.
  Tỉnh Đồng Tháp...
 

 26/7/2013 




 



Lạm bàn phát triễn một tỉnh thành phần trũng thấp Đồng tháp Mười, thuộc dinh Long Hồ xa xưa, phần lớn do dân miền Trung vào khai khẩn đất “cầm thủy” , “ trước vườn sau ruộng”, thời Miên -Việt dành giựt lâu ngày thay ngôi đổi chủ nhiều lần mảnh đất hầu như vô chủ Phù Nam .. . và cũng là nơi dân Việt bất khuất lập khu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lăng hai lần, thời vua Tự Đức và thời Nam Bộ kháng chiến ít khi nói tới


 


Mùa ốc gạo anh còn đi xúc tép
Chiều Tân Hưng* ngõ bướm rợp hoa vàng
Mai họp chợ Nha Mân *xuồng ghé sớm
Em buổi chiều Rạch Rắn* đợi anh sang
Mấy nhỏ bạn miệt Nàng Hai, Xóm Cửi *
Dặn mua dùm xoài tượng với dưa gan
Anh hái mận ra Cái Tàu* đổi rẻ
Thêm chục xòai cát ngọt cúng trên trang…
( * các địa danh tại Sa Đéc. Giọt đất sửa. Phương Triều – 2006 )
Muôn miệng như nhau nói đã rành
Câu Đương là Chức, Lảnh là Danh
Lập làng khó nhọc công vừa dứt,
Cất chợ trông nom, việc mới thành…

 




( Tương truyền năm 1817, ông bà Đổ Công Tường , gốc Quảng Nam đến lập nghiệp ở huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường .Ông Tường tục danh là Lãnh, được cử làm chức Câu Đương, phân xử các tố tụng trong làng, có công lập ra chợ Câu Lảnh. Lâu ngày Câu phát âm thành Cao. Chiếu theo Nguyễn Vĩnh Thượng – 2005, trích bài thơ vịnh ông chủ chợ Cao Lãnh của Lãng Ba. )
… Trời xanh, kinh đỏ, đất xanh
Đĩa bu, muỗi cắn làm anh nhớ nàng .
Bao giờ cho lúa chín vàng,
Cắt rồi anh trở về làng thăm em
… Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân
Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần
Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run
Trai nào gan cho bằng trai Cao Lãnh
Gái nào bảnh cho bằng gái Cần Thơ…
( Ca dao Đồng Tháp do Nguyễn thị Kim Thu và Trần Đăng Hồng sao lục- 2013)

Vị trí

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong 8 vùng – miền phân chia hành chánh Việt Nam này nay: Đồng Bằng sông Hồng, Đông Bắc , Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đồng Tháp cũng là một trong 3 tỉnh của trũng đầm lầy lau sậy Đồng Tháp Mười – Plaine des Joncs theo tiếng Pháp hay Plains of Reeds theo tiếng Anh . Trên phương diện địa lý , tỉnh Đồng Tháp có thể nói là tỉnh Tây Bắc thuộc hệ thống Đồng Bằng Sông Cửu Long còn hơn cả 2 tỉnh Long An và Tiền Giang đất đai lệ thuộc hệ thống hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây nhiều hơn. Thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp cách thành phố Sài Gòn – TPHCM chừng 162 Km.Thị xã Sa Đéc cách Sài Gòn 143 Km. Bắc tỉnh Đồng Tháp giáp tỉnh Pray Veng- Cam Bốt có biên giới hai nước dài hơn 48km, Nam giáp hai tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ – Hậu Giang, Tây giáp An Giang và Đông giáp hai tỉnh Long An và Tiền Giang.

 





Vị trí tỉnh lỵ Cao Lảnh là 10028’2” vĩ tuyến Bắc và 105037’49” kinh tuyến Đông. Còn tỉnh trải dài từ 10040’ vĩ tuyến Bắc đến 105040’ kinh tuyến Đông . Diện tích là 3 238 km2 ( 1 250 dặm Anh vuông ). Dân số năm 2004 là 1 639 000 người. Năm1995 chỉ mới đến 1 489 300, năm 1999 là 1 568 200 và năm 2002 là 1607 800. Năm 2010 là 1670 500. Trung bình tăng 18 000 -20 000 một năm . Như vậy năm 2012 -13, dân số có lẽ đã trên 1 700 000 người. Thành phần các tộc dân là Kinh – Việt đa số , Khmer, Hoa và Ngái. Về hành chánh Đồng Tháp nay phân chia ra 12 đơn vị ; thị xã là Cao Lảnh, hai thị trấn lớn là Sa Đéc và Hồng Ngự, và 9 huyện, mỗi huyện đều có một thị trấn huyện lỵ ( ngọai trừ huyện Hồng Ngự đã có thị trấn tỉnh ) : Cao Lảnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, Châu Thành, Lai Vung và Lấp Vò. Thị xã Cao Lảnh năm 2004 đã có 149 837 người gồm 8 phường, 7 xã. Thị trấn Sa Đéc dân số là 119 646 , gồm 6 phường, 3 xã. Thị trấn Hồng Ngự dân số 74 488 người, gồm 3 phường và 4 xã. Hai huyện lớn nhất tỉnh là Tháp Mười 525.44 km2 và Tam Nông 459 km2. Diện tích huyện nhỏ nhất là Lai Vung 219 km2. Nhưng huyện đông dân nhất lại là huyện Hồng Ngự 211 000 người năm 2004, tiếp theo là huyện Cao Lãnh 206 000 người. Huyện ít dân nhất là Tân Hồng, 79 300 người.

Theo dòng thời gian

Vài dòng về Vương Quốc Phù Nam và văn minh Ốc Eo

Theo sử ký Trung Hoa , một vuơng quốc đã được thiết lập quanh vùng châu thổ Sông Cửu Long miền Nam Việt Nam và phía Nam Đông Dương ( Cam Bốt, Nam Thái Lan , Mã Lai , Miến Điện ? ) có tên Tàu gọi ghi chép là Phù Nam ( pinyin viết là FúNán , tiếng Phạn là Biu Nan) , chiếu theo báo cáo của hai nhà ngọai giao Tàu đại diện Vương Quốc Ngô (Vũ?) – Wu của Nam Kinh đã đến Funan vào giữa thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên ( CN ). Vương quốc này có lẽ đã được thiết lập ở Châu thổ Sông Cửu Long – Việt Nam, khỏang thế kỷ thứ I sau CN , theo các tôn giáo là Phật Giáo và Ấn Độ Giáo. Nhưng theo các khảo cỗ, thì trước đó, có lẽ vào thế kỷ thứ IV trước CN, Phù Nam đã có nhiều thổ dân sinh sống. Vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp – ChenLa chiếm cứ năm 550 và năm 628 chấm dứt chế độ Nam Phù Nam ( xem hình ). Nhà học giả viết lịch sử đầu tiên của thổ dân Phù Nam là Paul Pelliot năm 1903, chiếu theo các ghi chép của các sử gia Trung Quốc, vì thế cho nên bị nhiều nhà học giả và khảo cỗ khác hòai nghi những kết luận của ông. Khởi đầu bằng ghi chép của Chén Shòu- Trần Châu( 233 – 297 ) kết thúc năm 289 thời Tam Quốc Trung Hoa, khi hai sứ giả của thống đốc Lữ Đại ? – Lũ Dái đời vua Nam Ngô ( Wu ? ) đến Phù Nam các năm 225-230 và năm 243 sau CN. Sách Lương Thư -Liang Shũ của Giao Trà ? – Yáo Chá ( 533 – 606 ) và Yáo SĩLian – Giao Sĩ Liên ?( khỏang 637 ) cũng nói về hai sứ giả vua Ngô đến Phù Nam là Khang Đại ? -Kàng Tài và Chủ Doanh ? – Zhù- Yìng. Kể từ khi Pelliot xuất bản bài nghiên cứu , các đào quật khai khảo cỗ ở Việt Nam và Cam Bốt, đặc biệt các vị trí liên hệ đến văn hóa Ốc Eo đã hổ trợ và bổ sung thêm các kết luận của Pelliot. Các khắc chạm đặc biệt ở Tháp Mười –Việt Nam ở vùng trũng lau sậy Đồng Tháp Mười – Plain of Reeds và các di tích Chiêm Thành ở khu Mỹ Sơn gần TP Đà Nẳng, cũng đã giúp thêm hiểu biết về lịch sử Phù Nam. Bia khắc chữ Phạn- Sanskrit inscription ( tiếng Khmer gọi là Pràsàt Prằm Lovên) K.5 tại Tháp Mười, nay trưng bày ở Viện Bảo Tàng Lịch sử Sài Gòn – TP HCM, nhắc tới Hòang tử Gunavarman, con trẻ tuổi hơn của Gunavarman là “ Trăng của dòng Kaundinya- the moon of the Kaundinya line “và là chủ tể của” một vương quốc dành giựt chiến thắng từ bùn lầy- a realm wrested from the mud” .
Lương Thư ghi chép là một ngọai nhân sinh quán ở một xứ tên là Jiào thuộc bán đảo Mã Lai hay quần đảo Inđônêxia tên gọi là Hùng Thiên ?- Hùntian thành lập Phù Nam sau khi mộng tưởng là thần hộ mệnh cung cấp cho mình một nỏ ( cung ) thần và chỉ thị ông lên một thuyền buôn lớn. Sáng hôm sau, ông đến đền thờ và tình thấy một cung – nỏ ở gốc cây thần. Ông đáp thuyền và chính thần giúp ông đến đất Phù Nam. Nữ hòang xứ này tên gọi là Liễu Diệp – Liuỳe muốn cướp phá chiếm thuyền. Hùng Thiên bắn tên từ nỏ thần làm thủng thuyền của Liễu Diệp. Quá sợ, Liễu Diệp bỏ thuyền mình và chịu làm vợ Hùng Thiên. Nhưng thấy nàng trần truồng, ông dùng một vật liệu làm áo che thân nàng . Rồi ông cai quản đất Phù Nam và truyền lại cho con trai, một người đã thiết lập ra 7 thị trấn Phù Nam. Một câu chuyện lịch sử tương tự cũng được Phương Xuân Linh – Fáng Xuánlíng , ở Kim Sử – Jin Shũ năm 648 ; tuy nhiên ở Kim Sử , vua ngọai quốc chiếm Phù Nam là Hùng Huy – Hùn Hùi và vợ là Diệp Liễu – Ỳeliu . Vài học giả xác nhận Hùntian ở Lương Thư là người Bà la Môn – Brahmin Kaundinya , lấy một bà hòang rắn – naga snake princess tên là Somà, đã ghi ở một bia tiếng Phạn tại Mỹ Sơn vào năm 658 sau CN. Nhưng nhiều học giả không chấp nhận xác định này. Tuy nhiên tên “Kaudinya” cũng được ghi chép ở những sử sách độc lập khác và tuồng như hình dung một nhân vật quan trọng của lịch sử Phù Nam. Một sử gia khác Lương Thư gọi Hù Tian là “ Qiao Chénru” , một thừa kế của vua Tian zhúzhàntán ( tiếng Ấn Độ là Candana ), một người Bà Là Môn Ấn Độ, trị vì Phù Nam và trong năm 357 sau CN , thuần hóa được voi rừng và đem voi dâng cho vua Kim ( khỏang 344 – 361 ). Sau khi được chọn làm vua Phù Nam, Candana thay đổi mọi luật pháp theo đúng hệ thống Ấn Độ. Truyền thuyết Kaundinya cũng được ghi chép tương tự ở truyền thuyết Khmer. Hòang tử ngọai quốc là “ Preah Thaong” và hòang hậu là “Neang Neak” con gái vua rắn – naga king. Tên “ Kaundinya” rất phổ biến ở các khắc chạm tộc dân Tamil – Nam Ấn Độ của thế kỷ Thứ I sau CN, và tuồng như cho đến thế kỷ Thứ VI sau CN, Phù Nam do tộc dân cùng tên cai trị. Năm 484, vua Kaundinya Jayavarman phái một nhà sư Phật gíáo đem đồ cống hiến vua Tàu, khẩn cầu Tàu công phạt Lâm Ấp ( phía Băc Champa ) . Vua Tàu nhận lễ vật nhưng không gửi quân đánh Lâm Ấp. Thế kỷ Thứ VI, Phù Nam bị cư dân Chân Lạp sáp nhập. Những ghi khắc miền Nam Cam Bốt cho thấy nhiều cư dân Khmer hiện diện trước đó ở Phù Nam. Nhưng theo nhà học giả cận đại Michael Vickery ( Bulletin de L’Ecole Francaise d’ Extrême Orient, 2003- 2004 ) , không có chứng cớ nào xác định Phù Nam là một vùng có biên giới qui định rỏ ràng và các cư dân chánh Phù Nam là dân Khmer cả thảy.

 





Theo Nguyễn Vĩnh Thượng( Cao Lảnh Quê hương tôi , 2006 ) vương quốc Phù Nam, trước khi bị Chân Lạp chiếm và sáp nhập, theo truyền thuyết được thành lập do sự phối hợp của hai dòng họ Somac – Mặt Trăng và Kaundinya – đẳng cấp giáo sĩ Bà La Môn vào đầu thế kỷ thứ I. Đế đô Phù Nam là Vyadhapura ( tiếng Phạn có nghĩa là đô thị của các nhà săn bắn ) nằm gần đồi núi Ba Phnom ( phnom có nghĩa là núi )- Ba Thê và gần xã “ Ba Nam” tỉnh Pre Veng – Cam Bốt. Hồi ấy, Phù Nam phía Việt Nam, gồm các lưu vực của các sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Vào triều đại Phạm Sư Man ( tiếng Phạn là Sri Mara ) cực thịnh, trị vì Phù Nam khỏang 225- 230 sau CN, Phù Nam đã thống trị cả vùng đất bao la, trải dài từ đồng bằng sông Cửu Long đến sông Menam ( Thái Lan ) xuống tận các hải đảo Inđô nêxia, Mã Lai. Từ thế kỷ thứ III đến giữa thế kỷ thứ VI, Phù Nam đã đặt liên hệ ngoại giao với Trung Hoa và Ấn Độ. Năm 1944, nhà khảo cổ Pháp Louis Mallaret, thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ, đào được nhiều cổ vật Ốc Eo, là hải cảng của Vyadhapura, cách bờ biển 120 hải lý. Căn cứ trên cổ vật tìm được ở Ốc Eo, các nhà khảo cổ cũng đã giải thích và xây dựng lại nền văn hóa Ốc Eo, trải khắp vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VI. Theo Lâm Văn Bé ( Nam Kỳ Lục Tỉnh 2005) di tích Ốc Eo, gần núi Ba Thê – Châu Đốc gồm một cổ thành dài 1500m nhiều đồ trang sức bằng vàng, đồng tiền La Mã. Ở Việt Nam, nền văn minh này trải rộng từ cao nguyên Lâm Đồng xuống đến vùng rừng rậm U minh ở Rạch giá và Cà mau.

Nam Tiến vào đất hoang vu Phù Nam, sau khi sáp nhập Chiêm Thành

Như chúng ta đã biết dân Việt đã tự động đi vòng bờ biển Chiêm Thành đến đất đai Chân Lạp chiếm cứ, sáp nhập Phù Nam là xứ Đồng Nai, còn là một vùng đất gần như không nhà, không cửa chỉ có vài xóm người bản địa Mạ hay Stiêng đóng trên các sườn núi phía Bắc và phía Tây Bắc. Sử sách ghi là dân cư tổng cọng của vùng Phù Nam – Việt Nam có chừng 100 000 người. Theo Trịnh Hòai Đức ở Gia Định Thành Thông Chí, dân Việt đã vô Mô Xòai khoảng các năm 1580 – 1590 thời Chúa Tiên Nguyễn Hòang. Đến năm 1623, Chúa Sải- Nguyễn Phúc Nguyên mới qua ngã hòa thân xin con rễ là vua Chân Lạp, chồng công nữ Ngọc Vạn( hòang hậu Ang Cuv hay Đam Sát ) và đình thần Chân Lạp, cho phép chúa lập hai trạm thuế, thu thuế các xóm làng người Việt đông đúc, một ở Tài Gòn ( Chợ Lớn ) và một ở Bà Rịa- Mỗi Xuy. Sử Việt ghi là năm 1665, đã có độ 1000 người Việt, gồm nông dân nghèo nàn Thuận Quảng, tội đồ xứ Đàng Trong và tù binh quân Trịnh bắt được, lập nghiệp ở Mô Xòai. Chỉ trong vòng 5 năm kể từ ngày công chúa đi lấy chồng viễn xứ, người Việt đã có làng xóm từ Biên Hòa – Bà Rịa Tài Gòn – Bến Nghé, lên đến Châu Đốc – Tà Keo, tận Oudong – Phnom Penh và bên kia sông Mê Kông có thể qua tận Kampot, bên kia Mũi Mé ? – Hà Tiên ( theo Huỳnh văn Lang, Công chúa Ngọc Vạn – 2006 ). Năm 1660, Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần, cháu công nữ Ngọc Vạn, gửi 3000 quân tinh nhuệ tấn công Nặc Ông Chân, vua Chey Chetta II là vua tà đạo “ Prea Réam Chisas’” ( tà đạo vì hòang hậu là một công chúa Mã Lai theo đạo hồi- Islam, dùng văn minh Hồi thay thế Phật Giáo tiểu thừa Chân Lạp), đánh Nặc Ông Chân thảm bại ở Mỗi Xuy – Bà Rịa. Năm 1679, Chúa Hiền chấp thuận cho nhóm quân binh thứ hai Quảng Đông – Phúc Kiến trung thành với Minh triều là Dương Ngạn Địch, Hòang Tiến chỉ huy, tiến xa vào vùng Mỹ Tho – Cao Lãnh làm đất dung thân. Trong cuộc cộng cư này, những cuộc hôn nhân giữa người Tàu là binh sĩ độc thân và phụ nữ Việt sớm thành hình. Năm 1698, Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu sai thống suất Nguyễn hửu Cảnh ( Kỉnh ) làm kinh lược đất Đông Phố, lấy xứ Sài Côn đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn tức là Gia Định. Và đặt phủ Gia Định thống thuộc hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Trấn Biên là đất Đồng Nai – Biên Hòa phía Nam, xa hơn dinh Trấn Biên Phú Yên cũ miền Trung. Chúa lại sai chiêu mộ thêm lưu dân từ Bố Chính trở vào Nam đến hai trấn mới khai khẩn ruộng đất, áp dụng chánh sách đồng hóa người Tàu: lập xã Thanh Hà ở Trấn Biên và xã Minh Hương ở Phiên Trấn cho người Tàu nhập tịch. Năm 1731, Chúa Ninh Nguyễn Phúc Trú ( Trăn ) buộc vua Chân Lạp Nặc Tha ( vua Sâtha II ) chánh thức nhường hai tỉnh Me Sa ( đất Mỹ Tho ) và Long Hồ (đất Vĩnh Long), đặt châu Định Viễn, lập dinh Long Hồ, cho thuộc châu Định Viễn. Nhưng mãi đến năm 1755, Chúa Võ Nguyễn Phúc Khóat chấp thuận lời khuyên của Nguyễn Cư Trinh, nhận phủ Tầm Bôn( tức Cần Thơ ngày nay ) và Lôi Lạp ( Gò Công và Tân An ), Nặc Nguyên ( vua Chey Chetta V ) nạp bù lễ cống 3 năm và chuộc tội. Trương Phước Du và Nguyễn Cư Trinh lập đạo (đạo là nơi có binh lính đóng, không có hành chánh dân sự ) Đông Khẩu ở Sa Đéc, đạo Tân Châu ở Tiền Giang ( Định Tường ,Mỹ Tho ) và đạo Châu Đốc ở Hậu Giang.
Sa Đéc, tên Khmer gọi là Phsar Dek nghĩa là Chợ Sắt, được Nguyễn Cư Trinh xem như là đất mới để khai hoang. Nguyễn Cư Trinh dời dinh Long Hồ, thiết lập năm 1732 lỵ sở đóng tại Cái Bè, qua xứ Tầm Bào tỉnh lỵ Vĩnh Long ngày nay. Dinh Long Hồ lúc bấy giờ là thủ phủ của cả miền Tây như vai trò Tây Đô- TP Cần Thơ sau này. Trong khỏang thời gian từ Ninh Vương tới Võ Vương năm 1765, dinh Long Hồ được yên ổn. Trong thời nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Phúc Ánh, Long Hồ cùng chung số phận với các dinh trấn khác, thay ngôi đổi chủ liên tiếp. Năm 1777 , sau khi bắt giết được Thái thượng Vuợng Chúa Định Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương, Phụ chính Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ cho là đã dẹp yên đất Gia Định, nên tháng 10 lưu tổng đốc Châu, hổ tướng Hản trấn giữ các nơi ở Gia Định, rồi rút về Qui Nhơn. Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn được ở Long Xuyên, chạy ra tránh nạn ở đảo Thổ Chu (Châu), hay tin Nguyễn Huệ rút về, liền cử binh ở Long Xuyên, tiến đánh Sa Đéc. Tháng 11 năm 1777, quân binh tướng của Nguyễn Phúc Ánh đánh úp dinh Long Hồ ( Vĩnh Long ) và tháng 12 chiếm lại Sài Côn và tiếp tục chống đánh Tây Sơn các nơi. Năm 1778, ở Sài Côn, tướng Đổ Thanh Nhân và các tướng khác tôn Nguyễn phúc Ánh làm Đại Nguyên súy, Nhiếp quốc chính; năm ấy Ánh chỉ mới 17 tuổi. Cũng năm đó, ở Qui Nhơn Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc lên ngôi hòang đế niên hiệu là Thái Đức, phong Nguyễn Lữ làm Tiết chế và Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân. Đại Nguyên Súy Ánh sai đóng chiến thuyền, đắp lũy phòng giữ Sài Côn, dựng nhà tông miếu, đặt công đường các dinh Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ chứa lương thảo. Năm 1781, Nguyễn Vương Ánh sai Tống Phước Thiêm, Nguyễn hửu Thụy, Dương công Trừng hợp với quân Nguyễn Phước Du và Châu văn Tiếp ở Nha Trang và Hòn Khói , đánh Tây Sơn. Nhưng quân Tây Sơn dàn trận voi chiến rất nhiều, khiến quân Nguyễn Vương phải rút lui. Cùng lúc ở Gia Định xảy ra cuộc biến Đông Sơn, Nguyễn Vương bắt giết tướng Đổ Thanh Nhân, người có công lớn với nhà Nguyễn và Vương, nhưng khi lên địa vị cao trở nên kiêu hảnh, tự phụ, sanh sát tự ý, cường ngạnh, vượt cả quyền Nguyễn Vương. Tháng 6 năm 1784, Nguyễn Vương từ Vọng Các trở về Gia Định rồi tháng 7, quân Nguyễn Vương và quân Tiêm ( Xiêm La , Thái Lan ) đánh lấy lại đạo Kiên Giang, phá được quân Tây Sơn ở Trấn Giang rồi tiến đến Ba Thắc,Trà Ôn, Sa Đéc, nhưng quân Tiêm sau khi thắng trận lại ỷ công, cướp bóc dân chúng, không kiềm chế được. Tháng 12 năm 1784, Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đến đánh mấy trận đều không thắng. May có viên quan của Nguyễn Vương hàng Tây Sơn là Lê Xuân Giác, hiến kế cho quân Tây sơn mai phục ở Sầm Giang ( Rạch Gầm ) và Miệt Giang ( Rạch Xòai Mút, trên Mỹ Tho), dụ quân Tiêm đến để đổ ra đánh. Quân Tiêm thua to, tàn binh chỉ còn vài nghìn, chạy sang Chân Lạp rồi trở về nước. Quân Nguyễn Vương cũng chạy về Trấn Giang. Tháng 5 năm 1786, Nguyễn Huệ chiếm thành Phú Xuân, rồi tiến ra Thăng Long, dứt họ Trịnh. Nguyễn Nhạc nghi em, cũng gấp đường theo ra, rồi hai anh em trở về. Nhạc phong Huệ làm Bắc Bình Vương, giữ Phú Xuân. Từ đó, hai anh em Tây Sơn bất hòa, không rảnh tay ngó đến phương Nam nữa. Tháng 9 năm 1787, Nguyễn Vương chiếm lại Long Hồ. Năm 1788, Tây Sơn đem binh tấn công Long Hồ, nhưng bị thua to ở trận thư hùng Bải Tiên – Cù Lao An Thành và từ đây lảnh thổ Miền Nam thuộc quyền cai trị của Nguyễn Vương, như đã nói.




Đất Nam Kỳ thành Lục Tỉnh và đất Cam Bốt thành Trấn Tây Thành của Việt Nam

Năm 1802, chúa Nguyễn Phúc Ánh thắng cả hai anh em dòng họ nhà Nguyễn Tây Sơn, lên ngôi ở Huế lấy niên hiệu là Gia Long. Năm 1803, dinh Long Hồ đổi tên là Hòang Trấn, lỵ sở là Bãi Bà Lúa. Năm 1804 đổi thành dinh Vĩnh Trấn, nhập hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang, trước giao cho Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên, vào dinh Vinh Trấn. Năm 1808, đổi tên là trấn Vĩnh Thanh, nâng châu Định Viễn làm phủ Định Viễn. Năm 1810, trả hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang cho Hà Tiên. Năm 1832 Minh Mạng thứ 13, đổi tên trấn Vĩnh Thanh thành trấn Vĩnh Long. Thời Minh Mạng đổi tên trấn thành tỉnh. Miền Nam có 6 tỉnh – Nam Kỳ Lục Tỉnh : Gia Định, Biên Hòa , Định Tường, Vĩnh Long , An Giang và Hà Tiên. Vua Minh Mạng đặt chức Tổng Đốc cai trị hai ba tỉnh. Tổng Đốc Long Tường cai trị hai tỉnh Vĩnh Long và Định Tường. Đầu tỉnh có Tuần Phủ ( Vũ )- tỉnh trưởng, kế tiếp là Bố Chánh Sứ- đệ nhất phó tỉnh trưởng, Án Sát- đệ nhị phó tỉnh trưỡng, Lãnh Binh; thay cho tên gọi các chức vị đầu tỉnh cũ là Lưu Thủ, Cai Bạ ( Bộ ) , Ký Lục … Năm 1833 nhân trong nước có loạn Lê văn Khôi, binh Xiêm La chia làm 5 đạo tấn công Hà Tiên, Châu Đốc, Vĩnh Long. Xiêm chiếm các tỉnh Tolé Repou, Stung Chen và Mlu Prey ( theo Nguyễn Thế Anh “ Les Frontières du Việt Nam-1989). Hai tướng Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đại phá thủy quân Xiêm trên sông Cổ Chiên. Chỉ trong vòng 1 tháng, quân Việt Nam đã đuổi quân Xiêm ra khỏi Vĩnh Long, lấy lại Hà Tiên và Châu Đốc, tiến chiếm Nam Vang -Pnom Penh và gần như tòan thể Cam Bốt. Năm 1834, vua Minh Mạng gọi đất Cam Bốt Trương Minh Giảng chiếm được là Trấn Tây Thành, chia ra làm 32 huyện, áp dụng một chánh sách đồng hóa triệt để. Cách cai trị quá đáng này làm dân Cam Bốt bất mản, nổi lên chống quân Việt xâm lăng. Hòang thân Nặc Ông Duang lảnh đạo cuộc kháng chiến mạnh mẽ, có quân Xiêm giúp đở. Khiến vua Thiệu Trị phải ra lệnh rời Nam Vang năm 1841. Nhưng quân Xiêm lại bóc lộc dân Cam Bốt quá độ khiến quân dân Cam bốt lại phải cầu cứu Việt Nam. Chiến tranh tái diễn năm 1845. Nhưng cả đôi bên Xiêm – Việt đều kiệt lực, cho nên phải ngưng chiến và Cam Bốt phải cam chịu làm chư hầu của hai nước Xiêm La và Việt Nam; mãi cho đến năm 1963 Pháp chiếm Sài Gòn, biến Cam Pốt thành nước Pháp bảo hộ, để Pháp có thể kiểm sóat hòan tòan lưu vực sông Cửu Long .

Pháp chiếm Lục Tỉnh biến thành thuộc địa Pháp và những cuộc kháng chiến chống Pháp
Tháng 2 năm 1859, như chúng ta đã biết Pháp hạ thành Gia Định. Ngày 25 – 2 – 1861, Pháp hạ đồn Kỳ Hòa. Thành mất, Kinh Lược Sứ Nam Kỳ Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Chiến lược chống giữ thành với chiến thuật thành cao, hào sâu không còn giá trị trước hỏa lực của Pháp. Các tỉnh liên tiếp thất thủ . Ngày 20 – 6- 1867, Pháp tấn công Vĩnh Long lần thứ hai. Phan Thanh Giản tuẩn tiết; kế tiếp 2 ngày sau các thành Hà Tiên và An Giang mất. Theo bà địa lý học Tâm Langlet ( Situation de guerre et de paix dans le Sud du Vietnam au 19e siècle, 1996 ), ở 6 tỉnh miền Nam ,năm 1867, đã có 1 500 000 dân Việt, 100 000 dân Cam Bốt, 36 539 dân Hoa ( Tàu ), 10 000 dân Siêng và 9408 dân Chàm ( Chà Châu Giang ). Như đã nhắc trên, năm 2000, riêng tỉnh Đồng Tháp đã có 1 578 200 dân. Năm 2000, 12 tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long ngày nay đã có 16 344700 dân, không mấy thua kém 11 tỉnh – thành phố( Hà Nội, Hải Phòng ) Đồng Bằng Sông Hồng, cũng năm 2000 có 17 635 400 người.
Năm 1867, các quan tướng sĩ phu miền Nam đều khởi binh kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lăng. Đáng kể là Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp Mười và Nguyễn Trung Trực đưa nghĩa quân chiếm tỉnh Rạch Giá làm chủ tỉnh trong 4 ngày , tháng 6 năm 1868. Thật ra năm 1862, Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều đã chiêu mộ nghĩa quân ở Châu Đốc, Long Xuyên và Sa Đéc lập căn cứ kháng chiến chống quân Pháp, đang tiến về miền Tây. Đốc Binh Kiều sai xây một cái tháp cao mười tầng, khoảng 42 m, làm đài thám thính. Tháp nằm trong quận Mỹ An gần kinh Tháp Mười. Ngày nay, tháp chỉ còn một nền gạch bên cạnh ngôi mộ của Đốc Binh Kiều. Khi vua Tự Đức nhường 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, dân chúng miền Nam bất mãn, tự động nổi lên kháng chiến chống Pháp. Trương Công Định lập chiến khu “ Đám Lá Tối Trời” ở Gò Công để đánh quân Pháp. Sau khi Trương Công Định chết, Võ Duy Dương rút quân về Đồng Tháp Mười lập căn cứ kháng chiến. Dựa vào căn cứ Đồng Tháp, Võ Duy Dương đánh khắp miền Hậu Giang, từ Hà Tiên đến Châu Đốc- Long Xuyên, từ Sa Đéc đến Long An – Mỹ Tho. Ngày 15 tháng tư năm 1865, quân Pháp vây kín căn cứ Đồng Tháp Mười. Nghĩa quân phục binh chận đánh ở Cái Thia mấy ngày liên tiếp. Sau trận này, Võ Duy Dương và nghĩa quân rút về Cao Lảnh, rồi sang vùng sông Vàm Cỏ Tây lập căn cứ kháng chiến mới. Tại đây, Võ Duy Dương mắc bệnh thương hàn và chết. ( theo Thiện Phương – 2005 ? ).
Năm 1914, dưới triều vua Duy Tân ( 1907- 1916 ), huyện Cao Lảnh được thành lập , thuộc tỉnh Sa Đéc: huyện lỵ Cao Lãnh đặt tại làng Mỹ Trà. Lúc đó tỉnh Sa Đéc gồm 3 huyện là huyện Châu Thành, huyện Cao Lãnh và huyện Lai Vung. Năm 1945, sau khi Sài Gòn thất thủ, kháng chiến quân Nam Bộ tổ chức các chiến khu U Minh, Đồng Tháp Mười, Dương Minh Châu và chiến khu D, để trường kỳ kháng chiến và đồng thời lập nhiều căn cứ quân sự bao vây Sài Gòn: An Phú Đông, Bình Mỹ, khu 5 Hóc Môn, Vườn Thơm và Rừng Sát. Như đã nói ở bài về tỉnh Long An, năm 1946, tướng Trần Văn Trà xây dựng lại chiến khu Đồng Tháp Mười. Theo Trần Quang Hạo ( “ Cao Lãnh đến năm 1954”- tháng 7 năm 1963 ) tướng Nguyễn Hòa Hiệp thuộc Quốc Dân Đảng chỉ huy Đệ Tam Sư Đòan Kháng chiến Nam Bộ, khi còn liên minh với Việt Minh, cũng vào năm 1946, đã đến xin xăm ở miếu thờ ông bà Đổ Cao Tường ở làng Mỹ An, trước khi rút vô Đồng Tháp Mười. Năm 1956, Đệ nhất Cọng Hòa thành lập tỉnh Kiến Phong, tỉnh lỵ đặt tại Cao Lãnh. Từ đó Cao Lảnh tách rời khỏi tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Kiến Phong gồm các quận ( thay tên huyện ) Hồng Ngự, Thanh Bình, Cao Lãnh … Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, hai tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc sáp nhập thành tỉnh Đồng Tháp, tỉnh lỵ là Cao Lảnh. Như vậy Sa Đéc không còn là tỉnh lỵ nữa, tuy vẫn còn là một trong 2 thị trấn lớn của tỉnh Đồng Tháp.





Chiến dịch Căm Bốt, vượt Mỏ Vẹt 1970

Tưởng cũng nên nhắc tới hai cuộc tranh hùng biên giới Miên Việt trong vùng, các năm 1970 và 1978- 79, mà Hoa Kỳ gọi là Chiến Tranh Việt Nam – Viêt Nam War. Theo Wikipedia, Chiến dịch Căm Bốt – Cambodian Campaign còn có tên là Xâm nhập Căm Bốt- Cambodian Incursion là một lọat họat động quân sự vào miền Đông Căm Bốt giữa năm 1970 của quân lực Hoa Kỳ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa( ARVN ). Cả thảy là 23 trận đánh quan trọng của ARVN giữa 29 tháng tư và 22 tháng bảy và lực lượng Hoa Kỳ giữa ngày 1 tháng 5 và 30 tháng 6 . Mục đích của chiến dịch này là cố đánh bại 40 000 quân Quân đội Nhân dân miền Bắc – PAVN và quân đội Giải Phóng miền Nam – National Front for the Liberation of South Viêt Nam, NLF( lúc đó đã gọi tên là Việt Cọng – Vietnamese Communists ) đang chiếm đóng ở miền Đông Cam Bốt. Chánh sách chánh thức trung lập cũng như quân sự yếu ớt của Cam Bốt đã biến vùng này thành một nơi an tòan cho các lực lượng Cọng Sản Việt Nam thiết lập các căn cứ đánh Việt Nam Cọng Hòa -VNCH. Đồng thời chánh quyền Mỹ Nixon, đang thực thi chánh sách Việt Nam Hóa và rút hết quân đội Hoa Kỳ khỏi VNCH, cho nên cũng muốn cố làm tăng gia an ninh VNCH, bằng cách phá tan sào huyệt địch bên kia biên giới. Phía ARVN, các tướng tham chiến là Lữ Mộng Lan Quân Đòan II, Đổ Cao Trí Quân Đòan III và Nguyễn Viết Thanh Quân đòan IV gồm chừng 58 000 quân. Và tướng Creighton Abrams chỉ huy 50 600 quân ( lúc đó quân đội Mỹ ở Việt Nam MACV còn 330 648 quân và 55 039 Thủy Quân Lục Chiến ). Phía đối phương gọi vùng này là Mặt Trận B-3, chỉ huy quân sự là tướng Hòang văn Thái và chỉ huy chính trị là Phạm Hùng. Chiến dịch quân sự vượt Mỏ Vẹt -Parrot Beak ( Mỹ gọi là Lưỡi Câu – Fish Hook ) không phá tan được quân binh Cọng Sản, ( đã bị PAVN dự trù trước dù Mỹ hết sức giữ bí mật và di dời lên phía Bắc Kratié ) và cũng không bắt được ai cả của Trung Ương Cục miền Nam, Cục R – Central Office for South Viêt Nam ( COSVN ). Tuy Abrams tuyên bố là thắng trận, thành công, vì bắt được nhiều vỏ khí – lương thảo, nhưng thành-bại vẫn còn trong vòng tranh cải nhiều, phần Hoa Kỳ ( Phản chiến ? ) xem đó là thất bại cho đến ngày nay.

Đánh trả Khmer Đỏ và tiến chiếm Kampuchia 1975- 79 ( cũng tóm tắt tài liệu Wikipedia )

Ngày 1 – 5- 1975, Kampuchia Khmer Đỏ tấn công Phú Quốc và ngày 10 -5 – 1975 chiếm đảo Thổ Chu giết hại 500 thường dân, nhưng bị Việt Nam phản công chiếm lại ngay sau đó và chiếm luôn đảo Koh Wai, gần cảng Sihanoukville, Trung Quốc giúp Căm Bốt xây dựng bên kia Hà Tiên – Kampot ( Cần Bột ). Tháng 8 năm 1975, Việt Nam hòan lại Koh Wai cho Kampuchia. Pol Pot, lảnh đạo Khmer Đỏ (tên Sihanouk gọi Cọng Sản cực tả Khmer kiểu Mao ), đã xem hiệp ước cộng tác giữa Lào và Việt Nam ngày 6 tháng 7 năm 1977 là một cuộc tấn công Kampuchia. Pol Pot hy vọng” sai lầm” là dân Khmer Krom ( Khmer vùng trũng thấp) sẽ nổi loạn chống Việt Nam. Cho nên sang Bắc Kinh xin Trung Cọng giúp đở đánh Việt Nam, có Khmer Krom nội ứng ở Việt Nam. Lúc đó Hoa Quốc Phong vừa lên thay thế Mao Trạch Đông mới chết. Tàu Cọng hứa hòan tòan giúp đở Khmer Đỏ, chống đánh Việt Nam. Tháng tám 1977, Kampuchia tấn công 2 tỉnh An Giang và Châu Đốc. Tháng 9- 1977, Kampuchia pháo kích 6 làng ở tỉnh Đồng Tháp và tung 6 sư đoàn, tiến sâu 10km vào địa phận Việt Nam ở tỉnh Tây Ninh . Cho nên Việt Nam phải tập trung 60 000 quân ở Long An, Đồng Tháp và Tây Ninh hầu trả đủa. Ngày 16 tháng 12 – 1977, Không Quân Việt Nam vượt biên giới bắn phá làm quân Khmer Đỏ bị thiệt hại nặng nề. Trong năm 1977, Việt Nam đã gọi nhập ngũ 617 000 tân binh, huy động 900 xe tăng hạng nặng, 120 000 nhân viên không quân, 300 máy bay… Trong khi quân Kampuchia Khmer Đỏ chỉ có 70 000 binh lính, không có xe tăng hạng nặng, không có máy bay … Việc dự trù gọi nhập ngũ 2 triệu dân trong số 8 triệu dân Kampuchia lúc đó chưa thành hình và Pol Pot khinh địch, còn say mê chiến thắng Lon Nol, cho rằng sức chiến đấu 1 lính Khmer Đỏ bằng 30 lính Việt Nam …Ngày 6 tháng 1 – 1978, quân đội Việt Nam tiến vào lảnh thổ Kam Puchia cách Phnom Pênh chỉ có 38 km, nhưng lại rút lui ngay sau đó. Ngày 18 tháng giêng 1978, Phó thủ tướng Trung Quốc Deng Ying Chao – Đặng Doanh Chiêu ( vợ Châu Ân Lai ) đến Pnom Penh hứa tăng viện cho Kampuchia, sẽ gửi 10 000 – 20 000 cố vấn Tàu , cung cấp đại bác, máy bay chiến đấu, xe tăng nặng v.v… qua ngã Sihanoukville. Trong khi đó thì Nga Sô cho biết là Khmer Đỏ tập trung 14 -17 sư đòan và 16 đại đòan địa phương quân dọc theo biên giới Miên – Việt. Lê Duẫn cũng được Nga Sô hứa giúp đở và thật sự tàu Nga đang đổ bộ võ khí bổ sung cho quân đội Việt Nam tại cảng Cam Ranh. Ước lượng viện trợ của Nga Sô cho Việt Nam chừng 1.5 – 1.8 tỉ đô la Mỹ một năm vào thời gian này. Đúng là một cuộc chiến tranh đàn em trung gian cho Nga- Tàu. Tàu khuyên Việt Nam nhẫn nại, đừng xâm chiếm Kampuchia; nếu không sẽ bị Trung Quốc trừng phạt. Nhưng ngày 15 tháng chạp năm 1978, 10 sư đòan gồm 150 000 quân Việt, do tướng Lê Đức Anh chỉ huy, tràn ngập đánh bại Quân đội Cách Mạng Kampuchia – Khmer Đỏ, theo chiến tranh qui ước kiểu Nga đánh Tiệp Khắc năm 1968 ở Âu Châu, tiến chiếm Nam Vang và Kampuchia. Thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Kampuchia- PRK thân Việt . Tháng 2 năm 1979, Đặng Tiểu Bình xua 300 000 quân tiến chiếm 20 thị trấn miền Bắc, gần tới Hà Nội, gọi là cho Việt Nam một bài học đã đánh Kampuchia. Cuộc chiếm đóng gần 100 000 quân Việt ở Kampuchia sau đó , bị quốc tế chỉ trích và nhiều nơi bị du kích Khmer Đỏ phản công, nên năm 1989, thừa cơ hội gọi là “ Đổi Mới”, Việt Nam rút hết quân đội khỏi Căm Bốt.

Địa hình

Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua ,
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng.
Tháp Mười nước mặn đồng chua
Nữa mùa nắng cháy, nữa mùa nước dâng.
Ai ơi về miệt Tháp Mười,
Cá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn.
Cá trê nướng, nước mắm gừng,
Canh rau tập tàng, cá bống kho tiêu.
Cơm khuya, cơm sáng, cơm chiều.
Cơm bao nhiều hột bấy nhiều nồng nàn
Điên điển mà đen mới chua,
Ăn cặp cá nướng đến vua cũng thèm.
Thương chồng nấu cháo le le,
Nấu canh bông súng, nấu chè hột sen .
Thấy dừa thì nhớ BếnTre,
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười
Xòai nào ngon bằng xòai Cao Lảnh
Vú sửa nào ngọt bằng vú sửa Cần Thơ …
( Ca dao do Nguyễn thị Kim Thu và Trần Đăng Hồng trích dẫn , 2013)
Đèn nào cao cho bằng đèn Sở Thượng
Nghĩa nào trượng cho bằng nghĩa phu thê
Anh có đi đâu lạc Sở qua Tề
Đôi ba năm cũng nhớ trở về với em .
( Sông Sở Thượng ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Tháp, biên giới Miên-Việt chảy về thị trấn Hồng Ngự. Ca Dao Miền Nam Nguyễn Hửu Phước trích dẫn, 2003 )
Địa mạo tỉnh Đồng tháp thật bằng phằng , tuy rằng một nghiêng nhẹ từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông chia tỉnh ra hai phần : phía Bắc sông Tiền, diện tích 250 731 ha, thuộc vùng trũng Thấp Đồng Tháp Mười và phía Nam sông Tiền ,diện tích 73 074 ha, nằm giữa sông Tiền và Sông Hậu. Đồng Tháp hưởng nhiều lợi lộc do một hệ thống sông lớn kinh rạch đem bồi thêm đất thường do bùn đắp lên và nước luôn luôn ngọt, không bị nguồn nước mặn xâm nhập như các pha6`n gầnbiể hai tỉnh Đồng Tjháp Mười khác là Long An và Tiền Giang .

Khí hậu , thủy văn

Khí hậu tỉnh Đồng Tháp là khí hậu nhiệt đới khắp tỉnh. Có 2 mùa rỏ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1682- 2005mm, mùa mưa chiếm 90- 95% lượng mưa này. Khí hậu mưa nắng này rất thích hợp cho nông nghiệp . Nhiêt độ trung bình là 270C, cao nhất là 34.3oC và thấp nhất là 21.80C . Thủy văn tỉnh nhà dưới ảnh hưởng 3 yếu tố là nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông , mưa rơi xuống đồng ruộng và thủy triều biển Đông. Thủy văn cũng chia ra làm 2 mùa rỏ rệt mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau .
Như chúng ta đã biết, sông Mê Kông ( phần chảy ở Việt Nam ra biển Đông qua 9 cửa nên có tên là Cửu Long , chín Con Rồng ) là một trong những sông lớn thế giới, dài 4200km, lưu vực gần 800 000 km2 bao gồm lảnh thổ 6 nước : Trung Quốc ( tỉnh Vân Nam, Miến Điện – Myanmar , Lào , Thái Lan , Căm Bốt và Việt Nam. Dân số trong lưu vực năm 1997 là 65 triệu người. Trong 10 năm qua, đã có nhiều nghiên cứu kế họch và đề xướng cộng tác phát triễn kinh tế giữa các quốc gia Vùng Phụ Đại Mê Kông- Greater Mekong Sub Region – GMS. Tuy nhiên, lưu vực Hạ lưu sông Mêkông – Lower Mekong River Basin , chiếm 77 % lưu vực sông MeKong, mới được xem là phần quan trọng nhất của tòan thể lưu vực, cả trên phương diện môi sinh lẫn kinh tế . (Từ năm 1957 đó là phần lưu vực Ủy Ban sông Kekong – Mekong Committee phụ trách) . Còn tỉnh Đồng Tháp nằm trong Trũng Đồng Tháp Mười , gồm chừng 700 000 ha lảnh thổ và mặt nước; ở Việt Nam thuộc 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp ngày nay, nổi danh vì hệ thốngsông kinh rạch chằng chịt . Trong mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 12 , kinh rạch đầy nhóc nước bùn – silt bearing water , giúp tái lập phì nhiêu cho đất đai Đồng Tháp Mười . Trũng Đồng Tháp là một hố to lớn , khi lũ đến trông như một đại hồ nước. Đồng Tháp Mười tương tự sông Tonlêsap ở Căm Bốt, hấp thu giữ nước, giúp cho Châu thỔ Cửu Long ( Mekong ) xử lý được các nước lũ. Đọan đường từ tỉnh Long An đến Tân Thành trong tỉnh Đồng tháp , nay đã trải nhựa . Đường nhựa chấm dứt ở Thạnh Hòa tỉnh Long An và chúng ta phải đến Gò ĐồngTháp Mười bằng đò .

 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630127 visitors (2115782 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free