24/7/2014
Phần 3
Khí hậu, thủy văn
Khí hậu Lâm Đồng là khí hậu gió mùa nhiệt đới, thay đổi tùy theo cao độ địa hình. Có 2 mùa chánh : mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Thời tiết mát lạnh quanh năm, trung bình là 190C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 mm và ẩm độ trung bình là 85%. Khí hậu lý tưởng làm nơi nghỉ dưỡng, cùng lúc phát triễn thực vật và động vật thích thời tiết mát lạnh, ôn đới. Đáng lưu ý là khí hậu này không xa các thị trấn đô thị lớn và các châu thổ đông dân. Tuy nhiên c ó 4 hiện tượng thời tiết bất lợi cần biết là : sương mù - fog, sương muối -Salt flog, mưa đá - hail , mưa như trút - cloudburst. Nhiệt độ thấp, đặc biệt vào đêm và sáng sớm, hơi nước trong không khí dễ dàng đi tới bảo hòa , gây ra sương mù nhiều ở Lâm Đồng hơn là ở đồng bằng châu thổ kế cận. Vùng quanh rừng thường nhiều sương mù hơn là các đồi trung tâm. Tại các thung lũng vì gió lạnh và ẩm ướt hơn, sương mù che phủ lâu hơn là các nơi cao, thoáng khí. Tại Đà Lạt, sương muối tai hại cho cây trồng, thường xảy ra vào các tháng giêng - hai. Tháng 3 thì ít khi xảy ra. Mưa như trút( nước ) là vào hai tháng đầu mùa mưa gần như mỗi buổi trưa chiều. Số lần mưa như trút ở Liên Khương nhiều hơn là ở Đà Lạt . Mưa đá xảy ra vào mùa nóng nhiệt trong năm . Ở Đà Lạt vào các tháng 4, 5 ,6 đặc biệt vào 2 tháng đầu mùa mưa, tuy cũng rất ít khi xảy ra. Các sườn đồi núi có gió thổi nhẹ và thoáng khí, mưa đá nhiều hơn là tại các thung lũng .
Lâm Đồng có sông Đồng Nai và là nguồn nhiều sông chảy về các châu thổ đồng bằng Duyên hải miền Trung , thóat ra Biển Đông, như nguồn Sông Lũy, nguồn sông Quao: hay chảy về phía Tây như nguồn sông Krong Knô , môt phụ lưu lớn của sông Srek Pok , cũng là một nhánh lớn sông Mê Kông . Tuy lưu vực sông Đồng Nai trong nước chỉ là 37 394 km2 ( tòan bộ là 42666 km2 ) , nhỏ hơn lưu vực sông Mê Kông trong nước là 71 000 km2 ( tòan bộ là 795 000 km2 ) và lưu vực Sông Hồng là 61 000 km2 ( tòan bộ là 143 000 km2 ) , chiều dài chảy trong nước là 635 km, trên sông Hồng 566 km và trên hẳn sông Mê Kông chỉ dài 230 km . ( theo Thái Công Tụng - 2005 ) . Sông Đồng nai bắt nguôn trên cao nguyên Lâm viên - Lang bian từ hai dòng nhỏ cao độ 1500 m trên mặt biển : nguồn suối Đá Dựng ( Đa Dung ) phía ta6t Đà lạt , nơi có đập Ankroet tại suối Vàng ; và sông Đa Nhim là nguồn phía Đông có một hồ nước nhân tạo của đập thủy điện Đa Nhim ở Đ ơn Dương ( Dran ) , đổ nước từ trên cao độ 1100m ở đèo Ngọan Mục theo hai đường ống khổng lồ xuống nhà máy phát điện Krong Pha , dưới chân Đèo. Hai nguồn nước suối nhỏ từ rừng sâu này len lỏi giữa các hốc đá,các triền núi chảy gần như song song theo hướng Bắc Nam tới địa phận huyện Di Linh. Tới đây, nguồn phía Đông đổi dòng , nhập với dòng phía Tây tạo ra sông Đồng Nai , thuộc địa phận huyện Bảo Lộc. Du khách đi Đà lạt theo đường quốc lộ số 20 , thường thấy các thác nước ầm ầm như Gu Ga ( Gougah ) hay thác Liên Khàng do nguồn Đa Nhim chảy xuống. Bên kia đường, cách chừng 40 km đường đất , là thác Pông Gua (Pongour )hùng vĩ , cao nhất vùng Đà Lạt do nguồn Đá Dựng tạo ra. Các thác Đatanla , thác Prenn, nhận nước từ hồ Than Thở , hồ Xuân Hương , chảy qua cầu Ông Đạo tới thác Cam Ly cuối cùng tao ra hai thác Gù Ga và Pông Gua . Gần thị trấn Bảo Lộc có thác Đăm Bri. Thác này tiếp tục chảy xuống đèo Bảo Lộc tạo thành Suối Tiên ở lưng chừng đèo. Rồi dòng sông tiếp tục chảy trong rừng sâu qua địa phận không còn thuộc Lâm Đồng nữa, mà thuộc tỉnh Đồng Nai- Biên Hòa là Định Quán, Kiệm Tân, Bến Nôm,Cây Gáo, Đại An …. Giữa các làng này , dòng sông có nhiều đá ngầm chắn nước dài khỏang 20Km, làm thuyền bè không lưu thông được. Đến mùa mưa, dòng nước chảy xiết , ầm ầm suốt ngày đêm như những tiếng gọi của rừng thẳm. Nay đã có đập thủy điện Trị An điều hòa phần nào. Qua khỏi thác Trị An, sông Đồng Nai chảy trên một địa thế tương đối bằng phằng, thoai thoải từ Tây sang Đông . Tùy đọan dòng sông khá sâu, nước chảy chậm, hòa hõan, ghe tàu nhỏ đi lại dễ dàng
Tài Nguyên Thực vật và Động Vật
Thực vật
Trần Đăng Hồng( Việt Nam Văn hóa và Môi trường- 2012 ) cho biết là Việt Nam đã xác định được 4 trung tâm sinh học đặc hửu, địa phương chánh - major endemic biogeographic centres: Vùng núi Hòang Liên Sơn ở Bắc Việt, các rừng ẩm ướt phía Bắc miền Trung, vùng núi Ngọc Linh ở Quang Nam - Kontum , và Cao nguyên Lâm Viên . Cao nguyên Lâm Viên - Lang Bian plateau ( bà B’liang là vợ của ông B’ian, một cặp vợ chồng theo truyền thuyết ) có nhiều núi , cao nhất là đỉnh Bi Đúp 2287m , đỉnh Lang Bian- Chư Căng Cảo- Núi Bà ( ? ) 2163m. Có 2 lọai rừng chánh ở Bi Đúp - Núi Bà : rừng thông - coniferous và rừng. Lọai chánh yếu ở rừng thông là Pinus kesyia lòai thông 3 lá ( tên cũ là P. khaysya ) cây cao 30m, lá kim dài 15 - 20cm ( cũng tìm thấy nhiều khá nhiều ở rừng núi Cao Bằng - Lạng Sơn - Quảng Ninh ), một lòai thông ít hơn là Pinus merkusiana ( tên cũ là P. merkusii ) là lòai thông 2 lá, một đại mộc cao đến 50m, lá kim dài hơn đến 18-25 cm mọc ở cao độ thấp hơn như ở rừng Di Linh - Bảo Lộc, nhựa thường được khai thác. Các lòai thông khác là Thông Rũ P. patula cũng có ba lá , nhưng lá kim ngắn hơn 10 -13 cm và hay được trồng làm cây kiểng, thông Đà lạt Pinus dalatensis , lá kim chụm lại 5 lá , đại mộc cao đến 40m , gốc thân to 1.5m mọc ở đỉnh núi ( còn có thể tìm thấy ở núi Ngọc Lĩnh ), Thông Sri Pinus Kremfii , tàn lá không giống thông mà giống một song tử diệp hơn , đại mộc cũng rất to, lá dẹp và rộng ...Rừng thông là loại cây cối mọc theo dãy - chuổi thành quả của việc đốt rừng làm rẫy hay săn thú liên tiếp. Nếu rừng thông không bị đốt cháy thường xuyên thì rừng lá rộng luôn luôn xanh sẽ thay thế. Rừng thông hiện còn chiếm khỏang 21 018 ha hay 29 % rừng bảo vệ thiên nhiên . Rừng luôn luôn xanh chiếm 36 069 ha hay 11% khu dự trữ bảo tồn thiên nhiên. Phần lớn rừng luôn luôn xanh là rừng hổn hợp thông và cây lá rộng; các yếu tố “ Thông’ là Thông Đà Lạt, Tô Hạp Bách Calocedrus macrolepis , một đai mộc to họ Tùng, lá như vảy, hột trong chùy ( trái khô ) lại có cánh,, gỗ làm nhan thơm , lâu mục và làm hòm, Pê Mu Fokienia hodginsii cùng họ Tùng với Calocedrus, một đại mộc cao 20m , nhánh dẹp, lá là vảy dẹp , gỗ làm hòm và đồ mỹ nghệ, Thông Nang hay kim giao kết lợp Podocarpus imbricatus , một đại mộc to, thân thẳng cao đến 30m, hột đỏ khi chín; trong thập niên 1950 lại du nhập trồng Vương tùng( vương vì 6 nhánh mọc ngang hình chữ Vương?) Araucaria columnaris , lúc đó làm cây kiểng, ở Bảo Lộc mọc tốt cao 4- 25m, nhưng ở nguyên quán Tân Caledonia lại cao đến 60m …Có thể phqân chia rừng luôn luôn xanh ra làm 2 nhóm : rừng núi thấp lower montane và rừng núi cao - upper montane . Rùng núi thấp chủ yếu là các lòai thuộc họ Dẽ Fagaceae và họ Quế Lauraceae gồm các lòai Cà Ối Ấn Castanopsis indica, các lòai Dẽ Lithocarpus spp., Dẽ Sồi Quercus spp., Cà Đuối Laurus spp. và Cryptocarya spp., Bời Lời Litsea spp. Đặc điểm rừng núi cao luôn luôn xanh là chứa các tông - genera như tông ổi ,roi , mận ta ( lý …) Sygysium họ Sim Myrtaceaea và tông Đổ Quyên Rhododendron họ Đổ Quyên Ericaceae . Rừng núi cao Bi Đúp - Núi Bà là một rừng thực vật rất đa dạng và rất đặc hửu. Khảo sát các năm 1993 và 1994 thống kê được 827 lòai cây có mạch , trong đó 87 lòai là đặc hửu cho Tây Nguyên nước nhà. Sự kiện đặc hửu là 23 lòai thực vật mô tả trong vùng đã dùng những tên địa phương như dalatensis , bidoupensis , langbianensis. Đáng tiếc là nhiều lòai cây vùng Bi Đúp - Núi Bà cũng bị liệt kê vào Sách Sổ Đỏ Việt Nam, danh sách đỏ IUCN ghi các lòai cây có nguy cơ tuyệt chủng. Hai lòai đã tuyệt chủng hoa Lan vệ hài Paphiopedilium delanatii và Chai lá phẳng Shorea falcata, nhưng cả hai lòai này đã trồng lại hay tìm thấy ở nhiều nơi . 6 lòai bị hiểm nguy lớn: Thiên tuế lược Cycas micholitzii ,Kiền kiền Hopea hainanensis , Xòai núi Mangifera flava , Sâm nam Panax vietnamenis , Thông Đàlat Pinus dalatensis và Thông lá dẹp Pinus Kremfii . (Trần Đăng Hồng - 2012 ) .
Động vật
Khu Bảo tồn Thiên Nhiên Bì Đúp- Núi Bà cũng chứa rất nhiều lòai động vật đặc điểm đặc hửu. Đến nay đã thống kê 382 lòai có xương sống, gồm 89 lòai động vật có vú, 202 lòai , chim , 62 lòai bò sát và 29 lòai lưỡng cư. Một số lòai vật có vú đáng bảo vệ ở Bi Đúp - Núi Bà gồm có vượn má bờm - buffcheeked gibbon Hylobates gabriella , và Bò Min- Gaur Bos gaurus . Mới đây dự án đầu tư ( du lịch ? ) báo cáo là vừa tìm thấy lòai đặc hửu Nai - Hươu ( Mểnh . Mang ) khổng lồ - giant Muntjac Megamuntiacus vuquanggensis. Hình như Heo rừng mụn cóc - warty pig Sus buculentus ghi là tuyệt chủng nay tìm ra vài con ở Lào . Trâu rừng và Bò tót ( ? ) krouprey Bos sauveli đã mất dạng và Nai nâu ( Nhật bổn ) - Sika deer chỉ còn tìm thấy ở vài trại chăn nuôi . Voi cũng chỉ còn chút it trong rừng Lâm Đồng phía giáp giới tỉnh Đắc Nông ( năm 1980 còn 1500 - 2000 con , nhưng năm 2000 trụt xuống còn chừng 85 - 114 con ) . Thập niên 1950- 60 “ Cọp Khánh Hòa” còn nhiều ở rừng quanh Bảo Lộc - Di Linh, nay theo nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, cả nước chỉ còn độ 80 con. Tây Ngu một sừng đã tuyệt chủng và Tây Ngu hai sừng chỉ còn 8 con lãng vảng ở rừng Cát Tiên. ...
Chim chóc
Các vườn hay trại gầy giống rau - vegetables và hoa - flowers vùng Đà Lạt đã nổi tiếng khắp nước . Du Khách viêt Nam thích đến Đà Lạt hưởng khí hậu mát lạnh, rừng thông, hồ, thác v.v... Nhưng các nơi chim chóc sinh sống cũng là nơi nên đến thưởng ngọan .
Núi Lang Bian hay Núi Bà chỉ cách Đà Lạt 12 km về phía Bắc, rất dễ đến nơi bằng tắc xi xe ô tô hay mô tô - xe gắn máy . Một đường mòn dẫn lên đỉnh núi ngang qua rừng thông đến rừng lá rộng luôn luôn xanh . Lòai chim Sẽ xanh lục Việt Nam - Vietnameses Green Finch tìm thấy ở nhiều cây thông suốt lối mòn, cùng lọai Mỏ chéo đỏ - red crossbill ở thông gần đỉnh . Lòai đặc hửu Sáo hót mỏ khảm vàng- collared laughingthrush yellow- billed nuthatch, chim Mào đen black crown fulvettia tìm thấy ở rừng luôn luôn xanh ở đường lên đến đỉnh . Các lòai địa phương khác đáng chú ý gồm Cochoa Xanh lục, Sáo hót má trắng , Sẽ Xanh lục, Sáo mủ đen blackhood laughingthrush, Chim hút mật cổ đen black throat sunbird và chim Cutia việt nam .
Hồ Tuyền Lâm nhân tạo chỉ cách thị xã 3km, đến nơi dễ dàng bằng xe mô tô hay ô tô, nhưng cần thuê tàu đò đến phần rừng còn sót lại ở xa cuối hồ, nơi tốt nhất tìm thấy chim chóc . Có nhiều lối mòn đi qua rừng, nhưng chúng không ghi dấu rỏ và khó tìm. các chim đặc thù địa phương là Sáo hót mõ khảm vàng, Sáo đầu( mủ ) đen, Crocias mào xám - grey crocias, Sẽ việt nam xanh lục, Cutia việt nam …
Thung lũng Tà Nùng cách Đà Lạt 15km là nơi tốt nhất thưởng thức Crocias mào xám, Chim Ác là Xanh lục Đông Dương - Indochine green magpie, Sáo hót mõ khảm vàng, Sáo hót mủ đen, Sáo hót má trắng, Sáo hót ngực vàng cam, Vẹt đầu xám - grey headed parrot.
Đèo núi San rừng phủ đầy trên đường chánh từ Di Linh xuống Phan Thiết, cách Đà Lạt chừng 80km là nơi đáng tin cậy nhất để tìm thấy Sáo hót ngực vàng cam, Pittas gáy xanh dương và rỉ sét - blue and rusty naped pittas , Cochoa xanh lục, Sáo hót đầu đen, Sáo hót má trắng, Fullvetta Đông Dương và Vẹt đầu xám .
. . . . .