.
  31 ngày lang thang..P54-55
 
/7/2014


Phần 54-55


 Ha ha, người mà tôi chờ …đang đến!

 

Nào, mình chụp một tấm làm kỹ niệm, nghen.

He he, bây giờ ngồi đây nghĩ mệt 1 chút, trong bọc có cả chuối, bánh qui… nhưng hơn 12h trưa rồi, phải kiếm cái gì ăn cho nó…chính qui chớ.

Nơi chúng tôi đang ngồi, là giao lộ của nhiều đường, trong đó có đường Borommaratchachonnani, đường này bắt đầu từ cầu Phra Pin Klao, thuộc phó quận Arun Amarin, quận Bangkok Noi. Giống như các con đường chính khác tại Bangkok, 2 bên đường Borommaratchachonnani, có những con đường phụ đổ ra, bên trái được đánh số lẻ (1, 3, 5…)và bên phải đánh số chẳn(2, 4, 6…).

Vào thời điểm này, không có smartphone, tôi chưa rành bản đồ Google maps, lại càng chưa biết đến công cụ “street view”, nên mới khổ sở hỏi thăm đường. Mà chẳng sao, hổng biết đường cũng có cái thú vị riêng của nó, nếu ta vui vẻ chấp nhận rồi…mò mẫm đi tìm.

Và trước khi tiếp tục đi tìm thì phải kiếm cái gì bỏ bụng, vì đã 12h20 trưa rồi. Hôm nay, như dự tính, chúng tôi muốn ăn vài thứ gì đó bán dọc theo vĩa hè đường phố Bangkok, chỉ vài thứ thôi, vì mình lớn tuổi rồi chẳng có sức ăn nhiều như thanh niên, lại còn phải cẩn thận bảo dưỡng đường tiêu hóa, bởi cuộc rong chơi còn dài. Và bà xã bước vô quán bên lề, tìm món “ăn chơi”.



Mua đồ …ăn chơi.

Nhưng cũng phải kèm với “ăn thiệt”…

He he, cái xe này bán thứ gì mà Tây, Ta đều ghé ăn, hãy vào xem thử coi, thì ra đó là hủ tíu xào Thái Lan, thứ này ăn cũng …vững bụng, giá cả của các món ăn Thái phần lớn đều từ 30 đến 40 baht và chúng tôi kêu 2 dĩa, 1 dĩa không để tôm.

Chờ hủ tíu xào.

Trong khi Bà xã chờ món ăn, tôi đi hỏi thăm đường đến Taling Chan. Thật là tức cười, có lẽ chợ nổi chỉ hấp dẫn du khách nước ngoài, còn người dân Thái dường như chẳng thấy quan tâm mấy, nên họ chỉ đường rất là mơ hồ…kể cả cái anh chạy xe ôm mặc áo màu cam. Thôi, ăn xong đi…hỏi tiếp.

Hủ tíu xào đây rồi!

Nào ăn thử coi…

Ăn cũng tạm được, …có nghĩa là thua xa hủ tíu xào ở Chợ Lớn mình. Thôi thì ăn chơi cho biết, để còn ăn thứ khác nửa.



Để rồi tiếp tục lang thang và hỏi thăm.

…cũng chỉ là tiếp tục theo đường Borommaratchachonnani đi tới, khoảng 2km, khoảng 4km, khoảng 3km….? Chẳng chắc chắn gì cả, sau này tôi mới thấy mình sai khi đã quên hỏi mấy anh tuktuk. Thôi thì cứ tà tà, 2 kẻ lang thang tiếp tục ngắm nghía phố phường Bangkok, đầy xe cộ và đầy những hàng ăn lề đường. Rất nhiều thứ, trông thật vệ sinh và hấp dẫn…









Chúng tôi đạp xe ngang siêu thị Central Plaza, nhưng không ghé vào, vì không có nhu cầu mua sắm, hơn nửa bên trong chắc cũng chẳng khác gì Coop Mart hay Metro, Big C…ở Việt Nam.

 

Cuộc rong chơi tiếp tục, vừa tìm đường đến Taling Chan floating market, vừa nhìn xem phố phường Bangkok, chúng tôi lang thang dọc theo đường Borommaratchachonnani, qua hết các ngỏ phụ 13, 15, 17… vẫn chưa ai nói là sắp tới…Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy thích thú bởi được “no mắt” vì những thức ăn đường phố của Bangkok.



















Chợt một cảnh tượng mà lần đầu tiên tôi gặp kể từ lúc đặt chân tới Thái Lan, dù nó rất quen thuộc ở quê nhà : một bà cụ đang ngồi bẹp bên lề, vái lạy khách qua đường để xin đồng baht lẻ. Dù Thái Lan đang có những chiếc xe bus màu xanh, màu vàng…không máy lạnh, miễn phí cho những người nghèo; nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để cái nghèo, nhằm bớt đi những mảnh đời bất hạnh !

Chúng tôi tiếp tục tiến tới…







Thấy đoạn đường đi cũng xa mà đích đến vẫn chưa tới, bà xã tôi có vẻ nóng ruột nên đã hỏi đại một chị người Thái vừa bắt gặp bên lề. Có thể không ai hiểu ai, nhưng chắc chắn Taling Chan thì cả hai cùng biết và nhìn hướng taycủa chị, tôi biết mình phải tiếp tục đi tới, bà xã tôi nói còn chừng …5 cây số nửa! Thế thì chắc phải dừng lại đây thôi, vì tôi thấy bà xã có vẻ mệt. Vừa may bên vệ đường có một quầy bán thức uống, tôi gọi 1 nước cam cho bà xã và 1 espresso cho mình, phải nói là quá ngon và rẻ, chỉ 30 baht mà uống từ đã khát tới…no! Nơi đây giáp với đường phụ số 19.









Lúc này là 14h05’, ngày 25-10-2013, ngày thứ 9 của hành trình và là ngày thứ 5 kể từ khi tới Bangkok.

Như đã nói, chỗ chúng tôi ngồi uống nước lúc này là giáp với con đường phụ số 19; nhưng tình hình là đành phải quay lại, vì nếu cứ tiếp tục thì không biết chừng nào sẽ tới Taling Chan, trong khi người bạn đồng hành đã có vẻ “oãi” lắm rồi, không còn mấy tin tưởng vào cái anh chàng “hướng dẫn viên hổng biết đường mà làm tài khôn”. Đó là một sai lầm mà sao này tôi mới thấy ra khi “tìm đường” trên Google maps, vì chỉ cần đạp xe tới chút xíu là con đường Borommaratchachonnani sẽ cong về phía tay trái, rồi thêm 1 đoạn không xa nửa là tới Taling Chan, hoặc cứ rẻ trái theo đường số 19 thì nhất định đi tới chợ nổi sau khi vượt thêm 1con kinh nhỏ. Thôi, coi như mình chưa đi Thái Lan, để sau này còn lý do …trở lại.

Bản đồ chỉ đường trên Google maps, chỗ chúng tôi uống nước (X đường số 19) rất gần Taling Chan.

Bây giờ, không còn đi “floating market” dưới sông, thì mình trở lại đi “super market” trên trời, tôi nói với bà xã khi đạp xe trở về ngang qua Central Plaza. Trong lúc lớ ngớ không biết gửi xe ở đâu, thì anh bạn bảo vệ người Thái, có lẽ vì khoái chí 2 con bike của chúng tôi, nên nhạy bén chỉ “để đâyđi, đừng lo!”. Tôi mừng quá và mời anh ta chụp vài tấm ảnh kỷ niệm.

_ He he, cứ để lại đây, tui coi chừng cho!





Thật tình, chúng tôi lang thang khắp chốn để thăm các cảnh lạ, để mong tìm gặp những thú vị của đời thường nơi đất khách, càng ít tốn hao thì càng có cơ hội đi nhiều hơn; cho nên, mua sắm không nằm trong kế hoạch của các chuyến rong chơi, nếu có cũng chỉ là ít món đơn giản rẻ tiền để làm quà cho con,cháu và ít bạn bè. Vì vậy, hôm nay bước vào đây, Central Plaza, cũng chỉ là xem cho biết, hoàn toàn không hề có chút ngẩn ngơ vì những hàng hiệu xa xỉ đang bày biện bắt mắt trong các quầy kính sang trọng. Cái thích thú nhất khi vào siêu thị Central Plaza này, với chúng tôi hiện giờ, chính là được ngồi nghĩ trên băng ghế được bày sẳn trong không khí mát mẻ thoáng đảng nơi đây, không phải tốn 1 phí tổn nào, để tạm thời tránh cái nóng bên ngoài của buổi chiều vàng Bangkok.

Nhưng rồi cũng phải đi …chơi thôi, cho xứng đáng “đồng tiền bát gạo”, vì ngoài kia, vẫn còn nhiều điều thú vị đang chờ đợi dọc theo phố lạ, xứ người. Thêm một anh chàng chắc là nhân viên của siêu thị Central Plaza, cũng muốn cùng tôi chụp ảnh với con bike.





Cách Central Plaza không xa là một siêu thị khác, Tesco Lotus, lần này bà xã vào một mình để lùng kiếm mấy thứ rẻ tiền mà bên Việt Nam bán… theo giá hàng “xịn” của Thái, còn tôi, tình nguyện ở lại coi xe và ngắm nhìn “ông đi qua, bà đi lại”.



Thiệt tình, nói coi chừng xe cho có, chứ nếu để đó cả ngày rồi đi chơi chắc cũng chẳng sao, nên tôi vô tư đi lòng vòng mà không hề lo sợ, sau khi đã đưa 2 con xế độc của mình vào đúng nơi qui định!



Xin lưu ý các bạn, đây là chỗ để xe công cộng, chẳng ai giữ và dĩ nhiên chẳng tốn tiền, khách vảng lai đi siêu thị hoặc đi đâu đó, cứ để, thậm chí không cần khóa cổ, chừng nào xong việc thì nổ máy chạy đi. Chắc chưa xe nào bị mất, nên tôi thấy mọi người tới dựng xe ngay ngắn, rồi đi.





He he, tôi nói có sai đâu, 2 cô gái này mua nhiều đồ như thế, hẳn phải mất cả giờ lượn lờ trong Tesco Lotus, rồi trở ra, chất nhau lên xe, về nhà, rất ư là “kỳ lạ”, khó tin ! Tôi nhớ có lần, gần 20 năm trước, khi ghé vào 1 nhà sách lớn ở Sài gòn lúc xe còn được phép đậu tạm trên lề, phía bên phải cửa có tấm biển ghi :“Khóa xe cẩn thận, coi chừng mất xe!!!!”, còn bên trái thì 1 tấm biển khác, ghi : “ Xin lưu ý, xe có khóa …cũng mất!!!”

Hơn 90% dân Thái theo đạo Phật, đi đâu cũng thấy Chùa, tới đâu cũng thấy Phật, tại các nơi thờ phượng chỗ công cộng, trước các khách sạn, công ty lớn. Chỗ gần đưởng phụ số 15 chúng tôi đã thấy một nơi như thế và bây giờ trước siêu thị Tesco Lotus này cũng có, hình thức thì khác hơn.



Phải chăng, tại những nơi đâycó “đôi mắt hiển linh” nhìn xuống đời thường, khiến cái xấu thường xuyên bị chiếu rọi, nên tự tiêu vong.

Tuy nhiên, một câu hỏi rất lớn mà tôi không thể nào tự giải thích được, từ lúc bước chân vào xứ Thái, tiếp xúc với nhiều cư dân nơi đây, chứng kiến những hành xử hàng ngày của mọi người, tôi thấy phần lớn họ đều hiền hậu, chân thật, hiếu khách; nhưng chẳng hiểu sao những ngư phủ Thái Lan, một thời tàn ác cực độ, gieo nỗi kinh hoàng cho biết bao người Việt vượt biển vào những năm 70, 80 thế kỷ trước? Với Việt Nam, một trang sử bi thảm của hàng triệu người bỏ thây nơi biển cả bởi những bất trắc của đại dương và cướp bóc, với nhân loại, một tội danh cực kỳ ác độc mang tên “hải tặc Thái Lan”!

Thôi, bây giờ những thứ đó là quá khứ, mong rằng chẳng gặp lại ở tương lai, cho tất cả những ai đã “lỡ” có mặt trên cuộc đời này. Riêng chúng tôi, tiếp tục rảo bước loanh quanh, mua sắm chút gì có thể và nhìn xem cái hiện tiền, trước mặt, để vui.





 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693518 visitors (2231221 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free