.
  Sài Gòn P2
 
21/9/2014


Phần II 

    

 

          Thời Đông Pháp, ít người đề cập tới

     

     Đông Pháp - Indochine francaise  hay Đông Dương thuộc Pháp,  Liên Bang Đông Dương - Fédération  indochinoise , từ năm 1947 đến  hiệp định Giơ Neo- Geneva, Genève tháng tư năm 1954, là thành phần  của Đế Quốc Thuộc Địa  Pháp ở  Đông Nam Á . Gồm liên bang 3 kỳ Việt Nam là Bắc Kỳ- Tonkin, Trung Kỳ - AnnamNam Kỳ - Cochinchine cũng như Căm Bốt, nhận  Pháp bảo hộ từ năm 1887, cộng thêm  Lào năm 1893 và Quảng Châu Loan ( Kouang- Tchéou- Van , Guangzhouwan ) năm 1900. Sài Gòn là thủ đô Đông Pháp từ 1887 đến 1902 .  Thủ đô Đông Pháp,  năm 1902,   được chuyễn từ Sài Gòn ra Hà Nội  và đến năm 1939 cho đến 1945  là Đà Lạt , rồi chuyễn về  lại Hà Nội từ năm 1945 đến năm1954.  Khi Pháp thua trận ở Thế Chiến thứ II,  Đông Pháp được  chánh quyền Vichy Pháp  cai trị  với sự giám sát của quân đội Nhật  mãi cho đến một thời kỳ ngắn ngũi hòan toàn do Nhật quản trị thực tế từ tháng 3 ( Nhật đảo chánh Pháp )  đến tháng 8 năm 1945. Bắt đầu từ tháng 5 năm 1941, Việt Minh ( Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) nổi lên chống đối chánh quyền cai trị Pháp, khởi sự Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất - The First Indochina War, theo sử gia Hoa Kỳ. Ở Sài Gòn, chánh quyền chống Cọng Việt Nam do quốc trưởng ( đã thóai vị bỏ ngôi vàng năm 1945 ) Bảo Đại ( Vĩnh Thụy ) lảnh đạo, được  tuyên bố  độc lập năm  1949. Tiếp theo Hiệp Định Giơ Neo năm 1954,  Việt Minh nắm chánh quyền miền Bắc Việt Nam,  và chánh quyền Bảo Đại  vẫn  thực tế  cai trị miền Nam .   

     Tưởng cũng nên biết qua là năm 1862  Pháp  nhận được   từ thời vua Tự Đức hòa ước nhượng 3 cảng  ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ cho Pháp  và nhượng Nam Kỳ ,  Pháp chánh thức  xem  là lảnh thổ ( thuộc địa ) Pháp năm 1864. Năm 1867, 3 tỉnh Châu Đốc, Hà Tiên và Vĩnh Long cũng trở thành lảnh thổ Pháp kiểm sóat.  Năm 1863 , vua Căm Bốt Norodom  đòi hỏi  Pháp lập Bảo Hộ - Protectorat trên đất nước Căm Bốt.  Năm 1867, Xiêm ( nay là Thái Lan )  nhận bỏ chủ quyền  trên Căm Bốt  và chánh thức công nhận  Pháp Bảo hộ Căm Bốt năm 1863  hầu đổi lấy kiểm sóat các tỉnh  Battambang và Siem Reap,  trở thành lảnh thổ Thái Lan . Nhưng  sau hòa ước biên giới năm 1906 giữa Pháp và Xiêm, Thái Lan hòan lại hai  tỉnh này cho Căm Bốt .

       Pháp đọat  quyền kiểm sóat Bắc Kỳ  sau khi thắng  Trung Quốc ở Chiến Tranh  Hoa- Trung Pháp các năm 1984- 85.  Đông Pháp được thành lập năm 1887 từ ba kỳ , Bắc Kỳ , Trung Kỳ  và Nam Kỳ( hợp lại thành nước Việt Nam ngày nay)  và vương quốc  Căm Bốt, Lào,  được  xáp nhập vào Đông Pháp  sau Chiến Tranh Pháp -Xiêm năm 1983.  Liên Bang Đông Pháp   tồn tại cho đến năm 1954.  Cả 4  xứ Bảo Hộ,  trên danh nghĩa, Pháp  giữ lại chánh quyền địa phương là các vua Việt Nam, vua Căm Bốt và vua Luang Prabang. Nhưng  trong thực tế  Pháp thu gọn mọi uy quyền vào tay Pháp; các vua  chỉ là “ bù nhìn” . Tranh chấp lảnh thổ khi  Pháp muốn mở rộng  Đông Pháp,  là nguồn gốc  Chiến Tranh Pháp- Xiêm  năm 1893.  Năm 1893 ,  Chánh quyền Thuộc địa Đông Pháp lợi dụng  tranh chấp biên giới, tiếp theo là hải chiến PakNam,   để gây hấn. Tàu chiến Pháp xuất hiện ở Vọng Các -Bangkok  và yêu cầu Xiêm  nhượng các lảnh thổ Lào ở phía Đông sông Cửu Long.  Vua Xiêm Chulalongkorn kêu gọi Anh Quốc, nhưng  tổng trưởng Anh  nói vua Xiêm  nên tự điều đình lấy,  cho nên buộc lòng vua Xiêm phải chấp nhận. Thành quả thái độ Anh Quốc là một thỏa thuận  của Xiêm với Pháp,  bảo  đảm toàn vẹn lảnh thổ  còn lại của Xiêm. Thay vào đó, Xiêm  phải   từ chối chủ quyền  vùng Shan, nói tiếng Thái ở Đông Bắc Miến Điện  cho Anh Quốc kiểm sóat và  nhượng Lào cho Pháp.

  Tuy nhiên , Pháp tiếp tục  áp lực trên Xiêm  và các năm 1906 - 1907  lại tạo dựng lên một khủng hỏang khác.  Lần này,  Xiêm đã phải  nhượng cho Pháp  bờ phía Tây  sông Cửu Long  đối diện  Luang Prabang  và quanh Champasak ở Nam Lào,  cũng như miền Tây Căm Bốt.  Pháp cũng chiếm giữ  phần phía Đông tỉnh Chantaburi.  Năm 1904, hầu  đòi lại Chantaburi,  Xiêm phải nhượng vùng Trat cho Đông Pháp.  Trat được hòan  lại cho Xiêm - Thái Lan ngày 23 tháng 3 năm  1907,  đổi với  nhiều vùng  phía Đông sông Cửu Long như Battambang , Siam Nakhon và Sisophon.  Vào thập niên 1930,  Xiêm thảo luận với Pháp  về  việc hòan trả lại cho Xiêm  những tỉnh Xiêm  Pháp chiếm giữ. Năm 1938 , Chánh quyền

Mặt Trận Bình Dân Pháp  ở Ba Lê đồng ý  hòan lại  Angkor Vat, Angkor Thom, Siem Reap, Siem Pang  và các tỉnh liên hệ ( gần 13 tỉnh cả thảy )  cho Xiêm.  Trong lúc đó, Xiêm  chiếm cứ các vùng này, trước khi hòa ước ký kết. Hai chánh quyền Xiêm và Đông Pháp  gửi người đến  Đông Kinh-  Tokyo  Nhật ký kết hòa ước hoàn lại những tỉnh  Xiêm đã mất.

  Chiến tranh Pháp- Xiêm ( Thái Lan ) tái diễn các năm 1940 - 41.  Vào Thế Chiến thứ II , Thái Lan lợi dụng cơ hội Pháp yếu kém , đòi lại các đấtđai Xiêm đã mất, gây nên  cuộc chiến tranh Pháp - Xiêm,  từ  tháng 10 năm 1940 đến ngày 9 tháng 5 năm 1941. Quân lực  Thái Lan chiến đấu khá giỏi trên đất liền, nhưng các mục tiêu Thái rất là giới hạn.  Tháng giêng 1941, hải quân Pháp Vichy  đánh bại   thẳng thừng  hải quân Thái ở Trận Ko Chang . Chiến tranh chấm dứt với sự can thiệp của Nhật tháng 5 năm 1941 và Pháp phải  trả lại những lảnh thổ Xiêm  Pháp  đã chiếm giữ thêm.                       

  Tháng 3 năm 1945 , Nhật đảo chánh Pháp, chiếm mọi uy quyền ở Đông Pháp. Tháng 4, Nhật làm áp lực  Thái tử Lào,   Hòang thân Savang Vatthana tuyên bố Lào độc lập, tung ra Chiến dịch Đông Pháp  thứ II . Nhật nắm thực quyền  ở Đông Dương và Đông Pháp,  mãi cho đến tháng 8 năm 1945 khi Nhật đầu hàng Đồng Minh.   Sau Thế Chiến thứ II,   Pháp đòi hủy bỏ  Hiệp Ước Pháp - Xiêm năm 1938, cố sức giữ vững uy quyền, nhưng đụng độ với các lực lượng Việt Minh  liên kết cùng các đảng phái quốc gia Việt Nam. Hoa Kỳ thọat tiên  ủng hộ Việt Minh chống Nhật. Tổng thống Roosevelt và   tướng Stilwell,  trong nhũng đàm luận tư,   minh bạch  nói rằng  Pháp không  thể  tái lập uy quyền ở Đông Pháp ( nghĩa là Việt Nam ngày nay, Căm Bốt và Lào ) khi Thế Chiến chấm dứt . Tổng thống Roosevelt nói với Ngọai trưởng Hoa Kỳ  Cordell Hull  là sau  gần 100 năm Pháp cai trị, Đông Pháp  còn tệ hại hơn trước . Roosevelt còn hỏi  Tưởng giới Thạch - Chiang Kai shek là có muốn lấy  Đông Pháp không, được Tưởng  Giới Thạch trả lời rằng không  trong bất cứ trưòng hợp nào.    Nhưng sau  khi  Nhật đầu hàng,  Tưởng gửi 200 000  quân Tàu do tướng Lư Hán chỉ huy chiếm đóng miền Bắc Việt Nam  phía trên vĩ tuyến thứ 16  để giải  giáp quân đội Nhật.   Tưởng  đe dọa Pháp  và thao tác  xung đột giữa Pháp và Việt Minh, buộc Hồ Chí Minh  và Pháp phải ký thỏa hiệp hòa bình.  Tháng 2 năm 1946, Tưởng  buộc Pháp   phải trả lại  mọi nhượng địa ở Trung Quốc  và các  ân huệ  ngọai lảnh thổ  của Pháp , đổi lại việc   Tàu rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam  và để cho quân đội Pháp tái chiếm vùng này , khởi sự tháng 3 năm 1946.  Sau  khi  thuyết phục vua Bảo Đại thóai vị , ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ( HCM )  tuyên bố  Cộng Hòa  Dân Chủ Việt Nam độc lập. Nhưng trước cuối tháng 9,  một lực lượng quân đội Anh và Pháp cùng quân đội  Nhật bị bắt giữ,   tái lập quyền Pháp cai trị Pháp  ở miền Nam Việt Nam . C hiến tranh khốc liệt tiếp theo đó,  được gọi là Chiến Tranh Đông Dương thứ Nhất. Năm 1950,  ông Hồ  lại tuyên bố độc lập trên lảnh thổ Việt Nam Dân chủ Cọng Hòa , được hai chánh quyền Cọng Sản   là Trung Quốc và Nga Sô Viết công nhận . Chiến tranh tiếp diễn mãi  cho  đến tháng 5 năm 1954 , khi Việt Minh  đánh bại  quyết định lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ.  Ngày 27 tháng 4 năm 1954,   Hiệp Định Giơ Neo   phân chia ra hai miền Nam  Bắc  ở vĩ tuyến 16,  với điều  lệ là phải tổ chức tổng tuyễn cữ tháng 7 năm 1956,  để thống nhất đất nước. Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam  không chịu ký hiệp định Giơ Neo này.  Pháp rút lui,  trao lại Miền Bắc cho Cọng Sản . Trong khi  chế độ Bảo Đại nhờ sự ủng hộ của Hoa Kỳ ,  tiếp tục kiểm sóat miền Nam  .                

 

   Phát triễn Sài Gòn thời Pháp thuộc

 

  Như đã nói trên cảng Sài gòn đã được thiết lập từ năm 1862 ở  vòng cung sông  Sài Gòn có nhiều sông nhỏ và rạch, kinh lớn nhỏ chằng chịt  ngang qua.  Đây là mạng lưới sông rạch bao phủ  châu thổ sông Cửu Long và giao thông đến Căm Bốt . Nay tàu trọng tải 30 000 tấn có thể cập bến cảng sông Sài Gòn , một ưu điểm quan trọng ít khi thấy  ở một cảng sâu trong đất liền.  Cảng này  đã là một trung tâm thương mãi, chuyên chở hàng hóa và hành khách náo nhiệt.  Báo chí Sài Gòn,  năm 1909,  cho biết  trong tháng 9 đã có 95 tàu chở hàng ngọai quốc  ( Tây - Pháp , Đức , Mỹ- Hoa Kỳ, Hồng Mao - Anh... ), số lượng hàng hóa nhập cảng là 85 476 tấn.  Theo giáo sư Nguyễn Văn Trung ( Đi Tới - 2003 ),  riêng thủy trình của Hỏa Luân Thuyền Công ty đã có  tàu Sài Gòn đi Mỹ Tho;  từ Mỹ Tho đi Cái Bè, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cù Lao Gien, Châu Đốc,  Long Xuyên, Trà Ôn, Sóc Trăng  và trở về Mỹ Tho , Sài Gòn; ngòai vô số thủy trình khá  như lên Biển Hồ, lên Nam Vang, lên Bassac, đường sông lớn đi lên Lào …  Pháp đã cố gắng dặt mục tiêu  phát triễn Hòn Ngọc Viễn Đông -  Sài Gòn thành một cảng buôn bán sầm uất  sánh ngang Singapore do Anh Quốcc thiết lập lúc đó  . Năm 19037 Sài Gòn đã là một trong  6 cảng  họat động sôi nổi nhất trong 6 cảng nổi  tiếng của Đế Quốc Pháp .  Nay, Sài Gòn là một cảng sông chuyên chở hàng hóa mỗi  năm 13 triệu tấn .  

    Năm  1936, Pháp  khai thông đường xe lữa Xuyên Đông Pháp - Trans-Indochinois rail way nối Hà Nội-  Sài Gòn  Hà tầng cơ sở  còn được cải thiện đẽ đễ du hành  từ Pháp đến Đông Dương.   Từ năm 1939,  tàu đi từ Marseille ( cảng miền Nam nước Pháp )  chỉ mất chưa đầy 1 tháng  và  chỉ mất 5 ngày đi máy bay   từ Paris đến Sài Gòn.  Cáp điện tín-  telegraph cables  ngầm được thiết lập năm 1921. Kiều dân Pháp  tạo thêm ảnh hưởng ở  Sài Gòn  bằng những kiến trúc  cột mốc - landmark  . Tỉ như Nhà Thờ Đức Bà-  Cathedrale Notre Dame xây cất ngày 7 tháng 10 năm 1877  và hòan tất   ngày 11 tháng 4 năm 1880, theo  đồ bản họa kiểu của  kỷ sư Pháp Bourard. Ngay tại  trung tâm Thành Phố,  trên đường Hàn Thuyên, quận 3, đối diện đường Động Khởi, gần Tòa Bưu  Điện Sài Gòn. Hình như tổn phí là  2.5 triệu phật lăng - francs đương thời. Hai ngày 7 và 8 tháng 12 năm 1959,  Tòa Thánh Vatican công nhận là đây là Nhà Thờ Lớn  Sài Gòn thờ Đức Bà.  Nhà Thờ lớn  cũng là một công thự tôn giáo nguy nga,  lọai kiến trúc Tân La Mã -  Neo Romane  có 2 tòa tháp  cao 40m  có mũi tên kim lọai trên đỉnh. Tòa Đô Chánh - City Hall, Hotel de Ville   nay là  Tòa  Hội đồng Nhân Dân Thành Phố, sơn phết màu kem và màu vàng  đúng kiểu cổ  dinh thự thời Thuộc địa , đèn thắp sáng trưng ban đêm,  không được phép thăm viếng, nhưng trước mặt là tượng Bác Hồ  rất phổ thông để chụp hình . Viện Bảo tàng lịch sử  Việt Nam - Museum of Vietnamese History, Musée de l’histoire du Việt Nam ở  số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm,  phường Bến Nghé, quận 1,   TP Sài Gòn.  Viện Bảo tàng xây cất năm 1929, mang tên  là viện Bảo Tàng Musée Blanchard de la Brosse , cho đến năm 1956 mới đổi tên  Trong thời gian này, viện trưng bày nhiều triễn lãm nghệ thuật Á Châu. Năm  1956, viện trở thành viện Bảo  Tàng Quốc Gia Sài Gòn. Sau 1975 ,  sau một lọat trùng tu  mới có tên là  Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam . Đặc điểm là Viện chứa trên 17 000 cổ vật quí hiếm  và trưng bày  nhiều công trình nhiều giai đọan lịch sử nước nhà, từ thời cổ đại cách đây  300 000 năm đến  năm 1930 lúc đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời,  và của nhiều nền  văn hóa , văn minh thế giới khác nhau.  Dinh Thống nhất  - Reunification Palace, Palais de Réunification  ở số 106 đường Nguyễn Du, quận 1. Được xây cất năm 1865 và gọi là Dinh Norodom  và sau đó là   Dinh Phủ Tòan Quyền Đông Pháp . Tổng thống miền Nam Ngô Đình Diệm và gia đình ông bà Nhu  sống ở dinh Norodom cho đến  năm 1954 .  Dinh bị một sĩ quan không quân ném bom  làm hư hỏng nặng nề, tháng 2 năm 1962. Tổng Thống

Diệm   bắt buộc phá hủy phần còn lại và sai kiến trúc sư Ngô Viết Thụ họa kiểu xây dựng một dinh thự  mới, đổi thành Dinh Độc Lập -Independance Palace, Palais de l’ Independance. Dinh Độc Lập rộng  4 500 m2, trong một khuôn  viên  120 000 m2.  Dinh thự gồm một tầng dưới đất , ba lầu,  hai tầng gác lững- mezzanines , một sân thượng -terrace, terrasse, một sân chơi ở tầng trên . Dinh có 100 phòng  và mỗi phòng trang trí, theo đúng chức năng mình   Ngòai ra còn có 2 phòng triễn lãm, một nhà khách 33 phòngđể đón mời quan khách  và nhiều cơ sở để tiêu khiển giải trí, như  sân đánh cầu vượt - tennis  và  nhiều nhà sàn. Ngày 30 tháng 5 năm  1975,    xe tăng quân đội Bắc Việt  phá cửa sắt xông vào chiếm  dinh. Tổng thống Dương Văn Minh   cùng 45  nhân viên nội các ông  đầu hàng, không  chút nào chống cự.  Sau  giải phóng,  dinh là  trụ sở Ủy Ban Quân quản TP HCM . Những hội họp chánh trị   về thống nhất đất nước xảy ra ở dinh , cho nên dinh đổi tên thành Dinh Thống Nhất . Ngày nay,  dinh Thống Nhất  là một địa điểm du lịch hút dẫn,  không những cho dân Việt mà còn cho ngọai quốc nữa.                   

               ( Irvine, Nam Ca Li - Hoa Kỳ  ngày 10 tháng 9 năm 2014 )


 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693456 visitors (2231003 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free