7/8/2014
Sao Anh không về chơi Thôn Vỹ ( Dạ )
Nhìn mấy hàng cau, nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền …
( bài thơ của Hàn Mạc Tử, mộng tưởng làng và cô gái “ Thương Thuơng”)
Và Ca dao, Hò , Vè :
Sông Hương lắm chuyến đò ngang ,
Anh nhiều nhân ngãi biết đi đò nào.
Đò từ Đông Ba chèo qua Đập Đá,
Đò về Vỹ Dạ thẳng ngã Ba Sình…
( chú thích : sau khi “cầu Trường Tiền đúc lại xi moong” trước năm 1945, các bến đò thông dụng là bến đò Kim Long- Phường Đúc, bến đò Trường Súng, bến đò Thọ Lộc ( Đập Đá - Hàng Me ) và từ cầu Gia Hội là bến đò Cồn, Bến đò Cạn, bến đò Chợ Dinh …)
… Những bến đò nặng tình nước non, như đò bến Phú Văn Lâu với cuộc khởi nghĩa vua Duy Tân, bến đò Cửa Hữu, bến đò Kẽ Vạn ngày “ Thất Thủ Kinh Đô” năm 1885
Đò ai lơ lững bên sông
Có lòng đợi khách hay không hởi đò ?
( Bến Văn Lâu : Hò Mái Đẩy)
Chèo qua Ngọc Trản đến vạn Kim Long
Sương sa gió thổi lạnh lùng
Sóng xao trăng lặng, nặng tình nước non
( Hò Huế )
Thuê qua một chuyến đò ngang,
Tiền đồng bạc lượng, nhiều hàng cả cây.
( Vè Thất Thủ Kinh Đô 1885 )
Cũng thời chung một chuyến đò,
Cũng thời biển rộng, sóng to chòng chành.
( Vè than óan 2- 6000 ? nạn nhân Cọng Sản Huế, Tết Mậu Thân năm 1968 )
…Xương thịt nào của những bách dân
Chôn vùi dưới hào lũy Khiêm Lăng
Kinh đô thịt nát ngày thất thủ
Sọ trắng giăng hàng Tết Mậu Thân.
( Huy Phương – 2006 )
Vị trí
Thừa Thiên - Huế sau 1975 là tỉnh cực Nam vùng Bắc Trung Bộ, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Lảnh thổ năm trong khỏang từ 16000’ đến 160 44’ vĩ tuyến Bắc ( 16020’ trung bình ) và từ 107002’ đến 108012’ kinh tuyến Đông ( trung bình 1070 35’ ). Ranh giới tỉnh : điểm cực Bắc thuộc xã Điền Hương huyện Phong Điền, điểm cực Nam nằm trên dãy Bạch Mã thuộc huyện Nam Đông, điểm cực Tây thuộc xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, điểm cực Đông, không tính hòn đảo Sơn Chà ( không phải bán đảo Sơn Trà, thuộc Đà Nẳng ) là mũi Cửa Khém thuộc huyện Phú Lộc và cũng là diểm cực Đông của dãy Bạch Mã - Hải Vân. Thừa Thiên - Huế giáp tỉnh Quảng Trị ở phía Bắc, Thành Phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam về phía Nam , Biển Đông về phía Đông và các tỉnh Savannakhet, Salavan và Sekong của Lào về phía Tây.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5 062.6 km2 ( Niên Giám Thống Kê năm 1999 ghi nhỏ hơn một tí xíu 5 053.99 km2 ). Dân số năm 1999 là 1 045 134 người, năm 2009 là 1 088 700, như vậy năm 2014 có lẽ đã gần 1150 000. Người Kinh - Việt chiếm 97 % tổng số dân. Địa bàn cư trù chủ yếu Kinh - Việt là thành phố Huế và các huyện ven biển. Sau năm 1975, người Kinh cũng định cư ở Nam Đông, A Lưới. Dân Kinh nguồn gốc chính là tỉnh Thanh Hóa. 90 % tộc dân thiểu số là ba nhóm Bru - Vân Kiều, Cơ Tu, Ta Ôi thuộc nhóm Môn -Khmer, họ ngôn ngữ Nam Á cư trú hầu hết ở khu vực đồi núi. Dân Bru - Vân Kiều Huế - Thừa thiên cũng như ở Quảng Bình, Quảng Trị nguồn gốc bản địa làm nương rẫy sinh sống . Người Cơ Tu cư trú ở các huyện A Lưới , Phú Lộc có nhiều tên : Ca - Tàng , Ca Tu, Kha Tu … sống thành từng bản , mỗi bản 15 - 30 nóc nhà , phá rừng làm rẫm chọc lỗ tĩa hột không sạ - không cấy, nhưng cũng có thủ công, dệt đan lát. Người Cơ Tu theo chế độ phụ hệ, có sinh họat văn hóa dân gian phong phú như hát Tơ Len và nhiều truyện cổ. Ngườì Tà Ôi chủ yếu sống ở huyện A Lưới có nhiều tên gọi như Ba Hi , Pa Cô , Cà Tua,Tà Uốt … Sinh sống gắn với nương rẫy, nhưng nay đã biết làm ruộng nước , rất giỏi săn bắn , đặc biệt là săn bắt và thuần dưỡng voi. Họ cũng có văn hóa - văn nghệ phong phú có nhiều làn điệu dân ca: Ka Lơi, Ba Hoi, Roin ; nhạc cụ, câu đối , truyện kể, Ngòai ra, trước đây có đôi chút ít người Hoa và sau hai giai đọan di cư 1955 - 1975, một số người Thái, người Nùng. Phân bố dân cư không đồng đều trong tỉnh, tương phản rõ rệt giữa vùng đồi núi phía Tây và đồng bằng duyên hải phía Đông . Thành phố Huế có mật độ dân số rất cao. Các huyện dân cư trù mật là Phú Vang, Quảng Điền. Dân cư thưa thớt nhất là ở các huyện Nam Đông, A Lưới. Phân bố dân thành thị cũng rất chênh lệch. Năm 1999, dân số thành phố Huế là 292 000, trong khi các thị trấn huyện lỵ cũng rất ít dân: Phong Điền 5 837 người, Sịa -huyện Quảng Điền 9 680, Tư Hạ -huyện Hương Trà 7413, Phú Bài - huyện Hương Thủy 11 696, Phú Lộc 10 63, Khe Tre - huyện Nam Đông 3158, A Lưới 5038. Về hành chánh, Thừa Thiên- Huế có một thành phố tỉnh quản trị là Huế, 8 huyện ( 7 huyện và một cảng thị trấn ? ) : A Lưới, Hương Thủy, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền và một cảng thị trấn ( ? ) là Thuận An.
Suôi dòng thời gian thành lập Phú Xuân,Thừa Thiên- Huế
Lịch sử mảnh đất sông Hương- núi Ngự này đã có người sinh sống từ 2800 năm ,theo các khai quật văn minh Sa Huỳnh cũng như các di tích trong vùng . Theo Nguyễn Thiên Thụ ( Dòng Việt số 17 - 2005 ), thời Hùng Vương 289 - 258 trước Công Nguyên Tây Lịch, đất đai nước Văn Lang đã đến Hà Tĩnh - Quảng Bình và nước Việt Thường là một bộ phận nước Văn Lang. Tuy rằng có một số thuyết, như Trần Trọng Kim chẳng hạn, cho rằng Việt Thường là Chiêm Thành, nhưng NguyễnTrải đã viết: Chiêm Thành xưa là huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam sau đổi tên là Lâm Ấp. Như vậy đời Hùng Vương, Chiêm Thành và Việt Nam là một : một bộ nước Văn Lang trong số 15 bộ nước Văn Lang, theo ghi chú các sách của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú. Hán Việt Từ Điễn của Đào Duy Anh cũng định nghĩa Việt Thường là tên nước ta ngày xưa về đời vua Hùng Vương, thời Bắc Thuộc gọi là An Nam ( nhà Hán gọi là Nam Việt ), đến đời Gia Long góp hai tên cũ mà đặt tên là Việt Nam. Văn Lang là một quốc gia văn minh và giàu mạnh, Bắc gíáp Động Đình Hồ, Nam giáp nước Hồ Tôn có lẽ là Chiêm Thành khi tách ra khỏi Văn Lang ? Cuối đời nhà Hán, năm 102 sau Công Nguyên, ở huyện Lâm Ấp quận Nhật Nam, Khu Liên nổi lên lập nước Lâm Ấp. Quân nhà Hán vì thủy thổ bất phục, tiếp tế khó khăn, kinh phí thiếu thốn, không đem quân đánh dẹp Khu Liên. Từ đây Chiêm Thành và Việt Nam chia hai. Từ đời Hán, Chiêm Thành thường đem quân cướp phá đất Giao Châu ( là bộ Giao chỉ nước Văn Lang ) . Đối với dân Việt, người Chiêm Thanh rất độc ác, và theo Nguyễn văn Siêu - Địa Dư Chí (? ), họ đã tiêu diệt các nước nhỏ cạnh Lâm Ấp như Đại Kỳ Giới, Tiểu Kỳ Giới, Thức Lộc, Từ Lang, Khuất Đô, Càn Lỗ, Phù Ninh. Năm 981, sau khi Lê Hòan lên ngôi thành vua Lê Đại Hành năm 980, đem binh đánh nhà Tống xâm lăng và năm 982 đánh Chiêm Thành lần đầu tiên, sau gần 8 thế kỷ chịu đựng không biết bao nhiêu cuộc tấn công của Chiêm Thành. Năm 1044, vua Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành vì họ không chịu triều cống và thường xuyên quấy nhiễu mặt biển nước ta . Quân ta đánh tan quân Chiêm ở Ngũ Hồ ( ở dãy núi Bạch Mã -Hải Vân ? ), tướng Quách Gia Ghi chém vua Sạ Đẩu xin hàng. Vua tiến quân vào thành Phật Thệ là làng Nguyệt Hậu, huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên ngày nay, bắt về 5000 người và 30 voi. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ xin dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội và được tha về nước. Năm 1103, vua Chiêm Thành Chế Ma Na chiếm lại ba châu. Năm sau, Lý Thường Kiệt đem binh sang đòi lại; quân Chiêm Thành thua to, phải trả lại ba châu. Chế Mân xin dâng Châu Ô và Châu Lý ( Rí ) làm lễ cưới công chúa Huyền Trân và vua Trần Anh Tông thu nhận hai châu này, đổi tên thành Thuận Châu và Hóa Châu. Năm 1307, vua Trần Anh Tông phái Đòan Nhữ Hải vào cai trị hai châu này. Chính lúc này là dân Thanh Hóa và một ít dân Nghệ An vào định cư ở đây sinh sống với dân Chiêm sở tại, khởi đầu tỉnh Hóa Châu, lúc đó gồm luôn cả đất tỉnh Thừa Thiên ngày nay. Năm 1368, vua anh hùng Chế Bồng Nga sai sứ sang đòi lại đất Hóa Châu. Vua Trần Dụ Tông sang đánh Chiêm Thành, nhưng rốt cuộc vua thua trận, các tướng Trần, Đỗ Tử Bình, Hồ Qúy Ly chạy trốn. Năm 1390, Chế Bồng Nga bị bắn chết và Chiêm Thành suy yếu từ đây. Năm 1400, Hồ Qúy Ly lên ngôi, sai tướng Đỗ Mãn đem quân đánh Chiêm Thành nhưng thất bại. Năm 1402, Đỗ Mãn đem binh lấy đất Chiêm Động ( phủ Thăng Bình, Quảng Nam ), Cổ Lũy ( Quảng Ngãi )và đặt quan cai trị; dân Chiêm ở những nơi này bỏ đi. Quan trọng nhất là khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi vua, vua Chiêm Thành Trà Tòan quấy phá Hóa Châu, sai sứ sang nhà Minh cầu viện. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem binh bình Chiêm, đánh Thị Nại, Đồ Bàn, chiếm đất Đồ Bàn, Đại Chiêm, Cổ Lũy; lập đạo Quảng Nam, cắt Chiêm Thành làm 3 nước là Chiêm Thành, Hóa Anh và Nam Phan. Năm 1558, Nguyễn Hòang vào trấn thủ Thuận Hóa và từ đây Nam Tiến thêm và phát triễn miền Nam. Theo Thân Trọng Tuấn ( cũng ở tuyễn tập Nhớ Huế số 17 - 2006), Nguyễn Hòang ( 1558 - 1631 ) lập căn cứ ở Ái Tử, Trà Bát và Dinh Cát. Cả ba đều là đất tỉnh Quảng Trị. Năm 1602, chúa Sải Nguyễn Phước Nguyên dời Dinh Cát từ Quảng Trị vào xã Phước An , huyện Quảng Điền, cải tên Dinh Cát thành phủ Thừa Thiên. Năm 1636, chúa Thượng Nguyễn Phước Lan cho dời phủ Phước An vào xã Kim Long, gọi là phủ Thuận Nghĩa, thuộc Thừa Thiên. Năm 1697, chúa Nghĩa Nguyễn Phước Trăn cải tên phủ Thuận Nghĩa làm Miếu Thái Tông, thờ cha là chúa Hiền Nguyễn Phước Tần. Chúa Nghĩa lập phủ mới là Phú Xuân, cách Miếu Thái Tông vài dặm, ở xã Phú Xuân , huyện Hương Trà. Theo cuốn thứ 6 Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, lấy núi đằng trước Phú Xuân tức là Núi Ngự Bình làm án, đắp tường thành, xây cung điện, trước mặt đào hố lớn, trồng hoa cỏ cây cối ,thể chế rất tráng lệ. Phủ lập chưa xong thì chúa băng. Con là chúa Minh Nguyễn Phước Chu tiếp tục xây cất Phú Xuân, tạm gọi là vương phủ. Nhưng dân quen gọi là phủ Phú Xuân, sát cạnh phố Huế. Năm 1712, chúa Võ Nguyễn Phước Khóat cho lập phủ chánh ở phía Đông phủ cũ xã Phú Xuân và tháng giêng năm 1739, phủ chánh Thừa Thiên hòan thành. Theo cuốn Kinh Sư, cuốn sách thứ nhất của bộ sử Đại Nam Nhất thống Chí sọan năm Duy Tân thứ ba - năm 1910, thì thành cũ Phú Xuân thuộc góc Đông Nam trong kinh thành Huế ,khỏang từ cửa Thượng Tứ( cửa Đông Nam ) theo đường Đinh Bộ Lĩnh vào gặp đường Hàn Thuyên, Đường Hàn Thuyên bắt đầu từ của Hiển Nhân vô ra Đại Nội , tới gặp đường Nguyễn Thành. Đường Nguyễn Thành vòng ngược lại gặp đường Ông Ích Khiêm, từ Nam sang Tây băng qua các cửa Thượng Tứ Đông Nam, cửa Thể Nhân ( của Ngăn ), Kỳ Đài ( cột cờ Ngọ Môn ) cửa Quảng Đức ( của Sập ) và của Chính Nam ( cửa Nhà đồ ). Di tích thành cũ Phú Xuân nay không còn nữa, vì tất cả đã bị phá hủy để xây Viện Cơ Mật, sau cải làm tam tòa ( tòa án ), trường tiểu học Trần Quốc Tỏan, chùa miếu, nhà cửa v.v… Trước kia không có thị xã Huế, mà chỉ có Kinh Sư , thêm chín phường ngoại thành, tính từ phường đệ nhất tới phường đệ cửu như dưới triều Thành Thái. Chỉ ở các bản chánh văn viết bằng tiếng Pháp , từ Huế mới được dùng từ lâu. Triều Thành Thái, quân đội Pháp của nhà nước Bảo Hộ dành tòan quyền việc giữ gìn an ninh anh ninh trật tự 6 khu phố ngọai thành. Triều Khải Định đặt ra chức thị trưởng thành phố cũng do Pháp đảm nhiệm cho đến năm 1945 . Thời Kinh sư trước năm 945 có 6 khu phố : phố Gia Hội, Phố Đông Ba ( nguyên là Đông Hoa cải tên vì Hoa là tên mẹ của vua Thiệu Trị ), phố Đông Hội , phố Chợ Dinh, phố của Đông và phố Trường Tiền . Ít hơn Hà Nội có đến 36 phố phường. Sau khi thống nhất đất nược vua Gia Long
Phú Xuân ( Huế, đọc trại của Hóa ? ) được thành lập năm 1687, thời chúa Nguyễn Phúc Trăn. Các chuá Nguyễn hành quân Nam Tiến từ Phú Xuân, mãi cho đến khi quân chúa Trịnh Hòang ngũ Phúc đánh lấy Phú Xuân năm 1775. Năm 1771, anh em Tây Sơn nổi dậy, thắng trận ở Phú Xuân, chiếm Phú Xuân năm 1786 , tiếp tục đánh ra Bắc và lật đổ nhà Trịnh. Nguyễn Huệ xưng vương là vua Quang Trung ở Phú Xuân, trước khi ra đánh Bắc đánh Trịnh và đuổi quân nhà Thanh viện trợ vua Lê về Tàu. Hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ tranh dành nhau chia đôi đất nước ở một sông nhỏ Bến Ván( ? ) tỉnh Quảng Nam. Năm 1792, Nguyễn Huệ chết. Thừa cơ Nguyễn Ánh tiến chiếm Gia Định rồi lấy Phú Xuân, lên ngôi năm 1802 và cũng lấy Phú Xuân làm kinh đô nước Việt Nam thống nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, mãi cho đến năm 1975 mới thôi. Trong thời Chiến Tranh Việt Nam tỉnh Thừa Thiên là nơi chiến tranh khốc liệt nhất đứng hàng thư hai của Cộng Hòa Miền Nam, vì gần vĩ tuyến thứ 17 chia đôi đất nước Dân Chủ Cộng Hòa Miền Bắc ký kết, sau khi Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ, dưới áp lực của Thủ tướng Trung Quốc Châu Ân Lai. Binh lính Hoa Kỳ chết ở đây là 2 893 người, cao nhất mọi tỉnh Cọng Hòa Miền Nam. Thảm trạng Tết Mậu Thân 1968 cũng xảy ra ở Thừa Thiên, nơi ước lượng từ 2000 đến 6000 thường dân và binh lính Cọng Hòa miền Nam về Huế nghĩ Tết, bị bắt làm tù binh, bị sát hại.
Sau năm 1975, dân gian Cọng Hòa Nhân Dân miền Bắc ồ ạt vào Huế - Thừa Thiên cũng như khắp mọi tỉnh, thành phố, thị trấn Cọng Hòa Miền Nam. Tháng 6 năm 1976, tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh. Quốc Hội khóa 8, tháng 6 năm 1989, tỉnh Thừa Thiên - Huế được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên. Lúc đó, Thừa Thiên - Huế gồm các đơn vị hành chánh: thành phố Huế, huyện Hương Điền, huyện Hương Phú, huyện Phú Lộc và huyện A Lưới. Nay gồm thành phố Huế , 8 huyện và 8 thị trấn như đã nói trên.
Địa hình
Thừa Thiên- Huế nằm trong một dãi đất hẹp có chiều dài khỏang 127 Km , chiều rộng trung bình 60km với các dạng địa hình kế tiếp nhau : núi cao từ 750m trở lên chiếm 29.5 % diện tích, đồi chiếm 34.5 % , gò cao - cồn cát hiếm 4.1 % , thung lũng 15.4 % , đồng bằng 11.6 % , đầm phá 4.4 % . Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông , phức tạp và bị chia cắt mạnh. Núi đồi chủ yếu ở phía Tây. Sau đó là các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi và sông Ô Lâu, tạo nên những đồng bằng nhỏ hẹp duyên hải. Cuối cùng là vùng đầm phá .
Thuộc địa hình đồi núi đáng kể ra là khu vực Động Truồi( 2 1154m ), núi Ba Đa Lẽ( 1102m ? ) , các núi A Lay, A Tây (919 m ) , Động Mang Chan (861m ), A So , Động Ngãi (cao 1774m ). Khu vực thượng nguồn sông Hương núi thấp hơn nhưng ở cảnh quan Bạch Mã - Hải Vân, núi lại cao. Dãy Bạch Mã, cao độ 1444m ở phía Nam huyện Phú Lộc, giáp giới Đà Nẳng, do đá granit - thạch cương tạo ra. Vùng Bạch Mã có nhiều cảnh quan đẹp, rất có giá trị về du lịch, như dòng suối Hòang Yến, thác Bạc ( cao 8-10m , rộng 4m ), Ngũ Hồ, đá granit chặn dòng suối thành 5 hồ liên tiếp ở 5 bậc độ cao giữa các hồ là thác cao 3- 4m , thác Đỗ Quyên , cao hơn 100m , rộng 20m.
Phần phía Tây và phía Nam có địa hình thung lũng xâm thực , tích tụ. Đáng chú ý là thung lũng Nam Đông hay thung lũng Khe Tre, chạy dọc theo thượng nguồn sông Tả Trạch; thung lũng A Lưới, dọc sông Xê Xáp kéo dài tới biên giới Việt Lào. Càng đi về phía Nam, thung lũng càng mở rộng , nhất là tại thị trấn Khe Tre cao độ 60m. Từ Khe Tre đi về phía nguồn các phụ lưu sông Tả Trạch , thung lũng lại hẹp dần. Thung lũng A Lưới là một thung lũng hẹp, kéo dài 40 km theo hướng Tây Bắc -Đông Nam. Diện tích 18000 ha , nằm trong đia phận huyện A Lưới, đáy thung lũng cao độ 550m . Phía Bắc thung lũng là dãy Động Ngãi , có nhiều đỉnh cao hơn 1000m và cao nhất tỉnh là đỉnh Động Ngãi 1774m như đã nói trên , và độ dốc lớn . Phía Nam cũng có nhiều đỉnh cao trên 1000 m , nhưng độ dốc nhỏ hơn.
Phần phía Đông là dải đất thấp phù sa sông, biển và sự bào mòn các đồi thấp dọc theo bờ biển chiều dài 70km, rộng trung bình 12 Km , tạo thành. Địa hình không cao , nhưng phân hóa phức tạp, gò đồi, cồn cát, đồng bằng ,đầm phá và các cửa sông, xen kẻ nhau .
Đầm phá tỉnh nhà , kéo dài theo hướngTây Bắc- Đông Nam, khá điển hình, nối nhau thành một dãi, gồm : phá Tam Giang ,đầm Thanh Lam - Sam, đầm Hà Trung - Thủy Tú ( Hà Trữ ? ), đầm Cầu Hai. Về phía Nam là đầm Lăng Cô ( còn có tên là đầm Lập An , hay vụng An Cư),. Dải đầm phía Bắc thông ra biển qua cửa Thuận An ở phá Tam Giang và cửa Tư Hiền ở đầm Cầu Hai .Chiều rộng mỗi cửa gần 1km. Riêng đầm Lăng Cô nối biển qua cửa lạch Lăng Cô. Dải đầm - phá - lagoon Tam Giang, Cầu Hai là dãi đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, dài 68 km và diện tích mặt nước lợ là 22 000 ha (đầm Cầu Hai 11 400 ha, phá Tam Giang 4900 ha ).
Địa hình cồn cát , đụn ( độn ) cát và bải biển trải dài từ Quảng Trị đến cửa Tư Hiền , chỉ bị gián đoạn ở vài nơi. Bề dài các bãi biển là 128 km . Phía Nam địa hình này lại xuất hiện các dạnh mũi tên cát, điển hình ở Lăng Cô. Bãi biển - mũi tên cát Lăng Cô, dài gần 6 km, thoai thỏai, trông tựa dải lụa trắng viền mép nước biển trong xanh . Bãi Cảnh Dương dài 8 km , rộng 150 - 250 m có cảnh quan rất ngọan mục mà ngay dân Huế cũng ít biết. Bãi biển Thuận An rì rầm tiếng sóng quyện lẫn tiếng gió xào xạc rừng phi lao đón mời du khách .
Nối tiếp về phía Tây Nam là dải đồng bằng và đồi bóc mòn. Các đồng bằng tương đối bằng phẳng. Cao nhất là đồng bằng xâm thực - tích tụ Cổ Bi, thuộc huyện Phong Điền, độ cao trung bình 14 - 20m. Thấp nhất là đồng bằng hạ lưu Sông Hương- so6ng Bồ chỉ cao 3- 4m . Phần lớn thành phố Huế nằm trên đồng bằng này, nên thưO_`ng bị ngập lụt tai hại nhất mới đây là ngập lụt năm 1999. Xen ke đồng bằng là một số dồi bóxc mòn tạo ra nhiều cảnh đep.
Khí hậu, thủy văn
Khí hậu Thừa Thiên - Huế là chuyễn tiếp giữa Gió Mùa Á Xích đạo miền Nam và Gió Mùa Nội chí tuyến miền Bắc Việt, nói chung là khí hậu ẩm ướt gió mùa. Dãy Bạch Mã đồ sộ kéo dài ra tận biển, tạo thành hai vùng khí hậu hác biệt nhau. Tuy rằng khí hậu tỉnh nhà có nhiều điểm giống khí hậu miền Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C ở các vùng đồng bằng ( tiểu vùng phía Bắc thành phố Huế, tiểu vùng từ Phú Bài đến Truồi và tiểu vùng đồng bằng đầm phá huyện Phú Lộc) và vùng đồi. Trung bình cho vùng núi là 210C. Muà mát lạnh là từ tháng 11 đến tháng ba sang năm, có gió mùa lạnh Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng giêng : 200C. Nhiệt độ mùa mát lạnh có thể rơi xuống dưới 12oC ở đồng bằng và ẩm độ khí trời cũng cao 85-95% . Tiếp theo là mùa nóng nực từ tháng 4 đến tháng 9 ; nhiệt độ trung bình đến 290C vào tháng 7, có khi lên tới 410C. Tuy tháng 7 cũng ẩm uớt, nhưng ẩm độ tương đối thập hơn, có khi chỉ 50%.
Lượng mưa Thừa Thiên - Huế thuộc vào lọai nhiều nhất nước nhà. Tác động giữa địa hình và hòan lưu khí quyễn đã tạo ra cho tỉnh nhà một số trung tâm mưa lớn như Bạch Mã - Nam Đông ( 3400 - 4000 mm, năm 1980 là 8 664 mm ), Động Ngãi ( 3200 mm, năm 1990 : 5086mm ). Vùng núi phía Tây và Tây Nam, mưa tới 7 tháng. Vùng đồng bằng ven biển, mưa kéo dài 4 tháng. Lượng mưa nhiều nhất là vào tháng 10 -11. Các tháng còn lại mưa không đáng kể. Tính chất mùa mưa cọng với địa hình thường xuyên gây ra hạn hán là lũ lụt Những nơi có nhiều diện tích đất cát hay đồi núi trọc , khả năng giữ nước mặt hạn chế, thường bị thiếu nước trầm trọng từ 2 đến 3 tháng, tỉ như ở các xã phía Bắc tỉnh . Ngược lại những nơi thấp, trũng lại bị ngập lụt vào mùa mưa.
Thừa Thiên - Huế thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, tập trung vào các tháng 8, tháng 9, tháng 10. Trung bình mỗi năm gần có một cơn bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh. Tỉnh còn chịu ảnh hưởng rất mạnh các cơn bão đổ bộ vào miền Bắc hay miền Nam. Nếu bão đổ bộ vào phía Nam thỉ tỉnh nhà bị mưa lớn. Hướng Trường Sơn gần như trùng với hướng di chuyễn bão, nên mưa bão tiến rất xa lên phía Bắc. “Đại hồng thủy” xảy ra ngày 7 tháng 11 năm 1999 tại Thừa Thiên - Huế đã làm cho 352 người chết ( có tài liệu ghi là đến 600 người chết ), 305 người bị thương, phá hủy tòan bộ 25 056 ngôi nhà và làm thiệt hại 600 000 gia cư .
Về thủy văn, mưa nhiều nên mạng lưới sông ngòi khá dày dặc, nhưng các sông đều nhỏ , độ dốc lớn. Tổng chiều dài các dòng sông chánh chảy trên lảnh thổ tỉnh là 300 km, trong đó hệ thống sông Hương chiếm tới 60%. Sông Hương dài nhất, lưu vực lớn nhất tỉnh, gồm 3 nhánh hợp thành là sông Bồ, sông Hửu Trạch và sông Tả Trạch. Sông Bồ bắt nguồn từ sường Đông của dãy Trường Sơn, dòng chính dài 4 km, chảy theo hướng Nam Bắc, rồi Tây Nam - Đông Bắc qua các huyện A Lưới, Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, nhập vào sông Hương ở ngã ba Sình, trước khi đổ ra phá Tam Giang. Từ vùng núi phía Tây Động Ruy, sông Hửu Trạch chạy theo hướng Nam - Bắc qua các huyện Nam Đông, A Lưới, Hương Thủy, rồi hợp lưu với sông Tả Trạch ở ngã ba Tuần, chiều dài 51 km. Sông Tả Trạch khởi nguồn từ sườn Tây Bắc của dãy Bạch Mã, chảy theo hướng Nam Đông Nam - Bắc Tây Bắc qua các huyện Nam Đông, Hương Thủy, Hương Trà rồi về ngã ba Tuần , dài 60 km. Hai sông Hửu Trạch và Tả Trạch hợp lưu ở ngã ba Tuần ,cách thành phố Huế khỏang 10 km về phía Nam, tạo thành dòng chảy chánh, quanh co của sông Hương qua vùng đồng bằng rồi đổ vào phá Tam Giang . Sông Ô Lâu và hai phụ lưu là sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh , bắt nguồn từ vùng núi huyện Phong Điền cao độ chừng 900m . Sông Mỹ Chánh có một đọan chảy vào lảnh thổ tỉnh Quảng Trị, trước khi hợp lưu với sông Ô Lâu ở ngã ba Phương Tích trên ranh giới hai tỉnh. Sông Ô Lâu chủ yếu chảy trong huyện Phong Điền rồi đổ vào phá Tam Giang qua cửa Lác, chiều dài dòng chánh là 69 km. Sông Truồi bắt nguồn từ vườn quốc gia Bạch Mã, ở độ cao 820m và đổ vào đầm Cầu Hai . Sông Truồi chủ yếu chảy trong địa phận huyện Phú Lộc, chiều dài 24 km. Trên lảnh thổ tỉnh nhà, còn có sông Nông, dài 20 km, bắt nguồn từ sườn Tây Bắc Động Truồi và đổ vào Đại Giang. Sông Bu Lu, thuộc huyện Phú Lộc, bắt nguồn từ sườn Bắc của đọan cuối dãy Bạch Mã, chảy thẳng ra Biển Đông ở Cảnh Dương, dài 18 km. Sông Cầu Hai chỉ dài 5 km, bắt nguồn từ phía Bắc vườn quốc gia Bạch Mã , đổ vào đầm Cầu Hai. Sông ngòi tỉnh Thừa Thiên - Huế có giá trị chủ yếu là cung cấp nước. Về lý thuyết, tổng lượng nước các sông suối tỉnh là trên 5 274 triệu m3, trong khi nhu cầu nước hàng năm của tỉnh là khỏang 535 triệu m3 , chiếm chưa đầy 10% tiềm năng. Tuy nhiên, vì địa hình dốc, thảm thực vật bị phá hủy mạnh , sự phân hóa theo mùa của dòng chảy, việc khai thác nguồn nước gặp nhiều khó khăn. Một số khu vực bị thiếu nước nghiêm trọng như Phong Điền, A Lưới và một phần Hương Trà, Hương Thủy.
Bờ biển Thừa Thiên- Huế giáp biển Đông dài 120 km. Ven biển là hệ thống đầm phá nổi tiếng từ lâu đời, tổng diện tích bề mặt 22 000 ha như đã ghi. Vùng biển rộng lớn, có nhiều tài nguyên phong phú, là một trong những thế mạnh hàng đầu của tỉnh. Năm 2010 ghi là đã đánh bắt được 40 000 tấn hải sản thuộc 500 lòai khác nhau. Tuy nhiên thềm lục địa tỉnh Thừa Thiên nhỏ hẹp , tuyến đẳng sâu 200m chỉ cách bờ biển có 30 km và ra xa bờ là vực sâu qúa 3000 m.
Tài nguyên đất đai, sinh vật, khóang sản
Về đại thể, đất đai Thừa Thiên - Huế có thể chia ra thành 3 nhóm chánh. Nhóm feralit phát triễn trên các lọai đá khác nhau, tỉ lệ mùn và các chất dinh dưỡng không cao vì bị bào mòn - rữa trôi mạnh; nhiều nơi đất vị xói mòn, trơ sỏi sạn. Phân bố rộng rãi ở đồi núi phía Tây tỉnh . Nhóm đất phù sa tập trung phần lớn ở dãi đồng bằng duyên hải và có một diện tích nhỏ, dọc theo thung lũng sông suối. Đất phù sa đồng bằng tương đối khá phì nhiêu nhờ phù sa sông ngòi bù đắp. Nhóm đất mặn cũng tương đối nhỏ, hình thành ở vùng cửa sông , đầm phá nơi bị ảnh hưởng của thủy triều, có thể nên phát triễn một số cây chịu mặn. Thống kê năm 2000 cho thấy gần 48% đất đai chưa sử dụng, đa số là đất trống ,đồi núi trọc phân bố chủ yếu ở các nơi đất cát và ở đồi núi. Diện tích đất cát lớn nhất là ở huyện Phong Điền, rồi đến huyện Phú Vang . Đất trống ,đồi núi trọc trải dài trên một diện tích rộng lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẳng qua các huyện Phong Điền, Hương Trà, thành phố Huế, Hương Thủy và Phú Lộc, rồi lan dọc theo thung lũng các sông Ô Lâu , sông Bồ , sông Hửu Trạch và sông Tả Trạch. Dọc thung lũng A Lưới có đến 40 000 ha và ven thung lũng Nam Đông có hơn 18000 ha đất trống.
Về Thực vật , Động Vật ở 170200 ha rừng tự nhiên còn lại trong tỉnh, năm 2000, là rừng giàu và rừng trung bình ở các vùng cao, độ dốc lớn, hoặc ở các đầu nguồn sông, khá liên tục ở khu vực núi Động Ngãi dọc theo địa giới hai huyện Phong Điền, A Lưới, vùng biên giới Việt- Lào , dãy Bạch Mã - Hải Vân, chứa nhiều lòai gỗ qúi và động vật rừng hiếm có . Đặc biệt là vườn quốc gia Bạch Mã, thành lập năm 1986, diện tích 22 031 ha, nằm trên lảnh thổ hai huyện Phú Lộc và Nam Đông. Năm 2000, vườn Bạch Mã kiểm kê được 287 tông - chi của 144 họ thực vật, 55 lòai thú thuộc 23 họ, 150 loài chim thuộc 37 họ , trong đó có một số lòai đặc hửu như gà lôi lam mào đen và mào trắng, vọoc …. Năm 2004 , Qủy Đời Sống Hoang Dã Thế giới - World Wildlife Fund , khởi xướng dự án Hành Lang Xanh - Green Corridor cho khu vực rừng luôn luôn xanh nguyên thủy, đất thấp ẩm ướt miền Trung Trường Sơn còn sót lại của nước nhà. Dự án thành lập Hành Lang Xanh năm 2008 , rộng 1340 km2 của rừng quý hiếm thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông, Hương Thủy . Từ năm 2005 đến 2006, Hành Lang Xanh đã khám phá ra 11 lòai động vật và thực vật mới, gồm 2 lòai bướm và một lòai rắn. 5 loài hoa lan và ba lòai thực vật mới khác, đặc hửu riêng cho các rừng nhiệt đới thuộc dãy Trường Sơn Việt Nam. 10 lòai thực vật , gồm 4 lòai hoa lan đang định danh, nhưng đã tỏ ra là những lòai mới. Trong thập niên 1990, ở đây đã tìm thấy nhiều động vật có vú lớn kể cả Sao La. Lòai rắn mới tên gọi là rắn lưng gồ sống tàu, môi trắng- white lipped keelback snake Amphiesma Leucomystax, dài 80 cm, thân điểm chấm đỏ. Hai lòai bướm mới thuộc 8 lòai mới khám phá ra trong tỉnh nhà từ năm 1996. Lòai bướm nhảy nâu - quick flight skipper thuộc tông Zela. Lòai thứ hai là bướm mắt rắn - satyrid , thuộc tông mới họ phụ Satyrinae. Ba trong số các loài lan mới hòan tòan không có lá - leafless, một điều ít thấy ở lòai lan. Chúng hòan tòan không có diệp lục tố, sinh sống trên chất liệu đang phân hủy. Các lòai mới khác gồm lòai lan hoa đen aspidistra . Một lòai họ ráy, môn - aroids mới có những mo - spathes màu vàng rất đẹp,nhưng có một lòai tông Arum độc hại . Những khảo cứu mới trình bày rỏ là ở Hành Lang Xanh cũng có nhiều lòai bị hiểm nguy tuyệt chủng , trong đó có 15 lòai bò sát , lưỡng cư - amphibians và 6 lòai chim. Hành Lang Xanh là nơi cư trú lòai vượn mào má trắng - white cheek crested gibbon , một trong những lòai linh trưởng - primates bị nguy cơ nhất thế giới. Nhiều người cho rằng Hành Lang Xanh là vị trí bảo tồn tốt nhất cho Sao La, một lòai “ súc vật” hoang dã độc đáo, các nhà khoa học chỉ mới tìm thấy năm 1992 trên thế giới .
Về thủy hải sản, năm 2000 , riêng vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế đã kiểm kê được 162 lòai cá thuộc 57 họ và 17 bộ. Trong số này, gồm 85 lòai bộ cá vược , 13 lòai bộ cá đối, 12 lòai bộ cá trích , 11 lòai bộ cá chép, 10 lòai bộ cá chình …
Về khóang sản, nhìn chung Thừa Thiên là tỉnh nghèo khóang sản. Hiện đã phát hiện hơn 100 điểm khóang sản, phần lớn là đá vôi ở Long Thọ ( 500 triệu m3 , năm 2000 ), Nam Đông ( 500 triệu m3 ), Phong Xuân- Phong Điền ( 240 triêu m3 ) thuận lợi để phát triễn công nghiệp xi măng. Mỏ đá granit đen và xám ở Phú Lộc có trữ lượng lớn, có thể khai thác phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu. Cao Lanh tập trung ở Lại Bằng ( Hương Trà ), Nguyệt Biều ( TP Huế ), cát thủy tinh ở Phong Hải, ( Phong Điền), Phú Đa (Phú Vang ), mỏ sẻt Long Thọ, Phú Thứi, Phú Bài, Hương Hồ, A Lưới . Trữ lượng than bùn ở Phong Điền và ở các trầm Bàu Bàng , Trầm Sen , Phong Nguyên, Hóa Chăm hạn chế , cũng như quặng sắt ở Hòa Mỹ ( Phong Điền ), Vĩ Dạ Thượng , Phú Xuyên ( Phú Lộ c ) v.v… hay ti tan sa khóang ở Kẻ Sung , ( Phú Vang ) , Quảng Ngạn ( Quảng Điền ), Vinh Phong - Vinh Mỹ ( Phú Lộc ) và vàng sa khóang ở Phổ Cần ( Phú Lộc ), Bản Gôn ( Nam Đông ), Rào Nhỏ ( A Lưới) … Tỉnh nhà có một số nguồn nước khóang ở Mỹ An ( Phú Vang) độ sâu 120m, nhiệt độ 51 - 52 oC , Thanh Phước ( Hương Trà) độ sâu 41 - 145m, nhiệt độ 43.5 0C.
( Sẽ tiếp phần II làm bàn phát triễn Thùa Thiên Huế)
( Irvine – Nam Ca Li, Hoa Kỳ ngày 1 tháng 8 năm 2014 )
--------------------
II - Phát triễn Thừa Thiên- Huế