.
  Cũng chỉ lá B 3
 
11/1/2015



Bài kết

Thay đổi trách nhiệm
 
Theo quan niệm mới, Cơ quan Kiển tra thực phẩm CFIA được xem như một đối tác, người làm ăn chung hay partner của kỹ nghệ thịt.
 
Có thể nói vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của nhà máy và của kỹ nghệ thực phẩm. Chính họ, hay nói rõ hơn là bộ phận kiểm tra chất lượng quality control của nhà máy có bổn phận phải theo dõi các khâu sản xuất cũng như làm những tests cần thiết về phẩm chất và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày xưa, các nhiệm vụ nêu trên đều do các kiểm tra viên inspector của chánh phủ đảm trách.
 
Ngày nay, các nhân viên của chánh phủ cũng làm một số tests về vi trùng học và hóa chất tồn dư residues trong thịt nhưng phần lớn trách nhiệm của họ chủ yếu nhắm vào việc kiểm tra sổ sách và việc làm của bộ phận kiểm tra chất lượng của nhà máy.
 
 Đường lối làm việc nầy rất mới mẻ so với 20 năm về trước.
 Ngày xưa các inspectors và thú y sĩ là những người có toàn quyền sinh sát, cho phép nhà máy chạy hay ngưng vì một vi phạm nào đó.
Ngày nay, nếu thú y sĩ nhấn nút Stop mà không có lý do chánh đáng thì sẽ mệt với họ lắm. Vì khi đó toàn bộ hệ thống dây chuyền cũa nhà máy từ sau ra trước đều ngưng lại hết. Cả trăm công nhân đều phải đứng chờ. Nhớ là lương trung bình của họ là 17$/giờ (nhà máy heo Olymel, Quebec).
 
Kỹ nghệ thực phẩm có rất nhiều thế lực. Họ có thể ảnh hưởng dễ dàng đến các quyết định của chánh phủ.
 
Vấn đề cắt giảm ngân sách và giảm bớt nhân viên chánh phủ làm việc trong nhà máy cũng là một vấn nạn cho Cơ Quan Kiểm Tra thực Phẩm CFIA. Các người còn lại phải làm việc nhiều hơn, chủ yếu là những công việc hành chánh. Tối ngày phải lo làm báo cáo đủ loại để gởi về trung ương theo yêu cầu của các xếp lớn xếp nhỏ. Người ta gọi đó là làm quản trị hay gestion.
 
Rồi còn program làm việc kiểu nầy, program kiểu nọ thỉnh thoảng được trung ương CFIA ở thủ đô Ottawa đề thêm ra để thay thế các program cũ mà mọi người đã từng quen làm từ nhiều năm qua.
Tất cả các inspector và thú y sĩ đều phải thay phiên nhau theo học những khóa tu nghiệp đặc biệt để làm việc.
 
 
 
Canh tân nhà máy, cải tiến trang thiết bị.
 
Có rất nhiều trang thiết bị mới đã xuất hiện trong các lò sát sanh để giúp giết nhanh và giết được nhiều thú hơn ngày xưa gấp bội.
Nhiều khâu, trước kia do công nhân làm, nay thì họ được thay thế bằng máy móc hay được thế bằng robot v,v...
 
Tại các lò sát sanh lớn Canada, vận tốc hạ thịt trung bình trong một giờ:
-gà :8 000 con
-Heo: 350 -400 con
-Bò: 50-60 con
 
Ngày xưa, lấy búa đập đầu.
 
Khi mới bắt đầu đi làm năm 1985, tác giả đã chứng kiến nhiều lò sát sanh nhỏ tại Canada đã dùng búa đập đầu dê, cừu và bò con. Đây là kiểu giết thú vô cùng đau đớn và dã man. Đôi khi đập trật vuột, con thú còn dãy dụa và la róng dữ dội nên họ phải đập bồi thêm một hai cú nữa cho nó mới thật sự chịu nằm yên. Thấy sao quá nhẫn tâm. Sau đó thì kiểu giết trên đã bị cấm.
 
Dưới áp lực của các nhóm bảo vệ súc vật, luật giết thú tại lò sát sanh đã được sửa đổi và cải thiện nhiều:
 
 Đó là cách “giết nhân đạo”.
                                                         
 
 
 
Giết một cách nhân đạo (Humane slaughter)
 
Theo y đức tại các quốc gia Tây phương, kỹ thuật hạ thịt phải được thực hiện thế nào để cho con vật chết thật nhanh, không đau đớn và giảm tối đa sự sợ hãi trước khi bị giết.

Đó là phương pháp “giết nhân đạo” . Thoạt nghe có hơi ngược đời và  “ đạo đức giả”.
 
Luật là thế đó nhưng đôi khi trong thực tế ít được tuân hành một cách đúng mức.
 
 
RSPCA. What do we mean by humane killing or slaughter?
 
 
Phải làm cho thú không còn cảm giác đau đớn trước khi cắt cổ hoặc thọt huyết
 

*Trong các nhà máy, gà thì bị treo ngược hai cẳng lên trên, đầu thòng xuống phía dưới, kéo rê qua bể nước có điện cho bất tỉnh trước khi chạy qua máy cắt cổ.
 
 
 
 
* Heo thì bị cho điện giật hai bên cổ phía sau lỗ tai, cho bất tỉnh (electronarcose) trước khi thọt huyết. Thay gì dùng điện, có nhà máy dùng kỹ thuật cho heo thở khí carbonique CO2
 
 
 
 *Bò, dê cừu thì dùng một loại súng hơi gọi là captive bolt pistol hay stunning gun bắn ngay giữa trán con vật, phá vỡ hệ thấn kinh trung ương làm nó bất tỉnh, nhưng tim vẫn còn đập, sau đó thì cắt cổ liền, máu thoát ra ọc ọc có vòi lạnh người trong hơn một phút thì con vật chết vì bị mất hết máu.
  
 
Súng captive bolt pistol
 
*Giết theo nghi thức tôn giáo abattage rituel :
Không được dùng điện hoặc bắn.
Đối với bò, dê, cừu và gà chỉ dùng cách cắt cổ con vật: đó là cách giết theo nghi thức Halalcủa đạo Hồi giáo, và cách giết Cacher của Do Thái giáo.
Người Do thái và người Hồi giáo musulman không ăn thịt heo.
 
 
-Mời xem 2 Vidéo quay lén tại lò sát sanh Charal ở Metz, Pháp quốc. Chú ý: nếu yếu tim sẵn xin đừng xem.
 
 
Video :Charal: cruauté à l’abattoir.
 
 
Video;Charal vu de l’intérieur
 
 
*Tại nhà máy Massuéville, Quebec, nơi tác giả thường đến làm việc, ngựa bị giết bằng súng săn nòng 0.22 bắn ngay giữa trán.
Theo luật thú y, lúc bị cắt cổ con vật bắt buộc không còn có một phản ứng nào cả, chứng tỏ là nó không có cảm giác đau đớn.  Nếu trường hợp còn thấy phản ứng (dãy dụa, búng đá, kêu la...) thì anh cai sẽ được gọi đến để chỉnh lại máy móc dụng cụ, coi lại voltage điện hoặc cho thay đổi người công nhân “ cắt cổ” hay saigneur thiếu kinh nghiệm...

Trong bất cứ các cách giết thú kể trên, con vật chết vì bị mất hết máu.
 
 
Không phải lúc nào con vật cũng chết một cách êm ái hết đâu
 
*Cần phải có một dòng điện khá mạnh. Khi giết heo, phải kẹp điện cực cho đúng chổ. Nếu làm sai, con vật sẽ tỉnh lại bất tử lúc vừa mới thọt huyết. Heo sẽ rất đau đớn và dãy dụa dữ tợn. Phải chích điện lại thêm một lần nữa.Mỗi lần chích điện là mỗi lần làm cho nó bị đau đớn thêm nữa.
 
*Trường hợp của gà, có con tự nhiên ngóc đầu lên lúc bị kéo rê qua bể nước có điện nên không bị điện giật bất tỉnh trước khi chạy qua máy cắt cổ tự động.
 
*Cho dù cách cho điện giật được thực hiện rất đúng nhưng nếu anh công nhân cắt cổ quá chậm lụt, hoặc dao không bén, khiến con heo tỉnh lại bất thình lình nên nó sẽ rất đau đớn thêm nữa.
 
*Nhiệm vụ của thú y sĩ là kiểm soát coi cách giết có được thi hành đúng luật lệ không hầu giảm bớt tối đa sự đau đớn và sự sợ hãi của con vật.
 
Trường hợp con vật được chở đến nhà máy trong tình trạng bị gãy xương rất đau đớn (chân, hông, chậu, cột sống…),khó thở, thú y sĩ sẽ cho lệnh giết thịt ngay lập tức để tránh bớt sự đau đớn của con vật.
 
 
Ăn thịt hay không ăn thịt?
 
Một câu hỏi rất khó trả lời.
Câu trả lời có khác nhau hay không là tùy theo cái nhìn của mỗi người.
Nói chung, thì ngày nay, các nhà khoa học đều khuyên chúng ta nên giảm bớt việc ăn thịt đỏ(thịt bò, thịt heo, thịt dê cừu, đồ lòng, gan, tim, thận…).
Nên ăn thịt nạc, hoặc thay thế bằng thịt trắngnhư thịt gà đã bỏ da bỏ mỡ, và cũng nên ăn cá 2-3 lần trong tuần.
 
 
 
Nguyễn Thượng Chánh
 
Ăn chay và sức khỏe
 
 
 
 
Video: John Robbins-Diet for a new America-Why you need to avoid eating meat (57 phút) Nói v về tai hại của thịt đối với sức khỏe
 
 
                            Nghỉ hưu 2008
 
 
 
Quanh Đi Ngó Lại, Chỉ Tui Với Bà
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kết luận
 
 
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó giúp chúng cảm nhận  được việc sắp bị đem đi giết.
Khi bị lùa vào chuồng ép, có con thì rất im lặng, chấp nhận số phận, ánh mắt rươm rướm, đượm vẻ sầu não lạ thường. Ngược lại có con thì la róng, búng đá lung tung vì bản năng sinh tồn.
Người gõ đứng cách đó vài ba thước, cảm thấy sao quá nhẫn tâm và xót thương vô ngần cho số phận của con vật khốn nạn. Chẳng qua đó là cái nghiệp của mọi sanh linh.
Phải chăng câu vật dưỡng nhơn là một sự bào chữa của con người về quyền sát sanh để sống?
Nghĩ cho cùng những người ăn thịt, trong đó có người gõ và một số lớn các bạn, chúng ta đều phải nhận chịu một phần trách nhiệm. /.
 
 
GS Nguyễn Thượng Chánh được trao tặng giải thưởng Presidential Prize, Community Services tai cơ quan Canadian Food Inspection Agency (CFIA) tai Ottawa, Nov 2000.
 
CFIA President's National Awards (2000):
 
 
GS Nguyễn Thượng Chánh được trao tặng giải thưởng Presidential Prize, Community ServicesCFIA, Ottawa 2000


 
 
Tham khảo :
 
 
-          Quý trọng sự sống. Đại sư Philip Kapleau- Nguyễn Văn Nhật (dịch). Thư viện Hoa Sen
 
 
-          Đạo đức Phật giáo và vấn đề môi trường, Thích Nguyên Hiệp. Nguồn Tập San Pháp Luân 68
           
 
 
 
-          Nguyễn Thượng Chánh. Bên trong kỹ nghệ thực phẫm
 
           
 
 
 
        -Ngọc Lan/Người Việt-Hột vịt lộn Long An và bài học biến rác thành tiền
        
 
 
 
 
 
 
    Montreal, 2015        

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 638865 visitors (2128593 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free