.
  Mỹ muốn canh tân kho võ khí...
 
25/12/2014

    Việt Nam có lẽ cần biết rỏ , cập nhật hơn về
võ khí hạt nhân thế giới ? :   
         




 
                 Năm 2010 ( Định Hướng số 59 mùa xuân 2010), chúng tôi đã trình bày hai quan điểm chống đối nhau về điện hạt nhân ở Hoa Kỳ, lúc Quốc Hội Việt Nam sau nhiều năm do dự đã chấp thuận nguyên tắc và ngân khỏan dự trù thiết lập 2 nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận : một ở Phước Dinh huyện Thuận Nam và một ở Vĩnh Hải huyện Ninh Hải . Mỗi nhà máy có 2 tua bin , công xuất trên 2 triệu KW , . Như vậy sẽ thêm trên 4 triệu Kw một năm vào số mức tiêu thụ điện , ước lựơng cho Việt Nam là 45 triệu Kw vào năm 2020 . Nhắc lại là nhà máy thủy điện Sơn La, trên sông Đà, lớn nhất nước có, công xuất  trên 2 . 4 triệu Kw, khởi công năm 2005,   đã hòan tất cả 6 tua bin tháng 12 năm 2012 ( Nội San Nông Nghiệp Hải Ngọai số tháng 10 năm 2014 , xuất bản ở Nam Ca Li –Hoa Kỳ). Cuối năm 2012, Việt Nam có 220 nhà máy thủy điện đang họat động tổng công xuất là 13.694 triệu Kw và 221 nhà máy thủy điện đang xây cất tổng công xuất là 6.713 triệu KW.  Nhưng muốn trở thành một nước vỏ khí nguyên tử   thì phải có nhà máy làm giàu – enrichment hay tái chế biến- reprocessing làm thành nhiên liệu hay vật liệu chế tạo bom. Chẳng hạn nước Ukraine ( đang đánh nhau, tranh chấp với Nga có sự giúp đở của Hiệp Hội Âu Châu và Hoa Kỳ ) hiện có 15 lò nguyên tử , nhưng lại phải mua nguyên liệu giàu hay tái chế biến từ Nga.
        Sau khi Nga Sô – Soviet Union tan rã hàng ngũ năm1991 , Hoa Kỳ thỏa thuận đình hõan quốc tế về thử nghiệm , tuy rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ phê chuẩn  Thỏa Hiệp   Cấm Thử Nghiệm Hạt Nhân Tòan Diện – Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty . Ngưng các Thử Nghiệm Ngầm Dưới Đất được xem như là một bước tiến thiết yếu về phía tước bỏ hòan tòan vỏ khí hạt nhân , vì nó sẽ đặt một rào cản cao chống lại phát triễn những vỏ khí mới. Trong 25 năm kể từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt , Hoa Kỳ  đã rút lui một cách đáng kể vai trò kẻ đứng bên miệng hố chiến tranh - brinkmanship   của cuộc đua vỏ khí , giảm bớt dự trữ từ đỉnh 31 000 vỏ khí hạt nhân năm 1967, xuống chỉ còn 4 804 vỏ khí. Nga cũng giảm bớt một số lượng tương tự .      
    Tuy nhiên Hoa Kỳ đã để cho đa số phức tạp của vỏ khí hư hỏng đi , đặc biệt các cơ sở sản xuất, khi hợp tác với Nga hưng thịnh vào thập niên 1990. Ngày nay dấu hiệu của suy tàn rất thấp khắp ở cơ sở Pantex bang Texas,  nơi các võ khí hạt nhân được tháo gở và sửa chửa. Chuột nhiều đến nổi các nhân viên e ngại đem   cơm trưa đến sở ăn . Họ đã phải giữ bửa ăn lại trong bao trên kệ tủ cao tới đầu để chuột không ăn được , theo lời Thornberry, dân biểu Cọng Hòa bang Texas , chủ tịch Ủy Ban Quân sự Hạ Viện . Họ thấy chuột trên computers của họ , trên các hành lang . Đây là một vấn đề liên tục . Các xây cất ở Phức Tạp  An Ninh Quốc Gia Y-12 tại Oak Ridge , Tennessee cững xưa cũ, khiến trần bê tông sụp đổ vào một vùng sản xuất .
       Chánh quyền Obama có kế họach 60 tỉ đô la Mỹ để   cận đại hóa phức tạp Bộ Năng Lượng và cập nhật   vỏ khí , gồm một đầu đạn thành phần phá tung phụ tùng các võ khí cũ kỷ hơn. Linh kiện sẽ bao gồm một cò nổ - trigger nguyên tử từ một vỏ khí với một lắp ráp hạt nhân nhiệt – thermonuclear  từ một vỏ khí khác . Tên gọi  là họat động tương tác – interoperative, nó sẽ giảm bớt số lượng vỏ khí họa kiểu từ 7 xuống 5 , với hy vọng là điều này sẽ tiết kiệm tổn phí. Linh kiện đã bị chế riễu là một “bom frankenbomb”,  đã tức khắc gây ra chỉ trích từ các nhóm   kiểm sóat vỏ khí. Ngay cả những kẻ đề xướng   một vị trí hạt nhân Hoa Kỳ mạnh mẽ cũng không hổ trợ gì nhiều .
     Kingston Reif , giám đốc tháo bỏ vỏ khí và chánh sách giảm đe dọa ở Hiệp Hội Kiểm Sóat Vỏ Khí – Arms Control Association nói: “pha trộn và nghiền nát các thành phần thành những cấu hình chưa bao giờ được thử nghiệm trước đây không phải là một ý kiến tốt đẹp,   trên bất cứ phương tiện nào.  Nó sẽ tốn thêm tiền mà Hoa Kỳ  vẫn không có đủ vỏ khí , cho một sứ mệnh đóng một vai trò mỗi ngày mỗi thêm giới hạn  về Nền An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ” .
     Vài nhà khoa học vỏ khí hạt nhân chóp bu Hoa Kỳ nói rằng là một lựa chọn tốt đẹp hơn là họa kiểu nhữ ng vỏ khí mới thích nghi hơn cho những đe dọa hiện hửu. Theo nhiều cách , khả năng hạt nhân đang tăng gia thêm của Trung Quốc , cặp đôi sự cọng thêm của Bắc Hàn , Hồi Quốc – Pakistan và Ấn Độ trở thành những quốc gia hạt nhân   đã làm cho chiến lược làm nhụt chí – ngăn chặn- deterrence  strategy thêm phức tạp trong thời gian Chiến Tranh Lạnh.   John S. Foster , nguyên giám đốc La Bô Quốc Gia hoa Kỳ Lawrence Livermore và chánh khảo cứu gia của Bộ Quốc Phòng Mỹ ( Ngũ Giác Đài )   thời Chiến Tranh Lạnh , nói rằng các la bô phải họa kiểu, phát triễn và xây dựng những vỏ khí kiểu mẩu đầu tiên   ngành quân sự Hoa Kỳ cần dùng đến trong tương lai , gồm luôn cả vỏ khí hạt nhân năng xuất rất thấp kém , có thể dùng ở hệ thống chuyễn giao- delivery system chính xác, một vỏ khí lọai nhịp điện từ - electro mangnetic   pulse,  có thể phá hủy các hệ thống truyền thông địch   và một vỏ khí xuyên tầm – penetrating weapon phá hủy được những mục tiêu chôn sâu dưới đất. Foster tiếp : “ sau hơn 20 năm , vỏ khí hạt nhân làm nhụt khí   sa vào một tình trạng tệ hại hơn là Hoa Kỳ muốn tin tưởng . Hoa Kỳ cần chứng minh tính cách tài giỏi – thành thạo các la bô vỏ khí và các lực lượng chiến lược Hoa Kỳ.
   Tuy nhiên , khởi sự lại họa kiểu  và sản xuất vỏ khí hạt nhân ở Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi hàng tỉ đô la xây cất các tiện nghi mới , gồm một nhà máy luyện kim ở bang New Mexico cho các cò nổ plutonium và một lò rèn uranium ở bang Tennessee để lắp ráp hạt nhân nhiệt. Hơn nữa , kể từ giữa thập niên 1990, Cơ Quan An ninh Quốc gia Hạt nhân , nhóm Bộ Năng Lượng  giám sát kho vỏ khí nguyên tử đã mất đi   vài chuyên môn xây cất vỏ khí . Đa số các nhà khoa học hạt nhân lớn hơn 50 tuổi và các nhà khoa học nhỏ tuổi hơn không có kinh nghiệm làm vỏ khí . Tiến tới theo bất cứ lịch trình nào để sản xuất bom mới,  sẽ đòi hỏi vượt qua các rào cản lớn chánh trị , tài chánh và kỷ thuật , mọi chuyện đều đã giết chết các cố gắng của Bộ Năng Lượng ở hai chục năm qua, để họa kiểu các vỏ khí mới . Norton A. Schwartz một tướng 4 sao hồi hưu, đã là Tham mưu Trưởng Không quân , nói ông cảm giác   có rất ít ủng hộ cho một cuộc cạnh tranh hạt nhân mới. Ông không thấy thèm thuồng gì đến phá vỡ những kiêng kỵ - cấm đóan này cả.
    Động lực chánh trị và môi trường của thử nghiệm -   tiếng nổ 110 dặm Anh ( hơn 160Km ) cách xa Thành Phố Las Vegas, mạnh đến nổi  các casino sẽ lung lay và gần như không thể hiểu được ở khí hậu ngày nay . Siegfred Hecker, cựu giám đốc La bô Quốc gia Los Alamos , nay là giáo sư viện đại học Stanford nói rằng thử nghiệm có thể gây ra một vấn đề khác. Tiếp tục lại thử nghiệm ở Hoa Kỳ sẽ khơi mào cho các cường quốc hạt nhân khác cũng làm lại các thử nghiệm , giúp các quốc gia này đuổi kịp Hoa Kỳ dẫn đầu thí nghiệm đồ sộ. Hoa Kỳ hiện có lưu trử dữ liệu thử nghiệm lớn nhất thế giới , đã làm 1 032 thử nghiêm hạt nhân. Nga đã làm 515 thử nghiệm và Trung Quốc chỉ mới làm 45. Hecker nói là Hoa Kỳ có nhiều kinh nghiệm, khả năng dữ liệu và khoa học để có thể xây dựng một thế hệ mới vỏ khí không cần thử nghiệm . Các tay đề xướng một tình huống hạt nhân mạnh mẽ nói là một lựa chọn đáng tiếp diễn ,  vì các vỏ khí già nua Hoa Kỳ   không thể cứ giữ mãi mãi như thế.   Thiếu một thỏa thuận quốc tế để lọai bỏ mọi dự trữ hạt nhân tại các quốc gia , Hoa Kỳ rồi đây sẽ cần vỏ khí mới để duy trì ảnh hưởng làm nhụt trí , ngay cả khi Hoa Kỳ lại lo sợ vài lọai vỏ khí đã kẹp chặc thế giới thời Chiến Tranh Lạnh.  Joe Braddoc, cố vấn khoa học và chuyên viên vỏ khí hạt nhân lâu ngày của Ngũ Giác Đài, nói : “ điều đáng chú ý là một hạt nhân làm nhụt trí là mắt phải nhìn thấy đủ nó , hầu làm   ánh sáng ban ngày  sống động rời khỏi kẻ địch  sợ hải. Nhưng nếu bạn không cẩn thận, thì ánh sáng ban ngày sống động sẽ bị  sợ hải chính bạn làm rời đi mất đó” .
          Tóm lại, trong khi đương đầu hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Nga mát lạnh đi,  sau khi Nga Sô tan vỡ năm 1991 , đương đầu vẫn không bao giờ chấm dứt cả. Thật tế, hy vọng lâu năm là sẽ có gia giảm thường xuyên các lực lượng hạt nhân, nay tuồng như không bao gìờ có thể đạt nổi, theo lờI các nhà phân tích vỏ khí hạt nhân. Đây là lần đầu tiên cả Hoa Kỳ lẫn Nga   đều đã tăng thêm   số vỏ khí đầu đạn trong 6 tháng 2014.  Hoa Kỳ tăng thêm 57 và Nga 131 vỏ khí . Theo báo LA Times ngày 10 tháng 11 năm 2014, Nga đã chi tiêu 560 tỉ đô la Mỹ để cận đại hóa quân sự trong 6 năm tới, 25 % nghĩa là 160 tỉ cho các lực lượng hạt nhân già nua , một phần chương trình thay thế   của tất cả mọi phương tiện phóng   đi của thời đại Nga Sô . Các chức quyền Hoa Kỳ nói rằng   Hoa Kỳ cần chi tiêu ít nhất là 355 tỉ ở thập niên tới để nâng cấp kho vỏ khí hạt nhân Hoa Kỳ và đuổi kịp cuộc trác táng tái vỏ trang thế giới còn lại đang đeo đuổi.
        Hoa Kỳ và Nga   đang dàn trải những hỏa tiễn – missiles trên đất , có thể phóng đi   sau vài phút và các hỏa tiễn   căn cứ trên tàu ngầm ( tiềm thủy đỉnh ) đủ khả năng  đánh trả bất cứ một tấn công bất ngờ nào, và các máy bay ném bom – phi cơ oanh tạc có cơ bay thơ thẩn, lẫn vẫn trên bầu trời Bắc Cực. Một thỏa hiệp giảm bớt   các vỏ khí chiến lược mới , ký kết năm 2010, đã giới hạn dàn trải vỏ khi đầu đạn chiến lựơc là 1550 vỏ khí cho mỗi bên Hoa Kỳ và Nga,  và một đỉnh cao nhất là 700 hỏa tiển và phi cơ ném bom vào năm 2018. Trong 2 thập niên vừa qua,   những khả năng hạt nhân không phải là ưu tiên đầu cho giới quân sự, Hoa Kỳ . Mọi chú tâm đặt vào các vỏ khí qui ước cao kỷ, xảy ra sau cuộc Chiến Tranh Vịnh Ba Tư - Persian Gulf War. Trong lúc đó các máy bay ném bom, tàu ngầm, các hỏa tiễn liên lục địa khả năng hạt nhân Hoa Kỳ và các bun ke – bunkers kiểm sóat phóng của chúng , thảy đều để cho chúng trở thành những viện bảo tàng thực sự của Chiến Tranh Lạnh. Hạm đội máy bay ném bom lớn nhất của Không lực Hoa Kỳ    có từ thời chánh quyền Kennedy ( thập niên 1960 ). Hạm đội tàu ngầm mang theo hỏa tiễn của Hải quân Hoa Kỳ hầu như đã đến cuối đời sống họa kiểu và các vỏ khí đầu đạn chúng mang theo, trung bình đã 30 năm rồi. Nhưng các xi lô ( silo,hầm ủ chứa ) phóng chúng cũng là một di vật của Chiến Tranh Lạnh duy trì và nâng cấp liên tục ,  vẫn còn cung cấp cho Hoa Kỳ một khả năng tung ra những cú đánh mạnh hạt nhân  hơn là mọi quốc gia khác
    Nga và Tàu  
    Biện cứ nâng cấp   được đẩy mạnh năm 2014, khi Nga   tóm lấy bán đảo Crimea và hổ trợ chiến đấu phân chia khi giành giật kiểm sóat các tỉnh miền Đông Ukraine.    Giữa  cuộc khủng hoảng , tổng thống Vladimir Putin nhắc nhở thế giới là Nga vẫn còn là “một cường quốc hạt nhân dẫn đạo “    và tốt hơn là đừng lôi thôi với Nga.   Hỏa tiễn mới nhất của Nga RSM – 56 Bulava , căn cứ trên tàu ngầm phạm vi họat động chừng 5000 dặm Anh ( 8000 Km ). Sau một lọat phóng -tung thất bại, phóng hỏa tiễn nay đã thành công tháng 10 năm 2014,   trong thử nghiệm chiến trận đầu tiên ở  trên một hạng tàu ngầm mới  Boreis . Năm 2010 , Nga đã dàn trải hỏa tiễn liên lục địa ( ICBM ) RS-24 Yars căn cứ trên đất, với các dàn phóng lưu động và trong xi lô . Mục đích là qua mặt hệ thống phòng vệ hỏa tiễn Hoa Kỳ, Nga duy trì cả thảy 1200 vỏ khí đầu đạn trên hạm đội ICBM . Tháng 9 năm 2014, Nga trình diễn một cuộc tấn công hạt nhân , gồm có 2 máy bay phản lực , 2 máy bay ném bom phạm vi dài và hai máy máy tái cấp nhiên liệu trên không phận quốc tế vùng bờ biển Alaska. Chúng đã bị các máy bay chiến đấu Hoa Kỳ chận bắt và đưa ra khỏi vùng . NATO cũng đã làm hơn 100 cuộc chận bắt phi cơ Nga năm 2014, 3 lần hơn năm 2013 .
     Trung Quốc đang phát triễn những hỏa tiễn uy vủ hơn, có khả năng lần đầu tiên nhắm mục tiêu bất cứ vùng vào ở Hoa Kỳ . Tháng 10 năm 2014 , báo chí đăng trang đầu những câu chuyện Trung Quốc phóng tàu ngầm hạt nhân lần đầu tiên. Lọat tàu ngầm hạng Jin sẽ mang theo trên chóp các hỏa tiễn hạt nhân có đủ khả năng đánh vào lục địa Hoa Kỳ , từ giữa miền Trung Thái Bình Dương , theo báo cáo của Cơ Quan Tình Báo Hải Quân Hoa Kỳ.   Cho đến nay , hỏa tiễn Trung Quốc chỉ mới đến được Bờ biển miền Tây . CSS-10 Mod 2 , một lọai hỏa tiễn đặc có thể phóng từ một  giàn di động , nay đã được dàn trải với phạm vi họat động gần 7000 dặm Anh . Và Trung Quốc đang phát triễn một biến đổi đạt 8700 dặm Anh . Trung tâm Tình báo Hoa Kỳ ước lượng   Trung Quốc sẽ có 100 ICBM đe dọa Hoa kỳ trong vòng 10 năm tới.
    Đe dọa mới cũng thóang bóng từ Bắc Hàn.  Chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Hàn nói ông tin tưởng là Bình Nhưỡng  nay đã có khả năng sản xuất   một vỏ khí đầu đạn hạt nhân cở nhỏ và ráp nó vào một hỏa tiễn. Bắc Hàn đà có nhiều lần thất bại phát triễn một ICBM , nhưng vẫn tiếp tục cố phát triễn một hỏa tiễn đủ phạm vị đánh vào Hoa Kỳ. Bắc Hàn đã cho thấy ít nhất là một ICBM di chuyễn đường bộ ở một cuộc duyệt binh quân sự, dù chưa bao giờ thử nghiệm nó . Iran cũng có một họ xe phóng và đang họat động làm một hỏa tiễn liên lục địa vài năm tới .
                                (Chiếu theo W. J. Hennigan và Ralph Vartabedian , LA Times )
                                     ( Irvine , Nam Ca Li – Hoa Kỳ, ngày 23 tháng 12 năm 2014 )                              

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 639326 visitors (2129553 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free