.
  Tạp Cận Bình
 
13/11/2014

Việt Nam không thể bỏ qua quan điểm
ngoại giao Hoa Kỳ về Trung Quốc :
  



 
           Chúng tôi đã đề cập đến chánh sách của các tiền nhiệm của Tập Cận Bình- Xi Jin PingĐặng Tiểu Bình - Deng Xiao Ping, Giang Trạch Dân -Jiang ZeMin, Hồ Cẩm Đào - Hu jinTao ở những bài nói về Trung Quốc, đặc biệt  ở phần VI và V lịch sữ Trung Quốc đến năm 2005, đăng tải ở  trang web tonthat - tonnu.blogspot.com, tháng 3 năm 2011. Cũng  như duyệt  các sách mới nói về các nước Á Châu -  Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương ( kể cả chương nói về Trung Quốc bồn chồn - restless China ) tháng 5 năm 2014 . Sau đây bổ sung  quan điểm  ngọai giao Hoa Kỳ về các chánh sách Tập Cận Bình đang phổ cập trên thế giới của Elisabeth C. Economy, Chánh chuyên viên  C.V. Starr và là Giám đốc  Nghiên cứu Á  Châu  của Ủy ban các Liên hệ Ngọai Giao ( Hoa Kỳ ), ở số báo Ngọai Giao - Foreign Affairs tháng 11- 12 năm 2014 . Mục đích cập nhật hóa phần nào hiểu biết hiện tình đất nước, dân Việt tha hương thường hay nhìn lại tốt - xấu quá khứ hơn là tốt - xấu hiên tại.      
      Tổng Thống Trung Quốc Tập Cận Bình  đã phân tiết  đơn giản một cái nhìn xa nhưng rất uy vũ :  làm trẻ lại - hồi xuân   Quốc Gia Tàu. Đây là  một kêu gọi tòng quân yêu nước , lấy cảm hứng từ những quá khứ oai hùng của  Đế Quốc Tàu  và những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội Tàu ngày nay, đề xướng  thống nhất - nhất trí ở trong nước và ảnh hưởng Tàu ở ngọai quốc .  Tập tự tiến lên như thể một lảnh tụ biến đổi  Tàu, chấp nhận một lịch trình đề nghị cải cách, nếu không muốn nói là cách mạng, cho các liên hệ chánh trị và kinh tế,  không phải chỉ riêng cho trong nước Tàu mà còn cho cả thế giới còn lại nữa.
      Phía dưới cái nhìn của Tập là một cảm giác khẩn trương. Tập nắm uy quyền vào lúc Trung Quốc, dù thành công kinh tế, đang lang thang - trôi nổi trên phương diện chánh trị.  Đảng Cọng Sản Tàu, bệnh họan vì tham nhũng  và thiếu thốn một lý tưởng hấp dẫn mạnh mẽ,  đã mất lòng tin của công chúng  và bất ổn xã hội đang dâng trào. Kinh tế Tàu,  vẫn tiến triễn theo một nhịp độ  đáng kinh ngạc, đã bắt đầu trình bày dấu hiệu  căng thẳng và không chắc chắn.  Trên chiến tuyến quốc tế, dù Trung Quốc đóng vị trí một cường quốc kinh tế tòan cầu, Trung Quốc đã tỏ ra hành động nhẹ tay hơn cân lượng mình. Bắc Bình đã thất bại phản ứng hửu hiệu các khủng hỏang ở Libya và Xi Ri - Syria , và đứng yên khi thay đổi chánh trị  làm rung chuyễn hai  chung sức gần gủi nhất của Trung Quốc là Miến Điện- Myanmar, Burma và Bắc Hàn. Theo nhiều nhà quan sát, tuồng như Trung Quốc không có một chiến lược ngọai giao xạ thủ giỏi.
 
   Tập đã phản ứng về  cảm giác đau yếu này bằng cách nắm lấy uy quyền cho mình, cho Đảng Cọng Sản và cho Trung Quốc. Ông đã gạt bỏ lảnh đạo tập thể truyền thống, thay vào đó  thiết lậpcho mình vai trò lảnh tụ  chủ trì, tối cao  với  hệ thống  chánh trị  cột chặc chẻ vào trung ương . Trong nước, những cải cách kinh tế ông đề nghị sẽ sinh cường nhiệm vụ  của thị trường, tuy vẫn giữ cho nhà nước một kiểm sóat đáng kể. Ở ngòai nước, ông tìm cách nâng cao địa vị Trung Quốc bằng cách mở rộng thêm thương mãi và đầu tư, tạo ra những cơ chế quốc tế mới, và cũng cố quân sự Tàu. Cái nhìn của ông  chứa đựng một lo sợ: là mở cửa cho các ý kiến chánh trị và kinh tế Tây phương sẽ phá  hại ngầm  uy quyền quốc gia Tàu.
    Nếu thành công, các cải cách của Tập sẽ đem đến một quốc gia độc đảng, tầm vóc tòan cầu, sạch ( không có ) tham nhũng, kết dính chánh trị  và kinh tế uy vũ : một Singapore trên steroids. Nhưng không có gì bảo đảm  là những cải cách này sẽ làm Trung Quốc biến đổi như Tập mong muốn. Các chánh sách của ông đã tạo ra những túi bọc sâu bất mãn nội địa  và  gây ra một làn sóng dội ngược quốc tế. Để câm nín chống đối, Tập tung ra một  trừng phạt chánh trị, làm xa lìa các công dân Tàu tài ba, đầy tháo vát, những cải cách này  có ý định khuyến khích. Những bước tiến kinh tế ướm thử đã nêu lên các vấn đề về viễn cảnh quốc gia tăng trưởng tiếp tục. Tinh thần  kẻ thắng chiếm tất cả- winner take all  của ông  cũng hại ngầm những cố gắng của ông trở thành một lảnh tụ tòan cầu.
 
     Hoa Kỳ và thế giới còn lại  không thể đủ khả năng chờ đợi  và nhìn xem những cải cách của Tập xoay vần ra sao.  Hoa Kỳ phải sẳn sàng ôm chồm vài sáng kiến của Tập như thể là những cơ hội hợp tác quốc tế, trong khi xem những sáng kiến khác như là những khuynh hướng đáng buồn phiền cần chận đứng, trước khi chúng đặc- cũng cố lại.
 
 
       Trừng phạt trong nước
 
      Cái nhìn của Tập  làm trẻ lại nước Tàu, dựa trên hết vào khả năng của ông thực hiện  cải cách chánh trị nhãn hiêu đặc biệt  của mình : cũng cố quyền hành cá nhân bằng cách tạo ra những cơ chế mới, làm nín câm chống đối chánh trị, hợp pháp hóa quyền mình lảnh đạo và uy quyền Đảng Cọng Sản, dưới mắt dân Tàu. Kể từ khi lảnh chức vụ, Tập di chuyễn mau lẹ thu thập uy quyền chánh trị  và đã trở thành, trong giới lảnh đạo Tàu, không phải là chóp bu trên những kẻ ngang hàng mà  đơn giản là hạng nhất . Ông phục vụ dưới tư cách là chủ tịch  Đảng Cọng Sản và Ủy ban Quân Sự Trung Ương, hai cột trụ truyền thống của lảnh đạo đảng Tàu, cũng như chủ tịch các nhóm lảnh đạo về kinh tế, cải cách quân sự, an ninh điều khiển học - cybersecurity, Đài Loan, vngọai giao  và Ủy ban an ninh quốc gia.  Khác với các tổng thống tiền nhiệm, đã để cho các thủ tướng của mình hành động như quyền uy quốc gia trên nền kinh tế, Tập đã dành đảm nhiệm trách vụ này riêng cho mình. Ông cũng đọat một chỉ huy rất ư cá nhân về quân sự Tàu: mùa xuân vừa qua, ông đã nhận những tuyên bố phục tòng công cọng của 53 chức quyền quân sự kỳ cựu.Theo một cựu tướng lảnh,  những cam kết như vậy chỉ xảy ra 3 lần, suốt lịch sưử Trung Quốc.
    Trong cuộc bỏ thầu cũng cố uy quyền, Tập cũng đã tìm cách lọai bỏ các tiếng nói chánh trị thay thế, đặc biệt trên  Internet Tàu có lúc rất sôi nổi. Chánh phủ đã bắt giữ, tống giam hay hạ nhục những “bloggers” phổ thông , tỉ như doanh nhân tỉ phủ  Phan Thích Nghị ( ? )-  Pan Shiyi  và Charles Xue - Duệ( ? ).  Đó là những nhà bình luận có hàng chục triệu người theo trên báo chí truyền thông xã hội,  thường xuyên bàn cải những vấn đề từ ô nhiễm môi sinh đến kiểm duyệt, đế mua bán con trẽ.  Dù họ không bị bịt miệng hẳn, họ không còn có thể đi lạc vào lảnh địa  nhạy cảm chánh trị. Thật thế,  Pan , một nhân vật trung tâm cho chiến dịch  buộc  Chánh phủ Tàu phải cải thiện phẩm giá không khí Bắc Bình , đã bị  ép buộc phải tự kiểm thảo trên ti vi quốc gia, năm 2013. Sau đó , ông phải dùng Vị( vệ ) Báo - Weibo , một dịch vụ microblogging phổ cập của Tàu  hầu cảnh cáo  một thân hửu tỉ phú  mua bán gia thất đừng chỉ trích chương trình cải cách kinh tế chánh phủ nữa : “ Cẩn thận, nếu không sẽ bị tống  giam”  .
   Dưới thời Tập,  Bắc Bình đã đưa ra một lọat điều hòa Internet mới .  một luật nàu đe dọa trừng phạt đến 3 năm tù, khi gửi đi  bất cứ gì chức  quyền  xem là một “ tin đồn - rumor” nêu  nó được  hơn 5 000 người đọc  hay gửi đi  trên 500 lần. Theo những luật mới khe khắc như vậy, C’ac công dân Tàu đã bị  tống giam  vì gửi đi những lý thuyết  về vụ máy bay Malaysia Airlines Flight 370 mất tích. Trong vòng  hơn 4 tháng, Bắc Bình đã  ngưng , xóa bỏ  và trừng trị  hơn 100 000 trương mục ở WeiBo  đã vi phạm  một trong 7 “ đường đáy - bottom lines “ định nghĩa rộng rải,  biểu hiện những giới hạn phát biểu cho phép . Những hạn chế này  khiến  việc gửi đi trên Weibo   từ tháng 3 năm 2013 dến tháng 13 năm 2013 gia/m bo”t 70% , theo một nghiên cứu 1.6 triệu người dùng Weibo do The Telegraph   ủy nhiệm .  Và khi các công dân Tàu dùng Internet -  netizens tìm ra những phương cách  truyền thông thay thế ,  chẳng hạn  Nhóm Nền Wechat  thông điệp tức thì ,các nhà kiểm duyệt  theo dõi họ. Tháng 8 năm 2014, Bắc Bình đưa ra những luật điều hòa mới cho thông điệp tức thì- instant messaging  đòi hỏi các người sử dụng  phải đăng ký dưới tên thật của mình, hạn chế chia sẽ các tin tức chánh trị,  và thực thi một   qui tắc  xử sự.  Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên, khi Freedom House  một công ty bất vụ lợi căn cứ tại Hoa Kỳ, đã xếp Trung Quốc  vào hạng 58 trong số 60 quốc gia tự do Internet, ngang hàng Cuba . Chỉ Iran là xếp hạng thấp hơn mà thôi.              
 
    Trong cố gắng của ông đề xướng thống nhất lý tưởng, Tập  cũng đã dán nhãn hiệu những ý kiến ở ngọai quốc, thách thức hệ thống chánh trị Trung Quốc là không yêu nước và nguy hiểm nữa.  Dọc theo đường lối này, Bắc Bình đã cấm đóan khảo cứu hàn lâm và giảng dạy 7 điểm : giá trị phổ cập, xã hội dân sự, quyền công dân, báo chí tự do , lỗi lầm của Đảng Cọng Sản, ân sủng của chủ nghĩa tư bản và tòan án độc lập .
   Mùa hè vừa qua , một chức quyền  đảng công nhiên tấn công Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Trung Quốc , một cơ chế khảo cứu của Chánh phủ là     đã bị “các lực lượng ngọai quốc xâm nhập”.  Tấn công này bị các trí thứic Tàu danh tiếng ngòai Viện chế diễu, gồm có cả nhà kinh tế học Mao HủuThích( ?) - Mao YuShi,  giáo sư luật Hà Vị Phương -He Weifang  và nhà văn Liễu Nghi Minh (? )- Liu Yiming . Những buộc tội này sẽ có ảnh hưởng  lạnh gíá cho khảo cứu học giả và cho hợp tác quốc tế .
    Trừng phạt này cũng có thể hại ngầm nay chính kết dính chánh trị Tập tìm kiếm.  Cư dân Hồng Kông và Macao, truyền thống có được tự do chánh trị nhiều hơn dân cư lục địa, đang nhìn những di chuyễn của Tập một cách e ngại gia tăng. Ở Đài Loan dân chủ lộn xộn, các khuynh hướng đàn áp  của Tập sẽ không giúp  đề xướng thống nhất với lục địa.  Và ở  vùng Tân Cương- Xinjiang tộc dân chia  rẽ, các chánh sách  chánh trị và văn hóa hạn chế của Bắc Bình  đã gây ra những phản đối dữ dội.
    Ngay cả giới thượng lưu chánh trị , kinh tế Trung Quốc  rất nhiều người đã biểu lộ e ngại về việc Tập thắt chặc chánh tri và đang kiếm cách đặt một chân ở ngọai quốc. Theo Hurun Report căn cứ ở Tàu ,  85% những ai có tài sản hơn 1 triệu $ đô la  đều muốn con cái du  học ngọai quốc và hơn 65 % công dân Tàu có tài sản hơn 1.6 triệu $ hay giàu hơn nữa đã di cư ra ngọai quốc  hay có dự tính như vậy. Trốn chạy của thượng lưu Tàu không những trở thành một bối rối chánh trị mà là môt suy thóai, thất bại cho những cố gắng của Bắc Bình cố kéo về nước những nhà khoa học, học giả chóp bu đã ra ngọai quốc những thập niên qua.
 
 
           Uy Quyền Đạo Đức  ?
 
       Điểm trung tâm của những cải cách của Tập  là cố gắng của ông tái lập uy quyền đạo dức cho Đảng Cọng Sản. Ông đã biện cứ  là thất bại  giải quyết tham nhũng đặc hửu  của Đảng có cơ dẫn tới cái chết không những cho đảng mà luôn cả nước Tàu.  Dưới sự giám sát chặc chẽ của Vương kỳ Sơn - Wang Qishan, thành  viên của Ủy Ban  Thương trực Bộ Chánh trị- Politburo Standing Committee, đối xử  tham nhũng chánh thức đã trở thành một vấn đề ký hiệu của Tập . Các lảnh tụ  Tàu cũ cũng đã thực thi những chiến dịch chống tham  nhũng, nhưng Tập đưa vào những năng lực và nghiêm chỉnh mới cho vấn đề:  Bớt ngân khỏan  cho các đại tiệc chánh thức , xe ô tô và các bửa  ăn; theo đuổi  trên báo chí truyền thông các nhân vật hửu danh, chánh phủ, quân nhân và lảnh vực tư ; và tăng kịch tính số trường hợp tham nhũng đưa ra duyệt xét chánh thức. Năm 2013, đảng đã trừng phạt hơn 182 000 chức quyền tham nhũng,  50 000 lần cao hơn số tham nhũng trung bình 5 năm trước.  Hai vụ xì căng đan  nổ bùng mùa xuân qua cho thấy kích thước của chiến dịch. Vụ trước tiên là các chức quyền liên bang đã bắt giam một đại tướng-lieutenant general quân sự Tàu,  đã bán hàng trăm chức tước, đôi khi với số tiền đồ sộ ; giá cả để trở thành một trung tướng - major general chẳng hạn lên đến 8 triệu $. Ở vụ thứ hai,  Bắc Bình bắt đầu điều tra hơn 500 thành viên của chánh phủ tỉnh Hồ Nam -Hunan  đã tham gia mua phiếu bầu cử trị gía 18 triệu $ .
      Thánh chiến chống tham những của Tập chỉ là một phần của dự  án lớn hơn,  cố đọat lại uy quyền đạo đức cho Đảng Cọng Sản. Ông cũng đã tuyên bố những cải cách giải quyết vài e ngại cấp bách xã hội Tàu. Với Tập cầm cương, lảnh đạo Tàu đã tung ra một chiến dịch  cải thiện không khí trời Trung Quốc, cải  cách chánh sách một con,  tái xét hệ thống hộ khẩu - hukou cấp giấy phép cư trú   cột chặc vào gia thất chánh thức
nhà cửa            , săn sóc y tế  và giáo dục cư dân có khynh hướng  ưu đải cư dân thành thị hơn nông thôn, và đóng cửa  hệ thống “cải tạo bằng lao động ( cưỡng bách)”, giúp chánh phủ bắt giữ  dân gian không duyên cớ.  Chánh phủ cũng đã tuyên bố các dự án làm cho hệ thống luật pháp trong sáng hơn và tránh chức quyền địa phương can thiệp vào.    
      Dù rằng các sáng kiến cải cách của Tập có bước tiến và phạm vi đáng kể, vẫn chưa rỏ rệt  là chúng biểu hiện một thay đổi dài hạn hay chúng chỉ là những biện pháp hời hợt, họa kiểu để mua thiện chí dân Tàu. Cách nào đi nữa, vài cải cách của ông đã gây ra chống đối mảnh liệt.  Theo Financial Times, các cựu lảnh tụ Tàu Giang Trạch Dân - Jiang ZeminHồ Cẩm Đào -Hu Jintao,  cả hai đều cảnh cáo  Tập  nên ghì cương về chiến dịch chống tham nhũng và chính ngay Tập cũng thừa nhận  là những cố gắng của ông đa gặp phải kháng cự đáng kể.  Chiến dịch đã gây ra những phí tổn kinh tế thật sự , Theo một bá cáo  của Ngân Hàng Mỹ Merril Lynch ., GDP Tàu có thể  rơi xuống mất đi 1.4 %, thành quả suy thóai  cuủa bán hàng hóa xa xĩ và dịch vụ,  khi các chức quyền càng lo ngại thêm về các đại tịệch xa hoa, mua ân sủng chánh trị và mua đắt tiền khêu gợi  chú ý không muốn  ( lẽ dĩ nhiên, nhiều dân Tàu vẫn tiếp tục mua, nhưng mua ở ngòai nước ).  Chính ngay những người  hổ trợ mục đích  chống tham nhũng,  cũng đặt vấn đề về những phương pháp của Tập. Thủ tướng Lý Khắc Cường -Li Keqiang, chẳng hạn , đã kêu gọi trong sáng và trách nhiệm  công cọng lớn hơn ttrong chiến dịch chánh phủ chống tham nhũng, đầu năm 2014 . Nhưng nhận xét của thủ tướng bị xóa bỏ mau lẹ trên các trang websites .
  Quan điểm  của Tập về tham nhũng cũng đặt ra một hiểm nguy cho chính cương vị cá nhân và chánh trị của ông : gia đình ông xếp vào hàng những tay giàu có nhất giới lảnh đạo Trung Quốc.  Theo The New York Times, Tập đã nói với bà con là bỏ bớt tài sả, hầu giảm bớt  tổn thương tấn công của ông.  Hơn nữa, ông đã chống cự lại kêu gọi trong sáng hơn, bắt giam các tay tích cực đã  thúc đẩy các chức quyền phải tiết lộ tài sản của họ và trừng trị các lỗ thóat báo chí truyền thông Tây phương, đã điều tra các nhà lảnh đạo Tàu.
 
    Giữ vững kiểm sóat    
 
   Khi Tập nổ lực củng cố kiểm sóat chánh trị và tái lập tính cách hợp pháp của Đảng Cọng Sản Tàu, ông cũng phải tìm cách khuấy  động thêm tăng trưởng cho nền kinh tế Trung Quốc . Nói rộng ra, các mục đích của ông bao gồm biến  Trung Quốc từ một quốc gia chế tạo thế giới đến một trung tâm sáng kiến, tái cân bằng nền kinh tế Tàu bằng cách  cho tiêu thụ ưu tiên hơn đầu tư và mở rộng thêm  không gian cho doanh nghiệp tư. Các dự án của Tập bao gồm cả hai cải cách  cơ chế lẫn  chánh sách. Chẳng hạn , ông đã công kích kịch liệt hệ thống thuế khó,  để sửa chửa một cách đáng kể: lợi tức địa phương sẽ đến từ một lọat rộng lớn  thuế khóa thay vì từ bán đất đai, thường  dẫn tới tham nhũng và bất ổn xã hội .  Thêm vào đó , chánh phủ trung ương  truyền thống thu nhận  phân nữa lợi tức thuế khóa ,  trong khi chỉ chịu chi tiêu một phần ba cho an sinh xã hội , sẽ tăng cung cấp thêm ngân khỏan cho dịch vụ xã hội giảm bớt gánh nặng các chánh phủ địa phương .Vô số các sáng kiến chánh sách mới  cũng đang ở giai đọan thử nghiệm  gồm luôn cả khuyến khích đầu tư tư nhân vào các xí nghiệp quốc doanh và hạ bớt  tiền đền bù cho các nhà điều khiển chúng, thiết lập các ngân hàng tư cho tư bản trực tiếp  vào được các doanh vụ kích thước nhỏ hay trung bình, rút bớt thời gian cần thiết cho doanh vụ mới bảo đảm được hành chánh  chấp thuận.
   Thế nhưng khi dự án kinh tế của Tập phô bày, rỏ ràng là dù cho Tập nhấn mạnh đến thị trường tự do,  quốc gia vẫn giữ kiểm sóat phần lớn kinh tế Tàu. Cải cách phương thức quản trị các xí nghiệp quốc doanh không phá hại ngầm vai trò chủ trì  của Đảng Cọng Sản về quyết định ở các xí nghiệp quốc doanh . Tập đã giữ nguyên vẹn những rào cản đáng kể  về đầu tư ngọai quốc  và ngay cả  khi chánh phủ cam kết là xa rời tăng trửng  do đầu tư dẫn đạo,  cố gắng khích lệ vẫn tiếp diễn, góp thêm phần  tăng trưởng các mức nợ nần địa phương.  Thật thế, theo The Global Times, một nhật báo Tàu, tăng thêm giá trị những món nợ không thực hiện nổi bật - outstanding non performing loan , 6 tháng đầu năm 2014, đã vượt qúa giá trị nợ mới không thực hiện suốt cả năm 2013.
 
   Hơn nữa , Tập đã châm thêm vào lịch trình kinh tế của mình với một cảm nghĩ rất ư quốc  gia chủ nghĩa , có thể là bài ngọai , thấm  ướt lịch trình chánh trị của ông.  Các chiến dịch năng nổ chống tham nhũng và chống độc quyền  của Tập  đã nhắm mục tiêu   các tổ hợp đa quốc gia làm các sản phẩm gồm có sửa bột , cung cấp y khoa , dược phẩm  và bộ phận ô tô.  Tháng 7 năm  2013, thật sự,  Ủy Ban  Phát Triễn và Cải Cách Quốc Gia ( Tàu ) đã tụ họp đại diện  30 công ty đa quốc gia trên một cố gắng buộc họ công nhận làm sai quấy.  Có lúc, Bắc Bình tuồng như muốn  cố tình phá hại ngầm các nhà cung cấp  hàng hóa và dịch vụ ngọai quốc:  Báo chí truyền thông  quốc gia kiểm sóat  đã chú tâm nhiều vào các sai quấy được cho là xảy ra ở các hảng đa quốc gia,   trong khi  tương đối lặng thinh  về những vấn đề tương tự  ở các công ty Tàu.
 
   Cũng như chiến dịch chống tham nhũng của ông, Tập điều tra các công ty ngọai quốc đã nêu lên những câu hỏi về ý định bên dưới điều tra. Trong một tranh cải phổ cập rộng rải  ti vi quốc doanh Tàu phát hình,  giữa chủ tịch Phòng Thương Mãi Hiệp Hội Âu Châu  ở Trung Quốc  và một chức quyền  của Ủy Ban Phát Triễn và Cải Cách Quốc Gia, chức quyền Âu Châu  đã bó buộc  đối giá Tàu  phải bào chửa những gì  khác biệt ở cách chánh phủ Tàu cư xử các công ty ngọai quốc và công ty trong nước . Rồi thì , chức quyền Tàu  tuồng như nhượng bộ , nói rằng thể thức chống độc quyền của Tàu là “một thể thức có đặc điểm Tàu” .
      Hứa hẹn trước đó về sửa chửa lớn  của Tập như thế vẫn chưa thực hiện.  Ở một sổ  điểm  dày 31 trang về cải cách kinh tế Tàu , Ủy Ban  Doanh Nghiệp Hoa Kỳ - Trung Quốc xuất bản tháng 7 năm 2014,  chứa hàng tá mệnh lệnh không hòan tất.  Hình như  chỉ 3 sáng kiến của chánh sách Tập là đã thành công :  rút ngắn thời gian các doanh nghiệp mới đăng ký, giúp các tổ hợp đa quốc gia( đa phương) dùng tiền tệ Tàu nới rộng nghiệp vụ, và cải cách hệ thống hộ khẩu. Tuy nhiên, giải quyết hăng hái những cải  cách sâu đậm hơn  có thể đòi hỏi một cú sóc mạnh hệ thống, tỉ như sụp đổ thị trường bất động sản . Đến nay có lẽ chính Tập  là thù địch tệ hại nhất cho mình: kêu gọi  chủ trì thị trường không sánh ngang được  ham muốn của ông  giữ lại kiểm sóat kinh tế .
 
 
       Thức tỉnh sư tử
 
   Cố gắng tập biến đổi chánh trị và kinh tế nội địa đã sánh ngang hàng những di chuyễn  bi kịch tính thiết lập Trung Quốc thành  một cường quốc tòan cầu. Cội rễ chánh sách ngọai giao Tập, tuy nhiên, đã có trước khi ông làm tổng thống. Lảnh đạo Tàu đã khởi sự bàn cải công cọng Trung Quốc bừng lên nhưthể là một cường quốc thế giới vao lúc khủng hoảng tài chánh tòan cầu năm 2008 bắt đầu, khi nhidều nhà phân tích Tàu biện cứ là Hoa Kỳ đã khởi sự suy thóai không tránh nổi, nhường chỗ cho Trung Quốc ở chóp bu tôn ti trật tự tòan cầu . Ở một diễn thuyết tại Paris tháng 3 năm 2014,  Tập nhắc lại trầm ngâm của Nã Phá Luân - Napoleon về Trung Quốc : Trung Quốc là một sư tử đang ngủ và khi nó thức tỉnh thế giới sẽ rung chuyễn. Tập làm yên tỉnh cử tọa rằng sư tử Tàu đã thức dậy , nhưng là một sư tử hòa bình,  dễ thương và văn minh. Tuy nhiên, vài hành động của Tập  trái ngược các từ ngữ thoa dịu.  Ông đã thay thế  thần trú xưa cũ  mấy chục năm qua   của cựu lảnh tụ Tàu Đặng Tiểu Bình- “ che dấu sáng chói ,ôm ấp bóng tối “-  với một chánh sách ngọai giao rộng lớn hơn  và cứng chắc hơn.
 
    Đối với Tập , mọi đường đều dẫn tới Bắc Bình, nói  bóng gió hay nói thẳng thừng. Ông đã làm sống lại ý niệm xưa cũ Con Đường Tơ Lụa-Silk Road, nối Đế Quốc Tàu với Trung Á, Trung Đông  và Âu Châu, bằng cách đề nghị  một mạng lưới rộng lớn  đường xe lữa, , ống dãn dầu , xa lộ và kinh theo mép hình dáng con đường cũ. Tập hy vọng là  các ngân hàng - công ty Tàu tài trợ và xây cất hạ tầng cơ sở này, sẽ giúp cho thương mãi nhiều hơn  giữa Trung Quốc và  thế giới còn lại.  Trung Quốc cũng nghĩ tới xây dựng  môt đường xe lữa cao tốc liên lục địa , dài chừng 8100 dặm Anh ( hơn 13 000 km ) , sẽ nối Trung Quốc đến Canada, Nga và Hoa Kỳ xuyên qua  eo biển Bering Strait. Ngay Bắc Cực đã thành sân sau của Trung Quốc: các học giả Tàu mô tả  Trung Quốc là quốc gia “ Gần Bắc Cực”.
       Song song hạ tầng cơ sở mới, Tập cũng muốn thiết lập những cơ chế mới ủng hộ vị thế Trung Quốc như thể  là một lảnh đạo vùng và tòan cầu .  Ông đã giúp  tạo dựng một ngân hàng phát triễn mới do các quốc gia BRICS  ( Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi ) họat động,  hầu thách thức địa vị thứ nhất  của Quỹ Tiền tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế giới. Ông đã tiến mau  việc thiết lập Ngân Hàng  Đầu tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu, có cơ giúp Trung Quốc trở thành nhà tài chánh dẫn đạo cho phát triễn vùng. Hai cố gắng này  ra dấu hiệu Tập ước mong  lợi dụng những băn khoăn, thắc mắc  với Hoa Kỳ thiếu thiện chí  để các tổ chức kinh tế quốc tế, đại diện nhiều hơn cho các quốc gia đang mở mang.
  Tập cũng đề nghị  những sáng kiến mới cho vùng. Cọng thêm vào Tổ chức Hợp Tác Thượng Hải, một cơ chế an ninh Tàu dẫn đạo gồm Nga  và 4 nước Trung Á, Tập muốn xây dựng  một cơ cấu  an ninh Á Châu-Thái Bình Dương  mới, đẩy Hoa Kỳ ra ngòai.  Nói chuyện ở một hội nghị Tháng 5 năm 2014, Tập nhấn mạnh đến điểm: “hảy để cho dân chúng Á Châu lo toan công việc Á Châu , giải quyết các vấn đề Á Châu, bảo vệ an ninh Á Châu .“
      Tập thiên vị một chánh sách cơ bắp lực lưỡng vùng,  trở nên rỏ rệt  trước khi ông làm tổng thống . Năm 2010,  Tập  chủ tọa  một nhóm dẫn đạo có trách nhiệm  làm Chánh sách Nam Hải của Trung Quốc, đã định nghĩa rộng lớn hơn quyền lợi lõi cốt  của Trung Quốc, gồm luôn những tuyên bố một lảnh thổ biển rộng lớn hơn ở biển Nam Hải- South China Sea ( tên Việt Nam là Biển Đông ). Kể từ năm đó, ông đã dùng mọi cách,   từ hải quân Tàu đến các tàu thuyền đánh cá , cố gắng bảo đảm những tuyên bố này - tuyên bố  các quốc gia khác bao quanh biển tranh chấp, phủ nhận . Tháng 5 năm 2014,  xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam bùng nổ khi Tổ Hợp Dầu Lữa Quốc Gia Tàu  di chuyễn một dàn khoan vào vùng tranh chấp ở biển Nam Hải . Căng thăng  vẫn dữ dội mãi cho đến khi  Trung Quốc rút dàn khoan,  vào giữa tháng 7. Hầu giúp  thực thi các tuyên bố về Biển Đông Tàu - East  China Sea , Tập đã tuyên cáo “ một vùng xác định không phận” trên một phần biển này, chồng lấn vào những xác định không phận  Nhật và Nam Hàn . Ông cũng tuyên bố nhũng điều hòa đánh cá  trong vùng . Không một nước láng giềng nào công nhận  bất cứ một bước tiến nào là hợp pháp cả thảy.  Nhưing Trung Quốc đã vẽ lại bản đồ Trung Quốc làm nổi trên các giấy thông hành - passports Tàu hội nhập những vùng tranh chấp với Ấn Độ cũng như   với các nước Đông Nam Á , gây ra một  trận mưa giông lữa chánh trị.
    Những  điều động này bỏ than vào lò cảm tình chủ nghĩa quốc gia trong nước và  ở ngọai quốc  dấy động tinh thần quốc gia chủ nghĩa không kém hung bạo. Các lảnh tụ mới tinh thần quốc gia tương tự   ở Ấn Độ và Nhật Bổn  đã tỏ bày quan ngại về những chánh sách của Tập và đã   tìm biện pháp  nâng cao hình dạng an ninh cho chính quốc gia mình.  Thật thế, đầu năm 2014,  trong chiến dịch tranh cử chức thủ tướng Ấn, Narenda Modi đã chỉ trích  các khuynh hướng bành trướng của Tàu  và ông và thủ tướng Nhật  Shinzo Abe từ đó đã nâng cấp  các nối kết quốc phòng và an ninh xứ sở . Nhiều cố gắng  mới an ninh vùng địa phương đang  thành hình, gạt bỏ Bắc Bình ( cũng như Hoa Thịnh Đốn) ra  ngòai. Chẳng hạn, Ấn Độ đang huấn luyện vài hải quân Đông Nam Á , gồm luôn cả Myanmar và Việt Nam, và nhiều quân sự vùng - gồm Úc, Ấn, Nhật , Phi Luật Tân, Singapore và Nam Hàn- đã  dự tính thao diễn quốc phòng chung.
 
 
      Một phản ứng mạnh mẽ
 
    Đối với Hoa Kỳ cũng như phần lớn thế giới còn lại, thức dậy của Trung Quốc thời Tập gây ra hai phản ứng khác nhau : xúc động một bên  về những gì Trung Quốc mạnh hơn và ít tham nhũng hơn,  thực hiện được, và bên kia là quan ngại đáng kể về những thách thức một Trung Quốc  độc đóan, quân phiệt có thể đặt ra cho trật tự tự do Hoa Kỳ ủng hộ .
   Về khía cạnh hửu ích,dự tính Trung Quốc làm Con Đường Tơ Lụa mới xoay quanh ổn định  chánh trị Trung Đông; có cơ cung cấp cho Bắc Bình  một khích lệ  họat động với Hoa Kỳ hầu bản đảm hòa bình cho vùng. Tương tự, các công ty Tàu thích thú tăng thêm khi đầu tư ngọai quốc, có thể giúp Hoa Thịnh Đốn nhiều đòn bẩy hơn,  khi Hoa Thịnh Đốn đẩy tới một hiệp ước đầu tư  tay đôi  cùng Bắc Bình. Hoa Kỳ cũng phải khuyến khích  tham Gia  Chung sức Xuyên Thái Bình Dương  - Trans Pacific Partnership TPP, một thỏa hiệp  tự do mậu dịch chánh  cho vùng đang thảo luận . Ngay khi Trung Quốc  đang thảo luận  gia nhập  Tổ Chức Thương Mãi Thế Giới - WTO vào thập niên 1990  đã thúc đẩy  các nhà cải cách kinh tế Tàu  cố tiến thay đổi ở trong nước , thỏa hiệp gia nhập TPP  cũng có thể làm như vậy ngày nay.
 
 Hơn nữa, vì Trung Quốc đã đặt cọc đáng kể ở hệ thống quốc tế, Hoa Kỳ cần họat động  giữ lại Trung Quốc vào xếp ngăn.  Chẳng hạn, Quốc hội Hoa Kỳ phải  phê chuẩn những đề nghị thay đổi hệ thống bầu cử nội tâm Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, sẽ dành cho Trung Quốc  và các nước khác đang mở mang nhiều tiếng nói hơn và như vậy sẽ giảm quyết định Trung Quốc thiết lập những nhóm cạnh tranh .
       Trên phương  diện thua lỗ, vị thế quân sự quốc gia chủ nghĩa từ chương và khẳng định của Tập, đặt ra  một thách thức trực tiếp  cho quyền lợi Hoa Kỳ trong vùng  và kêu gọi một phản ứng  mạnh mẽ . “ Tái cân bằng” hay “trụ chốt - pivot”  của Hoa Thịnh đốn cho Á Châu tiêu biểu hơn là đơn giản một đáp ứng  về cư xử Trung Quốc khẳng định hơn  . Nó cũng  phản ảnh   nhưng giá trị ngọaigiao gần gủi nhất Hoa Kỳ : tự do trên biển cả, không khí  và không gian; tự do thương mãi ; quy tắc luật pháp ; và quyền căn bản con người. Không có một trụ chốt mạnh,  nhiệm  vụ của Hoa Kỳ  như thể là một cường quốc trong vùng sẽ giảm thiểu và Hoa Thịnh Đốn sẽ bị từ chối những lợi lộc  tham dự  sâu xa hơn với nhiều nền kinh tế  năng động nhất thế giới.  Cho nên Hoa Kỳ sẽ phải  hổ trợchốt trụ  bằng một hiện diện quân sự mạnh mẽ  ở Á châu - Thái Bình Dương, để ngăn cản hay  chống trả  xâm lược Tàu ; đạt nhất trí  và phê chuẩn TPP,  sinh cường những chương trình Hoa Kỳ ủng hộ các cơ chế dân chủ và xã hội dân sự,  ở những nơi như Căm Bốt, Mã Lai Á, Myanmar và Việt Nam,  những nơi dân chủ mới khai sinh  nhưng đang tăng trưởng .   
    Cùng lúc , Hoa Thịnh Đốn phải nhận thức là Tập có thể không thành công biến đổi Trung Quốc theo chính những phương cách mà ông đã triễn khai. Ông đã hình thành cái nhìn của mình, nhưng các áp lực từ bên trong và ngòai nước Trung Quốc sẽ tạo dáng con đường Trung Quốc tiến tới một cách bất ngờ. Vài quốc gia giàu có hàng hóa đã lẫn tránh họat động với  các hảng Trung Quốc, bối rối vì các hảng  có thống kê về trách nhiệm xã hội yếu kém, khiến Bắc Bình đã phải thám hiểm những phương cách mới làm doanh nghiệp.  Các láng giềng Trung Quốc, báo động vì các khoa trương thanh thế của Bắc Bình, đã bắt đầu  thiết lập những liên hệ an ninh mới. Ngay cả những chuyên viên  lừng lẫy  trong nước như Vương Cát tô -( ? )-  Wang Jisi Viện Đại học Bắc Kinh và cựu đại sứ Vũ Giang Minh(?  )- Wu Jianmin,  cũng đã biểu lộ dè dặt  về những chiều hướng chánh sách ngọai giao của Tập .
 
  Cuối cùng, dù có rất ít chánh sách ngoại giao và nội địa của Tập tỏ vẽ hoan hô gặp gở sâu đậm hơn với Hoa Kỳ,  Hoa Thịnh Đốn phải cố sức chống lại đóng khung  liên hệ với Trung Quốc như thể là một cạnh tranh. Đối xử Trung Quốc như một kẻ cạnh tranh  hay thù địch,  chỉ nuôi nấng thêm chuyện kể của Tập chống Tây Phương, phá hại ngầm những ai ở Trung Quốc thúc đẩy  điềm tĩnh- điều độ và làm rất ít tiến tới cọng tác tay đôi và giảm thiểu  cương vị của Hoa Kỳ. Thay vào đó, Tòa Bạch Ốc phải đặc biệt chú tâm đến tiến trào các chánh sách của Tập, lợi dụng những ai có thể cũng cố liên hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc và đẫy lui những ai hại ngầm quyền lợi Hoa Kỳ. Chạm mặt  bất ổn  về tương lai Trung Quốc, các nhà làm chánh sách Hoa Kỳ  phải trở nên mềm dẻo, dễ uốn éo và nhanh cân - fleet footed .
 
            ( Irvine, Nam Ca Li, Hoa Kỳ ngày 5 tháng11 năm 2014)

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693523 visitors (2231242 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free