.
  31 ngày P78-79
 
4/9/2014

 
Để xã hơi cuối tuần, đồng thời để minh họa sinh động cuộc vượt đèo tại những đoạn nguy hiểm, xin mời các bạn xem lại video clip đoạn vừa kể, mong nghe ý kiến để …lần sau quay chất lượng hơn, he he!
Xin vào các đường link sau đây:
https://www.youtube.com/watch?v=vBYx...ature=youtu.be
https://www.youtube.com/watch?v=afb-9yqHjoE
https://www.youtube.com/watch?v=dD73YWo-qxo
 
 
Lúc 13h55’37”.
Xe xuống hết dốc để quẹo phải, qua đoạn đèo kế tiếp, ngay phía dưới, tại đây, bên tay trái là ngôi chùa thứ 62 mà chúng tôi có dịp đi qua.





Lúc này, sau cú trở ngược 180 độ hướng chiều xe…lên dốc mới, tôi có thể thấy được trong cùng thời điểm cả xe chạy trước mặt lẫn xe chạy sau đuôi, he he một nghịch lý có thật100%.





Khi xe quẹo qua phải để xuống đoạn đèo thấp hơn, tôi nhìn ngược phía sau, thấy thật cheo leo, trong khi, ngay phía dưới thấp, bên lề phải, là nóc 1 xe tái chạy ngược chiều…





04 phút sau, chúng tôi chứng kiến 1 khúc quanh …kỳ cục!
Nếu ai đã đi qua đèo Ngoạn Mục hay Hải Vân, từ trên cao sẽ thấy những đoạn đường đèo chồng lên nhau, sau những cua ngoặc “tay áo” hoặc gắt hơn là “cùi chỏ”. Đường đèo đủ rộng để 2 xe tránh nhau khi qua mặt và cũng đủ rộng để đánh hết tay lái vượt qua các cua tay áo hay cùi chỏ này không mấy khó khăn.



òn tại đây, trước mắt tôi là 1 cua cũng ngoặc 180 độ như trước đó, nhưng là ngoặc tức thì, chứ không uốn 1 vòng thiệt rộng để quay đầu đi tiếp, cho nên nó không phải là tay áo nửa và cũng không gọi là cùi chỏ được, mà hơn thế nửa, đến độ không có 1 hình tượng tương xứng nào để diễn tả, chỉ có hình ảnh hiện trường, mới nói lên chính xác cái cua ngoặc này.
Đây không thể gọi là cái cua được, chỉ là 2 đường ngược chiều, 1cao, 1 thấp, cách nhau bởi 1 “con lươn” mỏ nhọn! Lúc này, bà xã tôi nói Anh chuyển qua quay phim đi, tôi chụp ảnh cho. Chiếc xe 50 ghế trước mặt đang vất vả quẹo cua…khi tôi đang ghi hình(sẽ post lên youtube sau).
Còn đây là ảnh khi xe tôi bắt đầu quẹo cua "mỏ lươn" (he he, không biết ví như cái gì, nên tạm mượn tên này, vì nó nhọn như mỏ con lươn!)





Đường thì hẹp, không đủ để 2 xe lớn qua mặt, nên cái cua gắt hơn “củ kiệu” này chỉ cho những xe nhỏ chậm rãi ôm qua cái “mỏ” đất nhọn như trong ảnh để chuyển xuống đoạn đèo bên dưới; còn những chiếc 50 ghế, không thể nào quẹo được trong 1 lần duy nhất, vì khi đó, do dài đòn, chưa ôm được cái cua thì cái mỏ con 50 đã lú ra khỏi con đường, nếu …ngoan cố tiếp tục bò nhẹ tới thì …cắm đầu xuống đoạn đèo ngược lại ngay bên dưới. Do đó, xe phải dừng lại, de lui, chạy tới nhiều lần mới lấy đầu trở lại đoạn đường trước mặt; đây là lúc mà phụ xế phải khẩn trương chạy tới lui canh bánh xe, đấy chính là lý do 1 “cửa hàng” cục canh mà tôi đã nói ở phần trên, có mặt trên con đèo Kawkareik. 




Phia ngoài lề đường chỗ xe gắn máy sau hàng cây xanh là “tầng thứ 3” thấp sâu bên dưới, tức là đoạn đèo ngược trở lại.






Thắng lại,…lùi,…thắng,…tới,…thắng,…l
i,thng,cho ti khi qua được con đường phía dưới.





Ở vị trí này, chụp chiếc xe sau sắp sửa vào cua, có nghĩa là xe tôi đã hoàn thành cú quẹo, lúc đó là 14h03’44”, hơn 60 giây để con xe vòng qua 1 cái cua dài chưa đầy 10m, mà bình thường, chỉ cần khoảng 4 giây để ôm 1 cua 20m! Rất tiếc lúc này do bận ghi hình, tôi không chụp được cái hình ảnh xe chạy tới, de lui …lúc qua cua.(Phần này xin xem video clip, sẽ post lên sau)





Tới đây, nhìn trước, ngó sau, tôi vẫn còn thấy trùng điệp núi non, con đèo cũng đang kiên trì uốn lượn giữa một vùng sương mờ hoang lạnh. Xa xa bên kia sườn núi, đèo Kawkareik lúc ẩn, lúc hiện, mềm mại bám lấy rừng cây, xanh xanh triền dốc. Vì đã mãi mê cuốn hút theo những hiểm trở của cung đường, tôi quên mất việc thưởng thức cái vẽ đẹp hoành tráng của thiên nhiên, giờ đây nhìn lại ảnh thực sự thấy tiếc trong lòng.


 



Bây giờ, trước khi tiếp tục, tôi xin mời các bạn xem chuyến vượt đèo Kawkareik và pha quẹo cua tại “mỏ lươn”. Tôi tạm mượn từ “mỏ lươn” để diễn tả cái khúc quanh …kỳ cục, nó giống như trên con đường có dãy phân cách mà đôi khi ta gọi là “con lươn”, nhưng ở đây đường nằm 2 bên “con lươn” chỉ khoảng 3m, 4 m nên không đủ chỗ cho xe quay đầu…Và với cuộc vượt đèo ngoạn mục và đầy cảm giác này, con “big bus” chúng tôi đi, đã …cháy bố thắng ngay tại đoạn gần cuối con đèo, đó là điều thật may mắn, nếu bị giữa lưng đèo, nơi mỏm đá cheo leo, chắc cả đoàn xe theo sau phải chờ đợi! 
Xin mời xem video clip theo đường dẫn:

https://www.youtube.com/watch?v=wryrNvUJBNc
https://www.youtube.com/edit?o=U&video_id=Rx-cIXmK-yM
https://www.youtube.com/watch?v=oj_f...ature=youtu.be


Khu sinh thái rừng mưa nhiệt đới Kayah-Karen/Terasserim rất rộng lớn, chạy dọc theo biên giới 2 nước Miến Điện-Thái Lan, tạo thành 1 vùng đệm hiểm trở, 1 thành vách thiên nhiên vững chắc, chắn giữa 2 nước. Con đèo Kawkareik như 1 lát cắt mỏng manh, xẻ ngang qua bức tường thiên nhiên đó, để giao thương 2 nước được hình thành. Nhưng rõ ràng, sau nhiều năm dài đóng cửa, biệt lập với thế giới bên ngoài, con đường không cần thiết phải mở mang hay hoàn chỉnh; nên nay, sau một thay đổi đột ngột về chính trị, con đường vẫn chưa được sửa chửa kịp thời để theo sát với đà phát triển kinh tế đang lên.
Vùng “Rừng mưa nhiệt đới Kayah-Karen/Terasserim” là báu vật của Myanmar , Thái Lan và thế giới với nhiều loài động vật quý hiếm như hổ(Panthera tigris), voi (Elephans maximus), báo gấm(Pardofelis nebulosa)…đặc biệt có loài dơi mũi lợn Kitti (Craseonycteris thonglongyai), với sải cánh 8cm, nặng chỉ 2g, loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng bởi tệ nạn săn bắt để làm …thú nhồi bông!
Còn đèo Kawkareik, theo tôi là “báu vật” của dân phượt bụi, ham tìm cảm giác mạnh. Thật ra, dọc theo con đèo, tôi thấy có rất nhiều chỗ mà ngành du lịch Myanmar có thể mở các resort sinh thái giống như Nam Cát Tiên hay như khu vực dọc sông Kwae Yai, Thái Lan. Từ đó các loại hình du lịch có thể phát triển theo nhu cầu của khách, như trekking chẳng hạn, đơn giản nhất là tạo điều kiện cho du khách đứng tại các điểm “thoi loi” mà quan sát núi rừng. Và nếu biết khai thác hợp lý, không phá vở cảnh quan thiên nhiên, phát triển một cách thân thiện với môi trường, con đèo sẽ là báu vật của Miến Điện trong tương lai.








Qua khỏi cua này là đoạn đường tương đối bằng phẳng, xe chạy ngon lành chừng 15 phút thì có mùi khét bốc lên và khói tỏa mịt mù bên hông trái của xe, thôi rồi, cháy bố thắng! Cũng may đây là đoạn đèo rộng thênh thang, xe dừng trước 1 quán nhỏ bên đường, khách có thể nghĩ ngơi, ăn uống và đi vệ sinh, lại có “nước núi” để giải nhiệt bố thắng.






Bây giờ chúng tôi mới có dịp tiếp xúc với cặp Tây ba lô ngồi phía sau, họ đến từ nước Ý, đã ở Bangkok 6 ngày, đi các tour lẻ, rồi cuốn chiếu lần lên Chiengmai, từ đó định sẽ bay qua Myanmar; nhưng khi nghe 1 số bạn nói con đường này còn hoang sơ và rất hấp dẫn nên rẻ vào Mae Sot, qua biên giới mua vé đi Yangon, thăm Miến Điện rồi bay trở lại Thái Lan trước khi ngồi xe bus đi Việt Nam.
Họ nói chưa từng qua con đèo nào nhiều cảm giác như thế này, thật là thú vị! 




Một vạt trinh nữ (Mimosa pudica Fabaceae) ven đường làm tôi nhớ đến bản nhạc cùng tên của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, 1 tác phẩm viết về lính nhưng không có giết chóc, chỉ là cái cớ để hình tượng hóa một loài hoa dại đơn sơ, rồi nhân đó lồng vào 1 chuyện tình lãng mạn, đúng chất giang hồ lãng tử. Bây giờ, với tôi, loài hoa dại ấy cũng có vẻ đẹp riêng, đầy chất… bụi đường!




Trong khi nhà xe lo chửa cháy bố thắng, mọi người cũng được giây phút xã hơi sau 2 giờ vượt …núi.


Cháy bánh sau, nhưng bánh nào cũng nóng!





 
 
Bây giờ là 2 giờ rưởi chiều, con đèo làm mọi người quên đói bụng, lúc này dừng giữa đường, may bà xã lo xa, nên cũng có cái ăn!






Chắc cũng chỉ mới …bốc khói thôi, nên sau một hồi giải nhiệt, nhà xe giục hành khách lên xe tiếp tục cuộc hành trình.





Ở Miến điện, quý Sư rất được kính trọng, trên xe, luôn được dành cho ghế trước, 2 chú Sadi lên ngồi cùng Sư phụ, đôi mắt ngây thơ , trong veo dưới cánh áo cà sa. 





Trước khi xe lăn bánh, tôi nhìn lại quán nghèo, thấy thấp thoáng hình bóng quê nhà qua khung cửa, nhớ dàn bầu xanh mướt, nhớ khói quyện mái tranh, nỗi bâng khuâng đất mẹ, tưởng đã tạm quên, bổng giờ đây thấy nhẹ nhàng sương mỏng, đẹp như tranh trong tâm tưởng, chiều rơi!

…Đường xa quê vẫn điệp trùng phía trước,
Bước giang hồ một chút chậm, chiều hôm.
Tưởng quê hương biên biếc cuối trời buồn,
Khói bếp lạ chợt bùng lên nỗi nhớ.
Quê thì xa, nhưng, thoáng gần phía dưới
Và trời chiều, như nắng rụng, bên hiên.
Giang hồ ơi, chân còn ghi dấu lạ
Nhưng nẻo về thoang thoáng hiện, nơi xa!


Khói bếp và giàn đậu leo y hệt quê nhà. 

Có lẽ trong các lân bang, Myanmar tuy cách Việt Nam 2 quốc gia, nhưng nhà cửa và cảnh vật miền quê lại giống nhau kỳ lạ. Đó là nhận xét của tôi vào lúc này, vẫn còn quá sớm khi chưa vào sâu đất bạn; nhưng rõ ràng Lào, Cambodia và Thái Lan ít có nét giống Việt Nam hơn Myanmar.
He he, tưởng đã xuống hết con đèo, không còn gặp những gì… kì cục, thì chỉ 5 phút sau, 1 con lươn khác, tiếp tục thêm thử thách bác tài, tôi chỉ biết …lắc đầu khoái chí. Nếu là tôi, chắc các bạn cũng thế thôi, sẽ thực thụ thích thú với những khúc quanh kỳ lạ này, nhìn thì thấy ghê, nhưng rõ ràng xuống đến đây rồi, lại thấy tiếc, vẫn còn muốn có dịp gặp lại để cảm giác kỷ hơn!




 
Để an toàn, xe gắn máy cặp sát lề nghich(trái), thay vì cặp mép vực bên lề mặt.



 

 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693367 visitors (2230719 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free