.
  Angkor
 
06/4/2014

Cố gắng hiểu biết thêm về vùng Đế Thiên
Đế Thích – Angkor, Căm Bốt :  
                       
 
       Kỷ thuật lidar giúp khám phá phía dưới rừng rậm Angkor
Kỷ thuật mới Lidar ( nói gọn cho light detection and ranging – dò tìm ánh sáng và điều chỉnh phạm vi ) giúp tìm mau lẹ những gì các nhà khảo cỗ họat động cho Angkor đã phải nhọc công phá chặt xuyên qua rừng rậm, phân tích không ảnh và các hình ảnh vệ tinh - cố đóan xem cái gì nằm dưới các tán rừng dày đặc. Lidar đã cách mạng hóa ngành khảo cỗ học nhiệt đới , những năm gần đây của Trung Mỹ Châu, nhưng đây là lần đầu tiên kỷ thuật được áp dụng ở Á Châu . Theo Damiens Evans, thuộc Viện Đại học  Sydney – Úc châu,  dẫn đạo   sứ mệnh lidar trị gía 250 triệu đô là này; chỉ trong vòng vài phút sau khi nhận dữ liệu , bấm vào vài nút là đã có hàng triệu điểm dữ liệu cô đặc lại thành những đô thị trước mắt chúng ta.
         Ảnh hưởng của công trình thật là sâu đậm. Nó tạo ra Angkor theo đúng kích thước và tính chất bành trướng ngọai ô Angkor, một nơi định cư bao la của một đô thị lớn nhất thế giới, vào thời tiền công nghệ thế giới , khởi sự phát tíếng động lỏang xỏang đời sống thế kỷ thứ 9 . Các học gia đã biết là một trong những đền đài dinh thự tôn giáo xây cất to lớn nhất- các tháp nhọn đỉnh bằng đá cát – sandstone đền Angkor Vat,  dựng lên từ đồng bằng ngập lụt  trung tâm vùng vào thế kỷ thứ 12   và một cách xử lý hệ thống nước nôi phức tạp như rắn bò ngoằn nguèo trên mặt đất. Nhưng đại phố trung cỗ này   bổng nhiên biến mất khỏang thế kỷ thứ 15. Kể từ thập niên 1930, các nhà khảo cỗ đã cố tâm ráp lại nhau những mảnh  rời rạc chuyện kể  các đô thị Angkor  và cố tìm hiểu nhiệm vụ chúng về vụ đế quốc Khmer sụp đổ .      Dù rằng nghề thợ nề xây cất những đền đài lớn như Angkor Vat đã sống sót qua nhiều thế kỷ, gỗ, tranh và đất dùng dựng lên hạ tầng cơ sở đời sống thường dân – thế tục đã tan biến dưới khí hậu nhiệt đới thèm ăn. Theo lời Evans, thành quả là phần lớn phát triễn đô thị và  nông nghiệp Angkor “ đã bị đánh giá quá thấp” , cho đến ngày nay.
 Evans nói tiếp : “ những gì chúng ta không nhìn được ngày nay, không chỉ là một dang tay dang chân đô thị mênh mông và phân tán,  mà còn là một vùng  trung tâm dưới phố dày đặc không tả nổi bao quanh các đền đài .
      Phnom Kulen , Koker và Trung tâm Angkor
    Mùa xuân năm 2012,  một trực thăng màu đỏ bay ngang, luợn dọc Tây Bắc Căm Bốt, trên những vị trí khảo cỗ   lớn nhất thế giới: Angkor, có lúc là con tim của Đế QuốcKhmer Đông Nam Á. Một nhóm nhà khảo cỗ,   Damian Evans lảnh đạo, chiếu một luồng laser 200 000 nhịp đập một giây đồng hồ, từ trực thăng xuống rừng rậm dày đặc bên dưới. Họ hy vọng là vài nhịp sẽ lướt qua những lỗ hổng bé tí xíu của tán lá cây xum soe   và bật lại của những vật thể và đất đai , gửi trả lui   những bí mật của đại phố từ lâu mất tích. Thành công. Bằng cách tính khỏang cách – cự ly chính xác của mỗi du hành mỗi giây đứt quảng , Evans và nhóm ông đã chụp bắt được những biên viền – chu vi xếp đặt đúng thứ tự đáng ngạc nhiên của cảnh quan đô thị bị che dấu . Công trình đã tiết lộ những dấu chân chưa bao giời thấy trước đây của các đường xá xưa cũ, kênh – kinh đào, hồ ao, tường vách, các mô gò chiếm cứ và những khía cạnh khác của đời sống đô thị, vào những thời kỳ cực thịnh Đế Quốc Khmer.
a-     Koh Ker
Koh ker là một đô thị , một thời gian làm thủ đô Đế Quốc Khmer.  Kỷ thuật lidar tiết lộ một dàn trải ao hồ,  đền làng, hồ trữ nước, các vườn tựợt và các gò hình dáng bất thường phía ngòai hàng rào trung tâm. Dạng mở của đô thị sớm dựng ra này , giúp thiết lập   những không gian đô thị tường xây quanh cấu tạo cao cấp là những sáng kiến mới mẽ thuộc thế kỷ thứ 11. Hầu chế ngự gió mùa, công nghệ thủy động lực và những hệ thống xử lý nước chụp bắt nước mưa gió mùa, dùng trồng lúa nước thặng dư cho hàng ngàn dân đô thị của vùng Angkor. Lidar tiết lộ chứng cớ những hệ thống kích thước lớn  ở Koh Ker và Phnom Kulen, gợi ý rằng   chúng có nhưng đặc điểm chung cho các nơi dân Khmer sớm định cư suốt cõi Đông Nam Á, ngay cả trên đất cao hơn. Nhưng Evans nói : Điều này không luôn luôn tốt đẹp như vậy . Theo các ghi chép khảo cỗ , căn cứ phần nào trên nghiên cứu các hình ảnh vệ tinh  và các trầm tích  cho thấy những vi phạm, thất bại và các trùng tu nhằm mục đích trước mắt – ad hoc renovations kéo dài hàng thế kỷ
 
b-      Phnom Kulen
là Núi Trái vãi , Lệ chi- Mountain of Lychees, một trong những đô thị thánh địa nhất của Căm Bốt. Nơi đây, sông và thác cắt xẽ đất đai sườn dốc, dương sĩ - ferns bao phủ và tán cây rừng xum xoe che bóng. Nhóm Evans tìm thấy chứng cớ mới của một đô thị chưa có tài liệu trước đây , vào các thế kỷ thứ 8 và thứ 9,   gồm đường xá và các đền chưa bao giờ biết đến . Các đường gạch đỏ ở hình kèm   có lẽ là một bộ phụ của một trong những thủ đô đầu tiên Đế Quốc Khmer, thành phố tên gọi là Mahendraparvata, trước đây chỉ biết được qua các câ khắc chép .
 
c – Trung tâm Angkor
 
 Đền sắp xếp thứ tự. Mỗi khu khối đô thị bên trong hào Angkor Vat cho đặc điể m của các gò đất để xây nhà cao hơn mức nước lũ  , và các ao hồ nhân tạo   kích thước đồng đều . Mỗi ao hồ đều có vị trí ngay về phía Đông Bắc gò, gợi ý rằng qui họach đô thị   phối hợp điều hòa theo cách đại trà .  Mô hình nghiêm chỉnh đã giúp các nhà khảo cỗ   thiết lâp thời gian xây cất hàng xóm và phát triễn .
1-    Dang rộng ngọai: mạng lưới đường xá, kênh, gò và ao hồ tuần tự nới rộng ra ngòai các đền trung tâm  đến khắp Angkor để bao phủ một vùng ngọai ô chừng 385 dặm Anh vuông (143 km 2), ba lần diện tích thành phố Atlanta.
2-     Trung tâm Angkor : đến thế kỷ thứ 13 , lõi đô thị đông đặc dân gian , có kích thước chừng 13 dặm Anh vuông,  lớn hơn phân nữa kích thước Manhattan
3-      Angkor Thom: Lý thuyết qui ước cho rằng khu dưới phố - downtown   của Đại Angkor   chỉ rộng chừng 3.5 dặm Anh   bên trong các tường đô thị. Phân tích các dữ liệu lidar trình bày là các dấu tích đời sống đô thị ra ngòai xa hơn nhiều. Phố dưới qui họach chánh thức nới rộng ra xa hơn,   dưới các rừng rậm 
4-     Mạng lưới tăng trưởng : vào giữa thế kỷ thứ 12, cơ cấu khắc khe đô thị tìm thấy bên trong giải rào Angkor, bắt đầu xuất hiện ngòai các hào đền
5-     Các cuộn bí ẩn: lidar tiết lộ một lọat bờ đê hình cuộn   không biết giữ chức năng gì . Có vẽ không liên quan gì đến nông nghiệp,   nhà ở hay xử lý nước cả . 
 ( Chiếu theo số Discover tháng tư năm 2014, Irvine 25 tháng ba 2014 )   

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630233 visitors (2116279 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free