định  các cồn cát , (không cho cát bay, cát di động vào phía trong, lấp cạn các đầm nuôi  thủy hải sản ), lấy gỗ  làm vật liệu xây dựng, lấy củi đốt, đồng thời  tạo cảnh quan tươi đẹp cho vùng biển.  

   Hình thành đất Thái Bình gắn liền với quá trình bồi tụ, lấn  ra biển.  Làng Kỳ Bá ở ven thị xã Thái Bình ngày nay, vào thế kỷ thứ 10 còn là cửa biển  có tên gọi la “ Kỳ bồ hải khẩu”. Từ thế hệ này qua thế hệ khác,  dân Thái Bình đã kiên trì quai ( đắp vòng  bao) đê lấn biển, đắp đê ngăn nước, xây cống  bỏ kè, san ghềnh lấp trũng, khai hoang vỡ hóa lập tỉnh. Từ năm  1828  đến  năm  1985,  diện tích quai đê  lấn biển là  7787 ha. Từ năm 1960 đến năm 1990, lấn thêm được  4068 ha.

 

          Khí hậu

 

     Khí hậu Thái Bình là nhiệt đới gió mùa ẩm thấp. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23- 240C . Nhiệt độ thấp nhất  là 40 C và cao nhất là 380C. Số giờ nắng trong năm là từ 1600 đến 1800 giờ. Lượng mưa  từ 1400 đến 1800mm.  Nhờ vị trí ven biển  nên khí hậu Thái Bình có  vài sắc thái riêng. Mùa đông thường ấm hơn các tỉnh năm sâu trong đất liền. Nhưng ngày giá lạnh mùa đông( từ tháng11 đến  tháng 4 ) thường không kéo dài liên tục mà xen kẻ những ngày ấm áp.  Mùa hè ( từ tháng 5 đến tháng 10 ) tuy nóng nực, nhưng  có những ngày mát dịu, nhờ gió biển  thổi không khí mát mẽ vào buổi chiều.

 

     Thủy văn

 

   Thái Bình là một tỉnh có sông nước bao quanh. Một mặt là biển, ba mặt khác là sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa.  Giữa tỉnh là sông Trà Lý dài 67 km, phân chia tỉnh ra 2 phần:  4 huyên phía Bắc, 3 huyện và thị xã tỉnh lỵ phía Nam. Các sông đổ  ra biển qua các cửa Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý và Ba Lạt. Sông ngòi có độ dốc nhỏ, trung bình 0,02- 0.05 m /km. Độ rộng lòng sông có nơi tới 3km. Chế độ dòng chảy của sông Thái Bình chịu ảnh hưởng dòng chảy của chế độ sông Hồng.  Mùa lũ, từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 75% lượng nước/ năm.  Mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 5, chiếm 25. Ngoài hệ thống sông ngòi, Thái Bình còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên ở độ sâu 450m, trữ lượng lớn  thuộc huyện Tiền Hải;  ở đây đã  xây dựng nhà máy nước vô chai Vital.

 

    Đất đai

 

  Đất đai Thái Bình có các nhóm sau đây: đất mặn, đất cát ven biển, đất phèn chua, đất phù sa và đất bạc màu, đất bị xói mòn. Đất mặn phân bố ở  vùng các cửa sông , ven biển  và những chỗ thấp trũng trong và ngòai đê. Thuốc nhóm chánh  Đất Glây Dystric Gleysols, có thời gian ngập úng trên 6 tháng  còn có tên là đất gley chua, có phản ứng rất acid ở tầng đất mặt, dung tích hấp thu - hóan chuyễn thấp và nghèo dưõng chất. Hay nhất là mau lẹ trồng rừng ngập mặn: tạo môi trường sinh thái, tạo các đầm nuôi trồng  thủy  sản, tạo điều kiện  cho quá trình lắng đọng phù sa mau lẹ hơn ...Đất cát ven biển  phân bố trên các cồn cát duyên hải cũ, thường có địa hình cao hơn độ cao đồng bằng. Phần lớn các dân cư trong vùng đều tập trung  trên địa hình cao nhóm đất này. Đất nhẹ, ít độ phì nhiêu tự nhiên, tính chất giữ ẩm độ, giữ mùn kém, nhưng đất tơi xốp, thóang khí, dễ canh tác, dễ điều chỉnh độ phì nhiêu, thích hợp  với nhiều lọai cây trồng. Chung quanh  các điểm dân cư là vườn cây ăn trái, vải ,cam, chanh… cho thu nhập  cao hơn các cây trồng  khác . Riêng trồng hòe  có giá trị cao nhất, vì cây không chiếm đất, có thể trồng phân tán hai bên các trục giao thông, dọc theo các kinh mương thủy lợi, các sân trường, cơ quan, bệnh viện, nhà nghĩ dưỡng như ở Tiền  Hải, Thái Thụy. Việt Nam kiểm kê 4 lòai cây hòe tông Sophora, họ thực vật phụ - đậu Papilionoideae. , Bờ biển Nam Bộ chỉ có một lòai là hòe lông Sophora tomentosa ở Côn Sơn Phú Quốc. Ba loài kia là hòe Bắc Bộ Sophora tonkinese, một đại mộc nhanh lông mịn vàng, hoa vàng; hòe Nhật Bổn Sophora japonica, nhánh không lông ,hoa trắng; hòe  mốc Sophora  velutina ( S. glauca ), một  tiểu mộc, trái lông vàng vàng, hoa  cũng vàng. Loài trồng nhiều nhất ở đây có lẽ là hoè Nhật Bổn,  vì hoa chứa  rutin giúp vi huyết quản cứng chắc, cầm  máu, trị trĩ, trị ung nhọt, chóng mặt; lá làm thuốc xổ, trị kinh phong, trái chống thụ tinh, chống lạc thai, trị băng huyết, chứa alcaloid chống bướu. Đất phèn phân bố chủ yếu ở huyện Thái Thụy. Đất nặng , nhảo dẻo khi ướt, cứng rắn và nứt nẻ khi khô, thường có  lớp sét “ cứt mèo - catclays” màu vàng bám trên mặt đất hay trong khe đất, và cần luôn luôn  giữ cho đất ngập nước để phèn khỏi trồi lên mặt đất ... Những nơi ít phèn, thủy lợi tưới tiêu tốt, thau chua rữa mặn dễ dàng, trồng lúa  vẫn cho năng xuất cao . Đất phù sa  chủ yếu để trồng lúa, nếu có hệ thống dẫn   thủy nhập điền thuận lợi , năng xuất lúa từ các thập niên 1980- 2000  vẫn từ 5-7 tấn/ha và có thể  đến 8- 10 tấn/ ha.  Đất phù sa Sông Hồng  tỉ lệ sét chiếm  20- 25 % , thịt khỏang 50% , pH trung tính 6.5 - 6.7, giàu cation  kiềm thổ,  hàm lượng hửu cơ khá 1.3 - 2.0% ….   là nhóm đất tốt.  Đất phù sa sôngThái Bình có màu xám, nghèo hơn đất  phù sa sông Hồng, chua hơn pH 4.5 - 5.0, ít hửu cơ hơn …, cũng có thể  sử dụng trồng nhiều lọai cây khác nhau, nhưng muốn đạt năng xuất cao, cần phải bồi dưỡng cải thiện  thêm và tăng cường phân bón.  Đất bạc màu và đất xói mòn là đất thịt nhẹ cát pha. Phản ứng  acid chua pH 5.0 %, rất nghèo hửu cơ ( 0.8- 1.0% ), hàm lượng đạm, lân, ka lium - bồ tạt đều nghèo. Nhóm đất này không thích hợp cho trồng lúa,  nhưng có thể trồng một số hoa màu như đậu- đỗ, đậu phụng ( lạc ) , mè ( vừng ),  rau và một số lọai cây ăn củ.

 

    Tài nguyên biển

 

     Thái Bình có khỏang hơn 10 000 ha mặt nước ( ngọt, mặn, lợ ) có khả năng nuôi trồng nhiều lòai thủy sản. Lảnh hải Thái Bình  lên đến vài nghìn km2.  Bờ biển có 4 cửa sông, các bải ngang rộng, bằng phẳng, hằng năm  phù sa các sông Hồng, sông Thái Bình, sông Trà Lý bồi đắp, lần dần ra biển như đã đề cập trên.  Biển Thái Bình giàu cá và các lọai hải sản. Một số  có giá trị  cao như cá hồng Lutianus erythropterus ăn tươi , cá thu ( Scomberomorus sp., Rastrelliger sp.) thịt ngon, xếp trong hàng tứ qúi miền Bắc là cá chim, cá thu, cá nhụ, cá đé …

 

    Tài nguyên khóang sản

   Hai tài nguyên khóang sản Thái Bình đáng kể là mỏ khí dầu Tiền Hải,  trử lượng  1263 triệu tấn, diện tích mỏ   chừng 5 km2 ,  khai thác từ năm 1986 và  năm 1987  sản lượng khai thác là 37.9 triệu m3. Gần đây tìm thấy thêm 7  mỏ dầu khí tại vùng Sông Hồng và có thể cả ở   vùng biển quanh Hoàng Sa - Pracels Islands, một trong 7 vùng nước nhà đã  chứng minh chứa nhiều dầu  lữa và  khí dầu khí Việt , trong đó gồm  cả lảnh thổ,   lảnh hải Thái Bình ( ?)  . Cho nên Trung Quốc  khát dầu, đã cố ý  gửi dàn khoan xâm phạm lảnh hải Việt Nam và ngăn cản  tàu Viêt Nam đánh cá và tìm dầu ở vùng Hòang Sa. Trử lượng than nâu cũng rất lớn trên 30 tỉ tấn, nhưng chưa khai thác, vì ở quá sâu  600- 1000m. Ngoàì nước khoáng đã vô chai, nhìn chung các  tài nguyên khoáng sản khác  nghèo nàn.     

 

       Phần II :  Phát triễn Thái Bình

 

     Cận đại hóa hạ tầng cơ sở

 

  Mạng lưới giao thông Thái Bình khá thuận tiện. Đến năm 2000, Thái Bình đã có 3476km đường bộ  các lọai : 41 km  quốc lộ, 132 km tỉnh lộ, 540km đường huyện, 2763 km đường xã  . Mật độ tỉnh lộ  hiện nay  lớn nhất nước, tính theo đầu người và theo diện tích.  Các tuyến giao thông quan trọng  như quốc lộ 10, tỉnh lộ 39A  nối các tỉnh  Nam Định, Ninh Bình và  Bắc Trung Bộ  với Hải Phòng cũng như với  Quảng Ninh và là các tuyến  ra vào Thái Bình, đã đuợc nâng cấp mở rfông theo tiêu chuẩn quoôc gai mới.  Các tuyến nội tỉnh như đường 39 A, 39B  và đường 218  cũng đã được cải tạo và nâng cấp. Các cầu Trà Lý, cầu Hồng Qùynh  và tuyến đường nối liền hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy đã hòan tất, đẩy mau khai thác tổng hợp  vùng ven biển. Hệ thống  sông Luộc, sông Hóa, sông Trà Lý và sông Hồng cũng giúp Thái Bình chuyên chở thuận tiện đường sông.  Cảng biển thương mãi Diêm Điền vừa thiết lập, có thể cho các tàu trọng tải  600- 1000 tấn cập bến …   Và các bến xếp dỡ hàng hóa  ở thị xã Thái Bình, trên sông Trà Lý, Bến Hiệp …. đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp.

     Hệ thống cung cấp điện  tỉnh nhà  an tòan, ổn định, thõa mãn theo đúng yêu cầu các gia thất và  cho sản xuất công nghệ. 100% gia thất Thái Bình đã có điện.  Trung bình, mỗi xã  có 5 hay 6 trạm biến điện và 10 km đường dây điện mọi kiểu. Tỉnh nhà cũng  thuộc hàng đầu về điện hóa  với số trạm biến điện và  các đường dây điện nhiều nhất nước.

      Hệ thống bưu  điện và viễn thông  đã được nâng cấp và  tân tiến hóa với tổng đài điện thọai STAREX-VK có thêm 23  784 số mới, vừa  được  sử dụng . Mọi trạm  viễn thông

đều được trang bị vệ tinh. Số điện thọai thuê  là 37 680 ( 2.1 điện thoại cho 100 người ). Có cả thảy  29 trạm   và 54 932  con số điện thọai thuê mua .  Mọi truyền thông đều theo hệ thống E1  (cáp quang và  cáp micrô). Mỗi ngày đều có nhật báo đến tại mỗi xã.

 

    Dich vụ du lịch, danh lam thắng cảnh, danh nhân Thái Bình

 

    Năm 1995, nông lâm ngư nghiệp chiếm 67.1 % GDP. Dịch vụ đứng thứ hai chiếm  19.5 %

Năm 1998, nông nghiệp trụt xuống chỉ còn 50.9 % GDP và dịch vụ đạt 35.4 %. Năm 2010, ba cơ cấu kinh tế Thái Bình ngang ngữa nhau ; nông nghiệp chỉ còn 37%, công nghệ 33% và dịch vụ 30% . Du lịch nhân văn, liịch sử Thái Bình, có  khá nhiều tiềm năng.  Năm 1998, cả tỉnh  mới có 84,  năm 2013  lên đến 261  di tích lịch sử văn hóa được Bộ Văn Hóa xếp hạng trong tổng  số  hơn 1400,  phân bố khắp mọi huyện và thị trấn tỉnh. Đáng chú ý là Chùa Keo, tên chữ là chùa Thần Quang ở Vũ Thư, một tác phẩm tiêu biểu nghệ thuật  kiến trúc Việt Nam. Theo kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng, chùa khởi dựng vào đầu thế kỷ thứ 17, qua nhiều lần xây dựng lại, đợt trùng tu lớn nhất quyết định hình thức chùa Keo  vào năm 1707. Thời vua Lý Thánh Tông đã có một chùa Keo cổ sơ ở ven sông Hồng.  Giá trị Chùa Keo thể hiện ở nhiều mặt: tính tổng thể, và quy mô, công năng, sự kết hợp giữa kiến trúc với thiên nhiên, việc tổ chức không gian, trang trí, điêu khắc... Chùa xây dựng trên một khu đất rộng 20 ha, gồm 128 gian có đến 15 - 16 phần công năng tạo thành quần thể : cột cờ, sân lát đá, tam quan ngoài, ao trước chùa,  tam quan trong, sân đất, chùa Hộ, chùa Phật, sân gạch tòa Giá Roi, tòa Thiên Hương,tòa Phục Quốc, tòa Thượng Điện, gác chuông, nhà Tổ.  Trước đây, chùa có 154 gian .Từ đến năm 2000  đến nay có lẽ  đã trùng tu thêm được 11 gian (? ). Gác chuông, đúc từ thời nhà Lê  và khánh đá quý, là một kỳ công nghệ thuật kiến trúc gỗ  ba tầng, chỉ cao 11.06 m, nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Sự  liên hệ  và phân cách hợp lý  các lớp mái có đầu đao, đắp hình loan phượng của không gian  các tầng dưới  rộng trên hẹp,  mà vẫn lưu thông thuần nhuyễn với nhau  là một điểm trội kiến trúc gác chuông, một nguyên lý  mỹ học kiến trúc  không thể thiếu.  Lễ Hội trong năm được tổ chức hai lần: Hội Xuân  ngày 4 Tết âm lịch và Hội Thu các ngày 13- 15 tháng chín âm lịch.  Ngòai chùa Keo, còn  có thể viếng thăm thêm Đền Đồng Bằng ở Quỳnh  Phụ còn có tên là Đền Đức Vua Cha Bát Hải, kiến trúc cũng đẹp đẻ , còn lưu giữ được nhiều đồ vật quý  đời nhà Lý,  đền Đồng Xâm ở Kiến Xương, thờ ông tổ  nghề chạm bạc Nguyễn kim Lâu, còn lưu giữ sắc phong của vua Khải Định, chùa Đòan Túc , đình làng  Thường Liệt …Ở huyện Hưng Hà  là cung điện Long Hưng các mộ vua Trần, , tòa đại sảnh thờ học giả Lê Quý Đôn, đền  Tiên La ( thờ  Bát Nàn  Vũ thị Thục, bà tướng của Hai Bà Trưng ),  chùa Diệc.    Làng Kháng chiến Nguyên Xá ở  trung tâm huyện Đồng Hưng  là một làng xưa cỗ  nổi tiếng văn hóa   sản xuất, văn minh vỏ trang, nghệ thuật bình dân  và giáo dục hàn lâm.  Tính cách tryền thống văn minh được các thế hệ cư dân duy trì  và phát triễn  qua nhiều  thời  kỳ lịch sử .  Theo Thái Bình Portal ngày 7 tháng 7 năm 2014, đặc biệt vào thời Cách Mạng Giải Phóng Quốc Gia khỏi Thực dân Pháp cai trị,  rồi sau đó chống cự bắn rơi 2  máy bay Mỹ ném bom và hải quân Mỹ  đột kích. Thời chống Pháp Nguyên Xá  thực thi mỗi làng là một  thành trì đồn lũy, đã  mộ dân đào 12 000 m3   đất địa đạo,   hàng trăm mét hào sâu, bun- cơ và hàng rào tre  quanh làng, đã can đảm đánh lui 184  cuộc xung kích lớn nhỏ của quân đội viễn chinh Pháp, giết được  312 lính Pháp.  Nguyên Xá  là nơi phát sinh “trò múa rối ở nước - water puppet”  lối múa đầy  đặc tính Việt Nam. Rừng Sát Thủy Trường  rộng 400 ha, là một rừng nguyên sinh được bảo tồn nguyên vẹn. Rừng chứa nhiều  chim quý hiếm như bồ nông - pelicans,  Cò mỏ miệng dẹt như muổng, thìa- spoon bill, sếu trắng - white cranes , mòng biển đầu đen- black head sea gulls.. ….  đúng là một điểm du lịch sinh thái khoa học, khảo cứu. Gần đó  là đình làng An Cơ, huyện Thái Thụy, thành lập cùng một thời  gian  với làng Cỗ Trai ( TP Hải Phòng ) vào những năm đầu  thế kỷ thứ 16. Đình có 44 cột:  12 cột đường kính đến 80 cm, 32 cột nhỏ hơn đường kính 60cm ; cơ cấu có thể  làm cao thêm, hạ thấp xuống, tháo rời khung  đem xây ở nơi khác.  Các khắc chạm đình rất phức tạp . Ngòai ra đình còn có  nhiều vật gỗ qúi như các cuộn sách gỗ xưa, các bảng quết sơn màu ngang, các câu đối cũ song song,  các bàn thờ to lớn, sơn mài đỏ pha vàng kim và các bộ sưu tập 8 loại vũ khí thời xưa , các áo bất hợp pháp, áo đi rừng, tơ lụa … dùng làm vật   rước kiệu Thái Bình ngày nay. Cung điện thờ thần Diêm Điền ở làng Đồng Tâm huyện Thái Thụy,  theo truyền thuyết đã được xây dựng đời nhà Trần, trên đất Quảng Lang Trang. Tại làng một cô gái tên  Nguyệt Ánh vừa đẹp vừa nết na.  Lạ lùng là mỗi khi cô di chuyễn là có mây bay trên đầu.  Do đó cô  không dám ra ruộng muối vì sợ dân gian làm muối quở trách.   Cha mẹ sắm  cho cô môt  đò thuyền nhỏ, chở muối đi bán. Một ngày nào đó, các đò thuyền  Quảng Lang đang ngược dòng sông Nhị Hà,  thì gặp thuyền Rồng vua Trần Anh Tôn. Thấy cô có nhiều điểm lạ, vua cho đưa cô  về kinh đô.  Sống một thời gian ngắn ở cung, cô muốn trở về thăm cha mẹ. Vua chấp thuận. Nhưng sau đó,  cô mang bệnh và chết. Từ đó,  dân làng gọi cô là Nữ Thần Muối ( Diêm ). Mỗi năm vào ngày cô chết  14 tháng 4 âm lịch, dân làng Quảng Lang  tổ chức lễ hội  nhảy điệu “ông Dung và Bà Đa”  là những điệu múa xưa cổ nhât  của dân Kinh- Việt . Vị trí  đền kỷ niệm  liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh, ở làng Diêm Điền ( Ruộng Muối ), xã Thụy Hải,  nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy. Cảnh là chủ tịch  Phong trào Động viên Lao động, bị Pháp bắt  ngày 4 tháng tư năm 1931 và đưa lên đọan đầu đài, chặt đầu ( ? ) ở Hải Phòng ngày 31 tháng 8 năm 1932. Làng Vườn  Bạch Thuận ở kế cận sông Hồng gần  Quốc lộ số 10 , cách thị xã Nam Định 5km và cách thị xã Thái Bình 13  km , thât sự gồm 2 làng cỗ là Thuần Vi và Bạch Tính. Trong quá khứ thập niên 1880, Thuần Vi làng trồng dâu , nuôi tằm nổi tiếng , cũng trồng ngâu aglaia   ăn trái . Ngâu đã bị trái cây khác thay thế .  Đât đai  Bách Thuận  vẫn thích hợp cho vườn cây ăn trái  nay là  cam quýt  chanh , nhãn,  táo ….và vườn hoa, cây kiểng ( cây hòe ).  Từ năm 2001 ,Thái Bình cố hình thành  cụm Đồng Châu  huyện Tiền Hải gồm bãi biển  Đồng Châu, Đền Bà , chùa Minh Châu, chùa Đồng Châu , khu di tích Nguyễn Công Trứ, cồn Vành, cồn  Thủ cách đất liền 7km, nhà máy nước khóang  Vital … Năm  2003- 2004,  tỉnh nhà xây cầu Trà Lý  và cầu Hà Mỹ, nâng cấp - tu bổ nhiều đường bộ  dẫn tới những điểm du lịch then chốt như đường  220B  tới các điêu tàn Chùa Keo ( Vũ Thư ), đường  tới khu nghĩ dưỡng Đồng Châu ( Tiền Hải ), nâng cấp  đường  217 , khúc đọan từ ngã tư đến Quỳnh Côi , bến Hiệp. Nâng cấp  hàng trăm cây số  km đường nông thôn dẫn đến các làng tiểu công nghệ, một số sản phẩm đã  được Pháp đem trình bày ở Hội Chợ Đấu Xảo-Triễn Lãm Paris Expo, đầu thế kỷ thứ 20.  Năm 1999, chỉ mới đón 63 387  ( có khi ghi là  88 240) lượt du khách  trong đó mới có  682 khách quốc tế ) đến Thái Bình; năm 2005 đón 185 000 lượt khách  và hy vọng các năm 2010 - 2013 đón  220 000 lượt.

 

      Nông Nghiệp

    Nông nghiệp vẫn còn đứng hàng nhất, đóng vai trò chủ đạo cơ cấu kinh tế Thái Bình,  nhưng thành phần GDP giảm dần từ  67.1 % năm 1995, xuống 50.9 % năm 1998, và 37% năm 2010.  Đáng lưu ý  là hệ thống thủy lợi ở Thái Bình được xây dựng khá hòan chỉnh.  Năm 2000 gồm  600 km đê sông  đê biển, 200 cống dưới đê nối liền với 7870 km kênh mương  lớn nhỏ,  270  cống- đập nội đồng  trong đó có 2 cống lớn  là cống Trà Lĩnh  và cống Lân được phân bố ở phía Nam  và phía Bắc của tinh, thuận tiện cho việc tưới nước và thoát thủy ( tiêu nước). Thái Bình cũng có mạng lưới điện phục vụ nông nghiệp, trải rộng  khắp tỉnh với hơn 10 000 km đường dây cao thế và hạ thế , chạy các  điểm bơm nước cơ khí nhỏ. Năm 2000 cả tỉnh có 102 800 ha đất nông nghiệp, chiếm 66. 9 % đấtr tự nhiên. Thái Bình đã khắc phục  dần tình trạng độc canh ( lúa gạo ), thuần nông, bước đầu da dạng hóa cây trồng, vật nuôi và mở rộng ngành nghề, tăng dần tỉ trọng chăn nuôi giảm tỉ trọng trồng trọt. Lương thực là lọai cây trồng chủ đạo ngành trồng trọt . Năm 1995, cả tỉnh có  194 500 ha ( con số lớn hơn diện tích nông nghiệp kể trên, vì trồng hai vụ lúa mỗi năm ) giảm xuống  chỉ còn 188 100 ha năm  1999. Nhưng sản lượng quy thóc ngày càng tăng từ 1.015 triệu tấn ( Niên giám Thống kê ghi là 966 4000 tấn  lương thực có hạt-hột )  năm 1995, lên đến 1. 116 triệu tấn (Thống Kê ghi  1.081 triệu tấn ) năm 1999 .

    Lúa là lọai cây trồng chánh . Năm 1939 là năm được mùa,  năng xuất chỉ đạt 27 tạ lúa -  thóc /ha cả năm . Năm 1966 đạt 5t /ha  cả năm  ( Thái Bình trồng 2 vụ mỗi năm diện tích gần bằng nhau :vụ Đông Xuân và vụ  mùa một năm ).   Từ năm 1975 đến năm   2000 ,  năng xuất lúa thường xuyên giữ vững  từ 5.5 t dến 6.5tha cả năm ; năm 1999 đạt 6.2/ha cả năm , cao nhất nước vào năm đó .  Nay thì   mỗi một vụ  lúa  tỉnh nhà chiếm khỏang 84 000 ha năng xuất 6-7 tấn/ ha, nghĩa là 12- 13 tấn/ ha cả năm . Lúa gạo  chiếm 7 % GDP của tỉnh, nên  chánh quyền tỉnh đặc biệt chú trọng ngành sản xuất trồng lúa nước , hầu giữ mức bền vững sản xuấtlúa  , chánh quyền đã  xâyđắp  nhiều hạ tầng cơ sở phục vụ nông thôn , tân tiến hóa tưới tiêu  và máy móc nông nghiệp, vì  tiền thuê máy gặt - đập cho kịp thời vụ  trong một nghiên cứu trên các tiểu nông Thái Bình chỉ có 500 - 2000 m2 ruộng,  đã tỏ ra là chi phí sản xuất lớn nhất, ngòai tiền mua lúa giống mới. Vị trí Việt Nam trở thành một nước xuất cảng gạo quan trọng  chỉ mới phát triễn lại kể từ năm 1989 .  Tình trạng này liên quan lớn  đến tiến trào  chánh sách  phát triễn  hột giống lúa mới, một nhập sản chánh của ngành trồng lúa. Tiến trào này xảy ra theo 5 giai đọan :

       1 - Thời kỳ  các thập niên 60 - 70 : đó là lai  lúa,  tuyễn chọn giống lúa thuần  theo hình dạng cây lúa bên ngoài.

     2- Thời kỳ thập niên1980:  cố ổn định  năng xuất bằng cách tuyễn chọn các giống lúa  có khả năng kháng bệnh, kháng sâu quan trọng.

     3-  Thời kỳ thập niên 1990:  phát triễn các giống cao năng- siêu năng hơn

     4- Các năm 2000 - 2005: phối hợp các tính chất lúa cao phẩm  và kháng sâu, kháng bệnh  

     5- Từ năm 2005 đến nay :  cải thiện phẩm gía các giống siêu năng

  Ngày nay, nghĩa là sau năm 2005, Thái Bình cũng như khắp nước, có 3  lọai  giống lúa được nông dân trồng là lúa thuần - pure seed  chiếm 60 - 70 % diện tích sạ cấy  do các công ty hột giống  chịu thi hành vài tiêu chuẩn phẩm gía của bộ Nông Nghiệp là hột giống không được bán ngòai bộ Nông Nghiệp. Nông dân có thể dùng hột giống thuần cấy trồng  2- 3 vụ. Lọai thứ hai là giống lúa lai - hybrid rice, sản xuất trong xứ  hay du nhập từ Trung Quốc ( xem bài tỉnh Nam Định ). Thứ đến là hột giống địa  phương.  Các giống địa phương sử dụng ở Đồng Bằng sông Hồng là Tám xoan Thái Bình, Tám Xuân Đài, Tám đen Hải Phòng, Dự Hương v.v...  nay có phần giảm đi nhiều. Năm 2013, nông dân miền Bắc chỉ còn dùng chừng 5 % giống địa phương. Các giống lúa Thái Bình dùng nhiều nay là  CNR36 , TBR 1 và BC 15.  

   Thái Bình còn 40 000 ha trồng hoa màu lương thực trên ruộng lúa, nhờ từ năm 1970 đã  chuỹen đổi vụ lúa Chiêm thành vụ lúa Xuân,  giải tỏa đất ruộng trồng  rau-  màu trên chân ruộng hai vụ lúa . Nhưng diện tích hoa màu chánh là ngô - bắp ( 5000 ha năm 2000) , khoai lang ( 10 000 ha ) … đã giảm .  ti>nh thay thế một phần nào bằng rau đậu cao cấp phục vụ đô thị và nhắm xuất khẩu :  dưa chuột ,  cà chua ,  khoai tây, bắp cai, nấm… Trồng rau thực phẩm đã chiếm 10 000 ha  ở các vùng ven sông thuộc các huyện Quỳnh Phụ , Hưng Hà ,  Vũ Thư , Đông Hưng . Các cây công nghiệp  như đay,. cói , dâu tằm , mía, thuốc lào...  ngòai  đậu phụng ( lạc  năm 2000 diện tích  gần 3000 ha ), đậu nành ( đổ tương trên 3000 ha ) đều sa sút. Năm 2000 chỉ còn trồng 400 ha đay tập trung ở 3 huyện  Hưng Hà, Vũ Thư, Qùynh Phụ , sản lượng  1400 tấn, trụt xuống  từ 5000 ha những năm trước. Cói đồng và cói biển  làm chiếu… tập trung ở các huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy cũng sa sút nhiều, vì biến động thị trường Liên Xô cũ; diện tích có lúc lên đến 2500 ha, năm 2000 chỉ còn 300 ha, sản lượng 4000 tấn.

            Về chăn nuôi,   đàn trâu liên tục giảm  từ trên 21 000 con  năm 1995 , trụt xuống  12400 con năm 2000. Ngược lại đàn bò  lại có khuynh hướng tăng từ 40 000 con năm 1995 lên 54000 con năm 2000 . Năm  2000, tỉnh có  trên 600 000 con heo  ( lợn ), nhưng chưa phát triễn được  xuất khẩu như Thái Lan . Chăn nuôi gia cầm, năm 2000 ước tính trên 5 triệu con, phát triễn mạnh mẽ  nhất là nuôi vịt , nhờ  Thái Bình là  một tỉnh đồng bằng ven biển  có nhiều sông ngòi, đầm hồ, ruộng nước. Nghề nuôi ong cũng phát triễn mạnh mẽ ở Thái Bình. Mỗi năm thu được 40 -60 tấn mật ong  và hàng chục ki lô  sửa ong chúa.

     Nuôi cá nước ngọt  đã phát triễn hầu khắp các huyện. Năm 1999 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 8250 ha, sản lượng 15 055 tấn  mà 8777 tấn là cá. Món cá ngon Thái Bình là cháo cá Quỳnh Côi.   Sản lượng nuôi tôm năm đó cũng còn rất thấp  là 407 tấn. Một ngành  có cơ phát triễn mạnh là cua đất bùn - mud crab hay cua biển cạn ( ? )  Scylla serrata.  Nuôi cua bùn  sử dụng sinh thái các rừng sát - mangroves trồng bần, sú , vẹt, đước... làm vùng độn chống bảo tố. Các ao đất  nằm giữa  đê chánh và  một vùng rừng sát, duy trì  phẩm giá nước  nhờ  nước thủy  triều  xảy ra thiên nhiên. Mọi ao là một cống đơn giản  cho nước ra vào thay đổi và có  rào ngăn cua thoát.    Nhờ lắng đọng phù sa sông Hồng, mỗi năm Thái Bình tăng thêm  250 - 300 ha “ đất mới bờ biển”,   rất thích hợp làm ao nuôi cua,  có nước bờ biển đầy đủ . Nước ngọt  sông Hồng  ở đây tạo ra nước lợ lý tưởng cho nuôi trồng thủy sản,  không bị ô nhiễm vì đô thị hóa hay  nông nghiệp tân tiến.

   

        Công nghiệp- xây dựng

     Từ năm 1994 đến năm 1998,  công nghiệp và xây dựng Thái Bình chậm phát triễn, chiếm tỉ trọng khiêm tốn. Năm 1995,  công nghiệp chiếm 8.7 %, năm 1998 là 9.1 % , xây dựng 4.7 % năm 1995 và 4.6 % năm 1998.  Năm 1998, cả tỉnh có 53 942 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong số này 49 cơ sở quốc doanh  (2 do trung ương quản lý và 47 địa phương quản lý)   và chỉ 3 cơ sở có vốn đầu tư ngọai quốc. Năm 1998, công nghiệp  thu hút 133 246 lao động, chủ yếu ở thị xã, thị trấn  ở sản xuất tiểu công nghệ, phần lớn ngòai quốc doanh. Các ngành chủ yếu là dệt, da, may mặc ( chiếm  38.2 % tổng giá trị sản lựợng), công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm ( 18.2% ), công nghiệp cơ khí, điện tử hóa chất (9.1% )  công nghiệp vật liệu xây dựng ( 15.9 % ).   Công nghiệp cơ khí sản xuất được  mỗi năm hàng trăm  máy bơm nước, máy tuốt lúa, máy nghiền thức ăn gia súc, máy  chà xát gạo,  máy làm gạch-ngói , máy xe cói, đại tu và  trung tu hàng trăm ô tô,hàng trăm máy kéo nông nghiệp , sửa chư/a  hàng nghì tấn phương tiện vận tải như xà lan , ca nô,  tàu kéo , tàu đánh cá biển  . Công nghiệp chế biến nông sản  chủ yếu là sản xuất bánh kẹo, đường, nước mắm, giấy, hàng dệt,  hàng may mặc. Năm 1998 cũng đã  sản xuất được khí đốt ( 21.3 triệu m3 ),muối ( hơn 10 000 tấn ), bia ( 10.5 triệu lít ), thảm đay ( 190 nghìn m 2) chiếu cói ( 8 nghìn  m 2 ) .  vôi( 132 triệu tấn ), sứ dân dụng  3.8 triệu sản phẩm ) ….   

    Nhưng 10 năm qua,  tỉnh Thái Bình  đã có những thành quả tốt đẹp  hút dẫn đầu tư phát triễn công nghiệp . Thời gian 2006 -2010,  tăng trưởng GDP  tỉnh  rất cao,  đặc điểm  cơ cấu kinh tế  tích cực làm tăng  tỉ trọng công nghiêp và xây dựng,  làm giảm nông nghiệp ở GDP.  Giá trị sản xuất công nghiệp ( tính theo giá cố định 1994)  tăng thêm  25.2 % mỗi năm  vào các năm 2006- 2010, đạt  10 194 tỉ  đồng VNĐ năm 2010, nghĩa là 3.08 lần hơn năm 2005 . Năm 2012, sản xuất  công nghiệp đạt  12 636 tỉ đồng  VNĐ, tăng thêm  8,24 % so với năm 2011. Theo quyết định  09/2012/ QD -UBND, Thái Bình khuyến khích đầu tư  vào công nghệ kỷ thuật  chính xác, điện tử, các ngành hổ trợ công nghệ, dược phẩm,  thõa mãn được các tiêu chuẩn GMP quốc tế, chế biến nông sản,  xây cất hạ tầng cơ sơ cho các vùng công nghệ hóa, phát triễn cao kỷ và các sản phẩm cao kỷ .Năm 2010, Thái bình đã  thiết lập 5 vùng công nghệ IZ hay công viên công nghệ IP: công viên  Diêm Điền  ở huyện Thái Thụy  có tổng diện tích là 50 ha;  Công Viên Nguyễn Đức Cảnh  diện tích là 102 ha  ở xã Xuân Phú và phường Tiền Phong thị xã Thái Bình : Công viên Phước Khánh  diện tích 300 ha  ở phường Phước Khánh cũng ở thị xã Thái Bình ; Công viên Tiền Hải diện tích 128 ha ở huyện Tiền Hải, Công viên Tiền Phong 56 ha, ở phường Tiền Phong, thị xã Thái Bình ... và vừa được chánh phủ chấp thuận cho thiết lập thêm 6 công viên công nghệ Industrial Park,  IZ nữa : An Hòa ( 400 ha ), Gịa  Lê ( 100ha ), Đồng Tử ( 50 ha ), Thanh Nê ( 50 ha ),  Diêm Điền ( 100 ha ) và Mỹ Xuyên  ( 100 ha ) .               

                             ( Irvine , Nam Ca Li -  Hoa Kỳ,  ngày 11 tháng 7 năm 2014 )

 


 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693332 visitors (2230620 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free