5/2/2015
Trung Quốc muốn gì khi xây dựng trên 5 tiểu đảo san hô và bải cát ngập nước ở quần đảo Trường Sa ?
Năm vết chấm mất lòng lân bang của Trung Quốc trên Biển Đông
GS Tôn Thất Trình
Đó là các tiểu đảo san hô - reefs Gaven Reef, Johnson North Reef, Johnson South Reef , Fiery Cross Reef và Cuarteron Reef trong vùng “ Lưỡi Bò” Trung Quốc phát họa riêng mình ở lảnh hải quanh Trường sa ( xem hình đính kèm ). Xây dựng 5 tiểu đ ảo Biển Đông (Tàu và Quốc tế gọi là Nam Hải - South China Sea ), theo lời các chức quyền Hoa Kỳ, khiến mọi quốc gia đều lo ngại là Bắc Bình đã trở nên khẳng định hơn vùng biển tranh chấp này, dù Hoa Kỳ đang tăng cường binh lực ở Phía Tây Thái Bình Dương .
Đào vét quanh Fiery Cross Reef, môt nhô lên ở Trường Sa năm ngoái 2014, đã tạo ra một tiểu đảo mới dài gần 3km và rộng vài trăm mét. Chức quyền Hoa Kỳ nói rằng đảo đủ lớn cho Trung Quốc thiết lập một phi đạo ở quần đảo xa xăm này và đủ dài cho mọi phi cơ chiến đấu và hổ trợ. Các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy là một cảng nhỏ đang được thiết lập. Các chức quyền Hoa Kỳ e ngại là những xây dựng này sẽ trên thực tế-de facto đặt Trung Quốc chiếm giữ các biển giàu tài nguyên và các tiểu đảo mà các quốc gia Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Đài Loan, Brunei và Việt Nam cũng đều tuyên bố chủ quyền .
Ngọai trừ Brunei, các quốc gia vừa kể thảy đều duy trì những phi đạo nhỏ và các đồn bót quân sự tựong trưng ở Spratlys, nhưng quân sự Tàu lớn nhất trong vùng và có thể phá hại ngầm tình trạng căng thẳng hiện hửu. Chạm trán đã xảy ra về đánh cá ,khoan dầu và khí dầu cùng các hành quân quân sự những năm qua . Ấn Độ là nước chậm nhất bày tỏ báo động về ảnh hưởng quân sự Bắc Bình tăng trưởng , vì lẽ hải quân Tàu đã gửi đến tàu ngầm nguyên tử đến Ân Độ Dương, làm cộng đồng Tân Đề Li - New Dehli thắc mắc . Tàu ngầm hạng Kilo kiểu Nga Trung Quốc gửi đến Vịnh Aden là Han type 091 và đến Colombo , thủ đô Tích Lan - Ceylan là Song Type 039 . Trung Quốc đã có hàng chục chiếc tàu ngầm Kilo, trong khi Việt Nam chỉ mới sắm chạy 6 tàu ngầm Kilo, trong số 8-9 chiếc dự trù mua . Nhưng vì các hải cảng quân sự Việt Nam dễ đưa tàu đánh phá các đảo Hòang Sa và Trường Sa hơn là Trung Quốc .
Trong chuyến viếng thăm Tân Đề Li 3 ngày, ngày 27 tháng giêng 2015, tổng thống Obama ký kết một thỏa ước với tân thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi, kêu gọi bảo vệ an tòan biển và an tòan tự do giao thông đường biển và đường bay suốt vùng đặc biệt ở Nam Hải - South China Sea . Cả hai khẩn khỏan yêu cầu mọi quốc gia liên hệ cố gắng tránh đe dọa hay dùng võ lực . Các phụ tá Tòa Bạch Ốc , mô tả công du của tổng thống Obama là một phương cách nhấn mạnh cố tâm của ông tụ điểm về nhiều tài nguyên hay tài nguyên khác vào Á Châu và Tây Thái Bình Dương , một ngõng trục -pivot có ý định một phần nào giảm bớt ảnh hưởng Trung Quốc. Ngủ Giác Đài - Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã gửi đến vùng này nhiều chiến hạm và binh lính hơn và cố tạo dựng những thắt chặc quân sự gần gủi hơn với nhiều lân bang Trung Quốc . Vì chưng một phi đạo hạng quân sự và cảng đào vét ở Fiery Cross Reef , nằm về phía Tây quần đảo Trường Sa, rỏ ràng sẽ nới rộng khả năng của Trung Quốc hành quân trên một vùng được xem là lò than hồng đang cháy rực . Khai hoang cũng đang tiếp tục ở Johnson South Reef, Johnson North Reef, Cuarteron Reef và Gaven Reef .
Nới rộng còn giới hạn quyền uy Trung Quốc ở Biển Nam Hải
Theo một báo cáo tháng chạp năm 2014, của Ủy Ban Duyệt xét Kinh tế và An ninh Hoa Ky- Trung Quốc thuộc Quốc hội Hoa Kỳ, tuồng như Trung quốc đã nới rộng và nâng cấp hạ tầng cơ sở quân sự và dân sự, gồm radar, thiết bị vệ tinh thông tin, đại bác chống phi cơ và tàu biển, sân trực thăng và bến tàu trên vài tiểu đảo nhân tạo này. Bắc Bình nhấn mạnh là những dự án khai hoang xảy ra trên lảnh thổ Trung Quốc và mới đây nói rằng Trung Quốc cần có một căn cứ ở biển Nam Hải để hổ trợ radar và thu thập tình báo . Trung Quốc đã gạt bỏ các yêu cầu đòi đưa ra trọng tài quốc tế giải quyết các tranh chấp biển và lảnh thổ. Hoa Kỳ đã chối từ không nghiêng về phe nào trong cuộc tranh chấp này, kêu gọi ngưng ngay mọi hoạt động khiêu khích. Thế nhưng chánh quyền Obama phải đối diện những áp lực gia tăng từ các đồng minh, muốn đẩy lui bất cứ cố gắng Tàu nào muốn thiết lập một hiện điện quân sự thường trực ngòai khơi . Các chức quyền Ngủ Giác Đài và bộ Ngọai giao Hoa Kỳ lập lại những yêu cầu này tuần vừa qua, thúc dục Trung Quốc ngưng những dự án xây dựng tiểu đảo. Trung tá Jeffrey Pool , phát ngôn viên Ngũ Giác Đài nói : “ chúng tôi kêu gọi Trung Quốc làm tỏ rỏ các ý định khai hoang và ngưng các họat động khai hoang cở lớn này, công nhận cách nào chúng làm tăng gia căng thẳng vùng và tiếp diễn những thay thế ngoại giao”. Theo phụ tá bộ trưởng ngọai giao Daniel R. Russell nói ở hội nghị Báo chí ngày 21 tháng giêng tại Manila, Trung Quốc đã khai hoang trên bải cát và đá tảng ở những vùng nhạy cảm, nơi chủ quyền còn trong vòng tranh chấp. Chúng tôi nghĩ rằng đây là một trường hợp uy vũ để thực thi một kiềm chế tối đa . Evan P. Garcia, một nhà ngọai giao cao cấp của Phi Luât Tân nói là xây dựng các tiểu đảo không giúp gì cho việc tìm ra cách tiến tới … Thật là chán nản quá !
Cuối năm 2013, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc lóe ra một tia chớp băn khoăn lo lắng sâu đậm, khi cảnh báo là sẽ làm những biện pháp phòng thủ bảo vệ khẩn cấp chống lại máy bay ngọai quốc không báo trước xâm phạm địa phận xác định là phòng vệ không gian, Trung Quốc đã tuyên bố ngòai khơi bờ biển Trung Quốc. Trả lời lại, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ gửi 2 máy bay B-52 không vỏ khí trên biển Nam Hải, thách thức tuyên bố này của Trung Quốc. Khủng hỏang được tháo ngòi khi Trung Quốc thụt lùi và ra dấu hiệu là sẽ không gây nguy hiểm cho mạng sống các phi công lái máy bay và các hành khách. Các chức quyền Ngủ Giác Đài lại tức giận, tháng 8 năm 2014, khi một phản lực cơ chiến đấu Tàu nhào lộn trên P-8 Poseidon của Hải Quân Mỹ đang tuần tra kiểm sóat Nam Hải ; và Tòa Bạch Ốc gọi sự cố là một khiêu khích cố tình. Năm 2001, một phản lực chiến đấu Tàu đụng chạm máy bay kiểm sóat EP- 3 Hải Quân Mỹ, buộc EP-3 phải hạ xuống khẩn cấp ở đảo Hải Nam kế cận . Cùng lúc , quân sự Trung Quốc cũng phải đối mặt nhiều giới hạn nặng nề. Đa số các phi cơ chiến đấu Tàu còn thiếu tầm xa bay được, hầu kiểm sóat trên quần đảo Trường Sa cách căn cứ Không Quân Tàu gần 1000km và cách phi đạo Tàu ở Hòang Sa - Paracel Islands phía Bắc Biển Nam Hải hơn 650 km . Tương tự, Hải Quân Tàu cũng có khả năng giới hạn họat động trên biển thời gian dài, vì thiếu căn cứ ngòai khơi để tái cung cấp và tiếp nhiên liệu. Trung Quốc đã tung ra hàng không mẩu hạm lần đầu tiên năm 2012 , nhưng chiến hạm này chưa đủ sức cho máy bay họat động, mãi cho đến năm 2016. Một chức quyền cao cấp quân sự Tàu tháng 11 năm 2014, nói là các lảnh đạo Tàu đã quyết định nới rộng hiện diện quân sự ở Nam Hải, sau khi tham dự tìm kiếm đa quốc gia máy bay Malaysia Airline Flight 370, mất tích tháng 3 năm 2014, trong lúc bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Bình chở 239 hành khách . Các phi công mất tiếng gọi tiếp xúc cuối cùng trên Biển Nam Hải, dù tìm kiếm sau đó nới rộng tới miền Nam Ấn Độ Dương. Theo Jin Zhirui, của tổng hành dinh không lực Tàu ở hội thảo an ninh quốc gia Bắc Bình tại Hội nghị Xiang shan, thì Trung quốc cần có một căn cứ hổ trợ các họat động thu thập tin tức tình báo và hệ thống radar . Jin nói rằng “ tìm kiếm cho thấy Tàu nhận thức là thiếu khả năng không lực đầy đủ ở Nam Hải. Cho nên Tàu cần có một căn cứ hành quân ở Nam Hải cho an ninh Trung Quốc và bảo vệ quyền lợi quốc gia Tàu. Theo Jeffrey Engstron, một chuyên viên An Ninh Á Châu thuộc Rand Corp , một hảng suy tư Chiến Lược tọa lạc ở Santa Monica - Nam Ca Li, Trung Quốc có lẽ sẽ không xây dựng một căn cứ quân sự quan trọng ở một vùng luôn luôn có bảo tố, nhưng các tiểu đảo nhân tạo sẽ thuận lợi cho việc thiết lâp sự hiện diện và chiếu lên giới hạn quyền uy Trung Quốc ở biển Nam HảI (Biển Đông Việt Nam ) .
( chiếu theo David S . Cloud , LA Times ngày 28 tháng giêng 2015 )
( Irvine, Nam Ca Li - Hoa Kỳ ngày 31 tháng giêng 2015 )