Phần 3
Phát triễn công Nghệ Thanh Hóa
Năm 1991 , công nghiệp chiếm 10.5 % GDP ( Nếu cả xây cất là 19.5 %) . Năm 2000 tỉ lệ này rằng lên 21. 0% ( nếu cả xây cất là 26.9% ). Mức tăng công nghệ thời gian 1991- 2000 là 13 %. Mức tăng công nghiệp và xây cất trung bình sẽ là 21.4 % thời gian 2011- 2015 và thật sự năm 2013- 14 đã đạt 21.5% . Hy vọng sẽ duy trì mỗi năm trung bình là 21.6% cho thời gian 2016- 2020 Đến năm 2020, trên căn bản Thanh Hóa sẽ trở thành một tỉnh công nghệ với cơ cấu cận đại .
Các công nghệ chánh
Ngòai công nghệ điện ( nhiêt điện , thủy điện …) và nước thải, nước sạch… đã kể trên , đáng nêu ra nữa là: * công nghệ lọc dầu Nghi Sơn; giai đọan 1 là dung lượng 10 triệu tấn / năm đã họat động năm 2012 - 2013( ? ), giai đọan 2 cũng có dung lượng 10 triệu tấn /năm . Phức tạp lọc dầu Nghi Sơn còn làm các nhà máy khác như chế tạo polypropylene , tơ sợi tổng hợp, plastics, phân bón tổng hợp và nhiều sản phẩm khác * Công nghệ xi măng cố đạt vào năm 2015 sản xuất 18 - 20 triệu tấn xi măng một năm ; thực hiện mau xong nhà máy xi măng thứ 2 ở Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Thành Công , xây cất nhà máy xi măng Thanh Sơn dung lượng 1.4 triêu tấn /năm . Tưởng cũng nhắc lại là 2 nhà máy Bỉm Sơn 1,2 triệu tấn/ năm và Nghi Sơn 2.3 triệu tấn/ năm , năm 2000 hai cơ sở này chiếm 87.5% tổng công xuất lò quay và 68.3 % xi măng vùng Bắc Trung Bộ . Nhà máy Bỉm Sơn xây dựng từ năm 1980 theo kỷ phương pháp Kỷ Thuật Ướt, trình độ lạc hậu đã được đầu tư chuyễn sang Kỷ Thuật Khô bằng lò quay liên doanh với 2 công ty Nhật. * Xây dựng cơ sở các nhà máy sản xuất vật liệu xây cất ở vùng Kinh tế Nghi Sơn và các vùng công nghệ như nhà máy bê tông nhựa đường - asphalt concrete, bê tông đúc sẳn- recast concrete , bê tông mới - fresh concrete , sản xuất mái lợp đặc thù Thanh Hóa là ngói nung vảy cá , ngói âm dương… các dây chuyềnn lò tuynen sản xuất gạch nung , đá chẻ , nhà máy dây chuyền tấm lợp xi măng - fibro cement , nhà máy sản xuất đá ốp lát, đá xây dựng …* Gia tốc xây dựng nhà máy thép POMIDO dụn lượng 650 000 tấn /năm , nhà máy thép Nghi Sơn dung lượng 759 000 t/năm và cố thu hút thêm đầu tư chế tạo thép tấm - sheet steel, thép khuôn - shape steel, thép cao phẩm ở vùng kinh tế Nghi Sơn dung lượng 6 triệu tấn/ năm, thép đặc biệt cho ngành công nghệ quốc phòng . * Cải thiện hay nâng cấp các ngành công nghệ cơ khí, lắp ráp các thiệt bị nặng , thiết bị cho công nghệ chuyên chở và vật liệu xây cất và chế biến thực phẩm , thiết bị điện - bộ phận điện tử kỷ thuật thông tin, ráp ô tô , sản xuất đầu máy xe lữa, toa xe lửa, thiết bị đường rầy và phụ tung.. * Đã hòan tất năm 2010, giai đọan 1 xưởng đóng tàu Nghi Sơn, khả năng 50 000 DWT , đầu tư năm 2015 cho giai đọan 2 đóng tàu 50 000 DQWT và sửa chửa tàu trên 100 000 DWT. * Nới rộng khả năng nhà máy chế biến cao su ở Xuân Thành , Cẩm Thủy , nhà máy chế biến rau dưa p ở Thạch Thành, các nhà máy chế biến rau dưa mới , các nhà máy chế biến thực phẩm ở các công viên công nghệ ở Thạch Quang ( Thạch Thành ), và ở các huyện ven biển, sáng kiến , cải thiện khả năng sản xuất các nhà máy thủy sản ở Hòang Trường, Lệ Môn, Lạch Bạng, Hội Lạch, Lạch Trường ; xây cất chế biến tập trung thực phẩm gia súc ở các huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Ngọc Lạc … Cố công phát triễn những công nghệ khác như khai thác các quặng mỏ , các hàng hóa tiêu thụ xuất khẩu được, may mặc, bao bì, các giày dép da, du lịch v.v…. Dần dần phát triễn công nghệ cao kỷ . Phục hồi hay phát triễn các làng thủ công như đan lát, thêu dệt , tơ lụa, gấm đọan, tre mây, kim hòan châu báu, đá quý , nghệ thuật tinh vi.
Các vùng công nghệ
Trên địa bàn tỉnh, năm 1999 Thanh Hóa đã hình thành các cụm khu công nghiệp sau Đây : Khu công nghiệp tập trung Lệ Môn thiết lập năm 1998, diện tích 62.6 ha, chạy dọc theo sông Mã, từ Hàm Rồng qua Lệ Môn đến Hới, gắn T P Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn và đường số 8; Khu công nghiệp tập trung Bỉm Sơn nằm ở phía Bắc tỉnh, có điều kiện giao thông tiện lợi như quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường sông Bưởi - Tam Điệp; Cụm công nghiệp Thạch Thành với các ngành sản xuất mía đường, bánh kẹo, cồn, rượu, sản xuất thức ăn gia súc; Cụm công nghiệp Thọ Xuân ở phía Tây tỉnh với hạt nhân là thị trấn Lam Sơn và các vệ tinh là thị trấn Sao Vàng, Bái Thượng; Cụm công nghiệp Nghi Sơn ( Tĩnh Gia ) về pía Nam tỉnh, giáp nghệ An , các ngành công nghiệp chủ đạo ở đây là vật liệu xây dựng , dịch vụ cảng biển, du lịch, chế biến hải sản, cơ khí đóng - sửa chửa tàu thuyền; Cụm công nghiệp Nghi Sơn cùng với Hoàng Mai của Nghệ An tạo ra khu vực tập trung công nghiệp Nam Thanh - Bắc Nghệ và dự trù những năm 2010- 2015 sẽ là nơi tập trung sản xuất xi măng lớn và một số ngành khác của cả Vùng Bắc Trung Bộ .
Từ năm 2000 đến 2015 tỉnh tiếp tục đầu tư, nới rộng, cận đại hóa cơ cấu dần dần các công viên công nghệ đã có sẳn; hình thành một số công viên công nghệ mới ở TP Thanh Hóa, thị trấn Bỉm Sơn và tại các huyện Ngọc Lạc, Hậu Lộc, Quảng Xương , Hoằng Hóa, Như Xuân và Thạch Thành . Cố phát triễn những cụm công nghệ cho các làng nhỏ hay trung bình ở các huyện và thị trấn tỉnh và đạt cho được vào năm 2020, mọi làng xã và khỏang 50 % các làng xã vùng núi có các cụm công nghệ .
Tuy có tiến bộ , nhìn chung chung , mặt hàng chủ yếu xuất khẩu của công nghiệp Thanh Hóa là xi măng, kém đa dạng như nông nghiệp đã xuất khẩu gạo, cà phê, tôm đông lạnh , đậu phụng - lạc . Năm 2000 , mức xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa chưa đến 20 triệu đô la Mỹ. Năm 2015, tỉnh nhà cố đạt 800- 850 triệu đô la Mỹ về xuất khẩu. và nhờ tỉ lệ tăng gia sẽ là 19 - 20 % mỗi năm, năm 2020 , hy vọng xuất khẩu sẽ đạt 2 tỉ đô la năm. So sánh với Bình Dương - Thủ Dầu Một, diện tích chỉ bằng 1 phần 5 , dân số phân nữa Thanh Hóa; nhưng 6 tháng đầu năm 2012 Bình Dương đã xuất khẩu trên 5 tỉ đô la thì thấy chênh lệch phát triễn quá cách xa nhau, dù rằng ở thập niên 1970 cả hai tỉnh đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề và nay cả hai tỉnh đã tái thiết, hàn gắn hầu hết các dấu vết bom đạn …
Phát triễn dịch vụ
Thanh Hóa có thể phát triễn thương mãi , dịch vụ, du lịch mạnh mẽ hơn nhiều. Tỉnh Thanh Hóa là nơi giao lưu, tụ điểm hàng hóa chuyên chở Nam - Bắc và di chuyễn hàng hóa giữa các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh miền Bắc Lào Quốc qua cảng Nghi Sơn và các vùng núi non tỉnh nhà. Như vậy cần đầu tư thêm xây dựng một trung tâm thương mãi tân tiến ở TP Thanh Hóa, Vùng Kinh tế Nghi Sơn với những khu chế xuất miễn thuế, thực hiện khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo, để hàng hóa chuyễn vận thương mãi dễ dàng hơn giữa Thanh Hóa và Lào Quốc , đặc biệt tỉnh Bắc Lào và các vùng chung quanh, xây cất một trung tâm thương mãi ở Bỉm Sơn và Ngọc Lạc và ở vài trị trấn khác. Du lịch ngày nay là một thừa tố phát triễn kinh tế xã hội quan trọng . Thanh Hóa có nhiều tiềm năng phát triễn du lịch với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hào hùng,một phần nào đã nêu lên ở trên, gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Di tích lịch sử có kinh thành cổ Lam kinh ( Thọ Xuân ), thành nhà Hồ ( Vĩnh Lộc ), chiến khu Ngọc Trạo ( Thạch Thành ), chiến khu Ba Đình ( Nga Sơn ), khu Nam Ngạn - Hàm Rồng … Đền thờ các vị anh hùng dân tộc có: đền thờ Bà Triệu ( Hậu Lộc ), đền thờ Lê Hòan ( Thọ Xuân ), đền thờ Dương Đình Nghệ, Lê Văn Hưu ,(Đông Sơn), đền thờ Trần Khát Chân và các đền chùa nổi tiếng khác là đền thờ thần Độc Cước, đền Cô Tiên, chùa Thanh,chùa Thanh Hà. Tài nguyên du lịch tự nhiên có bải biển Sầm Sơn, vườn quốc gia Bến Én, các hang động lừng danh như động Bích Đào, động Từ Thức, động Tiên Sơn , bải chim Tiến Nông, hang cá thần Cầm Lương, bán đảo Nghi Sơn, hồ sông Mực.. Về di sản văn hóa có các di tích Núi Đọ tiêu biểu cho sơ kỳ đồ đá cũ, di chỉ nền văn hóa Hòa Bình cho thời kỳ đồ đá mới, di chỉ Hoa Lộc tiêu biểu cho sơ kỳ thời đại đồng thau , và nhiều di chỉ của nền văn hóa Đông Sơn( như trống đồng Đông Sơn) rực rỡ đặc trưng cho thời đại đồ đồng và sơ kỳ thời đại đồ sắt Việt Nam và kho tàng văn hóa nhân văn quí báu là hò sông Mã, hát trống quân, múa Đông Anh, Xuân Pá Pồn Pông … Từ năm 2010, tỉnh phát triễn du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Rừng Nguyên thủy Cúc Phương, nhưng chưa mấy phát triễn vùng lảnh hải tỉnh nhà rộng lớn, diện tích 17 000 km2, bờ biển 102 km chạy dài từ của Đáy( Ninh Bình) đến Đông Hồi ( Tĩnh Gia ). Đáy biển vùng gần bờ là dải cát thỏai, bằng phẳng có một số vụng cảnh quan đẹp đẻ như vụng Gầm ở Sầm Sơn, vụng Quyền, vụng Thủi ở Tĩnh Gia các đảo (Hòn Nẹ, Hòn Mê, đảo và các tiểu đảo Nghi Sơn), điều kiện thuận lợi cho sự cư trú các lòai hải sản quý hiếm nhiều giá trị kinh tế như cá chim, cá thu, cá nụ, cá đú , tôm he , tôm hùm, mực … Thanh Hóa có 8000 ha bải triều nuôi trồng được nhiều lọai thủy sản nuớc lợ và khỏang 10 000 ha nước mặn nuôi được cá sòng, cá cam, trai ngọc, tôm hùm phân bố chủ yếu ở vùng đảo Hòn Mê, Biện Sơn. Đáng tiếc là bải biển Sầm Sơn bải biển nghĩ mát nổi tiếng thời Pháp thuộc, lại phát triễn thua kém xa Nha Trang. Dù Sầm Sơn có hai đảo lớn: Hòn Nẹ, như con cọp lớn đang ngồi phía Đông Bắc và Hòn Mê, con ngựa khổng lồ trên tấm thảm biển xanh dương, đang mải miết rong ruổi giữa trùng dương và trong đất liền nhiều núi đá ngọan mục như núi Trường Lệ, đền Độc Cước dựng trên hòn Cổ Giải, hòn Trống Mái ( Tự Lực Văn Đòan đã tức cảnh viết một chuyện tình đôi trẻ giai cấp bi thảm ), hòn Trống Mái là một cảnh kỳ thú nhất Sầm Sơn , giống như đôi chim khổng lồ đang chụm đầu, nghiêng mỏ giừa trời xanh nước biếc ), hòn Đầu Voi nghe kể chuyện Kho Vàng Sầm Sơn, rồi đến việc tìm thấy thuyền của cải của Nguyễn hửu Chỉnh chạy trốn từ Bắc Hà vào Phú Xuân bị đánh đắm ở đây. Tỉnh nhà dự trù tiếp đón năm 2015, ba triệu du khách, trong đó 900 000 du khách ngọai quốc và năm 2020 , 5 triệu du khách , 40 % là du khách ngọai quốc
Không quên cận đại hóa nông nghiệp
Năm 2000, nông nghiệp chiếm 21 % GDP ở tiểu vùng thành thị , 42.5 % ở tiểu vùng đồng bằng, 50.2 % ở tiểu vùng ven biển và 66.1 % ở tiểu vùng trung du miền núi. Thanh Hóa đã giảm nông lâm ngư xuống từ 31.6% GDP năm 2005 , chỉ còn 15.5 % dự trừ năm 2015 và xuống 10.1 % năm 2020 . Cố ổn định diện tích cây lương thực ở mức 270 - 280 000 ha vào năm 2020 , trong đó diện tích trồng lúa là 220 -230 000 ha , 50 000 ha diện tích trồng bắp ( ngô ) . Tổng sản lựợng thực phẩm, năm 2020 sẽ là 1.7 triệu tấn, hầu bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo cao phẩm . Năm 1999, tổng sản lượng lương thực Thanh Hóa đạt 1.26 triệu tấn . Sản lượng thóc ( lúa ) chiếm 84.4 tổng số . Vùng thâm canh lúa Thanh Hóa tập trung ở các huyện Thọ Xuân, Thiệu Yên, Triệu Sơn, Đông Sơn, Hà Trung, Hoằng Hóa, Quảng Xương và Nông Cống. Năng xuất lúa cả năm Thanh Hóa năm 1995 đạt 3.30 t/ ha ; năm 1999 tăng lên 4.2 t/ năm . Nhưng nay có thể lên đến - 6- 7 t/ha hay cao hơn nữa ở các vùng thâm canh. Năng xuất bắp năm 1999 là 2.72 t/ha còn quá thấp kém, phải cố tăng lên 8-9 t/ha. Năm 2000, Thanh Hóa chỉ trồng được 670 ha cao su, sản lượng 700 tấn, phân bố chủ yếu ở các huyẹn Như Xuân, Ngọc Lạc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Triệu Yên, Thọ Xuân, Bá Thước . Năm 2015, diện tích trồng cao su tỉnh nhà sẽ lên đến 25 000 ha và có thể tăng thêm diện tích cũng như tăng năng xuất mũ cạo nhiều hơn nữa đến 2020, với các giống cao năng chịu lạnh mới mẽ thế giới. Năm 2000 Thanh Hóa trồng được 29 700 ha mía đường , ba lần hơn diện tích mía năm 1995. Năng xuất bình quân đạt 55t/ha cũng là quá thấp kém so mức trung bình75 - 100t/ha trên thế giới. Cho nên mục tiêu ổn định diện tích mía Thanh Hóa ở 26- 28 000 ha năm 2020 là vừa phải, đủ cung cấp nguyên liệu cho hai nhà máy đường Lam Sơn và Thạch Thành. Hình như diện tích cà phê tỉnh dự trù cho năm 2020 là 22 - 23 000ha, cần tìm cách mở rộng thêm trên các lọai đất khác ngòai đất đỏ basalt. Nên lưu ý đến hai cây công nghệ thích hợp Thanh Hóa là cây chè ( trà) diện tích năm 2000 đã là 1683 ha ở các huyện Như Xuân, Nông Cống, Triệu Sơn, Thường Xuân và cây cói làm mành mành thủ công, diện tích có năm đã trên 3600 ha, sản lượng 25 000 tấn, lớn nhất là ở huyện Nga Sơn. Trên phương diện cây hàng niên, nên chú trọng đến cây đậu phụng - lạc năm 1999 đã có diện tích 14 000 ha ( năm 2020 dự trù tăng lên 22-23 000 ha ?) chú trọng đến đậu phụng mùa xuân chiếm 80 % tổng diện tích. Cũng như phát triễn ngành trồng rau dưa công nghệ kỷ thuật mới, song song với chăn nuôi bò sửa, dê sửa ở các vòng đai xanh - trắng TP và các đô thị mới cũ, cố đạt 3000 - 3500 ha, liên kết cùng công nghệ biến chế .
...
(Irvine, Nam Ca Li - Hoa Kỳ, ngày 30 tháng 8 năm 2014 )
|