.
  Khoa học có gì lạ trong năm 2014 ?
 
25/1/2015

Năm 2014 đánh dấu nhiều thành tựu cũng như nhiều thất bại khoa học.
Ngành khoa học không gian rộng mở. Các quốc gia Á châu tranh nhau vào vũ trụ. Cơ Quan Nghiên Cứu Không Gian Ấn Độ thành công đưa một phi thuyền không gian vào quỷ đạo Hỏa Tinh. Nhật Bản phóng Hayabusa-2, một robotic thứ hai đến một một hành tinh nhỏ (asteroid) bay quanh mặt trời để lấy mẩu đất đá. Chiếc xe lăng thám hiểm Yutu của China nhằm thâu thập dữ kiện khoa học trên mặt Trăng và gởi về Trái Đất. Được phóng vào ngày 1/12/2013, đến Mặt Trăng ngày 14/12/2013. Mặc dầu đáp an toàn nhẹ nhàng xuống Mặt Trăng, chiếc xe Yutu gặp khó khăn di chuyển trong vòng một tháng và cuối cùng bất động, tuy nhiên Yutu gởi được dữ kiện về Trái Đất. 
Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/archive/4/46/20131221060357!Yutu.jpg
Xe thám hiểm Yutu của China trên Mặt Trăng


Một thất bại lớn xảy ra trong lãnh vực khám phá không gian, một phi thuyền thương mại SpaceShip Two của chương trình Virgin Galactic dự trù chuyên chở hành khách vào vũ trụ bị vỡ, một phi công tử nạn trong một chuyến bay thử ở sa mạc Mojave, California ngày 31/10/2014. Tai nạn này xảy ra 3 ngày sau khi một hỏa tiễn của Virgin dự trù bay đến trạm Không Gian Quốc Tế (International Space Station) bị nổ tung, làm đình chỉ chương trình gởi vào không gian một số vệ tinh nhỏ - Miniature “CubeSats” – có tên “Chim bồ câu – Doves” để thâu thập dữ kiện không gian.
Description: A sequence showing the final moments before a malfunction on the Virgin Galactic SpaceShipTwo rocket
SpaceShipTwo vừa tách khỏi phi thuyền mẹ, hỏa tiễn phun lửa nhưng nổ tung vài giây sau đó.

Trên bình diện quy mô lớn, Cơ Quan Không Gian Âu Châu (European Space Agency) thành công phóng một vệ tinh đầu tiên trong nhóm Vệ Tinh Sentinel Earth-Observing mang tên Sentinel-1A vào ngày 3/4/2014. Chương trình lần lượt sẽ gởi tổng cộng 6 vệ tinh Sentinel để theo dõi, đo đạt dữ kiện về mặt đất, nước và khí quyển của Trái Đất. Nhiệm vụ của nhóm Vệ tinh Sentinel là quan sát toàn diện Trái Đất về băng hà, địa cực, biến đổi mặt đất, biến cố như núi lửa, động đất, xử dụng đất trong nông nghiệp, nhiệt độ không khí toàn cầu, thành phần khí CO 2, ô nhiễm môi trường, tầng ozon, v.v. cho nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu .
 
Description: http://www.nature.com/polopoly_fs/7.16650.1396967315!/image/sentenel-globe-nature-NEWS.png_gen/derivatives/landscape_630/sentenel-globe-nature-NEWS.png
Nhiệm vụ của 6 vệ tinh Sentinel quan sát, thu hoạch và phân tích dữ kiện liên quan ảnh hưởng đến môi trường Trái Đất 
 
Nghiên cứu Sao Chổi. Sau 10 năm bay trong vũ trụ, phi thuyền mẹ Rosetta của Cơ Quan Không Gian Âu Châu vào quỉ đạo Sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vào tháng 8/2014, và ngày 12/11/2014 con tàu Philae an toàn đáp xuống Sao Chổi 67P (mời đọc Hành trình chinh phục sao chổi 67P) và truyền về trái Đất trong 64 giờ trước khi mất hết điện nhiều dữ kiện khoa học liên quan.
 


Description: https://lh6.googleusercontent.com/-BDRrS60NP0w/VGbWJGircCI/AAAAAAAAQlE/hMylPrPnD6o/s800/d.jpg
Con tàu Philae đáp xuống Sao Chổi 67P


Ngoài ra, vào tháng 2/2014 nhóm khoa học phụ trách phi thuyền không gian Kepler tuyên bố khám phá thêm 715 hành tinh ở bên ngoài Thái Dương Hệ, trong số đó có một hành tinh có kích thước của Trái Đất chúng ta.
 
Giải mã nguồn gốc con người. Người cổ đại Neanderthals (Homo neanderthalensis) có liên hệ bà con rất gần với loài Người hiện tại (Homo sapiens), hai loài Người Homo này chỉ khác nhau bởi 0,12% trong bộ di truyền DNA. Người Neanderthals sống ở Âu Châu và Á Châu cách đây khoảng 100,000 năm, đã tuyệt chủng cách đây khoảng 30,000 năm. Không thấy hiện diện người Neanderthals ở Châu Phi. Cùng thời gian này, loài Người Homo sapiens sapiens hiện diện ở Bắc Phi Châu trong thung lũng sông Nile, và loài Người Homo rhodesiensis đã hiện diện ở Nam Phi Châu từ 600,000 năm trước. Như vậy, loài Người Homo rhodesiensis là tổ tiên của Homo sapiens sapiens sống ở Bắc Phi và Homo neanderthalensis sống ở Âu Châu và Á Châu. 

 
Description: http://www.nature.com/polopoly_fs/7.21032.1413904893!/image/femur-bg%20for%20web2.jpg_gen/derivatives/landscape_630/femur-bg%20for%20web2.jpg

Một xương chân của người cổ đại Homo sapiens có tuổi 40,000 đến 47,000 năm tìm thấy ở Siberia mang tên Ust’-Ishim được phân tích DNA. Tuổi xương của người tên Ust’-Ishim này gấp đôi tuổi của một bộ xương Homo sapiens khác coi như tổ tiên của loài người. Theo phân tích DNA, Ust’-Ishim có thể là hậu duệ của một loài Homo có liên hệ gần với loài người đã di cư từ Phi Châu đến Âu Châu và Á Châu cách đây 50,000 năm, nhưng sau đó bị tuyệt chủng. Một điều ngạc nhiên là 2% của bộ di truyền của Ust’-Ishim là từ người cổ đại Neanderthals (Homo neanderthalensis), tương tự như bộ di truyền của người không gốc Phi Châu (non-Africans) hiện nay. Kết luận từ kết quả DNA này, tổ tiên chung của Người Âu Châu và Á Châu Homo sapiens rời Phi Châu và đến sống chung đụng với người Neanderthals ở vùng Trung Đông cách đây khoảng 100,000 năm, và đến Á châu khoảng 75,000 năm. Việc sống chung đụng giữa Homo sapiens và Homo neanderthalensis ở Âu Châu đưa đến việc giao phối giữa hai loài Homo này. Do sự giao phối, bộ DNA của người Neanderthals được truyền sang loài Người Homo sapiens. Đó là kết luận từ công trình phân tích hệ di truyền (genome) của 2 người Homo sapiens, một lấy từ xương ống quyển ở Tây Nam Siberia sống cách đây 45.000 năm, và một ở Tây Nga Sô sống cách đây 35,000 năm. Người Neanderthals đã bị tuyệt chủng và thay thế bởi Homo sapiens có mang một phần bộ di truyền của người Neanderthals, là tổ tiên của loài Người hiện nay.
 
Tạo khỉ biến-đổi-gen (genetically modified monkey). Ngày 30/1/2014 đánh dấu thành công việc tạo sinh được khỉ biến-đổi-gen tại Đại Học Y Khoa Nanjing, China. Thành công tạo sinh khỉ biến-đổi-gen sẽ mở rộng cánh cửa khoa học giúp phát triển phương cách chửa trị bịnh mất trí nhớ Alzheimer và bệnh run rẩy Parkinson, cũng như khả năng tạo đề kháng HIV ở người.


 
Tế bào sống được tạo từ DNA nhân tạo. Ngày 7/5/2014, lần đầu tiên con người tạo được tế bào sống (living cell) từ DNA nhân tạo. Đây là một công trình nghiên cứu 15 năm tại Scripps Research Institute ở La Jolla, California. Nhóm nghiên cứu này đưa vào bộ di truyền (genome) của vi trùng Escherichia coli hai nucleotides nhân tạo cấu tạo bằng hóa chất có tên d5SICS và dNaM.        
 
Dịch Ebola. Dịch Ebola gây chết chóc tại Tây Phi Châu tàn khốc nhất kể từ khi virus gây dịch được khám phá năm 1976. Tính đến ngày 31/12/2014, tổng cộng 20.171 ca bịnh được tường trình, và 7.890 tử vong tại Tây Phi Châu. Ca chết đầu tiên là một em bé trai 2 tuổi ở Guinea, chết vào đầu tháng 12/2013.
Để chửa trị, thoạt tiên tập trung vào thuốc đang thí nghiệm, gồm antibody cocktail Zmapp do hảng Mapp Pharmaceutical ở San Diego, California điều chế. Đó là một hổn hợp gồm 3 loại kháng thể.
Tháng 11/2014, thuốc chủng ngừa Ebola được thử nghiệm trên người tình nguyện khỏe mạnh  chứng tỏ có hiệu quả, và sẽ áp dụng cho dân chúng Tây Phi Châu vào đầu năm 2015. Ngoài việc xử dụng thuốc chửa trị Ebola, việc tiêm huyết thanh lấy từ người sống sót bệnh Ebola cũng được thử nghiệm.
 
Reading, 12/2014
Trần-Đăng Hồng, PhD
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 641689 visitors (2135691 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free