THNLS CẦN THƠ- QUYỂN 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27/11/2014
Phần 126-127
Như ta đã biết, tuy bang này có người Shan chiếm đa số, nhưng sắc tộc Pa Oo, Danu cũng đông, tỉnh lộ 41 đang chạy ngang qua các ngôi làng đó, nếu có thì giờ tham dự các tour trekking, khám phá thêm văn hóa của họ thì thật là thú vị.
Sau khi xe chạy ngang qua ngôi chùa thứ 75, tôi gặp thêm 2 “quái cổ thụ” (từ nay, tôi xin mạn phép đặt một số tên cho những gì lạ mà tôi chưa từng biết, chỉ là để cho tiện), so sánh kích thước xe bò thì thấy cây cũng khá bự! Hình như người Miến cũng đang có ý thức giữ lại những cây này.
Tôi nghe loáng thoáng, có nhiều dự án tài trợ của chính phủ Nhật bản cho Miến Điện, trong đó có chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một vài vùng đặc biệt, chủ yếu là thay thế cây Anh túc, loài hoa có sắc nhưng lại cực kỳ độc hại. Theo đó, chính phủ Nhật giúp dân bang Shan trồng cây mè đen(giống của Nhật), họ sẽ bao tiêu sản phẩm. Không biết do đã hình dung trước phong cảnh cực kỳ ngoạn mục khi cây mè giống của Nhật bản này trổ bông, hay chỉ là vô tình, họ đã làm nên một sự chuyển đổi ngoạn mục, người dân bang Shan vừa thu lợi từ sản phẩm nông nghiệp lại vừa tạo nên hiệu quả thị giác tuyệt vời, góp phần làm cho ngành du lịch vốn đã hấp dẫn tại đây thêm phần phong phú!
Bây giờ thì tôi nghĩ rằng, người Miến chắc cũng rất biết rõ mình đang có gì tại vùng đất xinh đẹp này, việc duy trì và phát triển bền vững một nền nông nghiệp “thân thiện với môi trường” như ta thấy, biết đâu chính là chiến lược lâu dài của họ; tôi tin, người Miến làm được điều đó!
Hay là tôi quá chủ quan khi thấy vùng Kalaw này cũng có xe cải tiến từ máy xới, chứng tỏ rằng họ đã sử dụng máy nông nghiệp rồi, nhưng không cho việc đồng áng mà chỉ dành để vận chuyển, không lý gì họ chẳng biết được công năng của nó, vậy mà trên đồng, hoàn toàn vẫn …tay không! Một sự cố ý chăng, hay vì chưa đủ khả năng …cơ giới hóa? Có thể do bản chất giống như người Lào…lửng thửng lục bình trôi, nên “làm biếng” đổi mới phương thức canh tác? Và …cứ theo cách ông bà để lại mà làm! Và có khi nhờ vậy mà sản phẩm không bị chê nhiểm độc, lại có một môi trường vừa sạch lại vừa đẹp cực kỳ!
Nói đến điều này, tôi chợt nhớ đến Việt Nam, từ một thời bùng nổ thuốc sâu, phân bón vô cơ, nay đang có xu hướng lớn trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm tối đa sử dụng nông dược, để vừa bảo đảm phẩm chất cây trồng, vừa an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và hình như có kết quả tốt? Vậy thì từ một nền nông nghiệp “thô sơ” do lâu ngày bị khép kín, như một tờ giấy còn sạch để có thể vẻ nên những hình ảnh tươi đẹp mà không cần bôi xóa, Miến Điện thật dễ dàng đạt được cái phương thức sản xuất “sạch” mà các nhà khoa học, các nhà môi trường đang mong đợi.
Thôi, tất cả cũng chỉ là suy luận cho vui, nhân khi bất ngờ chứng kiến phong cảnh tuyệt vời hôm nay, vì yêu thích nó mà tôi cố tình …nói lấy được theo ý kiến chủ quan của mình, nếu có bị chê cười thì tôi cũng …xin cảm ơn bác tài Ấn Độ đưa tôi ngang qua đây.
Bò và xe bò trên cánh đồng cải bắp.
14h25’, xe rời tỉnh lộ 41, rẻ phải chạy theo 1 con đường nhỏ, bấy giờ anh bạn Zaw Minn mới lên tiếng báo cho chúng tôi biết sẽ đến thăm một ngôi chùa ở Kow Lone, chùa không lớn như các chùa chúng tôi đã viếng ở Yangon, nhưng có 2 điểm đặc biệt: một là nhục thân của Hòa thượng trụ trì, viên tịch từ năm 2002, đến nay xác không bị phân hủy, 2 là tượng sáp của một vị Hòa thượng trụ trì khác, y như còn đang tại thế.
Điều trước tiên làm tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình hơn nửa thế kỷ trước, đó là cảnh các trẻ con đang chơi với những vỏ xe gắn máy cũ, thậm chí có đứa chơi cả bánh xe hơi, dùng tay hay gậy để đánh cho chạy trên đường làng. Trò chơi này hầu như đứa nào cũng biết khi tôi còn trẻ con, lúc đó chúng tôi chơi bằng những niềng bánh xe đạp. Ôi, Miến Điện thật là…nguyên bản, đến cả những cách chơi của nhi đồng. Không như ngày nay, học trò nhỏ của chúng ta hầu như đứa nào cũng biết ngồi máy tính để vùi đầu vô các game luôn thay đổi độ khó đầy hấp dẫn. Ta đâu còn thấy các cô bé chơi đánh chuyền, các cậu trai chơi tán u, tống lon…
Miến Điện thật mới lạ một cách …cũ kỹ đến bất ngờ!
Xin lưu ý phía xa là những đồng me thấp thoáng.
Dường như bên tay phải tôi là một cơ sở sản xuất giấy thủ công, tôi nghe nói vùng này còn có nghề làm dù truyền thống Miến Điện, có lẽ đây là nơi cung cấp nguyên liệu cho những chiếc dù màu đẹp đẻ, rất đặc thù, mà bà Aung San Suu Kyi hảnh diện sử dụng khi xuất hiện trước công chúng, dù trong hay ngoài nước.
Lại thêm một ngôi chùa xuất hiện bên đường, ngôi chùa thứ 77.
Xe lại qua 1 chợ nhỏ miền quê, lại giống hệt Việt Nam, tôi thật sự rất ngạc nhiên về điều này, vì nó đã lập đi lập lại rất nhiều lần, suốt từ Myawaddy, thị trấn biên giới phía Đông.
Chỉ có cái “món” sau đây là không giống, cái “miếu nước bố thí”, hầu như có mặt khắp nơi, he he, cái miếu này còn được đặt tên bằng tiếng Anh , Grand Mother!
Một chiếc cầu qua con suối nhỏ.
Cuối cùng, chúng tôi đến Kow Lone lúc 14h54’, sẳn sàng để viếng điểm chính thức đầu tiên của buổi chiều hôm nay: ngôi tháp quàng "nhục thân bất hoại" của một Thiền Sư, tại Kow Lone.
Hồi 14h53’, tức là ngay trước khi xe dừng bánh tại Kow Lone, tôi có chụp được ảnh ngôi chùa thứ 78 mà mình đi ngang qua, điều quan trọng là sự hiện diện của tấm biển màu xanh có 2 lá cờ Miến-Nhật. Thì ra đó là biển báo Dự án hợp tác của 2 chính phủ trong việc thúc đẩy trồng rừng , dự án được tài trợ bởi Quỹ Green Donation, của tổ chức NALAFO(National Land Afforestation Organization)
Như vậy việc chính phủ Nhật giúp đở cho Myanmar khắc phục những “tồn tại” về ma túy, về nạn phá rừng…là điều đang được thực hiện.
Chúng tôi được anh Zaw Minn hướng dẫn vào thăm khu lăng mộ, quàng “nhục thân bất hoại” của một vị Hòa thượng viên tịch từ năm 2002. Đây là một công trình kiến trúc không giống như các đền chùa Phật giáo nơi khác, dường như chỉ để dành riêng cho trường hợp linh thiêng kỳ lạ này.
Công trình không lớn, nằm trên một nền cao hình bát giác, chung quanh có hào nước bao bọc. Nền được lót bằng đá cẩm thạch, nên dù nằm trơ trọi dưới ánh mặt trời chói lọi, bàn chân trần của tôi cũng không bị nóng bỏng, đây là cảm nhận đầu tiên khiến tôi ngạc nhiên và được Sư Th. giải thích .
Hào nước bao quanh nền tháp.
Chân trần trên nền đá cẩm thạch không bị nóng bỏng dưới nắng gắt .
“Lăng mộ” là một tòa tháp bát giác đồng dạng với nền, toàn bộ thân tháp được cẩn gạch và các phù điêu bằng gốm tráng men màu nâu, giống như chùa chén kiểu Sóc Trăng hoặc chùa “ve chai” Linh Phước Đà Lạt. Phần rào bao quanh sân tháp cũng cấu tạo bằng những khối gốm tráng men có phù điêu Phật hoặc lá hoa. Dường như tất cả được sản xuất đặc biệt cho riêng công trình vì các hoa văn trang trí, phù điêu Phật, có vẻ đều nằm trong ý đồ của dự án kiến trúc , không phải là sự phối hợp dựa theo những sản phẩm sản xuất hàng loạt, bán đại trà trên thị trường.
Tường rào bằng gốm tráng men, bao quanh nền tháp.
Đoạn tường rào sát cổng.
Hẳn nhiều người trong chúng ta đã biết, tại Chùa Đậu, Thường Tín, Hà Nội, cách nay khoảng 300 năm có 2 vị thiền sư, vốn là chú cháu, nối tiếp nhau trụ trì. Đó là thiền sư Vũ Khắc Minh pháp danh Tự Đạo Chân và Vũ Khắc Trường, pháp danh Tự Đạo Tâm, trước khi viên tịch đã nhập thất 3 tháng 10 ngày, dặn đệ tử chỉ được phép mở cửa lúc chẳng còn nghe tiếng chuông mõ, nếu không thấy hôi thúi thì lấy sơn ta bả lên người. Và kể từ đó nhục thân nguyên vẹn trong tư thế ngồi thiền của 2 vị sư tồn tại đến nay trước sự ngạc nhiên của nhiều nhà khoa học.
Một trường hợp khác, tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, Hòa thượng Diệu Trí, viên tịch ngày 25-02-2003, thọ 116 tuổi. Sau 6 ngày, các đệ tử thấy nhục thân của ngài vẫn mềm mại, sắc mặt hồng nhuận. Theo lời căn dặn, họ mời Pháp sư đến khâm liệm vào chum trong tư thế kiết già, trong chum có chứa than củi, gỗ đàn hương và vôi, ròi phong kín miệng chum.
Ngày 25-02-2006, mọi người rất ngạc nhiên sau khi mở chum, thấy nhục thân của ngài vẫn còn nguyên vẹn, không hề hư hoại, họ cho biết, 3 ngày trước khi viên tịch, Đại Lão Hòa thượng Diêu Trí có nói: "Người xuất gia đến cũng tay không, đi cũng tay không. Sau khi ta đi rồi chẳng có gì để lại cho các con, chỉ để lại hình hài này cũng là vật vô giá đấy".
Chum khâm liện nhục thân Đại Lão Hòa thượng Diêu Trí.
“Nhục thân bất hoại” của Hòa thượng Diêu Trí.
(nguồn gốc ảnh trích: http://kienthuc.net.vn/thien/ky-bi-h...ai-127288.html
)
Điều kỳ lạ đã làm đau đầu các nhà khoa học, đó là mặc dù các đệ tử đã cắt sát móng tay và cạo lại đầu cho Sư Thầy trước khi khâm liệm, vậy mà sau 3 năm, móng tay dài thêm 1cm và tóc dài thêm 1,8cm!
Đó cũng là trường hợp của vị Hòa thượng mà nhục thân đang được quàng trong chiếc hòm kiếng đặt ngay giữ trung tâm tháp này: tóc và móng vẫn còn tiếp tục mọc thêm sau ngày viên tịch! Anh Zaw Minn cho biết như thế.
Tôi chỉ biết tin vào điều kỳ diệu đó, dù là điều kỳ diệu mà khoa học không sao lý giải được một cách chắc chắn, vì nó là một hiện tượng “có thật” trước mắt.
Mọi người cùng nhau chụp ít ảnh lưu niệm trước khi qua thăm một ngôi chùa khác tại Kow Lone này.
Sư Th. cho cá ăn.
Ngôi chùa này không đồ sộ như các chùa nổi tiếng ở Yangon, nhưng trong chánh điện có tượng sáp của Sư trụ trì đã viên tịch, trông như thật.
|
|
|
|
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693509 visitors (2231191 hits) on this page! |
|
|
|
|
|
|
|