.
  31 ngày lang thang P144-145
 
28/12/2014




Phần 144-145

Cuối cùng, tôi trở lại con lạch đã đưa mình đến với Indein, bên cạnh chiếc cầu dẫn qua chợ. Giờ này, số lượng du khách có vẻ đông hơn, hình như họ đến và nghĩ tại các resort nằm rải rác quanh đây, một số đang ngồi ăn trong nhà hàng Golden Kite, ngay trên bến thuyền du lịch, sát chân cầu.



Chúng tôi trở lại con lạch đã đưa chúng tôi đến di tích Indein.








Giờ này cũng là lúc nhiều người dân Pa Oo(phần lớn là phụ nữ)lần lượt kéo nhau về trên những chiếc thuyền đưa đò, có lẽ họ đi chợ Shwe Nyaung từ sáng. Về hình thức, những chiếc thuyền này cũng giống như những thuyền chở chúng tôi đi chơi, chỉ khác là không có băng ghế, người Pa Oo ngồi bệch dưới lòng thuyền, nên số lượng thường nhiều hơn gấp đôi, lại chất đầy hàng hóa.












Sự sôi động đầy màu sắc nơi bến thuyền lúc này thật là hoạt cảnh khó quên, chắc chắn đây luôn là những hình ảnh khiến mọi du khách phương xa đều quan tâm khi chứng kiến. Dĩ nhiên, cũng như các du khách phương Tây khác,tôi và bà xã không bỏ lở cơ hội để ghi lại những file hình đặc biệt, về những con người có vẻ rất dễ thương và thật “vô tư” nơi chốn “thâm sơn cùng cốc” này!








Bà xã đứng ngay trên cầu để chộp những bức ảnh “tầm xa”, tôi xuống tận bến thuyền để tìm cận cảnh…Nhưng hóa ra, bà xã tôi mới có những tấm ảnh tầm xa “giá trị” lẫn những file cận cảnh chứa nhiều thông tin du lịch hơn tôi.

Ảnh của tôi:







Tôi tiếp tục tìm những góc máy cận cảnh, nhưng cũng chỉ tàm tạm thôi và có 1 phát hiện ngẫu nhiên: mặc cho tôi là khách lạ, với máy ảnh đang không ngừng “tác nghiệp”, một thuyền các phụ nữ Pa Oo tới sau, khi vừa mang hàng hóa lên bờ xong, họ trở ngay xuống nước, khéo léo trầm mình “tắm tiên” giữa thiên thanh bạch nhật. Dù bất ngờ và dù ở sát cạnh, tôi cũng không dám đưa máy ngắm chụp, mà vội quay trở lại cầu, cho bà xã hay để “cùng là phận nữ nhi” may ra bà ấy sẽ dễ dàng tiếp cận thực hiện những file ảnh “độc”…đáo này!

Tiếp tục đây là những file ảnh của tôi:










Bây giờ tôi mới thấy chiếc gùi của các dân tộc miền núi Miến Điện thật tiện lợi, nó không chỉ chứa hàng hóa mà còn là giá đở cho 1, 2 bao hàng khác, thậm chí lớn hơn cả gùi, được chất cao nghệu trên đầu!

Và đây là những file ảnh của bà xã:













Không ngờ, bà xã cũng thấy cuộc “tắm tiên” vô tư ấy và đã bấm được một tấm ảnh “tầm xa”, chắc chắn không làm ai “lúng túng”, chứa cái thông tin “độc” đáo này…





Lúc này, bà xã mới nói ở đây chụp được rồi, lại gần người Pa Oo sẽ …mắc cở! Người ta không cấm, nhưng có đề nghị du khách đừng làm … “lúng túng” những người phụ nữ đang vô tư thể hiện một nét văn hóa hồn nhiên, dù cho khách du lịch đang trên đường đến chơi.
Và với tôi, thật may khi đã không “vô ý” vi phạm điều tế nhị này!





Tấm ảnh này bà xã chụp tôi và Koto, đệ tử của Sư H., sinh viên luật, có chứa một thông tin rất đặc biệt, nằm trên tấm bảng kèm hình minh họa, ở bìa phải, phía sau lưng Koto: “Don’t take any photos that may make people feel embarrassed!”
Nào, hãy “zoom” lại xem…



14h15’ chiều 04-11-2013, chúng tôi rời làng Indein để trở ra chùa Phaung Daw Oo, thăm 5 ông Phật vàng mà hàng năm dân Inlay đã tổ chức lễ hội kéo dài đến 18 ngày, để rước đi vòng các làng quanh hồ nước ngọt xinh đẹp này.





















Mua vàng lá tại đây mới đủ chuẩn!






Hình trên là “nhản” của lá vàng(có lẽ là tên chùa)
4 miếng dưới là phần giấy còn lại sau khi lá vàng được dát vào tượng Phật(lá vàng cực kỳ mỏng, nhưng vẫn thấy được, nằm trong ô màu vàng).





Theo truyền thuyết, có một lần trong quá khứ, thuyền rước 5 tượng Phật bị chìm, dân chúng mò vớt được 4 “Ông”, “Ông” còn lại tìm hoài chẳng thấy; nhưng khi mọi người trở về chùa thì “Ông” ngồi trong chánh điện rồi. Từ đó dân làng chỉ rước 4 “Ông”, “Ông” về trước, từ đó cho ở lại giữ chùa.
Sau thời gian dài được bá tánh dát vàng, 5 tượng Phật nhỏ không còn giữ hình hài nguyên thủy nửa!


Rời chùa Phaung Daw Oo chúng tôi được Sư H. hướng dẫn qua thăm làng dệt lụa chỉ sen, nhưng trước khi đến đó, bây giờ chúng tôi mới thực sự lướt qua ngôi làng tuyệt đẹp trên 1 góc hồ Inlay này.



Rời chùa Phaung Daw Oo để đi thăm làng dệt lụa chỉ sen.



Xin chào chùa Phaung Daw Oo!


Hồi sáng, chúng tôi đã chứng kiến quan cảnh thần tiên trên mặt hồ với những cánh hải âu chao liệng cực kỳ đẹp mắt. Nhìn những khu vườn nổi bềnh bồng theo nhịp sóng đẫy đưa, những nếp nhà sàn đẹp một cách bình dị trên mặt hồ với bóng núi, mây trời lồng lộng phía xa. Nhưng tất cả chỉ thoáng xa và thoáng chốc, khi sau đó thuyền len vào con lạch nhỏ để đến thăm thánh địa Indein.
Nên bây giờ, trước những gì đang trôi qua 2 bên con thuyền nhỏ, chúng tôi mới thực sự hiểu vì sao làng nổi tại hồ Inlay lại được xếp vào top 10 những ngôi làng đẹp nhất thế giới.
Mũi thuyền Inlay không cong như những chiếc gondola nổi tiếng của Ý, nhưng thân thuyền màu đen thì tương tự, lướt vun vút trên con “kênh” , len lỏi qua những ngôi nhà sàn giản dị, chui qua bên dưới những chiếc cầu ván có mái che mưa nắng…tạo nên một ấn tượng thú vị mà nhiều du khách châu Âu ví von đây là một Venice khác của phương Đông!





















Một chiếc cầu ván lạ mắt trong làng nổi.





Thuyền cứ chạy theo con rạch nhỏ, len lỏi qua các khu vườn nổi, những nhà hàng, resort sang trọng nhưng thiết kế rất phù hợp với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp chung quanh. Mọi thứ đều thật hoàn hảo, kể cả những chiếc thuyền chở hàng hóa về làng.





 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693472 visitors (2231048 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free