Phần 4
Tài nguyên khóang sản
Khóang sản tỉnh Lâm Đồng xuất hiện vào thời đại khóang hóa Đại Trung Sinh - cuối Mesozoic cuối - sớm Kainozoi và Kainozoi . Thời kỳ khóang hóa Mesozoi cuối và Kainozoi sớm là lúc magma hỏa diệm sơn tích cực họat động, tạo ra và làm thành hình một lọat khóang hóa Đà Lạt - Bảo Lộc. Đặc điểm là khóang hóa vàng Au, bạc Ag, thiếc Sn, wolfram W, chì Pb, arsenic As và một số kim lọai vật liệu xây dựng. Thời kỳ khóang hóa Kainozoi vào lớp vỏ ( da) làm ra những vùng lỗ lũng , giữa các núi và lớp basalt bao ngủ nới rộng. Thời kỳ này gồm có nhiều quặng nội sinh hay ngọai sinh, giàu có và đa dạng như bentonít, diatomit, châu báu - quý kim, sét, thiếc ,vàng, khóang liệu wolframit, cát, sỏi, sạn và nước nóng. Phòng 6 Cục Địa Chất đã tổng kết cả thảy 165 lắng đọng - deposits khóang chất gồm 23 mỏ lớn, 3 mỏ trung bình, 48 mỏ nhỏ và 91 lắng đọng quặng. Lắng đọng quặng và các mỏ chia ra làm 7 nhóm ở tỉnh Lâm Đồng : than đá , kim lọai, không kim lọai, vật liệu xây cất, châu báu - đá quý, chất phóng xạ bất thường, nước khóang và nước nóng.
Trong số kim lọai, đáng kể nhất tỉnh là Nhom - Aluminium với quặng bô xít - bauxite ore . Nhắc lại hai tỉnh chánh Việt Nam có nhiều quặng bô xít là Đắc Nông và Lâm Đồng ở miền Tây Nguyên, chứa tổng cọng chừng 5.4 tỉ tấn bô xít. Các năm 2005 -2006, Phân tích Khúc xạ X- ray - Diffraction Analysis cho thấy quặng bô xít ở đây là gibbsite, lọai quặng các nhà máy tinh luyện aluminia thích dùng nhất làm nguyên liệu chế biến. Các mẩu phân tích cho biết nồng lượng trung bình Al2O3 là 48. 40 % ở các ven mạch cách lớp đất mặt chỉ từ 0.4 m đến 5.5 m tối đa. Dự trữ bô xít latêrít tổng cọng ở Lâm Đồng là 1 114 triệu tấn, dưới sàn vỏ khóang hóa Túc Trưng. Các nhà khảo cứu Địa Chất đã tìm ra 2 mỏ bô xít có gía trị khai thác thương mãi ở Tân Rai và Bảo Lộc và 6 quặng lắng đọng ở Riong Tho, Dankia, Lan Tranh và phía tây Đèo Bảo Lộc, Sơn Điền và Gia Bạc .
Wolfram Lâm Đồng là quặng womframit kim lọai ở Lộc Bạc và các hàng dài cũng là Wolframit kim loại ở Lộc Lâm ; đã được khai thác từ lâu. Vàng( Kim) Lâm Đồng là sa khóang- placer gold ở lớp sỏi sạn và vàng nguồn gốc - original gold. Vàng nguồn gốc thủy nhiệt- hydrothermal là quặng vàng - quartz , quartz - sulfide vàng và sulfur- vàng - bạc. Tầng lớp quartz - vàng chứa sulfur ( ít hơn 5 %) khám phá ra ở mỏ vàng Đại Ninh và các lắng đọng quặng ở Man Ling, Sao Nam. Tầng lớp quartz-sulfide vàng phát triễn rộng rải hơn và nhiều hơn ở mỏ vàng Trà Bang và các lắng đọng quẳng ở Xuân Thanh, Trại Hầm, Phi Liêng v.v… Tầng lớp sulfur- vàng - bạc ở các đá phún hỏa diệm sơn sàn Đơn Dương, nhưng chỉ khai thác được lắng đọng vàng ở Tuy Sơn . Vàng sa khóang tìm thấy ở 7 mỏ nhỏ, trong đó vàng nguồn gốc Trà Nang có dự trữ ước lượng là 652 Kg. Dân gian đã khai thác các mỏ nhỏ Tây Sơn, Đầm Voi, Phi Liêng, Đa Ding King , Da N’Bô , Da P’loa. Khám phá ra Thiếc ở 3 mỏ lớn : Núi Cao, Đa Thiện, Thái Phiên. Thiếc sa khóang có dự trữ là 1793 tấn SnO2.. Sắt Lâm Đồng phẩm giá xấu, gồm hai lắng đọng quặng ở Kon Tat và Liên Đàm. Lắng đọng Liên Đàm là do latêrit-hóa olivine basalt của sàn Là Ngà, dưới đất latêrít đỏ, theo thể dạng banh cứng rắn, xỉ - tro núi lữa phun, màu gạch đỏ, thể tích 2. 746 triệu tấn. Lắng đọng Kon Tat là hệ thống quartz- hematit, nguồn gốc thủy nhiệt. Quặng sắt ở đá granit phức tạp Cà Ná đã được khai thác từ năm 1909. Ở phía Đông vùng gãy, dọc Phan Thiết và Di Linh, ước lượng chứa 6 750 tấn chì Pb. Phía Tây vùng gãy Phan Thiết - Di Linh ước lượng chứa 101 220 tấn Chì. Gia Bạc có những hệ thống đa lọai kim lọai - sulfur ( chì - kẻm - đồng- bạc - arsenic) chứa chì - kẻm, nguồ n gốc thủy nhiệt. Lắng đọng Antimoan Lâm Đồng là ở vùng Tiên Hòang ( Cát Tiên ). Các yếu tố kim lọai chung với antimoan là Ag, Pb , As , Sn , Cu , Zn. Dự trữ ước lượng là 25 000 tấn.
Không kim lọai-non metallic là cao lanh- kaolin có 2 mỏ lớn ở Trại Mát và Prenn, cùng các lắng đọng ở B’ Nam, thôn ấp Teurlang Tho, Ngọc Sơn, Lạc Nghiệp ; trử lượng trên 127 triệu tấn. Felspat Lâm Đồng nguồn gốc pegmatit. Khám phá bentonit ở mỏ Tam Bò và 3 lắng đọng ở Đăn Kri, Đa Le và Di Linh. Riêng sàn Di Linh có trử lượng trên 11 triệu tấn. Diatomit cũng nhiều ở trầm tích hồ của Di Linh trử lượng gần 64 triệu m3 . Vật liệu xây cất thô là sét và mácnơ-sét vôi ( marl, marne) . Đã khám phá ở tỉnh nhà 3 mỏ sét lớn, 3 mỏ nhỏ và 9 lắng đọng sét, trử lượng là 146.5 triệu m3 . Mác nơ rất hiếm ở Lâm Đồng, bề dày ít khi quá 1m, ở sàn đèo Bảo Lộc. Ngòai ra còn tìm thấy mác nơ ở hai lắng đọng tại Đơn Dương .
Về châu báu và qúy kim , trước tiên phải kể đến ngọc xanh xa phia - sapphire ở gần đèo Bảo Lộc, ở trong đá granit Phức Tạp Định Quán và ở hai mỏ Tiên Cơ, Sa Vo cùng 4 lắng đọng quặng ở Lâm Hà, sông KrongKlet, Xuân Trường, Sơn Điền. Mỏ Tiên Cơ có dự trữ 678.2 Kg . Nồng lượng xa phia là 3. 55- 12g/m3 . Xa phia Lâm Đồng màu xanh lục lợt đến đậm xanh , phản chiếu cao. Xa phia thương mãi có thể lên đến tỉ xuất 1,.7 %, hột nặng trên 6 ca ra- carats. Ngọc quartz topaz tìm ra năm 1991 ở lắng đọng dòng sông vùng xã Lộc Tân. Quartz Sửa - Milky màu sửa, trắng, xám khói và kích thước từ vài cm lên đến 40 cm. Quartz này hình lăng kính - prismatic. Tinh thể quartz lắng đọng từng điểm ở thung lũng Sum Brak, có nguồn gốc thủy nhiệt và các kênh mạch phát triễn ở các lỗ hổng đá granit Phức Tạp Định Quán. Opal là quý kim phát triễn khá nhiều ở sàn Túc Trưng, tìm thấy ở thung lũng sông Đa Nhim, Đa Si Chu, Di Linh, Bù Ni Nhỏ ( ? ), Phú Hiệp; kích thước từ vài chục cm đến 50- 60 cm , màu sửa, xám, vàng lợt hay nâu đỏ. Tectit dùng làm đồ nữ trang và nghệ thuật tinh vi hình giọt nước mắt, hột đào lông, hình cầu hay thanh que, màu xám đậm, đen tuyền … tìm được 7 lắng đọng quận tại Đà Lạt, Plang Dra, Cầu Đất, Đức Trọng,Tân Phát, Đại Lao. Ở nhóm phóng xạ - radioactive group, nên phân biệt : nhóm đá Phóng xạ ở Dinh Dan ( ? ) theo mạch felsit rộng 25 - 30m dài 16 50m ở sàn đá Đơn Dương. Cường độ phóng xạ là 100 - 300 muy R/ giờ, cao nhất là 7 900 - 1700 muy R/giờ, nồng lượng uranium là 86.4 g/ tấn, Th 13.7g/t , Ce 58.2 g/t, La 35.4 g/ tấn, TR 128.5 g/t . Lắng đọng phóng xạ Quan Du là trong tuf, porphya felsit, đá sỏi lăn tròn sulfur với cường độ phóng xạ 150- 200muyR/giờ , cao nhất 720 muy R / giờ, nồng lượng uranium 296gr/t … Lắng đọng Da Prenn là felsit porphyr ở các ven-mạch phía Đông Bắc và Tây Nam sàn đá phún lữa Đơn Dương. Nồng lượng uranium là 52.5g/t. Lắng đọng Gia Oa có cường độ phóng xạ 80- 100 muyR / giờ, nồng lượng uranium là 2.5g/t. Tưởng cũng không nên quên than non, than nâu - lignite, trử lượng là 8.6 triệu tấn ở các sàn Di Linh, và các mỏ lắng đọng ở Đại Lảo, Đa Sro, Sam Brac , Dinh Trang Thượng, Lam Sơn. Và cuối cùng là than bùn- peat ở Lap Be, Đa Thiện, Kim Lê, Man Ling,Phí Liềng, hồ Chiến Thắng, An Bình, Đại Lão. Các mỏ than bùn Da Klou Kia, Kim Lê chứa lắng đọng lớn hơn cả và than bùn lọai tốt, cách thị trấn Di Linh chỉ chừng 2km, giao thông tiện lợi, khai thác dễ dàng làm phân bón .
Cũng cố, nâng cấp hạ tầng cơ sở cho phát triễn bền vững hơn
Giao thông
Đường bộ Lâm Đồng dài 1700km đến mọi xã ấp và gia cư. Quốc lộ 20 nay nối quốc lô 1A Gia Kiệm tỉnh Đồng Nai ngang qua Bảo Lộc , rồi Di Linh đến Liên Khương , Đà Lạt. Quốc lộ 27 nối Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận, ngang qua Đơn Dương ( Dran ) ( có đường tỉnh lộ 41 lên Đà Lạt) qua Đức Trọng ( Liên Nghĩa ) đến Liên Sơn ( hồ Lak, tỉnh Đắc Lắc ) rồi theo đường 52 qua Giang Sơn đến Ban Mê Thuột ). Đường 28 nối Phan Thiết ngang qua Gia Bắc( Gia Bạc ? ) đến Di Linh rồi tiến lên Gia Nghĩa - Đắc Nông đến Đắc Song, Đắc Mil nối cùng quốc lộ 14. Đáng kể là gần đây là thiết lập dự án xa lộ cao tốc - express way Đà Lạt - Dầu Giây và Đường Tây Trường Sơn từ Đà Lạt đến tỉnh Quảng Nam. Phi trường Liên Khương cách trung tâm thị xã Đà Lạt 30km, đang được nâng cấp thành phi trường quốc tế có phi đạo dài 3250m, các máy bay cở trung bình như A320, A321 hay tương đương có thể đáp xuống. Mỗi ngày đều có chuyến bay Liên Khương - Sài Gòn, TP HCM. Đường bộ phi trường Liên Khương sẽ nâng cấp thành xa lộ cao tốc. Đường xa lộ mới số 723, nối Đà Lạt với Nha Trang, hai thành phố du lịch lớn, sẽ được rút ngắn để bớt tốn thì giờ di chuyễn. Chỉ 60 km đường sông Đồng Nai ở Lâm Đồng là tàu bè đi được vào mùa khô, phần lớn thuộc vùng Cát Tiên. Lâm Đồng có 8km đường xe lữa dành cho du khách, từ TP Đà Lạt đến Trại Mát.
Điện Lâm Đồng và khuôn khổ Thủy điện Việt Nam
Mạng lưới điện quốc gia cung cấp đầy đủ điện cho Lâm Đồng- Đà Lạt. Hệ thống điện nay bao gồm các nhà máy thủy điện Đa Nhim ( 160 000 Kw ), Suối Vàng ( 3000 Kw), Hàm Thuận - Đa Mi ( 475 000 Kw), Đại Ninh, giữa khúc đọan Đức Trọng - Di Linh đường 20 ( 300 000 Kw ). Các nhà máy thủy điện lớn khác là Đồng Nai 3 (môt tua bin 180 000 Kw ) khởi công năm 2004 và hòan tất tháng 10 năm 2010 và Đồng Nai 4 ( hai tua bin 340 000 Kw ) đang xây dựng, chưa hòan tất, dù tháng giêng 2011 đã đào xong đường hầm đổ nước chạy máy dài 2350m, đường kính là 8m. Tháng 9 năm 2013 , Chánh phủ đã hoãn xây cất 2 đập Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A , vì 2 đập này có cơ phá hủy 327 ha rừng, 128 ha này ở Công Viên Quốc Gia Cát Tiên phía Đông Bắc TP HCM. Nhắc lại là Công viên Cát Tiên là nơi có khỏang 1700 lòai cây hiếm quý nước nhà và hơn 700 lòai động vật và chim chóc cư ngụ, nhiều lọai bị nguy cơ tuyệt tích. Lâm Đồng hiện đã có 73 hồ nước nhân tạo và 92 đập thủy điện lớn, nhỏ .
Cuối năm 2009, 33% công xuất điện Việt Nam là thủy điện, 17 % là khí dầu - gas, 12 % là than đá, 6 % là dầu lữa. Năm 2010, Việt Nam sản xuất 119.1 tỉ Kwgiờ - Kwh. Nhắc lại là cuối năm 2012, Việt Nam có 220 nhà máy thủy điện đang họat động, tổng công xuất là 13. 694 triệu Kw và 211 nhà máy thủy điện đang xây cất, công xuất tổng cọng là 6. 713 triệu Kw . Nhưng tháng 5 năm 2013, Việt Nam đã hủy bỏ 338 nhà máy thủy điện, tổng công xuất là 1 099 triệu Kw, vì các nhà máy này không hội đủ các tiêu chuẩn môi trường. Đến tháng 8 năm 2013 lai hủy bỏ hay ngưng thêm 67 dự án thủy điện khác nữa. Sông Đồng Nai là sông lớn nhất tỉnh gồm ba nhánh chánh là sông Đa Dung ( Đa Đang, Đá Dự ng ? ), sông La Ngà và sông Đa Nhim. Sông Đồng Nai có tiềm năng 15 % tổng thủy điện nước nhà, ước lượng là 270 tỉ kwgiờ ( kwh ), sau Sông Hồng 50 %( sông Đà , sông Lô , sông Gấm )… sông Se San , Srepok , sông Ba ở Tây Nguyên ( đã đề cập khi lạm bàn tỉnh Gia Lai )30% tổng lượng … Đập thủy điện Sơn La trên sông Đà -Black River , huyện Mường La tỉnh Sơn La là đập lớn nhất nước. Và cũng có nhà máy thủy điện lớn nhất ĐôngNam Á. Đập cao 138m ( 453 bộ Anh ) và rộng 90m, dài 1000m ( 32300 bộ ).Dự án do Nga làm giúp ; nhà máy có 4 tua bin, mỗi tua bin công xuất 400 000 Kw ; như vậy tổng công xuất Sơn La là 2 400 000 Kw , phát xuất 10. 246 tỉ kw/ giờ. Dự án đề nghị vào thập niên 1970. Năm 2000, Quốc Hội Việt Nam ngưng thiết lập đập, vì thiếu thông tin tái định cư dân phải rời bỏ vùng hồ ngập thiếu chi phí bồi thường, mức khả thi dự án và xét làm đập thấp hơn. Dự án mới được Quốc Hội chấp thuận tháng12 năm 1 2002 . Tổng phí là 2 tỉ đôla Mỹ, USD, thuộc Công ty Điện Lực Việt Nam. Bắt đầu xây đập tháng 12 năm 2005 , và họat động ngày 7 tháng giêng năm 2011; thiết kế xong tua bin thứ tư ngày 22 tháng chạp năm 2011, tua bin thứ năm ngày 30 tháng tư năm 2012 và tua bin thứ sáu ngày26 tháng chín năm 2012. Dự án Sơn La hòan tất ngày 20 tháng 12 năm 2012. Sơn La ít tham vọng hơn là đập thủy điện Tam Điệp - Three Gorges Dam Trung Quốc, nay là đập thủy điện lớn nhất thế giới ( theo Asia Times , ngày 11 tháng 11 năm 2006). Ngòai thủy điện, còn có nhà máy điện chạy diesel công xuất 4000 Kw ở các thị trấn Bảo Lộc, Di Linh và Cần Răng ( ? ) và tỉnh cũng dự trù làm điện gió- wind power nữa. Nay mạng lưới điện đã đưa điện tới hầu như khắp mọi thôn ấp tỉnh ( 96 % gia thất nông thôn năm 2010 đã có điện? ).
Nước
Hệ thống cung cấp nước sạch cũng cải thiện nhiều. Nhà máy nước Đà Lạt dung tích là 35 000 m3/ngày. Nhà máy thị trấn Bảo Lộc cung cấp 10 000 m3/ngày. Nhà máy huyện Đức Trọng 2500m3/ngày. Nhà máy huyện Di Linh 35003/ngày. Nhà máy Lâm Hà 6000m3/ngày. 7 nhà máy nước đang xây cất ở các huyện Đơn Dương, Lâm Hà, Dam Rong, Đa Huoai. Năm 2010, 75 % thôn ấp Lâm Đồng đã có nước sạch. Ngòai hệ thống nước sạch, tỉnh còn đang xây cất một hệ thống tòan diện chửa trị nước phế thải.
Bưu điện , viễn thông
Nay Lâm Đồng, Đà Lạt có một hệ thống bưu điện và viễn thông cận đại, thỏa mãn nhu cầu phát triễn kinh tế xã hội tỉnh nhà , kể luôn cả các nhà đầu tư.100% xã ấp đã có nối kết điện thọai. Tỉnh và thị xã hiện có 2 1007 000 máy điện thọai, cả đường dây lẫn điện thọai di động, trung bình 170 máy điện thọai cho 100 cư dân. Ti vi đã đến với tất cả mọi người trong tỉnh. Số người thuê mua internet là 51 000.
Khuynh hướng phát triễn kinh tế xã hội Lâm Đồng các năm 2011- 2015
Hướng phát triễn này nhắm vào sinh cường phẩm giá phát triễn kinh tế xã hội, cố tạo một đổi thay mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, áp dụng các tiên tiến khoa học kỷ thuật trong sản xuất và xử lý - quản trị, đề xướng phẩm gíá giáo dục và huấn nghệ, huy động các tài nguyên nhân sự, y tế, văn hóa và thể thao.
Năm 2006, nông lâm chiếm đến 57.8 %GDP tỉnh, công nghệ xây cất 23.4 % và dịch vụ chỉ là 18.8 %. Năm 2010, nông lâm trụt xuống chỉ còn 48.5 % GDP, công nghệ xây cất cũng trụt xuống 19. 9 %, nhưng dịch vụ đã đạt 31. 6 %. Tăng trưởng hàng năm GDP tỉnh nhà các năm 2011 - 2015 là 15- 16 %, trong đó nông lâm tăng 7.8 - 8.3 %, xây cất- công nghệ tăng 22.5- 24.1 % và dịch vụ tăng 19-20%. GDP năm 2011 tăng 15 - 16 %, nông lâm tăng 8.5 - 9.5% , công nghệ- xây cất 24-25 % và dịch vụ 19-20%. Năm 2013, GDP tăng 15.6 - 16.7 % ; nông lâm 8- 8.5 % ; công nghệ - xây cất 24- 25 % và dịch vụ 20-21 %. Năm 2014, dự liệu GDP tăng 14. 4- 15.2 %; nông lâm 7.5 % ; công nghệ - xây cất 20.5- 22 % và dịch vụ 18- 19 % . Dự trù GDP mỗi đầu người năm 2015 sẽ là 44.5 -46.2 triệu ĐVN hay 2 200 - 2300 $ USD , nghĩa là gấp đôi GDP mỗi đầu người năm 2010 . Thành phần cơ cấu kinh tế năm 2015 là nông lâm 36.8 -37 %, công nghệ -xây cất 26.8- 28% và dịch vụ 32.5- 35.8 %. Xuất khẩu tỉnh tăng 26. 3 % / năm. Hy vọng năm 2015, lợi tức xuất khẩu sẽ là 800 triệu USD.
Phát triễn du lịch Lâm Đồng
Tháng 3 năm 2013 , chánh phủ chấp thuận dự án phát triễn du lịch Tây Nguyên đến năm 2020, với cái nhìn xa đến năm 2030. Các mục tiêu nhắm vào năm 2030, biến du lịch Tây Nguyên thành một ngành công nghệ quan trọng, tạo các khích lệ tăng cường các lảnh vực phát triễn các kinh tế khác, tích cực góp phần tăng trưởng kinh tế cho tòan thể Tây Nguyên góp phần hửu hiệu chống đói giảm nghèo và phát triễn nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì sức mạnh quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội và an tòan. Đặc biệt ngành du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt được xác nhận đóng vai trò then chốt, dẫn tới chiến lược phát triễn du lịch địa phương. Du lịch địa phương đây là hướng về cũng cố Tây Nguyên với các miền khác đất nước và các nối kết quốc tế phát triễn du lịch, tối đa tiềm năng và sức mạnh mỗi miền địa phương và tòan vùng. Phát triễn đồng bộ du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng núi; trong đó tụ điểm trên du lịch văn hóa cùng các hạt nhân của giá trị văn hóa các tộc dân thiểu số Tây Nguyên, làm nền móng cho phát triễn các thể dạng du lịch, phát triễn du lịch song song với bảo tồn và đề cao gía trị văn hóa Tây Nguyên của các tộc dân thiểu số. Cùng lúc, khai thác phát triễn sản phẩm du lịch xanh, hầu tăng cường mức cạnh tranh và tụ điểm vào các phát triễn du lịch căn bản cộng đồng, tạo cơ hội có công ăn việc làm ,giảm nghèo, hủy bỏ đói khổ trong khuôn khổ một nước Việt Nam tân tiến, cận đại .
Trên không gian du lịch, TP( nhưng do tỉnh quản trị) Đà Lạt , tỉnh Lâm Đồng đã được định nghĩa là một nơi trọng điểm nhờ các lực lượng đặc thù của hồ Tuyền Lâm và hồ Đankia - Suối Vàng, chứa đựng những đặc điểm chủ trì đúng quan điểm tài nguyên thiên nhiên, khai thác chánh thưởng ngọan, du lịch sinh thái, nghỉ ngơi và tiêu khiển, giải trí . Riêng Đà Lạt các sản phẩm du lịch chánh là nghỉ dưỡng núi - hồ, du lịch sinh thái nông nghiệp cao kỷ, du lịch giải trí, đánh gôn, thể thao phiêu lưu mạo hiểm, du lịch cuối tuần, tuần trăng mật, và lễ hội 4 Khóai- MICE ( thích hội họp meeting, thích khích lệ - incentive, thích đàm phán - conference , thích Triễn lãm - exhibition ). TP Đà Lạ , theo dự án, đã được định nghĩa là một thị trấn nghỉ dưỡng - resort city cho nhiều đường du khách lui tới như Gia Nghĩa - Buôn Ma Thuột - Pleiku- Kontum; Sài Gòn, TP HCM và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long; TP HCM - Vũng Tàu - Long Hải ; Di Linh - Phan Thiết - Long Hải - Vũng Tàu; Phan Rang - Nha Trang và các tỉnh duyên hải miền Trung : Hà Nội và các tỉnh miền Bắc ; Buôn Ma Thuột - Kontum, - Lào …Chứa 8 điểm nóng tiềm năng theo dự án, 2 ở tỉnh Lâm Đồng là Đăn Kia - Suối Vàng và Tuyền Lâm.
Các vùng và cụm công nghệ
Lâm Đồng hiện có 3 vùng công nghệ - IZ, Industrial zones và 14 cụm công nghệ - IC, industrial clusters được chấp thuận xây cất hạ tầng cơ sở, tổng số tư bản đầu tư lên tới 958 tỉ ĐVN, trên diện tích 663 ha. Năm 2010, đã có 15 dự án mới đăng ký, giúp cho các IZ có tổng cọng là 53 dự án, tổng cọng tư bản đầu tư đăng ký là 4.2 ngàn tỉ ĐVN + 43 tỉ $ USD và các IC có 30 dự án tổng số tư bản đầu tư đăng ký là 1.1 ngàn tỉ ĐVN. 3 vùng Công nghệ IZ là IZ Lộc Sơn, IZ Tân Phú và IZ Phú Hội. Các cụm công nghệ là IC Gia Hiệp ở xã Gia Hiệp ,huyện Di Linh; IC Tân Châu ở xã Tân Châu huyện Di Linh; IC Đa Oai, huyện Đa Huoai; IC Hà Lâm ở thị trấn Đateh, huyện Đa Teh ; IC ĐaTeh cũng ở thị trấn Đa Teh; IC Ka Do ở xã Ka Do, huyện Đơn Dương; IC Lộc Phát ở thị trấn Bảo Lộc ; IC Lộc Tiên cũng ở thị trấn Bảo Lộc ; IC Định Vân ở xã Đa Đôn, thị trấn Định Vân ; IC Đức Phổ ở xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên; IC Lộc Thắng ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm; IC Lộc An ở xã Lộc An, huyện Bảo Lâm; IC Phát Chi ở xã Xuân Trường thị xã Đà Lạt; IC Da R’ Sal ở xã Đa R’ Sal, huyện Đam Rong. Gia Hiệp là IC rộng lớn nhất Lâm Đồng, diện tích 644 ha và cuối năm 2013 đã có 6 dự án đầu tư họat động. Nhỏ nhất là IC Phát Chi chỉ rộng 26 ha, và đến cuối năm 2013 IC Lộc An vẫn chưa có dự án đầu tư nào cả.
Một nền nông nghiệp áp dụng nhiều cao kỷ khoa học cập nhật
Rừng và lâm nghiệp
Lâm Đồng có 587 000 ha rừng, chiếm 60.4 % đất đai tỉnh. Nhờ nhiều mưa, khí hậu ẩm thấp, đất đai thích hợp nhiều lòai cây cối, cho nên thực vật như nhiều lọai tre, mây … tái sinh mau lẹ sau khi khai thác. Thực vật trong rừng mang theo nhiều đặc điểm điển hình cây cỏ Viêt Nam, rất đa dạng chứa trên 400 lọai gỗ khác biệt nhau; vài lọai là gỗ qúi- hiếm như Kiền Kiền Fokenia hodginsii, nhiều lòai trắc Dalbergia sp. , thông Pinus merkusii và nhiều lâm sản khác. Rừng Lâm Đồng cũng là nơi lý tưởng và đầy hứa hẹn cho ngành công nghệ chế biến gỗ, đem lại thêm nhiều giá trị xuất khẩu mỗi năm cũng nhu nhiều lòai sản phẩm khác : các rừng huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đa Huoai, Đa The là nguyên liệu tốt chế biến bột giấy và giấy và chánh quyền đang cổ động ngọai quốc đầu tư liên doanh hay 100% ngọai quốc đầu tư làm một nhà máy giấy và bột giấy dung lượng 50 - 100 000 tấn /năm. Tính cách đa dạng sinh học của rừng Lâm Đồng đóng một vai trò làm cảnh quan đẹp đẻ cho du khách, rừng thông Đà Lạt chẳng hạn hay các sông -suối- thác- hồ - bờ đê… rừng Lâm Đồng , cũng hút dẫn nhiều du khách trong và ngòai nước. Lâm Đồng có hai rừng quốc gia bảo tồn là Cát Tiên và Bi Đúp - Núi Bà, vẫn còn tìm thấy nhiều lòai động vật, thực vật bị hiểm nguy ghi vào Sổ Đỏ. Rừng Quốc gia Bi Đúp - Núi Bà rộng 57 000 ha, chỉ cách thị xã Đà Lạt 10km, còn bảo tồn những hệ thống rừng núi cao nhiệt đới và nhiều động vật thực vật quý đặc hửu, một số đã kể trên . Rừng này cũng là một trong 221 khu quốc tế bảo tồn chim trên thế giới và là một trong ba vườn chim đặc hửu của Việt Nam .
Nuôi cá tầm và cá hồi xứ mát và chăn nuôi bò sửa
Ít khi đề cập là nuôi nhiều lọai cá xứ mát như cá hồi - salmon , cá tầm- sturgeon … có thể phát triễn khắp tỉnh nhờ sông, suối , thác hồ phân phối đều các huyện, nhưng nhiều nhất hiện nay là ở Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng. Lợi tức nuôi cá xứ mát lớn, lên đến 4 tỉ đồng ĐVN/ha . Nên chú trọng hơn nữa đến các hồ thủy điện diện tích lớn như hồ Đa Nhim: 970 ha và 165 triệu m3, hồ Hàm Thuận - Đa Mi: 2500 ha và 695 triệu m3, hồ Đại Ninh: 2000 ha và 320 triệu m3 v.v… Nên mở rộng thêm ngành chăn nuôi bò và tuyển chọn thêm các lọai cỏ nuôi bò thích hợp ôn đới - nhiệt đới, núi non cao thấp đã hiện diện từ các thập niên 1940- 50( ? )
Trồng trọt
Trước tiên nên nói qua về ngành rau - vegetables và hoa - flowers. Vùng rau ( rau cải , rau đậu ) tập trung ở Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương và Lâm Hà . Tổng diện tích năm 2013 là 51 729 ha, sản lượng đạt 1 952 390 tấn, xuất khẩu lên đến 8 910 tấn, trị giá là 21,8 triệu USD. Rau cải Đà Lạt đã sản xuất theo lối an toàn. Tuy nhiên Đà Lạt mở cửa đón mời các nhà ngọai quốc đầu tư mạnh mẽ thêm vào khía cạnh sản xuất giống mới, kỷ thuật sản xuất cận đại, hậu thu họach và biến chế tiên tiến hơn, hửu hiệu hơn. Nhiều nhãn hiệu Rau Đà Lạt đã được công nhận, nhưng các nhà vườn trồng rau vẫn tiếp tục xây đắp tiêu chuẩn GAP cho các nhản Rau Đà Lạt , để thỏa mãn đòi hỏi thị trường xuất khẩu. Rau Lâm Đồng tiêu thụ khắp hầu hết các đô thị lớn nước nhà và xuất khẩu sang Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Singapore , Mã Lai Á , Căm Bốt. Hai sản phẩm liệt vào nhóm rau đậu là cà chua - tomatoes và dâu tây - strawberries. Cà chua trồng nhiều ở Đơn Dương và Đức Trọng năng xuất cao hơn 200 tấn một ha, hửu hiệu kinh tế 30 - 35 % lớn hơn trồng cà chua ở các tỉnh khác, Ngành trồng dâu tây chỉ mới khởi sự thập niên 1960 ở Đà Lạt, nay đã có vài công tư lập vườn cao năng, cao kỷ, báo chí Ca Li vừa nhắc tới tháng 6 / 2014 . Trồng hoa tập trung nhiều nhất ở Đà Lạt, Đơn Dương và Đức Trọng. Hoa Lâm Đồng đa dạng và cao phẩm tỉ như hoa lan, hoa cẩm chướng- carnations , huệ - lily , lay dơn - gladioluses , v.v…. Các giống hoa thay đổi mau chóng và nhiều lòai hoa mới ghi vào danh sách . Diện tích hoa Lâm Đồng năm 2013 là 7100 ha, sản lượng hoa cắt cành -cut flowers là 1945 triệu cành, xuất khẩu 200 triệu, trị giá 26 triệu USD. Hoa Lâm Đồng tiêu thụ khắp các tỉnh Việt Nam và hoa xuất khẩu Lâm Đồng chiếm 80 % tổng số hoa Việt Nam xuất khẩu, đã có mặt tại Nhật, Singapore, Đài Loan, Úc, Thái Lan, Bỉ, Hòa Lan, Hiệp Hội Âu Châu, Hoa Kỳ, Trung Quốc v.v….Các công ty “ Rừng Hoa Đà Lạt” thành danh là Đà Lạt Hasfarm, Rừng Hoa Company, Mai Nguyễn Company , Lang Bian Farm … còn cần thêm cố gắng khảo cứu , đầu tư v. v .. mới đạt được những mức xuất cảng qua Âu Mỹ sánh ngang hoa Lan Thái Lan, hoa Hồng Colombia, tu líp Hòa Lan.
Trà ( Chè ) là cây công nghệ lớn nhất tỉnh, chiếm gần 26000 ha năng xuất búp lá tươi là 10 - 28 tấn/ha, sản lượng hàng năm 200 000 tấn, 27 % tổng lượng trà tươi nước nhà. Lâm Đồng cũng là tỉnh sản xuất nhiều trà nhất nước. Vào thập niên 1950 chỉ mới có vài trăm ha trà, nhưng năm 2012 Lâm Đồng đã có 22 934 ha, trong đó 1000 ha là các giống trà chế biến thành trà cao phẩm kiểu trà Ô Long , Kim Xuyên, Tứ Quý v.v… “Trà Việt” Lâm Đồng - trước đây gọi là Trà Bảo Lộc nay là Trà Cầu Đất Đà Lạt, Minh Rồng, Golden Dragon, Di Linh. Năm 2012 , Trà Lâm Đồng xuất khẩu là 12 059 tấn đủ lọai, trị giá 23 triệu đô la USD. Còn mạnh mẽ hơn ngành trà là cà phê Lâm Đồng-Di Linh, diện tích năm 2012 là 153 432 ha , trong tổng diện tích tỉnh trồng cây công nghệ lâu năm là 176 000 ha , năng xuất có thể trên 3. 5 tấn/ ha hột đậu thương mãi - commercial coffee beans . Năm 2012, Lâm Đồng xuất khẩu 57 673 tấn cà phê , trị gíá 192 triệu đô la, chiếm đến 80% lợi tức tổng xuất khẩu tỉnh. Tỉnh đang tìm đầu tư thiết lập một nhà máy chế biến cà phê tan liền - instant coffee, dung lượng là 5 000 tấn, tư bản cần có là 6 triệu đô la Mỹ. Một cây lâu năm khác khởi sự cũng từ cuối thập niên 1950 ở Bảo Lộc là trồng dâu nuôi tằm , mở rộng thêm nhiều với dân di cư miền Bắc sau các năm 1955- 56. Hổ trợ cho ngành trồng dâu tằm là các dự án đầu tư quay tơ sợi tơ tằm Spulsilk thread spinning factory dung tích 150 tấn Spulsilk thread/ năm của hảng VietNam Mulberry and Silk Corporation ; Xưởng dệt tơ tằm silk knitting factory ở thị trấn Bảo Lộc ,dung lượng 1500 000m /năm ; Xưởng tẩy trắng - chuội lụa , nhuộm và in màu ở thị trấn Bảo Lộc, cũng của Công ty ViêtNam Myulberry and Silk Corporation, chuội 2 triệu m tơ /năm, nhuộm 1 5 triệu m /năm, in 1.5 triệu m/năm, tổng phí đầu tư là 8 triệu đô la Mỹ .
Có lẽ cũng không nên quên ngành ở quanh Đà Lạt làm thuốc chửa đau gan, đau thận ( ? ) nay diện tích đã trên 15 000 ha, trông hột điều ( đạ lộn hột ), trồng cây kí ninh trị sốt rét, trồng cây ăn trái xứ mát như mận tây - plum , hồng trái ka ki, nuôi trồng các lòai nấm ăn, bắp cao năng , khoai mì cao năng, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy biến chế thực phẩm gia súc,gia cầm ….
Ngòai các Trung tâm khảo cứu Nông Lâm ,Trung tâm khảo cúu Rau Hoa của bộ Nông Nghiệp, góp phần không nhỏ cho phát triễn nông nghiệp Lâm Đồng là Cục Khảo cứu Nguyên tử Lực và nay mai Trung tâm Khảo cứu Sinh học đang xây dựng. Các trung tâm khảo cứu này đã giúp nông lâm ngư Lâm Đồng trở thành tỉnh tiền phong áp dụng khoa học tiên tiến, trội nhất là trên phương diện hột giống, cây giống mới. Sở Khoa học và Kỷ thuật Lâm Đồng cho biết hiện nay các giống mới - new varieties chiếm 80 % rau hoa trồng trong tỉnh, 90 % giống lúa và bắp, 47 % cho trà - chè, 30 % cho dâu nuôi tằm và 12 % cho cà phê. Các kỷ thuật mới trồng trọt gồm các sản phẩm vi sinh - sinh học bảo vệ mùa màng , sử dụng đèn LED ( diod phát quang ), nhà kiếng và nhà bao lưới - nethouse, tưới nhỏ giọt để bớt tốn nước, dùng plastic trải đầy vườn có xoi lỗ thủng nhỏ cho cây mọc , bớt tốn công làm cỏ các hàng rau hoa trồng không che đất trồng thời xưa cũ , bớt tốn nước tưới tiêu nhờ giữ ẩm độ đất , không bốc hơi nước ... Lâm Đồng đã có 58 cơ sở sử dụng cấy mô - tissue culture ,cung cấp hàng năm cả mấy chục triêu hột giống- cây giống mới, kể cả những thành công tạo giống mới đột biến - mutants của Cục Nguyên Tử Lực Đà Lạt. Giúp cho Nông Nghiệp Lâm Đồng trong 8 tháng đầu năm 2013 , đạt tổng giá trị là 3.766 ngàn tỉ- trillion Đồng ĐVN, hay 90 triệu Đồng ĐVN một ha mỗi năm , nghĩa là 2-3 lần trung bình cả nước .
( Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 6 năm 2014 )
|