.
  Tự do cuối cùng P1
 
20/11/2014

--------------------------------------------------------------------------------
 


Phần1

 Quyền Được Chết Trong Phẩm Giá
 
"Thân thể con người cũng như một yên ngựa,
phải biết rời bỏ khi đã tới cuối hành trình"

Ibn Sina (Avicenne)

(rf Dr Trịnh Nguyên Phước)

Trợ tử (Euthanasia) còn là một vấn đề cấm kỵ và rất nhạy cảm ở phần lớn các quốc gia tiến bộ nhất là các quốc gia phương Tây, nơi mà cuộc sống con người rất được quý trọng.

* * *

Chuyện thương tâm bên Pháp

Sau tai nạn moto 29/ 9/2008, Vicent Lambert, 38 tuổi, bị bại liệt tứ chi, hôn mê, câm và không còn biết gì hết về ngoại cảnh. Từ 5 năm qua, 24 /24 giờ trong ngày, nạn nhân phải nằm liệt giường để được duy trì một tình trạng sống thực vật vv… Vợ, anh em cũng như nhiều thân nhân và cả bác sĩ chuyên khoa trách nhiệm đều đồng ý cần phải để cho nạn nhân ra“đi”.Mặc dù Conseil dEtat cho phép ngưng cấp dịch truyền nuôi dưỡng, nhưng cha mẹ của Vicent Lambert là tín đồ công giáo ngoan đạo lại chống đối tới cùng…Nhân viên bệnh viện bị hâm doạ nếu ngưng cấp dịch truyền. Phải duy trì sự sống bằng mọi giá!

Thật đau lòng.

“Tétraplégique et muet, Vincent Lambet est depuis cinq ans cloué sur un lit dhôpital. Léquipe médicale, son épouse et une partie de la famille plaident pour larrêt des soins, mais ses parents sy opposent…” (Ngưng trích Doan Bui, Condamné au silence- Le Nouvel Observateur Fév 06, 2014)

http://tempsreel.nouvelobs.com/societe/20140213.OBS6282/vincent-lambert-condamne-au-silence.html

Đạo và đời, hai chiến tuyến trái ngược.

Được biết giúp người khác tự vận hay trợ tử là một hành động không được pháp luật nhìn nhận, và cho phép tại hầu hết các quốc gia tiến bộ kể cả Việt Nam.

Tuy nhiên cũng có một số ít nơi cho phép trợ tử trong những trường hợp thật đặc biệt.

Đó là Thụy Sĩ, Hòa Lan, Bỉ, Hoa kỳ: 4 tiểu bang Oregon, Washington, Montana và Vermont.

Luật pháp Thụy Sĩ cho phép trợ tử. Hiến pháp dành một điều khoản đặc biệt cho khách hàng được toàn quyền quyết định. Luật dự trù hình phạt tù 5 năm cho ai giúp người khác chết vì mục đích ích kỷ và tiền bạc. Luật cấm bác sĩ kê toa thuốc ngủ đối với người còn khỏe mạnh, và ngăn cản việc trợ tử đối với những người bị bệnh tâm thần vì họ không có khả năng phán đoán một cách sáng suốt.

Ngược lại, tại các quốc gia độc tài, chuyên chính và các xứ kém mở mang nghèo khó thì vấn đề trợ tử thường được nhìn theo một khía cạnh không mấy quan trọng và đơn giản hơn nhiều.

Người già càng nhiều số chết càng tăng.

Đây là một gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.

Tuổi già thì phải bệnh, phải chiụ đau đớn về tinh thần lẫn thể xác và sau một thời gian thì phải ra đi đúng theo quy luật của tạo hóa...

Y phí trang trải để giúp các cụ kéo dài thêm cuộc sống tạm bợ không ngừng gia tăng thêm mãi.

Săn sóc cuối đời (soins palliatifs), nhà già, viện dưỡng lão đã trở nên những nhu cầu cấp thiết trong xã hội.

Niềm tin vào tôn giáo và các giá trị triết lý nhân bản cũng có phần mai một trong đời sống ngày nay cho nên con người phải tự mình đối mặt với cái chết qua một chuỗi tâm trạng phức tạp bắt đầu bằng sự tức giận, bất mãn, bị shock, kế đến là giai đoạn cam phận và cuối cùng là sự chấp nhận số mạng để ra đi cho được thanh thản.

Chắc chắn là đa số các cụ cao tuổi, sức khỏe sa sút, đều muốn ra đi trong phẩm giá càng sớm càng tốt. Cụ không muốn phiền lụy đến gia đình và xã hội. Sống bấy nhiêu là cũng quá đủ rồi.

Nhưng đâu phải muốn đi là được đâu...

Trợ tử chủ động (active euthanasia)

Đây là trường hợp bác sĩ hay một người nào đó cố ý tiêm, cấp một loại thuốc hay giúp phương tiện nào đó để bệnh nhân chấm dứt cuộc sống ngay lập tức. Có nhiều người cho rằng trợ tử chủ động giúp bệnh nhân chết rất nhanh, gọn và sạch, tránh cho bệnh nhân kéo dài sự đau đớn vô ích. Về một mặt nào đó trợ tử chủ động tốt hơn, có vẻ “nhân đạo” hơn trợ tử thụ động.

Trợ tử thụ động (passive euthanasia)

Trường hợp nầy, bác sĩ không chữa trị đúng quy cách, không làm những gì cần thiết để duy trì sự sống của người bệnh, hoặc ngưng cung cấp những phương tiện hỗ trợ cho bệnh nhân có thể sống, chẳng hạng như: Tắt máy hỗ trợ hô hấp, gỡ máy cung cấp các chất dinh dưỡng, không thực hiện những cuộc giải phẩu cần thiết cũng như việc ngưng cấp thuốc để kéo dài thêm sự sống.

blank
blank
blankBỏ lại nhân thế-Thuyền đời tách bến lúc hoàng hôn. (Photo NTC 2014)

Du lịch tự sát hay từ Thụy Sĩ đến cõi vĩnh hằng
http://www.parismatch.com/Actu/Societe/Suisse-suicide-medicalement-assiste-159044

Dignitas, được thành lập từ 1998 tại Thụy Sĩ. Đây là tổ chức hợp pháp chuyên lo và thực hiện chuyến du lịch cuối cùng về bên kia thế giới. Không có vé khứ hồi.

Legal assistance for suicide with

DIGNITAS To live with dignity, To die with dignity(sống trong phẩm giá, thác trong phẩm giá)

Điều lệ và giá biểu
http://www.dignitas.ch/images/stories/pdf/informations-broschuere-dignitas-e.pdf

Bao trọn gói: tiền quan tài, tẩn liệm, lễ nghi, chôn cất lệ phí hành chánhv,v…12 600$

hoặc 8 400$ (chỉ có tiền vé mà thôi, chưa có tiền quan tài, và tiền mai táng, v.v…).

Thanh toán chi phí trước ngày khởi hành.

Xin đừng gởi check vì ngân hàng tính lệ phí rất cao.

Liên lạc với Dignitas để biết thêm chi tiết và thủ tục thanh toán tiền vé.

Address:

DIGNITAS

P.O. Box 9

8127 Forch

Switzerland

Telephone: +41 43 366 10 70

Fax: +41 43 366 10 79

Internet: www.dignitas.ch

E-mail:

dignitas@dignitas.ch

Có người gọi đây là du lịch tự sát vì dịch vụ dành cho tất cả khách hàng không phân biệt quốc tịch.

Dignitas cũng đảm nhận trợ tử cho từng cặp, từng đôi như vợ cũng muốn được cùng chết theo chồng cho vẹn tình vẹn nghĩa.

Đó là trường hợp đã xảy ra vào mùa xuân năm 2009, Dignitas thực hiện trợ tử cho cặp vợ chồng nhạc trưởng Anh quốc Edward Dowes 85 tuổi và bà vợ 74 tuổi đã làm xôn xao dư luận bên Anh.

Ngoài ra, một bà vợ hoàn toàn khỏe mạnh khác ở British Columbia Canada cũng đòi được chết tại Zurich theo chồng đang mắc bệnh tim mạch rất trầm trọng. Sự việc được đem ra xét xử ở tòa án năm 2010, nhưng cuối cùng chỉ có ông chồng được phép ra đi về bên kia thế giới mà thôi. Bà vợ phải tự túc đi sau nếu muốn.

Việc làm của Dignitas cũng bị dư luận Thụy Sĩ và cả thế giới phê phán và chống đối dữ dội. Tuy vậy, thương vụ của Dignitas, thành lập từ năm 1998, không vì thế mà bị giảm đi chút nào hết.

Cho đến nay số khách hàng ghi danh, hồ sơ nóng actif cũng phải trên 6.000 người.

Từ 1998 đến 2013, đã có trên 1701 du khách được Dignitas giúp thực hiện chuyến lịch du một chiều rồi. (giá từ 8 400$ đến12 600$). Không có dịch vụ hậu mãi (service après vente).

Khách hàng đã đến từ 60 quốc gia khác nhau, đa số là người Đức, Anh, Pháp (159 người hay 10,63%), Hoa Kỳ, Do thái, Ý, Hòa Lan, Canada, Liban...

Phần đông du khách đều có vẻ rất thanh tịnh 99%, và rất hài lòng (?) vì có thể thoát khỏi sự đau đớn vô cùng tận mà họ đã phải gánh chịu từ nhiều năm qua.

Thủ tục ghi danh cũng đơn giản:

- không bắt buộc phải là công dân Thụy Sĩ;

- mở hồ sơ ghi danh: 80$;

- lệ phí hằng năm 50$;

- giấy tờ, hồ sơ cho phép Dignitas trợ tử phải có 3 người chứng gồm 2 thân nhân, và một người ngoài cuộc, không liên hệ về nghĩa vụ và quyền lợi với khách hàng;

Sau khi ghi danh, thì phải chờ một thời gian, có thể vài ba năm hoặc mau hơn để Dignitas thu xếp cho cuộc hành trình được suôn sẻ và êm ái.

- Bắt buộc vị bác sĩ kê toa thuốc ngủ và khách hàng không phải là chỗ quen biết, có mối quan hệ mật thiết hay họ hàng gì với nhau;

- Khách phải khẳng định việc mình muốn chết để thoát khỏi cảnh đau đớn về thể xác và tinh thần;

- Khi được Dignitas cho biết ngày giờ chính thức thì khách hàng phải có mặt, lẽ dĩ nhiên đến với một vài thân nhân. Khách hàng khỏi cần mang theo hành lý làm gì.

- Khách được đưa đến ngụ tại một tòa nhà nằm ngay trung tâm khu kỹ nghệ Pfaffikon, phía Đông thành phố Zurich;

- Người trợ giúp là y tá vào phòng nói chuyện, cắt nghĩa cách thức làm việc. Sau đó, chuẩn bị một ly cocktail nước ép trái cây có pha một hỗn hợp 30ml thuốc ngủ nhóm barbiturique;

- Trước khi uống ly thuốc ngủ, khách được cho uống một loại thuốc chống nôn mửa trước;

- Việc uống thuốc hoặc mở van phải do khách hàng tự tay mình làm lấy. Dignitas chỉ trợ giúp nhưng không được thúc ép;

- Dặn dò đâu đó kỹ lưỡng và xong xuôi rồi, y tá bước ra và đóng cửa phòng lại;

- Khách phải tự tay mình bưng ly nước mà uống vì luật cấm người khác trực tiếp giúp vào việc trợ tử.Tất cả các giai đoạn vừa nêu đều được thu vào video để làm bằng.

- Sau khi uống, trong vòng 30 phút thì khách ra đi một cách rất êm ái (nghe họ quảng cáo vậy thôi!);

- Sau đó, Dignitas gọi cảnh sát đến làm thủ tục biên bản, chứng thật sự kiện;

- Mau lắm: sáng tới nơi thì chỉ nội trong ngày tất cả đều xong hết;

- Adios!

Đa số khách 99% đều có vẻ rất bình thản và thanh tịnh. Họ rất hài lòng (?) vì có thể thoát khỏi sự đau đớn vô cùng tận mà họ đã phải gánh chịu từ nhiều năm qua. Người gõ tin rằng đây là sự thật.

Tuy thế, đôi khi nhân viên Dignitas cũng bị thân nhân khách hàng đón đường sỉ vã thậm tệ là đồ satan, quỷ sứ, là sứ giả của tử thần, là nầy là nọ, vân vân và vân vân.

Các loại trợ tử theo Bác sĩ Trịnh Nguyên Phước

(Bác sĩ chuyên ngành về tiêu hóa, giảng viên Trường đại học Saint-Antoine (Pháp),

… “Có hai loại trợ tử cần phải được phân biệt là trợ tử tích cực (euthanasie active) nghĩa là gây nên cái chết bằng một hành động tích cực, và trợ tử thụ động (euthanasie passive), nghĩa là ngưng mọi điều trị để cho người bệnh chết một cách tự nhiên. Người ta còn gọi trợ tử thụ động là "sự ngưng chỉ hay bỏ sót các phương pháp điều trị kéo dài cuộc sống".

Trợ tử còn được phân chia làm trợ tử tự nguyện (euthanasie volontaire), trợ tử không tự nguyện (euthanasie non volontaire), và trợ tử không tùy ý (euthanasie involontaire).

Trợ tử tự nguyện (euthanasie volontaire) là trợ tử do người bệnh yêu cầu một cách rõ ràng, với sự chấp thuận sáng suốt của người đó (consentement éclairé)(như trường hợp Vincent Humbert). Trợ tử không tự nguyện (euthanasie non volontaire) là trợ tử trên người bệnh trong tình trạng hôn mê hoặc lú lẫn, không còn khả năng yêu cầu trợ tử (như trường hợp Terri Schiavo). Trợ tử không tùy ý (euthanasie involontaire) là trợ tử trên người bệnh còn minh mẫn, không yêu cầu cái chết hoặc không chấp thuận trợ tử (chẳng hạn như khi câu hỏi không được đặt lên cho người đó).

Trợ giúp tự tử (aide au suicide) hay tự tử trợ giúp bằng y khoa (suicide médicalement assisté) là sự giúp đỡ, thường thường do một người thầy thuốc, một người bệnh đã quyết định chấm dứt cuộc sống của mình, bằng một liều thuốc độc hay một phương tiện khác. Hành động đưa tới cái chết là do người bệnh, nhưng người trợ giúp là người thầy thuốc.

Giảm đau cuối đời (sédation terminale), còn gọi là trợ tử gián tiếp (euthanasie indirecte) là sự điều trị bằng thuốc giảm đau loại morphine, nhằm giảm đau cho bệnh nhân, nhưng có thể đưa tới cái chết do tai biến suy giảm hô hấp. Thật ra, ai cũng biết rằng tất cả là tùy liều thuốc, nhẹ hay nặng, mà hành động này mang tính chất giảm đau hay trợ tử.”

Điều trị tạm thời (soins palliatifs) là điều trị không nhằm khỏi bệnh, mà nhằm thuyên giảm sự đau đớn của người bệnh, về thể xác cũng như tinh thần.

Điều trị tới cùng (acharnement thérapeutique, còn gọi là bướng bỉnh vô lý, obstination déraisonnable) là điều trị bằng mọi cách, nhằm kéo dài cuộc sống, tuy biết rằng bệnh nhân ở trong tình trạng cuối đời.

Tình trạng thực vật (état végétatif) là một thực thể y khoa xuất hiện từ những năm 1960-70, do những bước tiến của các phương pháp hồi sinh (b). Đó là một trong những hình thái tiến hoá của coma, sau khi não bị chấn thương nặng hoặc thiếu oxy. Người bệnh có vẻ tỉnh, mở mắt, nhưng không có hoạt động ý thức nào và hoàn toàn phụ thuộc sự điều dưỡng trong đời sống hàng ngày. Sau một thời gian khoảng một năm, tình trạng có thể gọi là thực vật mạn tính (état végétatif chronique, persistent vegetative state), không còn hi vọng đảo ngược lại, với những biến chứng xẩy ra do liệt giường lâu ngày. Đó là tình trạng của Terri Schiavo (b), kéo dài trong 15 năm trời và mới kết thúc gần đây”.

Liên Âu xôn xao về trợ tử

Chúng ta có quyền để một người đau bệnh trầm kha, nan y tự quyết định kết liểu đời họ để thoát khọi sự đau đớn thể xác hay không?

Tại Hòa Lan, việc trợ tử được xem như việc «trị liệu bằng thuốc» và chỉ có 40% ca trợ tử đã được chánh thức báo cáo.

Cũng tại Hòa Lan, 80% bác sĩ đã áp dụng phương pháp trợ tử chủ động active «tự tiện» giải phóng bệnh nhân thay vì phải áp dụng cách trợ tử thụ động passive (như bớt thuốc, bớt chất dinh dưỡng, v.v… để bệnh nhân kiệt sức mà mau thăng)

Belgique nối gót Hòa Lan cho phép trợ tử vào năm 2008.

Pháp còn dậm chân tại chỗ.

Vừa qua, đảng xã hội Pháp đã đệ trình một dự luật về trợ tử đối với những bệnh nhân trong giai đoạn cuối cùng của bệnh ngặt nghèo như cancer và không còn hy vọng.

Dự luật thuận cho việc trợ tử để bệnh nhân có thể chết trong phẩm giá.

Nhưng cuối cùng dự luật trên đã bị bác bỏ.

Discutée le 25 janvier 2011 en séance publique au Sénat, la proposition de loi visant à légaliser l'euthanasie en France a été rejetée. Adoptée par la Commission des affaires sociales le mardi précédent, elle avait suscité de vifs débats entre les associations concernées ainsi qu'au sein des partis politiques.

Les mots "euthanasie" ou "suicide assisté" n'ont pas été prononcés. Pourtant, François Hollande a relancé le débat sur la fin de vie, lors de sa conférence de presse du mardi 14 janvier, tout en maintenant le flou autour de ses intentions.

Le président s'est prononcé pour une loi qui permettrait à une personne atteinte d'une maladie incurable de demander, dans un cadre "strict", une "assistance médicalisée pour terminer sa vie en dignité". Il s'agirait là de la première réforme majeure depuis la loi Leonetti de 2005, qui limitait l'acharnement thérapeutique.

Hoa kỳ và trợ tử

Tại Hoa Kỳ, hầu hết tại các tiểu bang, trợ tử hay giúp cho người khác chết là một hành động bất hợp pháp ngoại trừ các tiểu bang Oregon, Washington và Montana và Vermont

Four States with Legal Physician-Assisted Suicide

Oregon

Washington

Montana

Vermont

Tuy nhiên, theo cuộc thăm dò Gallup năm 2002 cho thấy có 72% dân chúng Mỹ thuận việc trợ tử.

Ngày 08/12/2009, tù nhân tử hình Kenneth Biros 51 tuổi bị đem ra «trợ tử» (xử tử) tại Ohio. Anh ta là tử tội đầu tiên bị giết bằng cách tiêm mạch một loại thuốc duy nhất mà thôi thay vì phải cần một hổn hợp cocktail chứa 3 loại thuốc như từ trước tới nay thường đuợc tòa án Hoa Kỳ áp dụng.

Một số trợ tử ít người biết tại Hoa Kỳ:

Chronology of assisted dying
http://www.deathwithdignity.org/historyfacts/chronology/

- Cha của bà Hillary Clinton

1993 - President Clinton and Hillary Rodham Clinton publicly support advance directives and sign living wills, acting after the death of Hugh Rodham, Hillary's father.

Cựu TT Nixon và phu nhân TT Kennedy là Jackie Kennedy.

1994 - More presidential living wills are revealed. After the deaths of former President Richard Nixon and former first lady Jacqueline Kennedy Onassis, it is reported that both had signed advance directives.

Québec thì sao?

Quốc hội Quebec đã bỏ phiếu chấp thuận cho phép “săn sóc cuối đời”(trợ tử).

C'est maintenant chose faite: l'Assemblée nationale a adopté le projet de loi 52 qui encadre les soins de fin de vie. Les députés l'ont fait dans une proportion de 94 voix contre 22. Il n'y a eu aucune abstention. (5, Juin 2014)

Thăm dò ở giới bác sĩ chuyên khoa spécialistes cho biết 75% đều ok việc trợ tử.

75% bác sĩ gia đình cũng vậy.

Thăm dò Crop cho thấy 80% dân Québec đều thuận việc trợ tử nếu chính tay người bệnh nhân làm đơn xin.

Michel Dongois. Leuthanasie, un geste médical. LActualité Médicale, Le Journal du Médecin Vol 31 No 4/10 Mars 2010

«Tại Quebec, chính giới bác sĩ (chớ không phải bệnh nhân) đã đưa vấn đề cần trợ tử ra trước công luận.

Năm 2009 vừa qua, Collèges des Médecins du Québec, Fédération des médecins spécialistes du Québec FMSQ và Fédération des médecins omnipraticiens du Québec FMOQ đã e dè hé cửa đem vấn đề then chốt nầy ra bàn cãi.

Theo các thầy thuốc thì trợ tử phải được xem như một acte médical để giúp bệnh nhân thoát khỏi cảnh đớn đau thể xác.

Không biết việc nầy có sái với y đức éthique médical hay không?

Nhưng có điều chắc chắn là ý kiến quá táo bạo của các bác sĩ đã làm nổi dậy ngọn sóng thần tsunami từ nhiều phía: từ các nhóm bảo vệ sự sống, từ các nhóm khuyết tật handicapés, từ các tôn giáo lớn, từ những nhà đạo đức thiệt và cả các nhà đạo đức giả.… Riêng các nhà chánh trị thì cẩn thận hơn nên họ có tránh né không dám tuyên bố nầy nọ, không có lợi cho đường sự nghiệp của họ. Cũng dễ hiểu mà thôi.

Nếu trợ tử được hợp pháp hóa thì lãnh vực săn sóc cuối đời sẽ mất đi hết ý nghĩa của nó. Số phận người già, người bị khuyết tật nặng và người bệnh trầm kha liệt giường liệt chiếu sẽ ra sao?

Chắc họ trước sau rồi cũng sẽ được giải phóng hết cho đỡ mất công cũng như để tiết kiệm ngân sách.

Bác sĩ có thể ngưng tiếp dịch truyền perfusion, chất dinh dưỡng và kháng sinh qua tĩnh mạch, để cho bệnh nhân từ từ kiệt lực hay bị nhiễm trùng huyết rồi cuối cùng phải thăng (euthanasie passive).

Tiến trình có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ trước khi bệnh nhân chịu phép ra đi. (kiểu nầy chỉ có bác sĩ và các y tá thân cận trong soins intensifs mới biết rõ mà thôi).

Một cách đúng phép, thông thường bác sĩ có thể giúp bệnh nhân giảm đau bằng morphine. Nhưng với những liều lượng nào đó (gia tăng) thì morphine cũng có thể giúp bệnh nhân đi luôn chỉ trong vòng đôi ba phút hoặc trong vài ba giờ mà thôi. (euthanasie indirecte)

Nhưng nếu có chứng cớ bác sĩ tiêm một chất thuốc nào đó để cho bệnh nhân chết trong vòng vài ba giây (euthanasie active), bác sĩ có thể bị kết tội cố sát homicide volontaire.

Những tình huống không rõ rệt tranh tối tranh sáng vừa nêu trên đã làm cho các bác sĩ rất khó xử, e dè và rất bối rối trong cách trị liệu.

Đó là lý do tại sao giới y khoa muốn làm sáng tỏ vấn đề và hợp pháp hóa vấn đề trợ tử càng sớm càng tốt.

Bác sĩ không muốn họ bị mang tiếng là người vừa ban bố sức khỏe mà cũng vừa là người ban bố sự chết ».

Tại sao có người chống đối việc trợ tử?

Nói rõ chống đối trợ tử chỉ xảy ra tại những quốc gia tiến bộ, có tự do và dân chủ thật sự chẳng hạn như tại các quốc gia Âu Mỹ. Mọi người đều có quyền phát biểu quan điểm của mình mà không sơ bị trù ẻo, bị đì hay bị mời đi « làm việc».

Nhóm chống đối đầu tiên là các tôn giáo lớn, rồi kế đến là những nhóm nhân danh bảo vệ quyền sống, nhóm người khuyết tật, Giáo hội, v,v… Họ không ngớt làm áp lực ngăn cản chánh phủ trong việc hợp pháp hóa việc trợ tử.

Các dân biểu, các chánh khách thì quá rét, cố né tránh bàn luận vấn đề quá tế nhị nầy vì họ sợ bị mất lá phiếu trong mùa bầu cử sắp tới…

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630184 visitors (2116001 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free