3/7/2014
Phần 47
Trước khi rời bảo tàng, chúng tôi bước ra khu vực nằm cạnh bờ sông Kwae Yai, nhìn về phía phải, thấy cầu sông Kwai đang đen đúa vắt ngang dãy nước xanh lặng lờ trôi bên dưới. Dãy nước êm đềm xuôi xuống hạ nguồn, hiền hòa như vốn có tự bao đời, dãy nước đó, từng một thời chở đi những đau thương, chết chóc và giờ đây đang chở những niềm vui, những bao dung biểu lộ trên các ánh mắt hân hoan của rất nhiều khách phương xa!
Bước ra khu vực bờ sông Kwae Yai.
Kiểu kiến trúc chùa Chaichum Phon rất lạ so với các chùa Thái Lan khác!
Chùa Chaichum Phon có kiến trúc thật đặc biệt, hoàn toàn khác lạ với kiểu truyền thống Thái Lan; nhưng đặc biệt hơn, sao lại “cưu mang” trong khuôn viên một bảo tàng “chết chóc” ? Phải chăng người ta muốn cho mọi người thấy cái biên độ ác độc giữa ánh mắt từ bi và hình ảnh bạo tàn của kẻ nhẫn tâm? Hay người ta muốn dùng nụ cười bác ái của Đức Phật, để hóa giải mọi lỗi lầm của những người gây nên tội ác?
Dân tộc Nhật ngày nay cũng hối hận và xấu hổ cho những gì mà tiền nhân họ gieo rắc trên mảnh đất hiền hòa đó. Có rất nhiều du khách Nhật đến đây, chắc chắn không phải để tự hào về cái quá khứ 1 thời từng chiến thắng quân Anh, mà để cảm nhận cái đau thương gây nên bởi tiền nhân của họ, như một sự “tự trừng phạt”, dù rằng nó chỉ có tính tượng trưng. Đó chính là tâm sự của vài du khách Nhật đi cùng chuyến thăm cầu sông Kwai với chúng tôi, hôm nay.
Ngày nay, Nhật bản là một cường quốc mà các nước phải nể phục, dù rằng đất nước họ vẫn mãi có diện tích 377.930 km2. Điều đó chứng tỏ “ thiếu đất, dân đông, không nhiều tài nguyên” chỉ là 1 chiêu bài láo khoét, dối gạt dân Nhật và mà mắt khối Đại Đông Á, để mong đạt địa vị bá quyền.
Con đường thần chết, dẫu sao cũng là chứng tích nhắc nhở một thời kỳ đau thương, không chỉ tại nơi này, mà còn tại nhiều nơi khác, khi chiến tranh đi ngang. Chứng tích ấy, như một phản hồi tích cực, nhắc nhở khách tham quan rằng hãy góp phần xây dựng nền hòa bình vững bền trên trái đất!
May thay, nhân loại hôm nay, ngày càng văn minh, nên giàu lòng nhân hậu, biết trắc ẩn trước những đau khổ của đồng loài, nên luôn phản ứng chống lại những cuộc chiến phi nhân. Đôi khi, tiêu diệt cái ác và xóa bỏ những bạo tàn, là việc chẳng đặng đừng; nhưng không nên thay thế những điều đó bằng một thứ tương tự, bạo tàn và ác độc hơn!
Lần nữa, trước khi rời nơi đây tôi lại tự hỏi: sao bảo tàng chiến tranh lại đặt trong khuôn viên chùa? Và…
Thôi, hãy xem như một thắc mắc bất chợt, chẳng cần phải giải thích, bởi mỗi người, khi đến đây chắc chắn không cùng một cái nhìn, giống tôi.
Bây giờ, hãy tiếp tục rảo bước về phía trước, trên đường MaenamKwai, cầu sông Kwai, nỗi mong ước có ngày tôi đặt chân đến, đang rất gần!
Đây là đường Maenam Kwai, phía sau River Kwae Restaurant là…cầu sông Kwai!
Cuối Maenam Kwai Rd, rẻ phải là Newzealand Rd, dọc theo đường này là một đoạn railway ngắn, có một đầu máy xưa với vài toa đơn lẻ, phục vụ cho du khách nào muốn thưởng thức cái cảm giác đi tàu hỏa vượt qua chiếc cầu huyền thoại sông Kwai.