THNLS CẦN THƠ- QUYỂN 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22/6/2014
TS. Thái Thành Lượm – NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG CÂY CÓ CƠ CHẾ TẠO TRẦM TỰ NHIÊN CÂY TRẦM HƯƠNG (DÓ BẦU) AQUILARIA CRASSNA PIERRE 20 NĂM TUỔI TRÊN VÙNG ĐẢO PHÚ QUỐC VIỆT NAM
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Dó bầu còn có tên là cây Trầm hương, tên khoa học là Aquilaria crassna Pierre thuộc họ Trầm hương (Thymeleaae), bộ Trầm hương (Thymeleales), phân bố trong rừng tự nhiên ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, nhiều nhất là Gia Lai, Kon Tum, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ở Phú Quốc, Hòn Chông – Kiên Giang và vùng đồi núi An Giang. Do đặc tính quí hiếm của loài cây là tìm trầm trong thân cây, một vùng gỗ bị tụ nhựa và có tỉ trọng nặng hơn tỉ trọng nước nên chìm trong nước gọi là trầm kỳ, từ đặc tính qúi hiếm nên người ta đã săn lùng hầu hết các vùng rừng tự nhiên để tìm trầm và kết qủa tất cả các cây đều bị chặt nhỏ dẫn đến có nguy cơ tuyệt chủng. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì đây là loài cây có gía trị kinh tế rất cao và việc tìm trầm trong cây tự nhiên khó khăn vì tỉ lệ cây có trầm là rất nhỏ. Giá trị của trầm hương tùy theo chất lượng mà 1kg biến động từ vài trăm USD đến vài ngàn USD và ngày càng hiếm trên thị trường vì trong rừng tự nhiên đã bị săn lùng và khai thác đến cạn kiệt. Chính lý do đó việc tìm hiểu cơ chế tạo trầm từ thân cây trong tự nhiên là cơ sở quan trọng để đề xuất biện pháp tạo trầm bằng phương pháp tác động tự nhiên là rất cần thiết, qua phát hiện nguồn gen trong tự nhiên có cơ chế tạo được trầm hương chúng ta sẽ thực hiện phương pháp tác động cơ học tự nhiên mà không cần phải dùng đến hóa chất hoặc các biện pháp làm bệnh thân cây sẽ làm ra được trầm hương có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nghiên cứu nầy được thực hiện trên rừng giống 20 năm tuổi tại Phú Quốc – Kiên Giang, từ cơ sở đó có những giải pháp sử dụng nguồn tài nguyên bền vững trên cơ sở bảo tồn thiên nhiên rừng nhiệt đới trên vùng đảo phía Tây Nam tổ quốc. Theo GSTS Đỗ Tầt Lợi (1977) trong tinh dầu trầm các thành phần chủ yếu là benzylaceton C6H5CH2COCH3 26%, metozylaceton 53% và tecpen alcol 11%. Ngoài ra còn axit xinamic và các dẫn xuất của nó là các hydrocarbon thơm rất có gía trị. Điểm mới của đề tài nầy là :
- Điều tra 332 cây mẹ 20 năm tuổi có mặt trong rừng giống, qua tính tóan sinh trưởng chọn ra 94 cây mẹ có năng suất cao nhất về chiều cao, đường kính thân cây, hình dạng thân cây, thể tích thân cây cao nhất.
- Tác động vào thân cây bằng phương pháp cơ giới với số lần lập lại giống nhau, tiết diện và thể tích của khối bị tác động nhỏ nhất, nếu khối tác động bị tụ nhựa hình thành trầm với thể tích cao nhất thì được chọn lọc thành dòng cây mẹ có nguồn gen qúi gía nhất để triển khai nhân giống đại trà phục vụ xây dựng “vùng mỏ trầm hương” trên mặt đất.
- Không áp dụng phương pháp hóa học, không dùng phương pháp cấy vi khuẩn và vi rus để tạo bệnh hại cây tạo sự phản kháng tạo nhựa trong cây phương pháp nầy đã qua chỉ tạo sự hình thành vết tụ bao bọc thân cây thể tích không đáng kể nhưng là phương pháp cực đoan gây hại cho môi trường không thể lường trước được hậu qủa.
- Xây dựng vùng nguyên liệu trầm hương với thể tích tụ trầm cao nhất trong thân cây theo mong muốn của con người, trong đó đảm bảo 100% cây đều có khả năng tạo trầm và dự đóan được năng suất trầm trong xây dựng rừng.
- Để tạo khả năng đa dạng sinh học cao tác gỉa sẽ chọn ra 20 dòng có năng suất thể tích tạo trầm cao nhất phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu giống trong tương lai.
Việc tìm ra nguồn gen có cơ chế tạo trầm tự nhiên trên các dòng có năng suất tạo trầm cao nhất là tiền đề để xây dựng kế họach khai thác bền vững trữ lượng tài nguyên rừng có hiệu qủa kinh tế cho nhu cầu xã hội và phát triển kinh tế đất nước.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chọn giống ưu thế sinh trưởng và tác động hình thành trầm tự nhiên bằng biện pháp cơ học thông qua trắc nghiệm đặc tính sinh học nguồn gen cây giống.
Phương pháp nghiên cứu chia thành các bước sau :
- Bước 1: Lập lý lịch cây mẹ ở rừng giống bằng cách điều tra thu thập số liệu các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao và tính thể tích thân cây của tòan bộ rừng giống có 332 cây, sau đó chon những cây ưu trội nhất về sinh trưởng chiều cao, đường kính D1,3, độ thẳng cây. Tổng số cây chọn ưu trội nhất về sinh trưởng là 94 cây.
- Bước 2: Tiến hành tác động kích thích tụ trầm cơ giới bằng biện pháp cơ giới tác động giống nhau 6 lần đồng nhất, bằng cách khoan trên thân cây ở vị trí giống nhau , mỗi cây chọn được khoan 6 lỗ cách đều nhau 10cm, kích thước lổ khoan bằng nhau là 10mm, chiều sau lổ khoan trong thân cây sâu giống nhau để dễ tính thể tích khồi trầm được tác động trong thân cây.
- Bước 3: Sau 6 tháng tiến hành điều tra phạm vi tụ nhựa trầm theo mặt cắt dọc thân cây , đo đạc kích thước bị kích thích nhựa trầm theo mặt cắt, đo chiều ngang R(mm) và chiều dài D(mm), sau đó tính diện tích bị kich thích lan rộng trong mặt cắt, nhân với chiều sâu 10cm để tính thể tích khối trầm bị kích thích.
- Bước 4: Dùng chương trình excel 5.0 để phân tích Anova và tính tóan sự khác biệt giữa các dòng cây mẹ khác nhau, có phạm vi tụ nhựa khác nhau trong thân cây.
- Bước 5: So sánh và tìm ra những dòng cây mẹ có nguồn gen ưu trội có cơ chế tạo trầm trong thân cây có thể tích bị lan rộng lớn theo 3 chiều trong thân cây, thể hiện tính chất tụ nhựa nhiều nhất dễ bị kích thích ra trầm trong thân cây. Sau đó chọn giống có năng suất trầm cao nhất và đề xuất công nhận giống có nguồn gen đặc biệt qúi hiếm để có kế họach khai thác tiềm năng lợi thế nguồn tài nguyên trầm hương cho đất nước.
- Ký hiệu tên goi cho các dòng cây mẹ nghiên cứu gồm 4 ký tự cho một dòng là: A (Aquilaria tên đầu của lòai), L (viết tắt tên tác gỉa), PQ ( viết tắt tên địa phương xuất xứ Phú Quốc)
- Mả số dòng số thứ tự của các dòng được điều tra lập lý lịch trong rừng giống được đánh số từ 0001 đến 0332
Tên một dòng cây mẹ xác định như sau: ALPQ 0059 ( tên dòng cây mẹ có số thứ tự 59)
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu 1: Kết quả nghiên cứu tụ nhựa trầm tính theo chiều bình quân chiều ngang R(mm) của lổ khoan trên dòng cây mẹ trong 6 lần lập lại
(đơn vị: milimet)
Số hiệu cây
|
R(mm)
|
Số hiệu cây
|
R(mm)
|
Số hiệu cây
|
R(mm)
|
Số hiệu cây
|
R(mm)
|
020
|
20,33
|
325
|
12,33
|
305
|
12,00
|
037
|
11,83
|
032
|
17,17
|
270
|
12,33
|
261
|
12,00
|
318
|
11,67
|
019
|
16,17
|
140
|
12,33
|
223
|
12,00
|
243
|
11,67
|
014
|
15,67
|
139
|
12,33
|
222
|
12,00
|
227
|
11,67
|
012
|
15,17
|
085
|
12,33
|
208
|
12,00
|
224
|
11,67
|
017
|
14,50
|
026
|
12,33
|
197
|
12,00
|
182
|
11,67
|
013
|
14,50
|
005
|
12,33
|
119
|
12,00
|
159
|
11,67
|
011
|
14,50
|
320
|
12,17
|
100
|
12,00
|
155
|
11,67
|
312
|
13,83
|
304
|
12,17
|
050
|
12,00
|
132
|
11,67
|
272
|
13,83
|
276
|
12,17
|
330
|
11,83
|
113
|
11,67
|
051
|
13,83
|
135
|
12,17
|
322
|
11,83
|
112
|
11,67
|
317
|
13,33
|
114
|
12,17
|
307
|
11,83
|
111
|
11,67
|
308
|
13,33
|
110
|
12,17
|
269
|
11,83
|
103
|
11,67
|
263
|
13,33
|
088
|
12,17
|
268
|
11,83
|
064
|
11,67
|
015
|
13,33
|
081
|
12,17
|
253
|
11,83
|
177
|
11,67
|
237
|
13,33
|
078
|
12,17
|
211
|
11,83
|
228
|
11,50
|
311
|
13,00
|
025
|
12,17
|
209
|
11,83
|
152
|
11,50
|
027
|
13,00
|
007
|
12,17
|
178
|
11,83
|
316
|
11,33
|
087
|
12,83
|
066
|
12,17
|
161
|
11,83
|
141
|
11,33
|
004
|
12,83
|
309
|
12,17
|
137
|
11,83
|
101
|
11,33
|
078
|
12,83
|
327
|
12,00
|
098
|
11,83
|
256
|
11,00
|
326
|
12,67
|
322
|
12,00
|
059
|
11,83
|
058
|
10,50
|
086
|
12,67
|
319
|
12,00
|
175
|
11,83
|
|
|
324
|
12,50
|
306
|
12,00
|
323
|
11,83
|
|
|
Kết quả phân tích: Pvalue>0,001
Ftính: 7,9652>Fbáng: 1,2983
Nhận xét kết qủa bảng 1: Khi khoan 6 lổ trên thân cây ở vị trí cách đều nhau trên thân cây 10cm trên 93 cây sinh trưởng ưu trội trong 332 cây mẹ ở rừng giống tại Vườn Quốc Gia Phú Quốc (VQGPQ) thì thấy có 5 dòng cây mẹ có phản ứng tụ nhựa trầm cao với lổ khoan tác động cơ giới kích thước 10cm, trong đó, có 5 dòng tụ nhựa kích thước theo chiều ngang từ 15mm đến 20mm nghĩa là từ 1,5 đến 2 lần kích thước của lổ khoan, có 12 dòng tụ nhựa từ 13mm đến 14mm, có 36 dòng có kích thước phản ứng từ 12mm đến 13mm, có 33 dòng phản ứng từ 11mm đến 12mm và chỉ có 1 dòng có phản ứng tụ nhựa rất nhỏ chỉ có 10mm đến 11mm nghĩa là không có hoặc có tụ nhựa nhưng phân bố theo chiều ngang thì không đáng kể, kết qủa trên cho thấy trong quần thể là rất ít cá thể có phản ứng tích tụ nhựa theo chiều ngang vì phần lớn mạch gỗ chạy theo chiều dọc, chỉ có 1 dòng có tụ nhựa chiều ngang gấp đôi so với lổ khoan là 10mm bằng 1/94 chiếm 1,06% số dòng cây mẹ và có 4 dòng cây mẹ có tụ nhựa từ 15mm đến 17mm bằng 1,5 đến 1,7 lần lỗ khoan 4/94 dòng chiếm 4,25% số cá thể cho thấy việc tích tụ nhựa theo chiều ngang trong mạch gỗ là rất hạn chế. Đa số sự tích tụ nhựa các dòng theo chiều ngang so với lổ khoan từ 1mm đến 4mm .
Biểu 2: Kết quả nghiên cứu tụ nhựa trầm tính theo chiều dọc Hd(mm) bình quân của lổ khoan trên dòng cây mẹ trong 6 lần lập lại
(đơn vị: milimet)
Số hiệu cây
|
H(mm)
|
Số hiệu cây
|
H(mm)
|
Số hiệu cây
|
H(mm)
|
Số hiệu cây
|
H(mm)
|
32
|
137,83
|
59
|
60,33
|
222
|
47,83
|
111
|
38,17
|
272
|
125,5
|
182
|
59,83
|
19
|
47,33
|
103
|
38,17
|
27
|
102,5
|
4
|
58
|
58
|
47,17
|
152
|
38
|
237
|
86
|
101
|
57,67
|
305
|
46,17
|
320
|
37
|
135
|
85
|
87
|
57,17
|
256
|
45,83
|
211
|
36,5
|
119
|
84,33
|
261
|
57
|
218
|
45,83
|
100
|
36,5
|
263
|
83
|
112
|
56,67
|
114
|
45,67
|
50
|
36,33
|
81
|
78,17
|
268
|
56,17
|
243
|
45,17
|
316
|
35,5
|
110
|
77,67
|
209
|
55,5
|
137
|
45,17
|
197
|
35,5
|
308
|
76
|
227
|
55,33
|
175
|
44,83
|
227
|
35,33
|
140
|
74,17
|
86
|
54,83
|
320
|
44
|
310
|
35,17
|
139
|
74,17
|
317
|
54,67
|
178
|
43,83
|
318
|
34,67
|
85
|
73,17
|
270
|
53,83
|
13
|
43,5
|
307
|
34,67
|
66
|
71,67
|
12
|
53,33
|
7
|
42,5
|
306
|
34,17
|
113
|
67,67
|
17
|
52,33
|
141
|
42,33
|
98
|
34,17
|
276
|
66,33
|
161
|
50,83
|
14
|
42
|
322
|
33,67
|
26
|
65,17
|
326
|
50,67
|
269
|
41,83
|
37
|
33,67
|
5
|
64,17
|
223
|
50,5
|
330
|
41,67
|
177
|
33
|
309
|
63
|
64
|
50,5
|
323
|
41,33
|
159
|
31,33
|
155
|
62,17
|
325
|
49,83
|
132
|
41,33
|
25
|
31,17
|
311
|
62
|
51
|
49,83
|
323
|
41,33
|
312
|
30
|
304
|
62
|
228
|
49,5
|
327
|
39
|
078
|
27,5
|
20
|
61,83
|
11
|
49,33
|
15
|
39
|
|
|
324
|
61,17
|
88
|
49,17
|
253
|
38,33
|
|
|
Kết qủa phân tích: Pvalue <0,001
Ftính: 4,3524> Ftính: 1,2983
Nhận xét kết qủa bảng 2: Sự tụ nhựa theo chiều dọc trong thân cây trên các dòng cây mẹ trong thí nghiệm cho kết qủa khá khả quan, chỉ có 3 dòng có tụ nhựa trầm cao nhất gấp 10 lần so với kích thước lổ khoan và nó phân bố trong phạm vi chiều dọc từ 102mm đến 137mm nghĩa là đến hơn 10cm, có 19 dòng từ 60mm đến 85mm gấp 6 lần đến 8 lần lỗ khoan nghĩa là gần 8cm, có 18 dòng cây mẹ tụ nhựa trầm theo chiều dọc từ 50mm đến 60mm, có 24 dòng cây mẹ tụ nhựa trầm theo chiều dọc từ 40mm đến 50mm, có 22 dòng tụ nhựa trầm theo chiều dọc từ 30mm đến 40mm, chỉ có 1 dòng cây mẹ có tụ nhựa trầm dưới 30mm, qua kết qủa trền cho thấy việc tụ nhựa trầm theo chiều dọc thân cây chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ cá thể dòng cây mẹ có tụ nhựa gấp 8- 10 lần so với kích thước lổ khoan 3/94 dòng cây mẹ chiếm 3,19%. Hầu hết cá cây đều có kích thước tụ nhựa trầm nhưng mức độ tụ nhựa theo chiều dọc chỉ từ 3 đến 6 lần lỗ khoan, số lượng dòng cây mẹ tụ nhựa từ 6 lần đến hơn 8 lần lỗ khoan chỉ có 19/94 cá thể chiếm 20,21 % số cá thể thí nghiệm.
Biểu 3: Kết quả nghiên cứu tụ nhựa dòng cây mẹ tính bình quân trên tiết diện dọc G mm2 thân cây trên lổ khoan dòng cây mẹ trong 6 lần lập lại
(đơn vị : milimet2)
Kết qủa phân tích: Pvalue <0,001
Ftính: 4,9931> Ftính: 1,2983
Nhận xét kết qủa bảng 3: Phản ứng của tác động cơ học đến sự hình thành trầm theo tiết diện dọc theo thân cây của các dòng cây mẹ theo kết quả nghiên cứu nhận thấy chỉ có 1/94 dòng cây mẹ, chiếm 1,06% số dòng có diện tích phản ứng 20cm2/1cm2 gấp 20 lần diện tích kích thích, có 7/94 dòng cây mẹ có tiết diện 10cm đến 17cm2/1cm2 gấp 10 đến 17 lần lỗ khoan kích thích chiếm 7,45% số dòng tụ nhựa trầm, có 36 dòng có tiết diện từ 6cm2 đến 9cm2/1cm2chiếm 38,30%, có 14 dòng cây mẹ có tiết diện từ 5cm2 đến 6cm2/1cm2 chiếm 14,89%, có 28 dòng cây mẹ có tiết diện từ 3cm2 đến 5cm2/1cm2. Như vậy những dòng ưu thế có khả năng hình thành trầm với tiết diện dọc thân cây gấp nhiều lần so với tác động tự nhiên trong thân cây tỉ lệ đạt được trong tự nhiên là rất thấp, vì vậy việc săn tìm trầm hương trong tự nhiên là rất khó khăn và gian khổ vì tỉ lệ tìm thấy rất mong manh, do vậy việc tìm ra những dòng có khả năng tụ nhựa trầm từ việc kích thích tự nhiên là rất cần thiết, việc chọn các dòng có đặc điểm tụ nhựa trầm theo cơ chế hình thành trầm tùy thuộc vào đặc điểm cá thể và yếu tố nguồn gen của dòng cây mẹ đã chi phối cơ chế tạo trầm trong thân cây, kết qủa trên đã làm sáng tỏ đặc tính di truyền và đây là cơ sở chọn giống trầm hương.
Bảng 4: Bảng phân tích khả năng tụ nhựa trầm của các dòng cây mẹ qua màu sắc ( chia thành 5 mức: mức 1 màu trắng, mức 2 màu vàng nhạt, mức 3 màu đỏ nhạt, mức 4 màu nâu nhạt, mức 5 màu nâu sậm)
Số hiệu cây
|
Màu sắc 1..5
|
Số hiệu cây
|
Màu sắc 1..5
|
Số hiệu cây
|
Màu sắc 1..5
|
Số hiệu cây
|
Màu sắc 1..5
|
59
|
5,00
|
310
|
3,00
|
88
|
2,50
|
15
|
2,00
|
32
|
4,83
|
311
|
3,00
|
98
|
2,50
|
37
|
2,00
|
14
|
3,67
|
312
|
3,00
|
114
|
2,50
|
81
|
2,00
|
27
|
3,50
|
317
|
3,00
|
137
|
2,50
|
85
|
2,00
|
237
|
3,50
|
318
|
3,00
|
152
|
2,50
|
113
|
2,00
|
26
|
3,33
|
319
|
3,00
|
224
|
2,50
|
135
|
2,00
|
86
|
3,33
|
323
|
3,00
|
253
|
2,50
|
159
|
2,00
|
175
|
3,33
|
25
|
2,83
|
261
|
2,50
|
177
|
2,00
|
272
|
3,33
|
50
|
2,83
|
263
|
2,50
|
208
|
2,00
|
20
|
3,17
|
51
|
2,83
|
316
|
2,50
|
218
|
2,00
|
305
|
3,17
|
64
|
2,83
|
320
|
2,50
|
222
|
2,00
|
324
|
3,17
|
112
|
2,83
|
12
|
2,33
|
223
|
2,00
|
7
|
3,00
|
141
|
2,83
|
58
|
2,33
|
227
|
2,00
|
66
|
3,00
|
182
|
2,83
|
103
|
2,33
|
228
|
2,00
|
87
|
3,00
|
211
|
2,83
|
132
|
2,33
|
256
|
2,00
|
100
|
3,00
|
304
|
2,83
|
155
|
2,33
|
269
|
2,00
|
110
|
3,00
|
75
|
2,67
|
209
|
2,33
|
270
|
2,00
|
111
|
3,00
|
161
|
2,67
|
325
|
2,33
|
327
|
2,00
|
139
|
3,00
|
308
|
2,67
|
326
|
2,33
|
328
|
2,00
|
140
|
3,00
|
330
|
2,67
|
101
|
2,17
|
4
|
1,83
|
243
|
3,00
|
11
|
2,50
|
178
|
2,17
|
5
|
1,83
|
276
|
3,00
|
13
|
2,50
|
197
|
2,17
|
19
|
1,83
|
306
|
3,00
|
17
|
2,50
|
268
|
2,17
|
|
|
307
|
3,00
|
78
|
2,50
|
309
|
2,17
|
|
|
Kết qủa phân tích: Ftính = 8,8571, Fbảng = 1,2876
Mức sác xuất: Pvalue <0,001
Nhận xét kết qủa bảng 4:
Qua kết qủa phân tích số liệu trên có kết qủa :
- Có 2 dòng cây mẹ có màu sắc sâm nhất thể hiện khả năng tụ nhựa trầm cao nhất đó là ALPQ 0059, ALPQ 0032 hai dòng nầy có phản ứng cơ học mạnh nhất khi chúng ta khoan thực nghiệm vào trong thân cây.
- Có 10 dòng cây mẹ có mức độ tụ trầm cao hơn mức trung bình thể hiện qua màu cao hơn mức trung bình, thực tế tụ nhựa màu đỏ sậm, khi có tác động cơ học vào thân cây thì vết thương có tụ nhựa màu đỏ thể hiện qua mặt cắt dọc khi kiểm tra.
- Các dòng có mức tụ nhựa ở mức trung bình là 19 dòng thể hiện màu sắc trên vết thương tụ nhựa màu đỏ nhạt thể hiện mức độ phản ứng của nhựua trong thân cây.
- Số còn lại là 63 dòng cây mẹ qua thực nghiệm chúng có khả năng tụ nhựa rất ít, kết qủa cùng một thời gian như nhau nhưng mức độ tụ nhựa trầm rất thấp nên không có phản ứng màu trong phần gổ nên màu rất nhạt.
Chính lý do có một tỉ lệ lớn cây khi bị tác động cơ giới chỉ để lại vết sẹo và màu sắc không sậm nên chỉ hình thành những lọai trâm hạng thấp hoặc chỉ hình thành trầm tóc khi chúng ta khai thác được trong cây tự nhiên.
Bảng 5: Phản ứng của tác động cơ học đến sự hình thành trầm của 22 cây đầu dòng được chọn lọc theo thứ tự sau:
Thứ tự
|
Mả số THPQ
|
Phản ứng ngang (mm)
|
Phản ứng dọc (mm)
|
Tiết diện dọc mm2
|
Thể tích thành trầm dm3
|
1
|
0272
|
17,17
|
137,83
|
2396,33
|
2,396
|
2
|
0032
|
13,83
|
125,50
|
1764,83
|
1,764
|
3
|
0020
|
20,33
|
61,83
|
1385,5
|
1,385
|
4
|
0027
|
13,00
|
102,50
|
1337,67
|
1,337
|
5
|
0237
|
13,33
|
86,00
|
1171,50
|
1,171
|
6
|
0263
|
13,33
|
83,00
|
1107,17
|
1,107
|
7
|
0135
|
12,17
|
85,00
|
1049,33
|
1,049
|
8
|
0308
|
13,33
|
76,00
|
1021,33
|
1,021
|
9
|
0119
|
12,00
|
84,33
|
1012,00
|
1,012
|
10
|
0081
|
12,17
|
78,17
|
961,67
|
0,961
|
11
|
0110
|
12,17
|
77,67
|
954,33
|
0,954
|
12
|
0085
|
12,33
|
73,17
|
932,33
|
0,932
|
13
|
0140
|
12,33
|
74,17
|
921,00
|
0,921
|
14
|
0139
|
12,33
|
74,17
|
914,17
|
0,914
|
15
|
0066
|
12,17
|
71,67
|
872,22
|
0,872
|
16
|
0311
|
13,00
|
62,00
|
854,17
|
0,854
|
17
|
0276
|
12,17
|
66,33
|
804,00
|
0,804
|
18
|
0026
|
12,33
|
65,17
|
800,67
|
0,800
|
19
|
0005
|
12,33
|
64,17
|
793,83
|
0,793
|
20
|
0019
|
16,17
|
47,33
|
788,33
|
0,788
|
21
|
0324
|
12,50
|
61,17
|
777,33
|
0,777
|
22
|
0017
|
14,50
|
52,33
|
763,83
|
0,763
|
Nhận xét kết qủa bảng 5:
Kết qủa tính tóan thể tích tụ nhựa hình thành trầm trong lỗ khoan có kích thước 1cm và sâu vào trong thân cây gỗ 10cm có kết qủa như sau :
- Nhóm thứ nhất: Trong 2 cây đầu dòng có thể tích hình thành trầm của dòng cây mẹ có ký hiệu trầm hương Phú Quốc (ALPQ) 0272 là 2,396dm3, dòng ALPQ 0032 có thể tích hình thành trầm là 1,76dm3.
- Nhóm thứ 2: Có 5 dòng cây mẹ tiếp theo có thể tích hình thành trầm từ 1dm3 đến 1,3dm3 là các dòng cây mẹ có ký hiệu ALPQ 0020, ALPQ 0027, ALPQ237, ALPQ 0263, ALPQ 0135.
- Nhóm thứ 3: Có 15 dòng cây mẹ còn lại cũng có ưu trội về thể tích hình thành trầm cần được tham khảo bổ sung để có sự đa dạng trong chọn giống có thể tích hình thành trầm từ 0,76 dm3 đến 0,96dm3 là dòng cây mẹ ALPQ 0308, ALPQ 0119, ALPQ 0081, ALPQ 0110, ALPQ 0085, ALPQ 0140, ALPQ 0139, ALPQ66, ALPQ 0311, ALPQ 0276, ALPQ 0026, ALPQ 0005, ALPQ 0019, ALPQ 0324, ALPQ 0017.
4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua kết qủa nghiên cứu về sự tụ nhựa trầm bằng biện pháp tác động tự nhiên cơ học để kiểm nghiệm đặc điểm về gen của từng cá thể được chọn lọc trong 93 cây ưu trội về sinh trưởng. Tác gỉa đưa ra 3 nội dung để tiếp tục nghiên cứu và đề nghị như sau:
1/ Về chọn dòng ưu trội để làm cây mẹ nhân giống gây tạo trầm theo phương pháp tác động cơ học tự nhiên sẽ chọn 9 dòng có các mã số ký hiệu ALPQ 0032, ALPQ 0272, ALPQ 0020, ALPQ 0027, ALPQ 0237, ALPQ 0263, ALPQ 0135, ALPQ 0308, ALPQ 0119. Trong 8 dòng nầy đề nghị Bộ Nông nghiệp- PTNT cho công nhận giống tiến bộ kỹ thuật để đưa ra sản xuất đáp ứng yêu cầu gây tạo sản phẩm trầm tự nhiên không cần phải dùng những sản phẩm hóa học để làm hại cây thành bệnh để tạo kích thích tụ trầm làm chậm qúa trình sinh trưởng, phương pháp của tác gỉa chỉ tạo ra sự phản ứng tự nhiên nên làm tổn hại đến thân cây ở một tỉ lệ rất nhỏ vỉ vết tác động không lớn hơn 1cm, nên sự tác động trong qúa trình tạo cơ chế tụ nhựa hình thành trầm ở mức độ rất nhỏ và tỉ lệ mang đến hiệu qủa rất cao.
2/ Về chọn giống theo hướng nhân giống cây vô tính từ các dòng cá thể có đặc điểm về gen: Tác gỉa đề nghị chọn dòng ALPQ 0272 và dòng ALPQ 0032 để làm vật liệu nuôi cấy mô và nhân giống cây vô tính , chiết, ghép để tạo ra những dòng có đặc tính di truyền giống cây đầu dòng trên sau đó trồng thành rừng sau 5 năm kích thích tụ nhựa trên thân cây để tạo trầm tự nhiên sau đó cây đến tuổi 10 thì khai thác thành sản phẩm trầm bán trên thị trường bằng cách đó sẽ tăng thêm nguồn ngọai tệ cho nước nhà.
3/ Về tiếp tục khảo nghiệm trong tương lai : Tác giả đề nghị chọn 22 dòng cây mẹ có đặc điểm gen về tụ nhựa, ưu trội về thể tích hình thành trầm là, ưu trội về sinh trưởng là các dòng ALPQ 0032, ALPQ 0272, ALPQ 0020, ALPQ 0027, ALPQ 0237, ALPQ 0263, ALPQ 0135, ALPQ 0308, ALPQ 0119, ALPQ 0081, ALPQ 0110, ALPQ 0085, ALPQ 0140, ALPQ 0139, ALPQ 0066, ALPQ 0311, ALPQ 0276, ALPQ 0026, ALPQ 0005, ALPQ 0019, ALPQ 0324, ALPQ 0017. Sau khảo nghiệm chúng ta lại dùng phương pháp trắc nghiệm khoan 6 lỗ trên thân cây để tìm ra những dòng có đặc điểm tự nhiên ưu trội về tụ nhựa hình thành trầm để chọn ra những dòng ưu trội mới bổ sung vào kho tàng dòng cây mẹ có nguồn giống trầm có gía trị kinh tế cao góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân và tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
5. KẾT LUẬN
1/ Kết qủa nghiên cứu kích thích tụ nhựa trầm theo chiều ngang trong thân cây gỗ trong 93 cây ưu trội, chỉ có 5 dòng cây mẹ có phản ứng tụ nhựa trầm 15mm đến 20mm gấp 1,5-2 lần lổ khoan 10mm, có 12 dòng cây mẹ tụ trầm theo chiều ngang từ 13mm-14mm, có 36 dòng cây mẹ có khỏan tụ trầm từ 12mm đến 13mm, có 33 dòng cây mẹ tụ nhựa theo chiều ngang từ 11mm đến 12mm, chỉ có 1 dòng không tụ trầm theo chiều ngang 10mm-11mm.
2/ Kết qủa nghiên cứu kích thích tụ trầm theo chiều dọc trong 93 cây ưu trội có 3 dòng tụ nhựa trầm từ 102mm đến 137mm gấp 10 lần so với kích thước lổ khoan, có 19 dòng cây mẹ tụ trầm từ 60mm đến 85mm gấp 6-8 lần kích thước lổ khoan, có 18 dòng cây mẹ tụ nhựa trầm từ 50mm đến 60mm, 24 dòng cây mẹ tụ nhựa trầm từ 40mm – 50mm, có 22 dòng tụ nhựa trầm theo chiều dọc từ 30mm – 40mm, chỉ có 1 dòng tụ nhựa trầm dưới 30mm, kết qủa đó cho thấy tụ nhựa theo chiều dọc gấp nhiều lần so với tụ nhựa theo chiều ngang.
3/ Kết qủa tụ nhựa trầm theo tiết diện dọc và thể tích tụ nhựa trong thân cây, có 1 dòng có tiết diện dọc tụ nhựa cao nhất là 20cm2 khi tiết diện lổ khoan là 1cm2 và thể tích lớn hơn 2dm3, có 7 dòng có tiết diện ngang từ 10cm2 – 17cm2 và thể tích 1dm3 – 1,7dm3, có 36 dòng cây mẹ tụ nhựa theo tiết diện dọc từ 6 cm2 – 9cm2 và thể tích tụ nhựa từ 0,6dm3 – 0,9dm3 có 14 dòng có tiết diện dọc từ 5cm2 - 6cm2 và thể tích từ 5dm3 – 6dm3, có 28 dòng có tiết diện dọc từ 3cm2 – 5cm2, thể tích từ 0,3dm3 – 0,5dm3. Như vậy dòng ưu thế có tụ nhựa trầm nhiều có tỉ lệ rất thấp.
4/ Phương pháp kích thích tự nhiên từ việc chọn từ 93 cây có sinh trưởng ưu trội trong 332 cây đã cho kết qủa khả quan về tụ nhựa theo chiều ngang, chiều dọc, tiết tiện dọc, thể tích tụ nhựa gấp nhiều lần do đặc điểm về gen của dòng cây mẹ, kết qủa chọn được 8 dòng có các mã số ALPQ 0272, ALPQ 0032, ALPQ 0020, ALPQ 0027, ALPQ 0237, ALPQ 0263, ALPQ 0135, ALPQ 0308, ALPQ 0119, trong 8 dòng nầy đề nghị Bộ Nông nghiệp- PTNT cho công nhận giống tiến bộ kỹ thuật để đưa ra sản xuất đáp ứng yêu cầu gây tạo sản phẩm trầm tự nhiên không cần phải dùng những sản phẩm hóa học.
5/ Qua nghiên cứu đã chọn được dòng ALPQ 0272 và dòng ALPQ 0032 để làm vật liệu nuôi cấy mô và nhân giống cây vô tính, chiết, ghép để tạo ra những dòng có đặc tính di truyền giống cây đầu dòng phục vụ cho việc phát triển nguồn gen cây có đặc tính quí hiếm để làm cây đầu dòng quốc gia, cho phép qui họach trồng một vài khu vực nhỏ để theo dỏi trữ lượng tr6àm thu được qua kích thích tự nhiên để tụ trầm hình thành khu mỏ trầm có 100% cây có trầm sau 5 năm, hình thành nguồn xuất khẩu cho đất nước.
6/ Bằng phương pháp trên chọn 22 dòng có tụ nhựa trầm ưu trội về thể tích hình thành trầm là ALPQ 0272, ALPQ 0032, ALPQ 0020, ALPQ 0027, ALPQ 0237, ALPQ 0263, ALPQ 0135, ALPQ 0308, ALPQ 0119, ALPQ 0081, ALPQ 0110, ALPQ 0085, ALPQ 0140, ALPQ 0139, ALPQ 0066, ALPQ 0311, ALPQ 0276, ALPQ 0026, ALPQ 0005, ALPQ 0019, ALPQ 0324, ALPQ 0017 phục vụ cho khảo nghiệm tiếp tục để chọn ra cây đầu dòng theo phương pháp của tác gỉa.
6. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GSTS. Đỗ Tất Lợi, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – 1981 (trang 449- 450).
2/ Thành công trong tạo tiền trầm kỳ trong cây trầm hương, thông tin khuyến nông Việt Nam, TS Thái Thành Lượm, số tháng 3-2000 (trang 33).
3/ Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, Nguyễn Năng Vinh, Nhà xuất bản nông nghiệp 1977.
4/ Cơ chế của qúa trình hình thành nhự trầm trong thân cây trầm hương, TS Thái Thành Lượm, Tạp chí nông nghiệp – PTNT số tháng 11/2001.
5/ Bảo vệ nguồn gen và khai hác kết qủa tạo trầm nhân tạo trên cây trầm hương, TS Thái Thành Lượm, Tạp chí khoa học phổ thông- Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP HCM, số 518, tháng 5/2000.
6/ Sustainable Agarwood production in Vietnamese Rainfallfores, Final report. January 1999.TRP
( Nguồn Khoahocnet)
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693423 visitors (2230886 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|