THNLS CẦN THƠ- QUYỂN 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13/11/2014
Phần 2
Các nhà khoa học Tây phương nghiên cứu sừng tê giác
Sừng tê giác: Tất cả đều là huyền thoại chớ không phải là thuốc
Sừng tê giác được cấu tạo bởi chất keratin là môt loại protein của móng tay, móng chân và tóc. Khác với sừng của các loài thú khác có lớp keratin rất mỏng bên ngoài và bao bọc cái lõi xương bên trong, sừng tê giác được cấu tạo bởi keratin từ ngoài vào trong.
Tuy nhiên thành phần hóa học của keratin có thể được thay đổi tùy theo chế độ dinh dưỡng của tê giác và nơi nó sống. Qua phương pháp nầy, nhà môi sinh Raj Amin thuộc Zoological Society of London đã lấy “dấu tay”(fingerprints) các mẩu sừng tịch thu để xác định nguồn gốc, nó thuộc về nhóm tê giác nào và từ đâu đến, nhờ đó đã giúp rất nhiều trong chiến dịch bài trừ việc săn bắn tê giác.
Gần đây Đại học Ohio đã sử dụng phương pháp CT (computerized scan) và nhận thấy sừng tê giác về cấu trúc rất giống móng ngựa, mỏ rùa, mỏ két.
Lõi sừng chứa nhiều calcium và melanin. Calcium giúp làm cứng cái sừng trong khi melanin bảo vệ cái lõi khỏi bị phân hóa bởi tia cực tím từ mặt trời. Khi phần ngoài của sừng, rất mềm, bì mòn đi theo thời gian (do mặt trời, do cụng nhau, hay do tê giác cọ sừng xuống đất) phần lõi bên trong trở nên nhọn ra như đầu bút chì.
Năm 1990, khảo cứu tại đại học Hong Kong cho thấy dùng sừng tê giác ở liều lượng thật cao có thể làm hạ nhiệt đôi chút ở chuột thí nghiệm, cũng giống như trường hợp sử dụng sừng dê núi Saga antelope và sừng trâu nước.
Lixin Huang Chủ tịch hiệp hội y học cổ truyền Trung Quốc tại Hoa Kỳ (ACTM) chống đôi việc dùng sừng tê giác để trị bệnh và ông cũng không thấy có bằng chứng nào nói rằng sừng tê giác có thể trị được ung thư hết.
Source: http://www.rhinoconservation.org (http://s.tt/1aKL1)
Họ dùng sừng tê giác để chữa bệnh gì?
Tại Á châu, Đông y dùng sừng tê giác dược mài hay nghiền ra thành bột và pha vô nước để uống nhằm hạ sốt nóng và giã rượu (hangover). Theo lương y Trung quốc Li Shi Chen, thế kỷ thứ 16, sừng tê giác dùng để hạ sốt, trị phong thấp, gout, ảo giác hallucination, lo âu, nhọt carbuncles, ói mửa, ngộ độc thực phẩm, thương hàn typhoid, nhức đầu,bị rắn cắn, và thậm chí kể luôn cả bệnh bị “ma quỷ ám”.
Gần đây hơn người ta thêm vô hai bệnh mới: sừng tê giác trị được ung thư và bệnh liệt dương ở đàn ông.
Sừng tê giác qua cái nhìn của các nhà chuyên môn bên nhà
“Dược sĩ Nguyễn Thị Nhung (Đại học Y dược Thái Nguyên)
“cho biết, sừng tê giác có vị chua mặn, tính lạnh, vào được hai đường kinh tâm và can, có công dụng thanh nhiệt lương huyết, trấn kinh giải độc, giảm đau và cầm máu, được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt lương huyết.
Sừng tê giác thường được dùng để chữa các chứng bệnh sốt quá hóa điên cuồng, co giật, sốt vàng da, ban chẩn, thổ huyết, chảy máu cam, ung độc, hậu bối nhưng không được dùng cho phụ nữ có thai…
Việc uống nước mài từ sừng tê giác giúp hưng phấn cơ tim”.
Lương y Trần Văn Quảng (Hội Đông y Việt Nam)
“Sừng tê giác có công dụng thanh nhiệt lương huyết, trấn kinh giải độc, giảm đau và cầm máu, được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt lương huyết, hỏa nhập vào huyết.
Tuy có một số tác dụng bổ trợ sức khỏe nhất định nhưng thực chất sừng tê giác không phải là thần dược chữa bách bệnh như nhiều người vẫn nghĩ.
Đặc biệt, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh uống nước bột mài từ sừng tê giác trị được ung thư.
Thậm chí, theo lương y Trần Văn Quảng thì tê giác tính lạnh, nam giới lại thuộc nhiệt tính (tính nóng), khi uống tê giác cùng rượu, nóng lạnh xung khắc nhau có thể dẫn đến tắc tử.
Trường hợp nhẹ, dùng nhiều tê giác lạnh có thể gây mất năng lượng tự nhiên, mất hỏa tự nhiên trong người, thậm chí gây liệt dương.” (ngưng trích-Nguyễn Hoài. Thực ảo-sừng tê)
Ds Nguyễn văn Toanh
“…Theo y học cổ truyền, sừng tê giác có vị đắng, mặn, tính lạnh, không độc vào 3 kinh tâm, can, vị thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, an thần giảm đau, được sử dụng trong gần 70 bài thuốc cổ dùng để trị các chứng viêm nhiệt, các trường hợp sốt cao, vật vã, mê sảng, co giật, phát cuồng, cầm máu và cường dương…
Sừng tê giác là thành phần của các bài thuốc nổi tiếng, công hiệu cao như: an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tê giác hoàn, tê giác địa hoàng giải độc… mà các thầy thuốc đông y không ai không biết đến.
Khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại, một số trường hợp nhiễm trùng yếm khí như cam tẩu mã phải dùng đến sừng tê giác mới có công hiệu.
Đặc biệt, được dùng trong các bệnh dịch như: viêm não, nhiễm trùng nhiễm độc sốt cao, liệt dương và nhiều chứng viêm nhiễm khác.
Cách dùng thông thường là mài sừng tê giác trong nước đun sôi để nguội bằng dụng cụ sành sứ ráp cho tới khi nước mài trở thành dịch trắng đục như sữa để uống hay tán thành bột mịn uống mỗi ngày 0,5 đến 1gam, hoặc làm thành viên kèm theo thuốc khác tùy mục đích chữa bệnh.
Cần lưu ý không dùng sừng tê giác cho người mang thai, những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều…) mà không có sốt, đặc biệt khi uống nước mài sừng tê giác xong không được uống nước chè đặc trước và sau 3 giờ.
Không ít y văn và trong dân gian được lưu truyền những huyền thoại về vị thuốc này giải quyết bệnh nan y.
Ngày nay, một số trường hợp ung thư bạch cầu, viêm não Nhật Bản được điều trị phối hợp sừng tê giác. dùng trong việc hạnh chế tác dụng phụ sau các đợt hóa trị liệu, chiếu tia xạ trong điều trị ung thư …
Tuy nhiên, cũng cần phải nêu ra là: Chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về vấn đề này, hoặc có cũng chưa được công bố vì tê giác thuộc nhóm động vật bảo vệ đặc biệt có nguy cơ tuyệt chủng.
Khoa học ngày nay cũng mới chỉ xác định được một số chất chứa trong sừng như: keratin, canxicarbonat, canxiphotphat, acid amin. Nước chiết có phản ứng alcaloid; chưa phát hiện được hoạt chất tác dụng…”(Ngưng trích- Công dụng của sừng tê giác-Ds Nguyễn Văn Toanh)
Theo Ths Hoàng Khánh Toàn
Tử vong vì dùng sừng tê giác trị ung thư
ThS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Đông y Bệnh viện TW Quân đội 108 khẳng định, cả trong và ngoài nước chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể điều trị ung thư hay làm tăng khả năng cương dương.
Nghiên cứu thành phần hoá học của tê giác người ta thấy chủ yếu là keratin, ngoài ra còn có canxi cacbonat, canxi photphat. Khi thuỷ phân, tê giác sẽ cho các axit amin như tyrosin, axit tiolactic, xystein.
Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, trên động vật thực nghiệm, tê giác có tác dụng: Trực tiếp hưng phấn cơ tim làm tăng sức co bóp, tăng nhịp và tăng cung lượng tim; Giải nhiệt; Trấn tĩnh, chống co giật; Làm tăng số lượng tiểu cầu và rút ngắn thời gian đông máu; Giảm thấp tỷ lệ tử vong trên chuột do nội độc tố của trực khuẩn coli gây nên.
Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã nghiên cứu dùng tê giác điều trị viêm não do virus, dị ứng, cấp cứu ngộ độc cà độc dược.
Việc dùng sừng tê giác để điều trị ung thư, xơ gan... chỉ là do dân gian lưu truyền. Sừng tê giác có tác dụng với thể ung thư huyết nhiệt, còn loại khác nhiều khi lợi bất cập hại. Vì vậy, khi dùng nhất thiết phải có ý kiến của chuyên gia Đông y…” (Ngưng trích. Nguồn BACSI.com (Theo Bee).
Bác sĩ Hà Nội nghĩ gì?
(dịch từ Examiner 4/4/2012-Vietnam craves for rhino horn; cost more than cocaine)
Các bác sĩ Hà Nội cho biết có nhiều bệnh nhân uống thêm bột sừng tê giác để hổ trợ thêm thuốc Tây. Có nhiều người dùng đến sừng tê giác như là hy vọng cuối cùng để trị bệnh ung thư
Theo Bs Nguyễn Hữu Tường, Trung tâm Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng Hà Nội,mỗi năm ông có chữa trị một số bệnh nhân bị ngứa ngáy vì đã sử dụng bột sừng tê giác.
Tâm lý của nhiều người Việt Nam là một sản phẩm càng đắt giá là càng hay. Bởi vậy bỏ ra năm mười ngàn đô để mua sừng tê giác cũng nằm trong cái tâm lý trên.
Bột sừng tê giác không là gì cả, không phải là thuốc để chữa bệnh. Nó chỉ là protein, keratin thường thấy trong tóc và móng tay của chúng ta mà thôi.
Không có bằng chứng khoa học nào nói lên tính trị liệu của sừng tê giác hết. Uống bột sừng tê giác chẳng khác gì uống bột móng tay.
Mặc dù chứng cớ khoa học rõ ràng là sừng tê giác không có tính năng trị liệu một bệnh nào hết nhưng sự đe dọa lớn nhất cho loài tê giác là Trung quốc và Việt Nam.
Xin lương tâm nhân loại hãy xót thương loài tê giác.
Nguồn VietBao.com
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693412 visitors (2230858 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|