THNLS CẦN THƠ- QUYỂN 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18/1/2015
Phần 156-157
Trước khi tới đây, tôi chưa kịp chuẩn bị cho mình một tinh thần chờ đón những gì đang nhìn thấy, bởi lẽ dù biết rằng đất nước này nhiều chùa tháp, nhưng trong đầu tôi chỉ luôn là Golden Rock và Shwedagon. Bây giờ, sau vài mươi phút ngồi xe len lỏi qua khu đền tháp cổ, trong ánh nắng vàng của buổi chiều còn rực sáng, trên con đường đầy cát bụi như hơn 1000 năm cũ đã qua, tôi thật sự sững sờ trước những phế tích gạch nung . Bởi sự đa dạng của kiễu dáng, bởi số lượng nhiều đến bất ngờ, và một khung cảnh trầm mặc giữa một vùng cây buội khô cằn khiến tôi cứ ngỡ ngàng như đang trở về cùng quá khứ. Vài chiếc xe ngựa lọc cọc chở khách lướt qua, càng làm cho cái quá khứ ấy như tràn ngập bủa vây, khiến trong tôi lại vang lên chút lời thơ Bà Huyện…
……
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương…
16h26’ chúng tôi đến chùa Manuha Phaya.
Cũng như những đền chùa mà chúng tôi đã viếng thăm, sân chùa thường có nhiều cháu bé bán dạo hàng lưu niệm, hoặc các quầy với nhiều món trông rất hấp dẫn.
Thật là một thú vị bất ngờ, ngôi chùa đầu tiên chúng tôi đến viếng vào chiều hôm nay lại liên quan đến một câu chuyện lịch sử gắn liền với giai đoạn phát triển cực thịnh của Vương triều Bagan.
Vua người Mon, Manuha trị vì Vương quốc Thaton, vốn sở hữu bộ kinh Tạng quí Tripitaka. Vua Anawrahta, trị vì Vương triều Bagan, muốn có bộ kinh, nên cho sứ thần đến xin, nhưng bị từ chối. Vua Anawrahta liền mang quân chinh phạt, thôn tính vương quốc Thaton, thu lấy kinh tạng, bắt giữ vua Manuha đưa về Bagan cùng rất nhiều nhân sĩ, nghệ nhân, kiến trúc sư …mở đầu cho thời kỳ cực thịnh kéo dài 250 năm tại vùng đất cổ xưa này.
Vua Thaton được phép xây dựng một ngôi chùa để tu, xem như một hình thức cầm tù. Ngôi chùa xây năm 1067, là 1 trong những ngôi chùa cổ nhất tại cố đô Bagan, được mang tên vị vua này, Manuha. Đặc biệt trong ngôi chùa, nhà Sư Manuha lại cho đúc 4 tượng Phật khổng lồ, 3 ngồi và 1 nằm; tất cả đều trong 1 khu vực hạn hẹp, giống như bị nhốt trong 1 xà lim kín!
Các tượng này thật to lớn, chắc chắn là được đúc tại chỗ, rồi xây chùa sau hoặc xây chùa xong rồi mới đúc tượng. Nào, chúng ta hãy xem những bức tượng Phật rất đặc biệt này(Phật bị tù), rồi thử suy nghĩ xem về những gì được gởi gắm trong cái cảnh cầm tù đó. Có lẽ không phải vô tình mà du khách vào thăm theo một thứ tự như sau:
Ảnh 1,góc máy nơi chính diện, tượng Phật thứ I, trong phòng có 4 cửa tò vò:
(Có lẽ) Phật lúc mới bị “nhốt”, vẻ mặt khá căng thẳng như cố gắng chịu đựng cảnh bị giam, dù 2 bên vẫn có các ô cửa tò vò thông ra trời xanh lồng lộng, phòng này sáng nhất; nhưng góc máy này cho thấy không gian rất hạn chế, nhất là phía trước mặt Phật là một bức tường với “chận dưới” hình cánh cung.
Ảnh 2, vẫn tượng Phật thứ I, chụp ở góc chếch bên phải, ngược lên, cho thấy một không gian rộng rãi , sáng sủa hơn và đặc biệt, dường như vẻ mặt Phật không còn căng thẳng và như thoáng có1 nụ cười?
Thật kỳ diệu, không biết tôi có “thấy” sai chăng, nhưng rõ ràng ở 2 góc máy trên, cùng một gương mặt Phật, người nghệ sĩ Manuha, đã diễn tả 2 trạng thái biểu cảm khác nhau, phù hợp với 2 hoàn cảnh khác nhau về không gian?
2 tượng Phật ngồi kế tiếp, bị “nhốt” trong 2 phòng khác nhau. Để phân biệt xin các bạn chú ý đến vết bẩn trên trần sát đầu Đức Phật và vạt áo nổi trên ngực Đức Phật.
Ảnh 3, tượng Phật thứ 2: Phật bị giữ trong 1 không gian hạn hẹp hơn, lại không có cửa sổ, nhưng khuôn mặt Đức Phật lúc này lại không còn căng thẳng.
Ảnh 4, tượng Phật thứ 3: Trong phòng này thì thật kín, lại còn chật hơn 2 phòng trước đó, nhưng vẻ mặt Đức Phật lúc này thật là “an nhiên tự tại”.
Cuối cùng là tượng Phật nằm, cũng trong 1 không gian chật hẹp, giữa Tượng và bức tường là 1 lối đi hẹp, mà những du khách châu Âu lớn con phải vất vả lắm mới đi lọt qua. Trong phòng này Phật chỉ có thể nằm chứ không sao ngồi lên được!
Vậy mà 1 nụ cười rất an lạc trên gương mặt hiền hậu, dù Ngài đã nằm đó suốt ngàn năm!
Thú thật, lúc đi thăm qua các tượng Phật bị nhốt, nghe Sư H. giải thích nguyên do, tôi thấy thú vị và nghĩ đơn giản đây là một trường hợp quá đặc biệt, chưa hề nghe nói tới, Phật mà bị ở tù, nghe thì có vẻ …hài hước, dù rằng đó là câu chuyện thật của lịch sử.
Khi ngồi viết lại những dòng này, nhìn kỹ các tượng Phật trong các phòng khác nhau, tôi tự hỏi: Đức Vua, nhà Sư Manuha, người thiết kế ngôi chùa Manuha, ngoài chủ định “hóa thân” thành Đức Phật, bị cầm tù trong các “phòng giam”, như diễn tả thân phận của chính mình, chắc chắn đã gởi gấm 1 ngụ ý sâu xa trong công trình, để góp phần truyền bá cái tư tưởng vi diệu của Đức Phật.
Một chút trời xanh ngoài ô cửa,
Khác chi “lồng lộng” chốn tường vôi!
Rời chùa, chúng tôi bước qua thăm ngôi đền Nanpaya, bên cạnh. Đó là một công trình khá lớn, xây dựng bằng gạch và đá bao phủ bởi “màu thời gian ngàn năm” rất ấn tượng. Khối nhà trông thật nặng nề, ngoài cửa chính còn có các cửa sổ mà nơi đó là những ô nhỏ xíu chỉ nhằm để lấy ánh sáng một cách hạn chế, nên đền Nanpaya trông chẳng khác nào một nhà tù thời trung cổ châu Âu. Theo truyền thuyết, đây là nơi cư ngụ của Vua “tù nhân” Manuha!
Cũng vì tồn tại đã ngàn năm, nên khối nhà đồ sộ này ngày nay được gia cố thêm bằng những bộ khung thép nhằm tránh bị sụp đổ. Tôi lần bước vào bên trong với cảm giác như đi vào “ngục thất” bởi cái âm u thiếu sáng và cảm giác lạnh lẽo toát ra từ tường gạch loang lổ những vết nứt, mẻ bởi thời gian.
4 cột chính giữa đền Nanpaya.
Đặc biệt, bên trong đền có 4 cột vuông to lớn bằng đá, chịu lực chính cho ngôi đền, được chạm khắc tỉ mỉ những phù điêu trên 4 mặt bên nơi chân cột. Ngoài ra, phù điêu cũng còn được chạm trổ trên các phần tường bằng đá, tất cả có vẻ giống như cách thức mà người Khmer thực hiện trên các tường đá ở khu đền Angkor, sắp đá trước, chạm khắc sau. Hình tượng chủ yếu của các phù điêu này là thần Brahma, vị thần Sáng tạo trong đạo Hindu, có 4 mặt và các tay cầm những hoa sen, đây là điều hiếm thấy tại các đền tháp ở cố đô Bagan này.
Thần Brahma 4 mặt với tay cầm hoa sen.
Tương tự những lần đến với các công trình được xây dựng từ hàng ngàn năm trước, tôi, bây giờ cũng cảm thấy như đang đi giữa những tiền nhân. Và cứ thế, cứ tưởng rằng như thế, tôi muốn như tan theo cái âm u…ớn lạnh rất kỳ lạ tại nơi này!
Rời đền Nanpaya chúng tôi đi 1 vòng quanh các quầy hàng lưu niệm, để xem những sản phẩm thủ công lạ lẫm, đặc biệt địa phương, tiếp cận cái cuộc sống đời thường của 1 số người dân Miến.
Các bé gái Miến bán hàng rong trong đền, rất lịch sự chào mời khách lạ, tôi thấy hầu hết đều dễ thương và…rất đẹp, dù da có hơi đen.
Tuy nhiên, cũng có cô khá trắng…
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693426 visitors (2230899 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|