.
  Nga buôn bán với Tàu
 
26/10/2014


Cập nhật về Nga  Buôn bán với Tàu ( Trung Quốc )

G S Tôn Thất Trình

            Chống trả Hoa Kỳ và Âu Châu  buộc  tổng thống Nga Vladimir Putin ngã  qua giúp  địch thủ  lớn nhất phương Đông  của  Nga.  Ngày 13 tháng 10 năm 2014 , một phái đoàn  Trung Quốc do thủ tướng Lý Khắc Cường – Li Keqiang dẫn đầu đã ký kết  một thỏa hiệp trao đổi  25 tỉ đồng yuan-nhân dân tệ  Tàu  với đồng rúp- rubles Nga  trong vòng 3 năm . Thỏa hiệp cốt để  bảo vệ các công ty  họat động ở Nga và Trung Quốc lợi lộc khỏi bị đánh thuế hai lần và hợp tác về  các hệ thống thông hành bằng vệ tinh và xe lữa cao tốc . Khi Putin lên nắm chánh quyền  Nga nhập khẩu  ít hơn 1 tỉ đô la Mỹ hàng hóa Trung Quốc , trong khi xuất khẩu   6 tỉ sang Trung Quốc . Thặng dư Nga nay đã  trở thành thiếu hụt vì năm 2013,  nhập khẩu từ Tàu sang Nga đã vọt lên trên  53 tỉ so với 40 tỉ xuất khẩu sang Tàu , gồm luôn cả dầu lữa và khí dầu . Tưởng cũng nên biết  tầm vóc buôn bán Nga - Tàu này là năm 2013,  theo ước lượng của Ngân Hàng Thế Giới,  tổng lợi tức quốc gia –GDP Việt Nam năm 2013 là 170 tỉ $( tương đương với mức buôn bán Nga - Tàu ), của Singapore là 293 tỉ ( dân số chưa bằng 1/10 Việt Nam ),  của Thái Lan  là 370 tỉ , hơn gấp đôi Việt Nam , trong khi dân số Thái Lan chỉ trên 60 triệu so với trên 90 triệu dân Việt  .

       Kinh tế Nga  dễ bị thiệt hại, kể từ khi đế quốc Nga Sô Viết sụp đổ năm 1991.  Khác thời đó,  dân Nga ngày nay  nhất trí ủng hộ Putin. Và nhờ  dự trữ ngọai tệ và vàng kim lên đến 455 tỉ đô la , Nga không vở nợ đâu,  theo lời bà Lipman , thuộc Sở Thống kê Liên Bang Hoa Kỳ (?). Bà nói kinh tế Nga lúc đó tệ hại hơn,   nhưng vị trí địa lý chánh trị  Nga tốt đẹp hơn,  vì  có sự hổ trợ của Hoa Kỳ và Âu Châu.  Phát  ngôn viên  của Putin là Dmitry Peskov không trả lời khi được yêu cầu bình luận.

      Thắt chặc sâu đậm hơn  giữa Nga và Trung Quốc có thể dội lại  khắp Đông Á  khi Putin  thỏa mãn mong muốn  của  Tàu láng giềng  về võ khí đúng  nghệ thuật khoa học kỷ thuật mới nhất . Tuồng như Nga sẳn sàng ký  những khế ước  cung cấp  những hệ thống  hỏa tiễn S – 400  và các máy bay chiến đấu  phản lực Su- 35  cho Tàu,  đầu năm 2015, theo lời  Vasily Kashin,  một chuyên viên  về Trung quốc , thuộc  Trung Tâm Phân Tích Chiến Lược và Kỷ Thuật ở Mạc Tư Khoa - Moscow.  Nga cũng có thể  cung cấp cho Tàu lọai tàu ngầm  mới nhất là Amur 1650.  Nhắc lại là hỏa tiễn S- 400 (  Nato gọi là SA 21- Growler ) là hỏa tiễn  trung tầm và tầm xa ( 250 – 400 km ), Nga đưa vào họat động năm 2007  thay cho lọai  S- 300  cũ kỷ hơn và có thể còn hửu hiệu hơn lọai Patriot của Mỹ nữa. Nga đang chế tạo  S- 400 tân tiến hơn năm 2013 và S- 500  năm 2014.  Còn Sukhoi Su- 35 họa kiểu từ 1993 để thay thế các Su – 30, đã họat động năm 2000, không kém gì  F – 35 ( và F 35 A1) của Mỹ. Nga cũng sẽ cho bay năm 2016( ? ) Su T-50  là máy bay chiến đấu lén lút- stealth fighter .    

     Những dàn xếp võ khí này có thể  khởi động  một cuộc chạy đua  võ khi qui ước  theo Omar Larani , một nhà phân tích quân sự cho Stratfor, một hảng  phân tích hiểm nguy  chánh trị địa lý ở Hoa Kỳ  . Lamrani nói:  Nhât, Đài Loan , Phi luật Tân  và Việt Nam đã lo ngại về  quân sự Trung Quốc , và những lo ngại này sẽ tăng thêm  nếu Trung Quốc có thêm thiết bị Nga. Hỏa tiễn S-400, hiện chỉ có Nga sử dụng ,  sẽ giúp Trung Quốc  nới rộng  tầm bắn  gồm tất cả không phận  Đài Loan,  trong khi Su-35, chiến đấu   thế hệ  mới nhất  của Nga , sẽ tăng cường  mạnh mẽ thêm không lực Trung Quốc.  Nga đã bán võ khí cho Tàu từ nhiều chục năm qua,  nhưng  Nga đã giữ  lại cho mình những võ khí tiến tiến nhất,  vì Trung Quốc thường dùng công nghệ ngược, đảo chiều –reverse engineering để tạo  những cách đánh gục địch thủ .

     Nga đã  thay Đức  trở thành nước lớn nhất buôn bán  cùng Trung Quốc  năm 2011,  nhưng trước khi  bị trừng phạt, Nga vẫn giữ kiểm sóat nghiêm nhặt về đầu tư của Tàu. Thương thảo  quan trọng nhất tính theo  giá trị kích thước và chiến lược  đuợc nhân viên trực  tiếp với Putin  xem xét .  Năm 2013, Trung  Quốc  mua 12.5 %  của hảng  Nga Uralkali, Công ty sản xuất bồ tạt - potash  lớn nhất thế giới  và hảng China National Petroleum  đồng ý trả trước  cho Rosneft , do  cộng tác viên với Putin là  Igor Sechin quản lý , gía 70 tỉ đQ la  một phần  của  270 tỉ đô la , một thương thảo cho   25 năm cung cấp. Tiếp theo, Rosneft   trả 85 tỉ đô la  cho 10 năm thỏa thuận với Sinopec Tàu và China National Petroleum  mua 20%  dự án khí dầu thiên nhiên Bắc Cực  của Novatek , trên một gía trị  đô la không cho biết .

       Trước năm nay 2014,  khi Nga cần nhiều tiền mặt,  Nga bắt đầu cống hiến  cho Trung Quốc  một   bộ trữ đầu tư tiềm thế rộng lớn hơn , đặc biệt trên phương  diện nguyên liệu thô . Tháng năm 2014,  Trung Quốc  thực hiện mục tiêu  tìm kiếm đã lâu ngày  là bảo đảm các cung cấp  khí dầu Nga cho 30 năm  theo  tổng gíá 400 tỉ . Nhưng thương thảo này  đã làm xong trước khi  đổ sụp các giá cả hàng hóa. Theo  Alexei Maslov,  giám đốc  Trường Nghiên Cứu  Á Châu ở Đại Học Cao Cấp Kinh Tế tại Moscow:  ưu tiên tối thượng   là đa dạng hàng hóa, vì 70%  xuất khẩu Nga  là nguyên liệu thô . Nga, muốn  bớt thành phần này , nhưng Trung Quốc không chịu .  Cũng theo Maslov,  Tàu  là những nhà đầu tư rất kiên cường , kiên nhẫn,  cảm giác  là Nga đang cần thêm tiền mặt , cho nên Tàu giữ lại  những thâu mua chánh . Tàu có đủ tiền mặt để mua . Năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình  bắt đầu cải cách kinh tế, sản xuất Trung Quốc    chỉ mới bằng 40%  Cộng Hòa Nga Sô Viết , nay là Liên bang Nga,  theo một nghiên cứu  của Trung Tâm Cải Cách Âu Châu.  Đến năm 2010, sản xuất của Trung Quốc  đã lớn 4 lần hơn địch thủ (Nga ) .        

        ( Phỏng theo  Bloomberg Businessweek số 20/10/2014 – 26/10/ 2014 ) 

           


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630127 visitors (2115788 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free