.
  Kontum đính hiệu
 
30/10/2014


 Kontum, tỉnh địa đầu Tây Nguyên, vùng Chiến Trận khốc liệt Dak Tô và căn cứ tiền đạo chiến dịch Thám Sát Đường Mòn Hồ Chí Minh
 

G S Tôn Thất Trình
 
 
 
 
 
…Một rạng đông với màu hồng ngọc,
 
Cây si xanh gọi họ đến ngồi,
 
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai .
 
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
 
Đã tỏa sáng. Những tâm hồn cao đẹp !
 
Nắng vẫn còn ngời  trên những mắt lá si
 
Và người chồng ấy đã ra đi…
 
 
… Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đòan người:
 
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
 
Một làng xa giữa đêm gió rét…
 
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
 
Như không hề có cuộc chia ly.
 
( Cuộc chia ly màu đỏ, tháng 9 năm 1964)          
 
(Nguyễn Mỹ, 1935 – 1971)
 
   Phần I : Tổng quát
 
         Nhắc lại  Tây Nguyên - Western Highlands  ngày nay hay Cao Nguyên Trung Phần- Central Highlands thời Cộng Hòa Miền Nam – là một trong 8 miền phân chia nước Việt Nam ngày nay: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long. Kontum là tỉnh địa đầu phía Bắc Tây Nguyên và Lâm Đồng là tỉnh phía Nam.Tây Nguyên theo kiểm kê dân số ngày 1 tháng 4 năm 2006( ? ) có 4 858 700 người. Đông nhất là Đak Lak - Đắc Lắc ( tỉnh lỵ là thị xã Buôn Ma Thuột) 1737 600  dân; Lâm Đồng ( thị xã là Đà Lạt)  1179 200 ; Gia Lai ( thị xã Pleiku ) 1 161 700;  Đắc ( Đak ) Nông ( thị xã Gia Nghĩa ) 407 300 ; ít dân nhất là Kon Tum ( thị xã  Kon tum ) 383 100 . Diện tích  miền Tây Nguyên chừng  55 000 km2 ;  tỉnh lớn nhất Tây Nguyên là Gia Lai  15 536.9 km2 ;  thứ đến là Đắc Lắc 13139.2 km2 ; Lâm Đồng 9776. 1 km2 ; Kon Tum 9690.5 km2 ; nhỏ nhất là Đắc Nông 6516, 9 km2.  Các tộc dân Tây Nguyên  trước năm 1955- 57 thuộc hai họ ngôn ngữ lớn ( trong số 3 họ lớn Việt Nam ) : họ Nam Á  chia ra thành nhóm Môn- Khơ me( Khmer)  như các tộc dân  Ba  – Bahnar và Cơ Ho- K’hor, và họ Nam Đảo như các tộc dân Gia Rai –Jarai và Ê Đê- Ede.  Nhưng sau 1975 thì có thêm nhiều tộc dân miền Bắc di cư đến thuộc nhóm H’Mông ( Mèo) – Dao, nhóm Tày – Thái  hay cả vài nhóm thuộc  họ ngôn ngữ Hán- Tạng nữa. Kể từ năm 2006, tộc dân Kinh đã chiếm đa số dân Tây Nguyên; tuy rằng vẫn còn nhiều huyện, nhất là ở tỉnh Gia Lai,  đa số không phải là tộc dân Kinh. Hầu có một ý niệm pha lẫn các tộc dân ngày nay, ngay gần thị xã Kon Tum, cuối thế kỷ thứ 20 đã có các tộc dân sau đây sinh sống; mỗi tộc dân có ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo ,cuộc sống riêng rẽ: Bà Nà, Gia Lai, Rengao, Xê Đăng – Sedang,  Giẻ Triêng -Jeh ( ? ), Chu Ru,  - Todrah  ( ? )-  Châu Ro, M’ Nông – Monom ,  Halang ( ? ), Cơ Tu – Katua,   Tà Ôi – Takua( ? ), Co – Cua ( ? ) , Hrê – H’Rê, R’Măm, Bru- B’Râu ( ? ) …và  Duan (Xoan, Yuôn,  Duồng ? ) hay Kinh ( Việt ) ( Theo  Chris Lang, Watershed , tập 1 số 2 tháng11/1995- tháng 2/ 1996 ).
 
Vị trí và phân chia hành chánh
 
 
           Kon Tum phát  sinh  từ tên một làng tộc dân Ba Nà. Theo ngôn ngữ Ba Nà, kon có nghĩa là làng và tum  hồ, ao, vũng nước- pool .  Trước khi có quốc ngữ, tên Kon Tum đã được viết theo Hán tự ở các công văn chánh thức v.v…Diện tích Kon Tum, theo cập nhật  của Wikipedia ngày 18 tháng 9 năm 2012, là 9 934 km2 . Niên giám Thống kê cho biết diện tích Kon Tum năm 2001chỉ là 9 615 km2. Bắc giáp  tỉnh Quảng Nam, Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi và Nam giáp tỉnh Gia Lai, Tây giáp hai tỉnh Hạ Lào là Sekong và Attapeu và hai tỉnh Ratanakiri và  Moldukiri( ? ), Bắc Cam Bốt ; biên giới chung ba nuớc  ở Kon Tum dài đến 281km. Nằm ở vĩ tuyến Bắc 1405 ‘ N và kinh tuyến Đông 107055‘ E. Tỉnh lỵ Kon Tum  cách Buôn Ma Thuột 246km, Qui Nhơn ( tỉnh Bình Định ) 215 km, cách  Pleiku 49 km. Quốc lộ 14 từ phía tây Quảng Nam ở Phước Sơn ( Khâm Đức ), chạy ngang qua thị xã Kontum, rồi xuôi Nam xuống Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đắc Mil,Đắc Nông, Bù Đăng, Đồng Xoài tới Chơn Thành để gặp quốc lộ 13,  xuôi thêm Nam qua Bến Cát, Thủ Dầu Một, đến Gia Định, TP Sài Gòn. Quốc lộ 24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi ngang qua Ba Tơ, Măng Canh, Măng Đen ( cao nguyên thung lũng Kon Plong ).  
         Dân số Kon Tum năm 2010 là 443 500 người ( theo niên giám thống kê, năm 1995  là 316 000; năm 2001 là 324 800 và theo Wikipedia năm 2006 là 383 100 ). Tổng số thị dân Kon Tum cũng đã tăng từ 63 500 năm 1995 lên 112 400 năm 2002. Kon Tum gồm một thị xã ( 7 phường ), 8 huyện và 6 thị trấn huyện lỵ: Đak Glei, Ngọc Hồi ( Plei Cần ), Đak Tô, Kon Ray, Kon Plong, Đak Hà, Tu Mô Rông và Sa Thầy. Năm 2002, tỉnh Kon Tum đã có 70 xã ( communes ). Kon Tum nay có  42 tộc dân sinh sống kế cận nhau,  so với con số chừng 24 ( ? ) tộc dân thời Pháp thuộc và 54( ? ) tộc dân tòan quốc.
 
Suôi dòng thời gian
 
…Mở Quảng nam , đặt Trấn ninh,
 
Đề phòng muôn dặm  uy linh ai bì .
 
Kỳ công có núi Đá Bia.
 
Thi văn  các tập Thần Khuê còn truyền .
( Đại Nam quốc sử diễn ca, đề cao công đức vua Lê Thánh Tông  )    
 
          Theo các nghiên cứu của các nhà cỗ học Pháp, thì các thổ dân Tây Nguyên  là người Kiritas  thuộc giống Nam Dương – Inđônexia, Pháp gọi là « Mọi », tiếp xúc tổ tiên của người Chàm – Chiêm  từ các hải đảo  Mã lai, Nam Dương  tràn lên bờ biển Trung Bộ ngày nay, nhiều thế kỷ  trước Công Nguyên. Số người Kiritas không chịu Chàm chế ngự dồn lên ở các miền núi Trường Sơn lân cận. Nhiều  sử gia ( Proceedings of the Seminar on Champa - 1987, Huỳnh Đình Tế dịch  sang Anh văn năm 1994 ) còn cho người Chàm- Chiêm  thật sự gồm luôn cả nhóm  Jarai, Rhađê- E Đê, Churu, Ragglai, Stiêng… Năm 1147, vua Chiêm vùng Paduranga ( Phan Rang ) là Chế Bì La Bút – Jaya Harivarman  đánh thành Chà Bàn – Vijaya ( Bình Định ), đánh tan Harideva, em vợ vua Chân Lạp ( Cao Mên ? ) đang làm vua ở xứ Bắc Chiêm. Năm 1151, Chế Bì La Bút đem quân đánh bại  hết mọi đạo quân người Kiritas Tây Nguyên đang tràn xuống chiếm lại đồng bằng và cả quân lọan nội bộ Chiêm là quân của Ung Minh Tạ Diệp - Vancarâja, anh vợ của Chế Bì La Bút  các tộc dân Kiritas tôn lên làm vua. Thừa thắng, Chế Bì La Bút đuổi theo các đạo quân Thượng Kiritas, chiếm miền Bắc Đắc Lắc ngày nay và miền Cao nguyên  từ Bình Thuận ra Phú Yên, khuất phục các bộ lạc Gia Rai, Rongao, Roglai Blao v.v…  làm chủ cai trị  các vùng này một thời gian lâu, nên di tích Chàm còn rải rác từ các vùng này  đến gần hai tỉnh Plei Ku, Kon Tum ngày nay. Năm 1306, Vua Chế Mân Simhavarman III  ( trì vị 1287- 1307 ) xin cưới con gái vua  Trần Nhân Tông  là công chúa Huyền Trân với sính lễ là  hai châu Ô và Rí ( hay Lý, tên Chăm là Ulik ), đưa biên giới Chiêm Việt xuống tới Bắc Quảng Nam ngày nay. Năm 1402, vua Hồ Hán Thương ( trị vì 1401- 1407 ) sai tướng Đỗ Mãn  đem quân đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm La Bích Đại –Indra Varman thất thế, xin tặng Chiêm Động (Nam Quảng Nam) và Cỗ Lũy Động( Quãng Ngãi ). Nhà Hồ đổi thành 4 châu: Thăng ( huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ), Hoa ( Mộ Hoa sau cải tên thành  Mộ Đức ), Tư và Nghĩa ( hai châu Tư, Nghĩa nay là huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Nghĩa). Năm  1471, vua Lê Thánh Tông nam chinh, hạ thành Chà Bàn, bắt vua Chiêm là Bàn La Trà Tòan ( trị vì 1460-1471 ) đưa về Thăng Long. Chiếm vùng đất mới đổi thành phủ Hòai Nhơn, sáp nhập vào bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, lập ra đạo Thừa Tuyên  Quảng Nam.  Năm  1490, Vua Thánh Tông cải chia  nước ra làm 13 xứ, đổi đạo Thừa Tuyên thành hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Phía Nam xứ Thuận Hóa là xứ Quảng Nam, quản lảnh 3 phủ ( Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hòai Nhơn )và 9 huyện.  Đất Chiêm Thành còn lại chia ra làm  ba tiểu quốc làHòa Anh ( các đồng bằng Khánh Hòa – Phú Yên), Chiêm Thành ( các đồng bằng Ninh Thuận - Phan Rang và Bình Thuận- Phan Thiết) và Nam Bàn ( Phan)  ( Kon Tum, Gia Lai và Đắc Lắc ).
 
         Năm  1558,  Chúa Tiên Đoan Quận Công Nguyễn Hòang được cử vào trấn thủ xứ Thuận Hóa, vua Lê vừa mới lấy lại trong tay nhà Mạc và đã đặt  Tam Ty ( Đô ty, Thừa ty, Hiến ty ), phủ -huyện để cai trị, nhưng nhà Mạc vẫn đương khuấy động, lòng dân chưa qui phục hẳn, khiến Trịnh Kiểm lo âu, nên chịu đưa Nguyễn Hòang vào trấn thủ Thuận Hóa. Khi chúa Tiên vào trấn Thuận Hóa thì Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán làm tổng trấn Quảng Nam. Năm 1568, Tá Hán mất, Nguyên Quận công  Nguyễn Bá Quýnh được bổ làm tổng binh thay Tá Hán. Sau khi Đoan quận công ra Thanh Hoa yết vua Lê về, ông được vua cho kiêm lảnh trấn Quảng Nam, còn Bá Quýnh đổi về trấn thủ Nghệ An. Các năm 14 79- 1535, các quận vương các tiểu quốc họp lại, lấy Phan Rang – Paduranga làm thủ phủ nước Chiêm Thành. Năm 1611, Chúa Tiên  sai Chủ sự Văn Phong đem quân vào đánh  Chiêm Thành, lấy đất phía Nam Đèo Cù Mông ( giữa Bình Định và Phú Yên ) đến núi Thạch Bi – Bia Đá, đặt  làm phủ Phú Yên  gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Như vậy Nam Bàn không còn và nay phía Bắc Tây Nguyên ( Kon Tum, Gia Lai và phía Bắc Đắc Lắc) hòan tòan do Xứ Đàng Trong cai trị. Năm  1653, Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần sai Hùng Lộc đem quân lấy đất từ Phú Yên đến sông Phan Rang, đặt ra phủ Thái Khương sau đổi làm Bình Khương, gồm 2 phủ mới là Bình Khương ( phần lớn huyện Ninh Hòa ngày nay )và  phủ Diên Ninh ( Diên Khánh ngày nay ). Năm 1693 ( ? ), Chúa Minh Nguyễn Phước Chu sai Cai cơ ( tương đương với lữ đòan trưởng ngày nay ) Nguyễn hửu Kính, con của  tướng Nguyễn hửu Dật  đánh bại quân Chiêm đã đắp lũy  cướp giết nhân dân  phủ Diên Ninh, sáp nhập  nước Chiêm còn lại vào bản đồ xứ Đàng Trong, thành một trấn tên là Thuận Thành. Năm 1693, trấn Thuận Thành đổi tên thành phủ Bình Thuận, hòan tất phần đất Tây Nguyên còn lại vào bản đồ Việt Nam. Nhưng có thể là phần đất phía cực Nam Tây Nguyên ngày nay, phải đợi đến  năm 1698, khi Thống xuất  Kinh lược sứ Nguyễn hửu Kính  theo lệnh Chúa Minh, lấy xứ Đồng Nai, đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên  ( Biên Hòa ), lúc đó  tòan thể Tây Nguyên ngày nay mới thuộc hẳn bản đồ xứ Đàng Trong ( ? ). 
       Trái với tuyên ngôn, năm 2005, của tổ chức Montagnard Inc. ( tiếng nói của « tộc dân Degar » ) ở Hoa Kỳ, cho rằng ngay cả dân Chàm  đuổi các tộc dân Tây Nguyên  lên vùng núi cao  khỏi vùng bờ biển Đà Nẳng năm 875, cũng không dám bén mảng lên Tây Nguyên, từ năm 1151, Chế Bì La Bút đã cai trị Tây Nguyên như đã nói trên. Trấn thủ Quảng Nam Bùi Tá Hán, trước năm 1558, đã lập 6 đồn binh dọc theo miền núi Quảng Ngãi – Kon Tum để  canh giữ các bộ lạc núi Trường Sơn, nhất là bộ lạc tộc dân Đá Vách (H’Rê ), một bộ lạc háo chiến, khó khuất phục, thường xuống cướp phá đồng bằng. Ở mỗi vùng  có một tộc dân đặc biệt, ông đặt chức Giao Dịch người Man ( những tộc dân không phải dân Kinh mà sau đó Pháp gọi là Mọi, Man vùng thấp là người Chiêm đồng bằng và Man vùng cao là các tộc dân Kiritas pha lẫn dòng máu tổ tiên Chiêm ?), đặc trách  bảo vệ đồng bào  Kinh-Việt. Mỗi vùng giao dịch chia ra làm 4 Nguyên, mỗi Nguyên có  một Cai – quản   và nhiều phụ tá. Cai – Quản  lựa chọn những thương hộ, được phép lưu hành trong Nguyên  buôn bán với các bộ lạc Man. Các thương hộ còn có  trách nhiệm  thu thuế trong Nguyên, để nộp cho các nhà cầm quyền Việt. Ngòai món thuế ấy ra, không được phép đòi hỏi gì người Man cả  ( Theo Essai d’ histoire  des populations montangardes du Sud Indochinois của nhà sử học Pháp Bourotte, có lúc làm giáo viên - hiệu trưởng trường Khải Định -Huế,  trước 1945 ). Động sách Man nào nạp đủ thuế thì viên chức phụ trách trích tiền thuế đải đằng, yến tiệc cho người Man, cho họ đồ đạc, hàng lụa …  Chúa Tiên Nguyễn Hòang khi kiêm lảnh  Quảng Nam cũng  tiếp tục chế độ cai quản của tướng Trịnh Bùi Tá Hán. Phía Tây phủ Phú Yên lúc bấy giờ, phía trên nước Nam Bàn  vua Lê Thánh Tông đã chia  cho dòng dõi vua Chiêm trước kia, có dân Man  Jarai, một tộc dân  mạnh mẽ thiện chiến, gồm hơn 50 thôn lạc, có hai « nước » , phía  Đông núi Bà -Nam là Thủy Xá ( sách Pháp gọi là Patau Ya , Sadet de l’Eau ) và  Hỏa Xá ( Patau Pui , Sadet du Feu) phía Tây núi ; tộc dân Jarai tôn  hai vị pháp sư làm chủ coi như là vua. Uy quyền của hai  « Vua »  có tính cách thần bí, không can dự đến việc thế gian. Ngòai tộc dân Jarai,  nhân dân Ba Nà và một số dân Xê Đăng phía Bắc đều thần phục. Hai vua phải ở xa nhau, hể gặp nhau thì gây tai họa cho xứ sở ( cũng theo Bourotte ). Năm 1711, Đôn Vương của Thủy xá và Nga Vương của Hỏa Xá dâng phương vật và xin chúa Minh  phát binh ra oai với  người Man ( các tộc dân Tây Nguyên ), khiến họ đóng thuế.  Chúa Minh đã sai Kỳ thuộc Kiểm Đức, quen biết tập quán của họ, đem thư đến hiểu dụ, khuyên nhân dân Man lấy lễ nghĩa ăn ở cùng nhau, định lại thuế lệ, khiến phải nạp cho tù trưởng. Nói chung  các chúa Nguyễn đã tỏ ra mềm dẻo và khéo léo trong các chánh sách đối với các bộ lạc Tây Nguyên, nên trong 200 năm từ đời chúa Tiên Nguyễn Hòang đến đời  chúa Vỏ Nguyễn Phước Khóat ,các chúa  đã giữ được yên ổn các vùng Tây Nguyên  ( Việt Sử Xứ Đàng Trong, Quyển Hạ của Phan Khoang, năm 1967 ). 
Năm 1815, dân Âu Châu khởi sự  đến  Tây Nguyên khi cha Buzumi, người Ý và cha Carvalho, người Bồ Đào Nha, cả hai đều thuộc Dòng Tên-Jesuit  ở Ma Cao, lên bộ ở  Đà Nẳng ( Tourane ) và sau đó  các giáo sĩ Cơ Đốc – Catholics misionnaries thiết lập một giáo xứ tại Kon Tum, là những người Âu Châu đầu tiên đến Tây Nguyên ( ? ). Năm 1876, người Pháp đến thám hiểm tộc dân Xê Đăng ở Kon Tum ( một tên tứ chiến giang hồ Pháp tự  xưng là «  vua Xê Đăng »), tộc dân Ê Đê – Rhadé từ phía Tây Đắc Lắc và từ Sài Gòn  đến  tiếp xúc các vùng tộc dân  Châu Ro, Chu Ru – Chrau. Năm 1883, Pháp hòan tất đánh chiếm tòan cỏi Viêt Nam và bắt đầu tràn lên các vùng núi Tây Nguyên năm 1890 . Năm 1895, họ khởi sự khai khẩn, hầu thuộc địa - thực  dân hóa Tây Nguyên. Tháng giêng năm 1899, họ thiết lập một cơ quan hành chánh quân sự cai trị ở Bản Đôn ( Ban Don ) . Và  ngày 2 tháng 11 năm 1899 , Pháp  dựng lên một  vùng tự trị cho dân Mọi – Montagnards tộc dân Ê Đê – Rhadé  ở Đắc Lắc ( đặc biệt do công sứ Đắc Lắc Sabatier năm 1923- 26 ?  ). Trong ý đồ chung  của thực dân Pháp là chia để trị ở Đông Pháp, thành lập một Tây Nguyên riêng biệt tách rời khỏi Trung Kỳ, sau khi đã chia ba Việt Nam thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.  Đỉnh cao ý đồ này là Nghị định ngày 27 tháng 5 năm 1946, Cao Ủy Pháp, đô đốc George D’ Argenlieu, giả tạo ra Liên Bang các Dân tộc « Mọi » miền Nam Đông Pháp-  Federal  Government for the Montagnard People of South Indochinois. Nhưng năm 1950  ý đồ này tan vỡ, vì nhu cầu Chiến tranh Đông Dương Thứ Nhất, Pháp trao trả Tây Nguyên lại cho vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng triều đại Nguyễn Phước, dưới danh nghĩa là  Hòang Triều Cương Thổ - Domaine de la Couronne . Các biến chuyễn chánh trị, chiến tranh… ở Tây Nguyên từ năm 1951 đến năm 1979 đã được  lạm bàn thảo ở các bài về  các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông … , cho nên ở chỉ nói thêm ở đây chiến trận Đak( Đắc ) Tô, một lọat giao tranh chánh, khốc liệt ở Chiến Tranh Việt Nam Thứ Hai ( khi quân đội Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến ở Cộng Hòa  Miền Nam, năm 1964 ),  từ 3 đến 22 tháng 11 năm 1967 ở tỉnh Kon tum, ít khi được nói đến.
 
 
Chiến trận Đak (Đắc) Tô ( chiếu theo Wikipedia, cập nhật ngày 3 tháng chín năm 2012, theo quan điểm của Hoa Kỳ )
 
 
              Đắc Tô  là môt sàn thung lũng bằng phẳng, có những rặng núi cao vây quanh, đỉnh núi  có khi cao hơn 1300 m, trải dài về phía Tây  và Tây Nam đến vùng ba biên giới ( Việt- Miên-  Lào. Vùng phía Tây Tỉnh Kontum  do các rừng rậm – rain forests hai, ba tầng cây bao phủ , và những  trảng  lộ thiên  tre nứa mọc chằng chịt, đường kính thân tre  có khi hơn 20cm. Những bải trực thăng đáp xuống được rất hiếm hoi  và cách xa nhau, có nghĩa là  đa số quân lính phải di chuyễn bằng đi bộ. Nhiệt độ ban ngày có thể đến 35 độ C ( 95 độ F ) và ban đêm  lạnh  xuống 12 – 13 độ  C ( 55 độ F ).
            Vào các năm đầu tiên quân đội Mỹ tham chiến ở Việt Nam, nhiều  nơi dọc theo biên giới Tây nguyên có Nhóm Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ Không Chính Quy Phòng Vệ - US Special Forces Civilian Irregular Defense Group ( CIDG ) trú đóng, để theo dõi, kiểm sóat xâm nhập  của quân đội nhân dân miền Bắc – PAVN và quân đội Mặt Trận Giải Phóng Tây Nguyên (  tiền thân của FULRO, Bajaranca ? ). Và để cung cấp ủng hộ và huấn luyện  quân sự ? cho dân  các làng Thượng , sắc tộc hẻo lảnh. Một trong những nơi đóng quân này được xây dựng gần làng và sân bay nhỏ Đắc Tô. Sau năm 1965,  Đắc Tô cũng được sử dụng làm  một Căn cứ rất bí mật các Chiến Dịch Tiền Đạo (Tiến  Đánh Trước )-  Forward Operation Base. Từ các căn cứ này, Nhóm Quan Sát và Nghiên Cứu-  Studies and Observations Group ( SOG ) tung ra các tóan  trinh sát để lấy tình báo về  đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo biên giới Lào.
 
            Các họat động ở Đắc Tô là một trong những lọat sáng kiến tấn công  của PAVN, đã bắt đầu từ  nữa năm cuối 1967. Bắc Việt đã tấn công  ở Lộc Ninh, ( tỉnh Bình Long bấy giờ ), Sông Bé ( tỉnh Phước Long bấy giờ), Cồn Thiên và Khe Sanh ( tỉnh Quảng Trị ) cùng nhiều nơi khác, phối hợp với Đắc Tô Mỹ gọi chung là « các  cuộc chiến đấu biên  thùy ( biên giới) – border battles ».
 
Chiến dịch Greeley

 
Lữ đòan Dù Không vận 173 Hoa Kỳ trong chiến dịch Greeley
 
Mùa hè năm 1967,  tiếp xúc mạnh với các lực lượng  PAVN ở vùng này đã khiến Quân đội Hoa Kỳ tung ra Chiến dịch Greeley, một phối hợp  hành quân cố gắng tìm kiếm và phá tan của những  đơn vị  Sư đòan 4 Bộ Binh Hoa Kỳ, Lữ đòan Dù Không vận 173 Hoa Kỳ, Trung đòan 42 bộ Binh  Quân đội Cộng Hòa Việt Nam  ( ARVN ) và nhiều đơn vị Không vận.  Tháng giêng năm 1967,  Trung tướng William R. Peers nắm quyền chỉ huy Sư Đòan 4 Bộ Binh Hoa Kỳ , có nhiệm vụ  bảo vệ miền Tây tỉnh Kon Tum. Trước  mùa mưa , Peers thành lập những vị trí chận đường xâm nhập ở Jackson Hole, phía Tây Pleiku và tung ra chiến dịch Francis Marion ngày 15 tháng 5 năm  1967. Sư Đòan 4 chỉ có hai Lữ Đoàn 1 và 2 mà thôi, vì Lữ đòan 3 đang hành quân với Sư Đòan 5 ARVN ở vùng Tây Bắc Sài Gòn. Tiếp xúc với lực lượng hùng mạnh PAVN, nên Peers liền xin tăng viện. Thành quả là ngày 17 tháng 6 năm 1967, hai tiểu đòan của Lữ đòan Dù 173 Không vận Hoa Kỳ do Thiếu tướng John R. Deane chỉ huy, được di chuyễn đến Đắc Tô, bắt đầu càn quét các núi non rừng rú vùng này, mệnh danh là Chiến dịch Greeley. Lữ đòan 173 chỉ mới hành quân gần căn cứ không quân Biên Hòa, chống lại du kích Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam NLF. Cho nên, dù đã được Đại tá William J. Livsey   cảnh báo về những nguy hiểm hành quân tại Tây Nguyên, khuyến cáo cho  lữ đòan Dù  Hoa Kỳ biết là các quân đội chính quy ARVN  là những lực lượng được trang bị tốt hơn và động viên tinh thần mạnh mẽ hơn NLF,  nhưng quân nhảy dù Lữ đòan không nghe, khinh địch, nên bị tổn thất nặng nề sau đó. Ngày 20 tháng 6, đại đội Charlie Company, Tiểu đòan 2 của Sư đòan Bộ Binh Không vận 503 ( C/2/503 ) khám phá tử thi của đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt CIDG  mất  tích đã 4 ngày ở đồi 1338, một khối núi non phía Nam Đắc Tô. Nhờ đại đội  Alpha Company hổ trợ, quân Hoa Kỳ tiến chíếm đồi, ngũ qua đêm rồi sáng sớm hôm sau  Alpha Company  đơn độc càn quét rặng núi hẹp kế cận và khởi động ngay  một cuộc phục kích của Tiểu đòan 6 Lữ đòan  24 PAVN. Charlie Company được lệnh tăng viện, nhưng cây cối rậm rạp, địa hình khó khăn làm việc di chuyễn vô cùng khó khăn. Không quân lại không yểm trợ  gần được trong tình trạng này. Hổ trợ pháo binh cũng không hửu hiệu vì  tầm nhìn giới hạn và  chiến thuật cận chiến «  belt-grabbing » của quân Bắc Việt. Alpha Company cố sống sót  qua một ngày một đêm ròng rả, nhưng bị tổn thất nặng nề. 76 người bị giết chết và 23 người nữa bị thương, trong số 137 người của đại đội. Kiểm sóat chiến trường, chỉ thấy có 15 lính Bắc Việt chết.                
 
           Hầu trả đủa Alpha Company bị phá tan, Phái bộ Viện trợ Quân sự MACV ra lệnh tăng thêm lực lượng cho vùng. Ngày 23 tháng sáu 1967, Tiểu đòan 1, Lữ đòan 1 và Sư đòan 1 Không Vận Kỵ Binh  đến Đắc Tô tăng viện cho Lữ đòan Dù 173. Ngày hôm sau, Lực  lựợngĐặc nhiệm Ưu tú  Dù  Không Vận số1 ( các tiểu đòan 5 và 8 ) của ARVN và Lữ đòan 3 của Sư đòan 1 Kỵ binh Không vận Hoa Kỳ đến tìm kiếm và phá hủy lực lượng địch ở Bắc và Đông Bắc Kontum. Tướng Dean đưa lực lượng mình 20 km về phía Tây và Tây Nam Đắc Tô, truy lùng Lữ đòan  24 PAVN. Sau khi xây dựng xong dàn pháo binh căn cứ 4  ở đồi 664,  chừng 11 km phía Tây Nam Đắc Tô, Tiểu đòan 4 Sư đòan  Dù  Bộ binh Không vận 503 tìm ra, ngày 10 tháng 7, Tiểu đòan K-101 D của Lữ đòan Độc Lập Bắc Việt. Khi 4 đại đội của Tiểu đòan đến gần đỉnh đồi 830 , họ bị một tường lữa súng nhỏ và liên thanh bắn và bị lựu đạn  hỏa tiễn B-40 thúc đẩy và mọoc chê nả vào. Không tiến thêm nữa được, họ ngũ đêm tại chỗ.  Sáng hôm sau, quân Bắc Việt đã rút đi hết. Tiểu đòan 4, sư đòan 503 chết mất 22 người và 63 bị thương. Chỉ tìm thấy 3 tử thi quân Bắc Việt tại chỗ.
 
          Áp lực Bắc Việt  trên các trại CIDG  ở Đắk Seang  và Đak Pek, 20 và  45 km  phía Bắc Đắc Tô, khiến phải chuyễn lữ đòan 42 Bộ Binh ARVN  đến đó, và tiểu đòan  Dù ARVN  đến Đak Seang. Địa hình  Đăk Seang là  núi cao và rừng rậm ba tầng cây cối. Đồn trú Lực Lượng Đặc biệt  Đăk Seang nằm ngang giữa đường mòn Hồ Chí Minh, con đường chánh Bắc Quân xâm nhập miền Nam.  Trưa ngày 4 tháng 8, tiểu đòan 8 Dù và các cố vấn đã chiến đấu nhiều ngày. Khi  đơn vị đến được đỉnh núi, nhờ hỏa lực không quân mạnh hơn, tiểu đòan  tìm ra một  đại bản doanh hành quân của quân đội PAVN, có  cả bệnh viện và nơi đặt súng phòng không. Trong 3 ngày đánh nhau, tiểu đòan 8 Dù đã  đẩy lui  6 cuộc tấn công riêng rẽ và bị tổn thương nặng nề. 
 
Giữa tháng 8 năm 1967, tiếp xúc giữa các lực lượng cọng sản  giảm bớt, khiến cho Mỹ kết luận là  Bắc Việt đã rút hết  qua biên giới. Đa số các đơn vị Dù ARVN  đã trở về căn cứ  quanh Sài Gòn để  nghỉ ngơi và  tái trang bị . Lữ đòan 2 Sư đòan  Dù 503, cùng tiểu đòan 3 Dù ARVN ở lại Đắc Tô càn quét  thung lũng  Toumorong – Tu Mô Rông phía Bắc  Đắc Tô  nơi nghi ngờ là  có đại bản doanh của một lữ đòan PAVN  chiếm đóng. Nhưng sau 3 tuần lễ truy lùng  không có kết quả, chiến dịch  Greeley chấm dứt ngày 11 tháng 10 năm 1967.
 
Chiến dịch Mac Arthur

Chiến dịch MacArthur
         Đầu tháng 10 năm 1967,  tình báo Hoa Kỳ  cho biết là Bắc Việt rút các Lữ đòan ở vùng Pleiku lên Kon Tum tăng cường các  lực lượng địa phương thành một Sư đòan. Phản ứng là Sư đòan 4 Bộ Binh Hoa Kỳ  di chuyễn Tiểu đòan  3 Sư đòan 12  Bộ binh  và Tiểu đòan 3 sư đòan  8 Bộ binh  lên Đăk Tô, mở chiến dịch Mac Arthur.Ngày 3 tháng 11, Vũ Hồng trung sĩ  pháo binh Lữ đòan 6 PAVN, đào ngũ  theo miền Nam  và cung cấp cho lực lượng Hoa Kỳ thông tin chi tiết về bố trí lực luợng và các mục tiêu của PAVN  ở cả hai vùng Đắk Tô và Ben Het, 18 km  về phía Tây.  Bắc Quân có chừng  6000 người, phần lớn thuộc  Sư Đòan 1 PAVN. Lữ đòan 66 PAVN sẽ tấn công chánh ở phía Tây Nam Đắk Tô, trong lúc Lữ đòan  32 PAVN  sẽ di chuyễn về phía Nam  để ngăn chặn mọi phản công chống lại Lữ đòan 66. Lữ đòan 24 độc lập PAVN sẽ đóng chốt  phía Tây Bắc Đắk Tô, ngăn chặn tăng viện cho căn cứ từ phía này. Lữ đòan 174 PAVN  phía Tây Bắc Đắk Tô là lực lượng trừ bị  hay là lực lượng tấn công tùy theo biến chuyễn tình thế. Thêm vào đó, Sư đòan 1 PAVN  sẽ còn được  Lữ đòan 40 Pháo binh PAVN  yểm trợ. Mục tiêu  của những đơn vị này là chiếm Đăk Tô và phá tan các đơn vị  Mỹ kích thước Sư đòan – Lữ đòan.                                  
 
       Những họat động  quanh Đắc Tô là một thành phần  chiến lược tổng quát do các nhà  lảnh đạo quân sự Hà Nội đề ra, căn bản là của Đại tướng Nguyễn chí Thanh. Nhắc lại là lúc đó Hà Nội chỉ mới có hai đại tướng là Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh. Nguyễn  Chí Thanh  nguyên là bí thư tỉnh ủy đảng Cọng Sản Thừa Thiên – Huế năm 1945, khi đó Trần Hửu Dực là  bí thư thành bộ(ủy ) Trung Kỳ( Bộ ) từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, sau này là bộ trưởng  Chánh phủ Hồ Chí Minh. Và Nguyễn Chí Thanh mới thật sự là chỉ huy chiến trường xâm chiếm miền Nam  sau 1955 – 60 (?), từ Quảng Trị đến Tây Nguyên, xuống tận Hà Tiên – Cà Mau, cho đến khi Thanh chết. Mục đích của các họat động cọng sản vùng này, theo tài liệu bắt được của  bộ Chỉ huy Chiến Trường B- 3 là «  tiêu diệt  cơ sở  chánh yếu Hoa Kỳ hầu buộc địch phải  dàn trải thêm quân càng nhiều càng hay ». Như Hoa Kỳ mau lẹ khám phá, vùng Đắc Tô đã được quân Bắc Việt sữa sọan kỷ lưỡng. Các cơ sở  phòng vệ quân đội đi B ở đây, theo lời  quân đội Hoa Kỳ và quân đội Cộng Hòa miền Nam ARVN, thường đã được làm xong 6 tháng trước khi bị khám phá hay bị tấn công. Hầu hết  các địa hình then chốt đều  đã được cũng cố bằng nhiều phức tạp bunker và  hầm hào. Cũng như  những số quân nhu, vỏ khí súng đạn to lớn; có nghĩa là  Bắc Việt sẳn sàng đóng quân lâu ngày ở đây.
 
       Quân đội Hoa Kỳ và ARVN  áp dụng phương cách khuôn phép chiến đấu ở Tây Nguyên. Họ đi bộ càn quét các đồi, chạm trán với các vị trí phòng thủ  cố định của Bắc Quân trên đỉnh đồi, kêu gọi hỏa lực đồ sộ  đánh phá, rồi  tấn công  trên đất liền cố đánh  bật Bắc Quân ra. Trong mọi trường hợp, quân PAVN  chiến đấu mạnh mẽ, bướng bỉnh, gây tổn thất nặng nề cho quân Hoa Kỳ, rồi rút lui.
 

Một trực thăng tiếp vận chuẩn bị đáp xuống đồi phía tây Dak To ngày 3 tháng 6 1998 giữa  rừng cháy sau trận pháo kích dữ dội của cuộc chiến giữa quân đội Mỹ và Bắc Việt (hình AP). 
        
           Ở đồi 823 phía Nam Ben Het, 120 người đại đội Bravo 4/ 503 đánh cận chiến từ chiều  đến sáng hôm sau với quân trung đòan  66 PAVN. Sau khi rút lui  trung đòan này  bỏ lại hơn 100 tử thi. Đại đội Bravo chết mất 9 người và 28 người bị thương. Hôm sau  quân Bắc Việt tấn công 3 đại đội của  Sư đòan 4 Bộ binh Hoa Kỳ ở đồi 724.  Tấn công chấm dứt   sau gần 6 giờ đánh nhau làm  18 quân Mỹ chết và  118 người bị thương . Sư đòan 4 Bộ binh ước lượng là 92 quân Bắc Việt chết ở cuộc giao tranh này.  Đêm 12 tháng 11, quân Bắc Việt lần đầu tiên  tấn công bằng hỏa tiễn , bắn 44 hỏa tiễn  vào phi đạo Đăk Tô. Sáng ngày 15 tháng 11, các mọoc chê Bắc Việt  bắn hạ 2 trong số 3 máy bay  C-130 Hercules.  Đồng thời cũng bắn thêm làm cháy nổ kho đạn và dự trữ nhiên liệu quanh vùng. Đây có lẽ là vụ phá nổ lớn nhất trong chiến cuộc Hoa Kỳ ở Việt Nam, có hơn 1100 tấn vỏ khí bị phá hủy. Quân Bắc Việt gần như chiếm được Đắc Tô. Những trận đánh trước đã làm tổn thương nặng các trung đòan 66 và 33 PAVN ; các trung đòan này đã bắt đầu rút lui về phía Tây Nam có  trung đòan 174 che chở. Để tránh bị pháo kích lần nữa, Tiểu đòan  4 sư đòan 4 được lệnh  chiếm đồi 1338, cách Đắc Tô 8 km. Sau 2 ngày, quân Hoa Kỳ mới tiến chiếm được đồi dốc này và khám phá  ra một hệ thống  bunker rất kiên cố, mọi hầm hào trong đó đều liên lạc nhau được bằng đường dây điện thọai. Sáng ngày 15 tháng 11, sau khi tiến chiếm đỉnh đồi 882, ba đại đội của 1/503, có 15 phóng viên đi theo cùng, bị PAVN tấn công. Khi chiến trận chấm dứt ngày 19 tháng 11, Hoa Kỳ chết mất 7 người và  34 người bị thương. Trung đòan 66 Bắc Việt để lại 51 tử thi. Các đơn vị quân đội miền Nam Cộng Hòa ARVN cũng họat động nhiều ở vùng Đắc Tô. Ngày  18 tháng 11 ở đồi 1416, phía Đông Bắc làng Tân Cảnh  trung đòan ( ? ) 3/42  bộ binh ARVN tìm thấy  trung đòan 24 Bộ binh PAVN chiếm đóng những vị trí phòng thủ rất kiên cố. Các Tiểu đòan Dù ưu tú 3 và  9,  tham dự cuộc chiến tấn công đồi, từ một hướng khác. Các lực lượng ARVN  chiếm đồi ngày 20 tháng 11, sau những cuộc cận chiến dữ dội. Kết quả là 66 người ARVN chết và  290 bị thương. Quân Bắc Việt để lại 248 tử thi. Tình báo Hoa Kỳ cho biết là Trung đòan 174 rút về phía Tây quá Ben Het  và đóng quân ở đồi 875, cách biên giới  6km.  Ngày 19 tháng 11,  ba đại đội gồm 330 quân của 2/ 503  tấn công đồi 875. Trận chiến đồi này đáng kể lại vì chiều ngày hôm đó  có đến 6 trực thăng UH-1 bi bắn rơi hay hư hỏng nặng, khi muốn đến hổ trợ  2/503. Và gần 7 giờ tối, một cuộc bắn lầm quân đội anh em mình có lẽ tệ hại nhất xảy ra khi các máy bay oanh tạc và chiến đấu Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thả lầm hai trái bom  500 cân Anh vào chu vi  của 2/ 503, làm chết 42 người  và bị thương 45 người, kể cả đại úy chỉ huy Harold Kaufman.  Cuộc chiến  đồi 875 chấm dứt sau hai ngày.  Kết quả là  quân 2/ 503 (Lữ đòan 2 Sư đoàn Dù 503) Hoa Kỳ chết mất  87 người, 130 người bị thương ; quân 4/503  chết  28 người, bị thương 123 và 4 mất tích.  PAVN bỏ đồi này, chỉ để lại  vài tá  tử thi cháy than và một số vỏ khí .  
                                      
          Cuối tháng 11 năm 1967, Bắc Việt buộc lòng phải rút  hết quân  ra khỏi vùng Đắc Tô – Kon Tum và trở về lại các vùng ẩn náu Cam Bốt và Lào. Tuy không tiêu diệt hẳn được  một đơn vị chánh yếu quân Hoa Kỳ, PAVN  đã buộc quân Hoa Kỳ trả một giá rất đắt. 376 quân nhân Hoa Kỳ đã bị giết chết hay bị xem  là mất tích xem như là đã chết và 1441 bị thương trong chiến cuộc quanh Đắc Tô. Quân Cộng Hòa miền Nam  ARVN   chết 73 người con  ưu tú. Chi phí đạn dược Hoa Kỳ chứng tỏ  chiến trận khốc liệt:  151 000 lọat đạn đại bác, 2 069  phi vụ chiến thuật, 257 lần oanh kích B- 52, và 40 trực thăng bị phá hủy. Nhưng khi quân đội Hoa Kỳ tuyên bố là đã giết 1664 quân Bắc Việt đếm thây, thì con số nêu ra gây tranh cải mạnh mẽ. Vì đại tướng Wetmoreland  chỉ huy quân Hoa Kỳ ở Việt Nam thời đó viết ở hồi ký là 1400 quân Bắc Việt chết, trong khi  trung tướng Wlliam B.  Rossen, phó chỉ huy MACV  ước lượng là quân PAVN chỉ  chết mất từ  1000 đến 1400 người. Tướng Thủy quân lục chiến John Chaisson,  đặt câu hỏi tại sao lại gọi là thắng trận khi chúng ta  chết mất 362 đồng đội trong 3 tuần lễ mà chúng ta chỉ đếm được  1200  thây có phần « giả tạo » ?  Ba trong số bốn Trung đòan Bắc Việt tham gia chiến cuộc vùng Đắc Tô bị  xung đột liên  miên, khiến họ không còn đủ sức  tham gia  chiến dịch tấn công Đông Xuân kế tiếp. Chỉ còn trung đòan  24 PAVN  tham dự  tổng tấn công Tết Mậu Thân tháng giêng năm 1968 …       
 
 
Địa hình , Đất đai Kon Tum
 
         Địa hình tỉnh Kontum có thể chia làm 2 phần . Phía Bắc và phía Đông tỉnh là vùng núi non cao và hiểm trở và phía tây là vùng «  đồng bằng » hay thung lũng  các sông Sesan và các phụ lưu Đak- Đắc Poko, Đăk- Đắc Bla … nhiều nơi  điểm chấm các vùng đồi núi thấp hơn , thường cũng được gọi là cao nguyên . Phía Bắc Kon Tum là vùng núi cao của dãy Trường Sơn, địa chất đa dạng, nhiều lọai đá rất cỗ, trước cả đại địa chất thứ nhất thường được gọi là « khối Kontum ». Giữa Bắc Kon Tum, phía giáp giới hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Nghĩa là các dãy núi  đá granit – thạch cương,  pha lẫn các đá gneiss, rhyolit, đá phiến mica … cao nhất miền Nam nước nhà. Đĩnh cao nhất là Ngọc Lĩnh  2598 m, nơi phát nguồn Nam Nun của Sông Tranh. Đĩnh Ngọc Lĩnh  là đỉnh cao nhất Tây Nguyên  và thứ nhì ở Việt Nam sau đỉnh Phăn Xi Păng – Fansipan ở miền  Tây Bắc nước nhà. Kế cận  về phía Tây là đỉnh Ngọc Niay- Ngọc Phan 2259m  mà gần đó là huyện lỵ Đak Glei trên nguồn sông Đak Pô Kô, một nguồn nhánh lớn chảy vào hồ đập thủy điện Ya Li của sông Sesan ( phụ lưu sông Mê Kông ). Đỉnh Ngọc Krinh 2025m , nằm giữa hai huyện ly Măng Buk về phía Đông và Đắc Tô về phía Tây. Cao nguyên Kon Tum  cao độ 550m, kéo dài từ Tân Cảnh, Diên Bình, Võ Định  đến thị xã Kon Tum , trên sông Đắc Bla, một nhánh  của sông Sesan, cũng chảy qua hồ Ya ly. Giữa các thị trấn Đắc Uy – Đắc Hà trên quốc lộ 14 và Măng Đen  trên quốc lộ 24 có núi cao đến 11346m bờ rìa  Cao nguyên Kon Plong. Phía Đông Bắc và giáp giới tỉnh Quảng Ngãi là Cao nguyên Kon Plong, cao độ  1100- 1300m, bề mặt chia cắt mạnh thành những quả đồi quanh thị trấn mới xinh đẹp Măng Đen.  Nằm giữa vùng « đồng bằng » phía Tây và phía Nam  Kon Tum là  Vùng đồi Sa Thầy, phía Tây thị trấn Sa Thầy có núi Chư Mom Ray cao 1750 m. Đồng bằng phù sa trồng lúa nước  là thung lũng Sông Đak Bla  chảy qua thị xã Kon Tum…
 
        Đất đai đáng kể ra là đất feralit- podzolic vàng đỏ  do diệp thạch hay đá  thạch ( hoa ) cương granit  tạo nên lọai đất đai này gặp nhiều ơ các vùng dãy núi Ngọc Lĩnh như ở cao nguyên Lang Bian ( Lâm viên – Đà Lạt ) hay  cao nguyên M’Drak – Khánh Dương giữa Buôn Ma Thuột ( Đắc Lắc ) và Ninh Hòa ( Khánh Hòa )  hay ở vùng đồi Sa Thầy….  ít phì nhiêu và dễ bị xói mòn hơn lọai đất đỏ, nhóm feralit – latosols  đo đá basalt tạo ra  ở các cao nguyên rộng lớn( 1,3 triệu ha,  chiếm  23 %  tổng số đất đai toàn vùng ) Ban Mê Thuột, Pleiku, Blao – Di Linh- Đức Trọng và Gia Nghĩa – Đắc Nông. Nhiều giải đá ong –latêrit xuất hiện ở tầng cạn làm cây lâu năm có rễ sâu bị cản trở( chiếu theo Thái Công Tụng , Vietnamologica  số 6 , 2005 ).  Cũng theo Thái công Tụng, còn gặp nhiều lọai đất xám điển hình, hoặc bạc màu -haplic acrisols  trên  phù sa cổ sinh sông Đak Bla , các đất phù sa - fluvisols ven sông Đak Bla, lắng tụ nhiều lọai đất đá phân hủy, pH thấp 5- 5.5  hơn phù sa thung lũng Cheo Reo ( 6-6.5 ) , các đất mùn alit núi cao- alisols trên  các đỉnh cao hơn 2000m như Ngọc Lĩnh, Ngọc Phan, Ngọc Krinh …
 
 
Thủy Văn  
 
        Kon Tum là nguồn các sông quan trọng, chảy về Biển Đông của tỉnh Quảng Nam là  sông Tranh, sông Thu Bồn, của tỉnh Quảng Ngãi là sông Trà Khúc và của tỉnh Phú Yên là sông Ba. Sông Tranh  bắt nguồn ở huyện Trà Mi tỉnh Quảng Nam gần núi Hòn Ba cao 1356 m, có một phụ  lưu dài  Nam Nun, bắt nguồn tại núi Ngọc Lĩnh tỉnh KonTum. Sông Thu Bồn dài 205 km , lưu vực rộng  10 496 km2 , phía trên nơi giao lưu với phụ lưu  lớn là sông Búng có tên là Sông Cái. Đến huyện Giằng- Thạnh Mỹ thì chia hai , nhánh phía Tây bắt nguồn ở biên giới LàoViệt, còn nhánh phía Đông bắt nguồn ở tỉnh Kon Tum trên dãy núi Ngọc Lĩnh, giữa hai đỉnh Ngọc Phan –Ngọc Niay và Ngọc Lĩnh, phía Bắc huyện Tu Mô Rông . Sông Trà Khúc còn có tên là sông Thạch Nham, có nhiều nhánh nguồn phát xuất từ Đông hay Đông Nam tỉnh Kon Tum như nhánh Đắc Dein phía Bắc  thị trấn  Mang Buk- Măng Bút  và một nhánh khác phía Bắc Kong Plong. Sông Ba, tuy bắt nguồn ở cao nguyên Kon Plong – Kon Tum, nhưng  nay thuộc địa phận Bắc Quảng Ngãi, phía Đông núi Kong Ca Kinh cao  1761m, dài 388km và lưu vực còn lớn hơn sông Thu Bồn, rộng đến 13 800 km2, bồi đắp thành đồng bằng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.          
 

Thác Ya Li
 
         Hệ thống các sông Kon Tum chảy về sông Mê Kông đều thuộc chi nhánh lớn là sông Sesan. Thượng lưu Sesan là sông Đắc Poko, bắt nguồn từ phía Tây hai núi Ngọc Lĩnh và Ngọc Phan ( Ngọc Niay ), phía Bắc huyện lỵ Đăk Glei. Sông Poko chia ra làm ba chi lưu  là Đắc Bla dài 141 km , sông Sa Thầy dài 140 km, sông Đắc Bơ dài  150km. Tiềm năng thủy điện ở sông Sesan và Đắc Poko rất lớn và hầu như  nay đã được  khai thác. Ngòai các hồ nước thiên nhiên lớn nhỏ qui tụ một số làng tộc dân đặc biệt Kon Tum, phải kể ra  thác Ya Linay là đập thủy điện có hồ chứa nước, nơi quen thuộc đối với du khách thăm viếng Kon Tum, trước mặt hồ đập thủy điện là một làng tộc dân Jia Rai còn nhiều đặc điểm văn hóa sơ khai xưa cũ ; thác Đắc Lung  cách huyện lỵ Đắc Tô 3 km về phía Tây , một thác nhỏ hài hòa , bình an và hoang dã ; và lẽ dĩ nhiên là Suối nước nóng Đắc Tô Hot Spa,  8 km ở phía Bắc thị trấn huyện lỵ Đắc Tô, trên đường tỉnh lộ  672 ( 50 cũ ? ) dẫn tới các thị trấn Kon ( Con ) Đao và Tu Mô Rông. Nước nóng từ đất trồi lên tạo thành một hồ nước nóng, nhiệt độ trung bình là  50 – 600 C, giàu Ca, Mg, Na, Si và nhiều kim lọai khác. 
 
 
Khí hậu
 
     Khí hậu Kon Tum có nhiều đặc điểm của khí hậu  chung cho Tây Nguyên, một khí hậu gió mùa nhiệt đới, chia ra 2 mùa rỏ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Mùa khô từ  tháng 11 đến tháng tư năm tới. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23. 40C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1884mm. Lượng mưa trung bình Bắc Kon Tum tương đối cao 2500-2900 mm và các nơi vũ lượng cao là Đắc Man, Mường Hoong  và  Ngọc Tem. Tuy nhiên,  núi cao Trường Sơn ở Bắc Kon Tum, làm sườn núi  phía Đông  dãy Trường Sơn ( phía Việt Nam ) hễ có mưa nhiều thì phía Tây ( phía Lào lại là mùa nắng ) «  Trường Sơn Đông nắng, ( TS )Tây mưa. Ai chưa đến đó thì chưa biết ( nước) mình ».  Kon Tum cũng như Tây Nguyên nói chung  không có bảo lụt, không có gió Lào khô cháy như vùng duyên hải Trung Bộ. Nhưng các cao nguyên cao độ khác nhau khiến cho nhiệt độ trung bình khác nhau. Cao nguyên Kon Plong cao độ 1100m-1300m, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Măng Đen cao độ  1200m ở cao nguyên này,  cách thị xã Kon Tum 50Km  xuống thấp, chỉ còn trung bình 18- 20 0 C.
 
 
Danh lam, Thắng cảnh tài nguyên thảo mộc, động vật Kon Tum
 
         Theo tài liệu hiện nay, Kon Tum còn rừng che phủ 50 % tổng diện tích, chứa nhiều gỗ qúi, dược liệu chưa mấy khai thác, động vật nhất là chim chóc hiếm có ; mọi lọai cần bảo tồn. Từ Nam lên Bắc tỉnh, các tài nguyên thắng cảnh rừng được bảo vệ phần nào là : 
·         Công viên Quốc gia Chư Mom Ray
ngã ba biên giới Việt- Miên- Lào  kế cận 2 vùng rừng bảo tồn thiên nhiên của Lào và Căm Bốt, có diện tích  56 621 ha,  thuộc hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi, chừng 30 km về phía Tây Bắc thị xã Kon Tum. Đây là một trong những nơi có thảo mộc xưa cỗ nhất đất nước ( ? ). Chiếu theo các nghiên cứu, Chư Mom Ray  chứa 506 lòai – species cây cỏ, thuộc 324 tông – genera và  115 họ- familiesthực vật. Về động vật đã kiểm kê 352 lòai có xương sống trong đó có nhiều lòai có vú rất có giá trị và rất hiếm như trâu rừng, bò Banteng, bò tót – gayal, và cả bò xám nữa, ngòai cọp , voi , minh – gaur,  nai , hươu và  nhiều lòai chim đặc biệt. Chư Mom Ray  còn đón mời du khách và các nhà khoa học đến ngắm phong cảnh đẹp đẽ sinh thái thiên nhiên một lọai rừng nhiệt đới lá rộng  và các làng 3 tộc dân đặc biệt : Gia Lai (Jia Rai ), R’( Ro ) Măm, Brau ( Bru )  của tỉnh.
-          Vùng sinh thái Măng Đen. Như đã nói trên, khí hậu mát mẽ vùng này có biệt danh ngày nay là “Thắng cảnh Đà Lạt Thứ hai miền Tây Nguyên” . Măng Đen là tên Việt hóa của  hai từ  tộc dân R’ ( Rô , Mô )Măn:  T’Mang có nghĩa là đất bằng phẳng và Deeng  có nghĩa là nơi cư ngụ.Vùng đầy rẫy  các hồ nước thiên nhiên,  thác nước và suối nước, trong một sinh thái rộng lớn rừng nguyên sinh- sơ khai , đặc biệt là rừng thông bát ngát Măng Đen thuộc huyện Kon Plong, cao độ 1100m, cách thị xã Kon Tum  55 km và  thị trấn  huyện lỵ Kon Plong 10 km, trên quốc lộ 24 từ  Kon Tum về  Ba Tơ , Quảng Ngãi.
-          Khu Bảo Tồn Sinh thái Thiên Nhiên Ngọc Lĩnh  do Viện  Qui họach  và Kiểm kê Rừng – Forest Inventory and Planning Institute (FIPI)  và Chương Trình Quốc tế  Đời Sống Chim Chóc- Bird Life Intrernational Việt Nam đề nghị từ năm 1998,  được Bộ Nông Nghiệp chuẩn y năm 1999. Nhưng năm 2002, Ủy ban Nhân dân  tỉnh Kon tum  mới thiết lập Khu Bảo Tồn  có một diện tích  41 420 ha, chia ra hai vùng quản trị khác nhau :  vùng Triệt để Bảo tồn  là 38 600 ha và vùng Tái thiết và Quản trị 2814 ha. Còn vùng đệm 94 577 ha, không nằm trong khu vực  bảo tồn, dự trữ .  Khu Bảo Tồn Ngọc Lĩnh sẽ tăng diện tích lên 170 000 ha  khi hai vùng bảo tồn thiên nhiên kế cận  là vùng Ngọc Lĩnh thuộc tỉnh Quảng Nam và  vùng Sông Tranh – Đak Pring  được chấp thuận. Khu Bảo Tồn Ngọc Lĩnh thuộc hai huyện Đắc Glei và Đắc Tô, phía Bắc là  hai quận Giằng và  Phước Sơn tỉnh Quảng Nam, phía Đông là quận Trà My cũng là tỉnh Quảng Nam, phía Nam là các làng Đắc Na, Măng Xang và Ngọc Lei  của quận Đắc Tô và phía Tây  là các làng Đắc Blơ, Đắc Nhoong, Đắc Pet  và thị trấn Đắc Glei. Núi Ngọc Lĩnh là  rừng đặc điểm kỳ lạ của khu bảo tồn. Từ 1000m đến gần đỉnh cao 2598 m là rừng nguyên sinh  thuộc hệ thống rừng  nhiệt đới và á nhiệt đới  luôn luôn xanh đặc thù cho Việt Nam. Trên đường đĩnh cũng như ở đỉnh Phan Xi Păng là rừng cây thấp có hai  tông Đổ Quyên – Rhododendron chứa nhiều lòai hoa đẹp và Sơn Trâm- Vaccinium  chứa nhiều cây trái á nhiệt đới đáng phổ biến nhiều hơn  ở nước nhà, cả hai thuộc họ Đổ Quyên Ericaceae ( G S Phạm Hòang Hộ, 1999 ). Năm 1998, FIPI đã kiểm kê tại khu Ngọc Lĩnh 874 loài cây có mạch – vascular plants, thuộc  537 tông và 156 họ thực vật. Trong số này có 19 lòai bị hiểm nguy tuyệt tích trên thế giới và 34 lòai bị hiểm nguy  ở nước nhà. 9 lòai  đặc hửu Việt Nam cũng tim thấy ở khu Ngọc Lĩnh. Đó là: Sâm Việt ( ginseng Việt) - Panax vietnamensis, họ Đinh Lăng Araliaceae; Dẽ tùng Poilane – Amantotaxus poilanei, xen kẻ ở rừng tre, họ Dẽ Tùng Amentotaxaceae; Thông 5 lá Đà Lạt -Pinus dalatensis ở đỉnh núi Ngọc Lĩnh, họ Thông Pinaceae ; Quế Gù hương ( hay quế Balansa )- Cinnamomum  balansae , họ Quế- Long Nảo  Lauraceae; Bọ Mẹt hay Long Đồng Trung Bộ -Alcornia annamica, họ Thầu Dầu – Đại Kích  Euphorbiaceae; Dâu tiên -Baccaurea sylvestris ( hay B.  anamensis) cũng họ Euphorbiacaeae; Phong lan cầu diệp Evard -Bulbophyllum evardii, họ Lan Orchidaceae; Lân Hùng Ba Nà -Lepisanthes ( hay Otochilus , Sapindus) fiscus ( banaensis ? ) họ Nhãn Sapindaceae; Mây poilane  -Calamus poilanei , họ Dừa Palmae hay Aracaceae. Đặc  biệt lòai ginseng- sâm việt  chỉ tìm thấy ở  cao độ núi Ngọc Lĩnh, bị đe dọa tuyệt tích nặng nề nhất.
       Kiểm kê năm 1998 cũng ghi chép  được 190 lòai chim, trong đó có 10 lòai ở sổ đỏ  2003 IUCN. 5 lòai tìm thấy ở khu Bảo Tồn là đặc hửu địa phương các cao nguyên Kon Tum: Rheinardia ocellata, Actinodura sodangorum , Sitta solangiae , Garrulax milleti  và Garrulax ngoclinhensis. Chim sáo hótríu rít- laugh  thrust Garrulax ngoclinhensis  tìm thấy lần đầu tiên  ở núi Ngọc Lĩnh năm 1996 là lòai chim mới cho khoa học  thế giới, theo Toroff – 2002 chỉ  có ở núi Ngọc Lĩnh mà thôi. Việt Nam đã kiểm kê 3 Vùng Đặc hửu Địa phương về Chim- Endemic Bird Areas ( EBA),  và đặc hửu lòai chim là một chỉ dẫn tốt  cho đa dạng sinh học tổng thể. Vùng  Ngọc Lĩnh này  xem là đủ tư cách  là vùng EBA thứ tư ở Việt Nam nên bảo tồn. Ở khu bảo tồn Ngọc Lĩnh còn kiểm kê thêm 52 lòai động vật có vú, 41 lòai bò sát và 13 lòai lưỡng cư. Trong số này có 16 lòai  có vú, 10 lòai chim và 8 lòai bò sát thuốc  sổ đỏ 2003 IUCN. Khu đặc biệt cần bảo tồn   vài lòai động vật to lớn có vú như  Cọp da beo -Pantheras tigris ( ? ), Hươu khổng lồ vũ quang -Giant muntjack megamintiacus vuquanggensis, hươu Trường Sơn -muntjack  Mutiacus  truongsonensis. So sánh đa dạng  sinh học  tổng thể của 9 công viên quốc gia đã được bảo tồn, khu Ngọc Lĩnh  đứng hàng  thứ hai, chỉ sau Công viên Bảo Tồn Cúc Phương ở các tỉnh Bắc Việt.
 
-          Rừng Đặc thù Đắc Uy , cách  thị xã Kon Tum về phía Bắc khỏang 25 km, trên quốc lộ số 14 ở xã  Đắc Ma – Hạ Môn, huyện Đắc Hà. Đây là một diện tích 690 ha đất đai bằng phẳng, vị trí dễ dàng đi tới nơi. Rừng Đắc Uy có nhiều  lọai gỗ quí hiếm như Cẩm lai  bông-Trắc bà rịa – Dalbergia bariensis , Giáng hương  trái to ( bois de rose )-Pterocarpus macrocarpus…, nhiều lọai gia vị, cỏ cây dược phẩm, hoa lá kiểng như Sa nhân - Ammomum xanthoides, Tiểu đậu khấu (? ) - Eletteria  cardamomum, Ammomum triloba…. Rừng còn có  cả gấu mã lai, báo, nai, hươu  heo rừng, tê tê- kỳ đà –pangolin , trăn, rắn … và  nhiều lọai chim như   cò trắng – white egret, diệc đêm – night heron,  sáo đen có mồng, mỏ vàng- black mynas, gà rừng – jungle fowl... Rất nhiều trường học đã  hướng dẫn học sinh đến rừng Đắc Uy  học hỏi các động vật, thực vật đặc thù  nước nhà.
 
-Giải đá tảng thiên nhiên huyện Kon Ray, trải dài 33 km, cách thị xã Kon Tum 123 km trên quốc lộ 24 về phía Tây là một thắng cảnh đẹp đẻ và thanh tịnh, khung trời mênh mông ánh sáng vàng kim đưa du khách đến gần thiên nhiên. Tuy  đến nay giải đá Kon Ray chưa được đầu tư du lịch gì nhiều, nhưng cũng đã là nơi cho bạn bè du khách thăm viếng Kon Tum đến đây tụ họp.
      …
 
       Những thắng cảnh nhân sinh, văn hóa, lịch sử
 
·         Nhà thờ gỗ chánh tòa giám mục Kon Tum,  
 
    ở đường Nguyễn Huệ, thị xã Kontum là một công trình kiến trúc độc đáo vật liệu gỗ  và chạm trỗ, điêu khắc nghệ thuật tinh vi.  Để làm nơi thờ phụng cho  đa số  giáo dân Kinh đạo Cơ Đốc các tỉnh miền Trung lên trốn khỏi bị bắt giết từ thời Minh Mạng  đến thời Tự Đức, đầu thế kỷ thứ 19. Nhà thờ xây dựngcác năm 1913- 1918 do một tu sĩ người Pháp với hàng trăm mét khối lòai gỗ giáng hương – rose wood  Pterocarpus qúi giá địa phương  và gỗ cà chắc- cà chí – Shorea obtuse, họ Dipterocarpaceae,  mọc nhiều ở Tây Nguyên nhưng nay trở nên hiếm có. Kiến trúc nhà thờ  phối hợp  thể vòm cung La Mã và Gô tích – Gothic và các thể thức xây cất các tộc dân Tây Nguyên. Tòan thể cấu trúc nằm cách  mặt đất 1m, trên những trụ gỗ , tương tự các nhà sàn  và nhà Rong địa phương. Bên trong nhà thờ cũng trang trí  theo các kiểu Tây Nguyên, hầu hòa điệu cùng văn hóa  cỗ truyền vùng này. Đất quanh nhà thờ rất rộng, có nhiều công sự vòng kín- close loop works: chánh toà, phòng khách đợi, trung tâm triễn lãm các tôn giáo và tộc dân, nhà chung ( rong ). Ngòai ra còn có  một viện mồ côi, một xưởng dệt  gấm đọan, thêu kim  tuyến nổi,  có những tiện nghi may cắt và một xưởng  đồ  mộc. Nhà thờ Kon Tum  không chỉ duy nhất là  nơi thờ phụng cho dân Cơ Đốc
 giáo và còn là một nơi văn hóa và  du lịch cho tỉnh nhà
          
·         Ngục Kon tum  xưa cũ,ở phía Tây thị xã  
              .
 
      
        Nhà tù – ngục Kon Tum thực dân Pháp xây cất để giam giữ các nhà cách mạng Việt chống Pháp thời Pháp thuộc. Sau năm 1975, nhà tù Kon Tum trở thành  một  di tích lịch sử Việt Nam.  Ngục này đã điêu tàn sau nhiều năm; nay chỉ còn  một bia đá và 8 mộ chí của các nhà cách mạng chống Pháp thời xưa.
 
               ·         Nhà Rong  Nhà Chung làng xã- Communal House , chỉ tìm thấy ở các tộc dân xưa cũ  phía Bắc Tây Nguyên. Đây là nhà ngay chính giữa làng, cất cao trên các cọc ( cột), rộng rải,  uy nghi, trang trí đẹp mắt. Nơi các dân làng tụ họp vào những hội hè đình đám,cưới hỏi, cầu nguyện và đón tiếp khách. Mỗi tộc dân có một thễ thức xây cất, họa kiểu và trang trí  riêng biệt, nhưng lại có vài đặc điểm chung. Ở làng, Nhà Rông là nhà lớn nhất, lợp tranh vàng khô  và có 8 cột gỗ lớn. Những thanh rui (kèo) đều sơn phết những mô hình  màu sắc rực rở, diễn tả những màn  kịch tôn giáo, những huyền thọai lịch sử của những anh hùng các tộc dân, các động vật phong cách hóa, hay những điều thân thương  cuộc sống trong làng.  Đặc điểm  nổi bật nhất  trang trí Nhà Rông là hình ảnh thần Mặt trời sáng chói. Làng càng thịnh vượng, càng mạnh mẽ thì Nhà Rông càng to lớn thêm.
·         Làng Ba Nà. 

Tộc dân Ba Nà 
Tộc dân Ba Nà sinh sống đông nhất ở tỉnh Kon Tum, nhưng cũng ở nhiều nơi khác vùng Tây Nguyên, như các nhóm Ba Nà Gò La, Ba Nà Na Ko. Mỗi nhóm cư ngụ những nơi riêng biệt nhau. Đặc điểm của làng Ba Nà là những nhà sàn  xinh xắn trên cột gỗ. Thang leo lên sàn nhà là những thân gỗ đẽo, mỗi nấc thang do trai tráng Ba Nà  đục đẻo khéo léo tạo ra.   Nhóm tộc dân Bà Nà là  nhóm tộc dân Tây Nguyên đầu tiên biết viết,  biết dùng trâu bò cày ruộng đất. Tuy nhiên cuộc sống của họ còn rất sơ khai.  Dân Ba Nà nổi danh ở nước nhà là  những tay săn  bắn thú giỏi dang. Cũng như nhiều tộc dân Tây Nguyên khác, dân Bà Nà giữ củi luôn luôn cháy giữa nhà. Quanh nhóm lữa, gia đình và bạn bè  quây quần  nhấp rượu cần, ăn  uống và trò chuyện. Lữa củi cháy  cũng giúp cho nhà ấm áp.  Đôi khi trai tráng Ba Nà có một vết sẹo trên ngực, thành quả vết thương tự mình làm ra  bằng lữa cháy,  để tỏ dấu hiệu  là mình thương tiếc một bà con vừa  quá cố.
·         Lễ hội Bỏ Mả .
 
             Các tộc dân  Gia Rai , Ba Nà  và Ê Đê  tổ chức ma chay - chôn cất ở nghĩa trang vài năm sau khi chết và lễ này kéo dài 2 – 5 ngày.  Luyến tiếc người thân qua đời, cố giữ họ lại lâu lâu trong cõi người sống để rồi sớm muộn tiễn họ ra đi vĩnh viễn. Người chết được chia của  đầy đủ, không còn vương vấn gì với người sống và trở thành ma ( matâu ) đi về thế giới ông bà. Người sống không còn nợ nần gì nữa với người chết và vợ góa hay chồng góa “có thể đi bước nữa”. Tiếng Gia Rai gọi là pklok kmay, nghĩa là cắt đứt tình cảm. Đồng bào Tây Nguyên không có tục thờ phụng, cúng giỗ người chết, hình dung cõi chết  là tối- là đêm và cõi sống là sáng- là ngày,  hai cõi hòan tòan trái ngược nhau. Lễ Bỏ Mã của tộc dân Gia Rai là độc đáo, trọng thể hơn cả. Lễ pthi  hoặc hủa lui, dân Việt  thường gọi là Lễ Bỏ Mã, được tổ chức các tháng 1- 2- 3 dương lịch nhàn rỗi  công việc đồng áng, làm rẫy. Tuy là việc của một nhà, nhưng đồng bào tộc dân xem đó là lễ chung cả làng. Đàn ông giỏi dang  thì đẻo tượng mồ, dựng cột klao hay cột  kút  làm nhà mồ.  Đây là những tác phẩm  nghệ thuật độc đáo kết hợp kiến trúc với điêu khắc trang trí. Lễ pthi  thường có ăn trâu bò,đánh chiêng, múa nhảy và cũng là dịp trai gái làng gần gủi, tìm hiểu nhau.             
 
 
  Phần II : 
 
Lạm bàn phát triển tỉnh Kon Tum

 

                                                           Thành phố Kon Tum
     Kon Tum là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Tuy 5 năm trước tỉ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình là 10% một năm, lợi tức trung bình mỗi đầu người  năm 2005, chỉ là 285$US ( đô la Mỹ ), chưa bằng  phân nữa lợi tức mỗi đầu người Việt Nam, ước lượng là 640 $US. Nghiên cứu về mức sống trung bình dân Kon Tum năm 2004 cho thấy là 32. 7 % dân tỉnh nhà sống dưới mức nghèo khổ tiêu chuẩn quốc tế cho các nước chậm tiến.  Năm 2010, Kon Tum đã vượt chỉ tiêu đề ra là trung bình mỗi đầu người 547$US, nhưng vẫn  còn lẹt đẹt sau xa mức trung bình quốc gia là 1100$US. Chương trình phát triễn kinh tế xã hội Kon Tum  đặt ra từ năm 2011 đến năm 2020, đã được chánh phủ chấp thuận cho thi hành, dự trù tỉ lệ gia tăng hàng năm  là 14.7%, hy vọng sẽ tăng  gấp đôi GDP mỗi đầu người- per capita, đạt 1340$US năm  2015 và 2540$US năm 2020.
 
      Năm 2005, nông nghiệp vẫn là  lãnh vực kinh tế lớn nhất tỉnh, chiếm 43% tổng số, thứ hai là lảnh vực dịch vụ 36.5 % và công nghiệp sau chót 20.5 %. Căn bản  phát triễn kinh tế xã hội Kon Tum rất thấp kém, khả năng  chính quyền địa phương nhất là ở cấp làng xã  để quản trị và qui họach  phát triễn  cũng thấp kém. Qui họach phát triễn kinh tế xã hội, thiết lập ngân sách và quản lý các tài nguyên công cọng tỉnh Kontum  vẫn còn theo lề lối từ “trên xuống dưới –top down”,  ít khi có tham khảo ý  kiến hay tham gia của doanh nhân, thể chế hay cộng đồng sở tại.  Thêm vào đó, các dữ liệu thống kê  đáng tin cậy, khẩn thiết cho một qui họach tốt đẹp, hoặc thiếu sót, hoặc chưa bao giờ có cả.
 
 
                  Thủy điện
 
         Lãnh vực công nghiệp đáng nêu ra trước nhất ở Kon Tum là xây dựng các công trình các đập thủy điện lớn, trung bình và nhỏ  và mạng lưới thắp sáng tỉnh nhà, nối vào mạng lưới quốc gia. Như đã nói trên phần trên của sông Sesan, một chi lưu lớn của sông Mê Kong  chảy trong địa phận núi non Kon Tum  ở vùng hai tộc dân chánh Tây Nguyên là Ba Nà và Jia ( Gia )Rai. Từ cuối thập niên 1950, Việt Nam Cọng Hòa đã khởi công nghiên cứu  làm đập  thác Ya Ly vói ngân khỏan Nhật bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, cùng lúc với đập Đa Nhim ( ? ) qua hảng Nippon Koei, Osaka. Ủy Ban Mê Kông  tiếp tục nghiên cứu thủy điện Ya Li  và tưới tiêu cho Kon Tum và Plei Ku ( Gia Lai ), nhưng công tác ngưng trệ, khi  3 kỷ sư nghiên cứu bị sát hại năm 1963. Tháng 4 năm 1999, dù có nhiều dư luận quốc tế chống đối, Ngân Hàng Phát triển Á Châu- Asian Development Bank (ADB) cho biết là  tiềm năng thủy điện sông Sesan là một trong 3 tiềm năng lớn nhất của ba sông Việt Nam : sông Đà và sông Sesan và sông Đồng Nai. Nhiều dự án năm đó đã được nghiên cứu và thực hiện  phát triễn một lọat đập thác đổ - cascade trên sông Sesan: Ya Li , Sesan 3 và  từ 4 đến 8 dự án thuộc hệ thống thác đổ này trong số 20 dự án đã được nghiên cứu ở lưu vực sông Sesan. Nghiên cứu của hảng Halcrow các năm 1997- 99 cho ADB tốn 2. 5 triệu $ US cho thủy điện ở 3 lưu vực sông Se Kong, SeSan và Nam Theun –  SKSSNT Study, bá cáo tổng kết  là sẽ cố công xây cất đập Sesan 3 xong năm  2006,  đập Sesan 4 năm 2012, Sesan Hạ 2 năm 2020  và Thượng Kon Tum năm  2021. Tái xét Dự Án Chính yếu- Master Plan cho sông Sesan  của hảng SWECO , Cơ quan Viện trợ Thụy Điển – SIDA tài trợ  làm cùng lúc với  SKSSKT, đề nghị sau khi làm xong đập Yali sẽ thực hiện các đập thác đổ theo thứ tự :  Sesan 4A ( 225 MW), Sesan 3 ( 295 MW ),

 
Trên tuyến sông Sê San có 5 nhà máy thủy điện đang vận hành và 1 đang thi công xây dựng. Nếu tính từ thượng nguồn của tuyến sông Sê San (dài 270 km) trở xuống thì có công trình thượng Kon Tum đang được xây dựng rồi đến Plei Krông, Ya Ly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4 đã xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào vận hành ổn định.
            Pleikrong Hạ  ( 110 MW ),  Thượng Kon Tum ( 212MW ) và Dak Ne A . Đập Ya Li ( có khi ghi là thuộc tỉnh Gia Lai ), cách biên giới Cam Bốt 70km, công xuất  thiết kế tổng cọng  720 000 KW( 4x 180  ), khởi công năm 1993, bắt đầu họat động năm 1999 và hòan tất năm 2000- 2001,  sản xuất 3. 6 ngàn tỉ KW-Giờ một năm. Đập Plei Krong, dự trù công xuất thiết kế 135 000 KW năm 1993 ,SWECO điều chỉnh lại còn 100 000 KW năm 1998 , nằm ở  3km cách nơi 2 sông Krong Pôkô và sông Đắc Bla gặp nhau, có một hồ dự trử  8000 ha, chứa 1.05 tỉ m3 nước, bề cao đập 71m.  Thượng Kontum, SWECO dự trù năm 1998 công xuất là 212 000 KW, nhưng SKSSNT năm 1999 dự trù cao hơn là 228 000 KW, và hồ dự trữ là 1300 ha. Đập Thượng Kontum, nằm trên sông Đắc Nghê  thuộc huyện Kong Plong, đã khởi công tháng 9 năm 2007 và dự trù khai trương năm 2014. Dự Án  Đắc Mi, một trong 11 dự án đập thủy điện lớn của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn tỉnh Quảng Nam , năm 2007 sau khi tái nghiên cứu hệ thống sinh thái địa phương đã được chia ra làm ba : Đắc Mi 2 ( 90MW ), Đắc Mi 3 ( 45KW)   thuộc tỉnh Qủang Nam và Đắc  Mi 1 ( 58 MW) thuộc tỉnh Kon Tum . Đắc Mi 1  nằm phía trên hai núi Ngọc Phan và Ngọc Lĩnh, phía dưới núi Lùm Heo , cao 2045 m , ở biên giới hai tỉnh Quảng Nam và Kon tum , không rỏ thuộc nhánh sông gần thị trấn Đắc Glei hay ở giữa hai núi Ngọc Lĩnh và Ngọc Phan ( ? ).  Tháng 3 năm 2011, đã khởi công xây đập sông Đắc Drinh, một nhánh nguồn sông Trà Khúc khác  nhánh Đắc Dein ( ? ) công xuất 125 MW,  nhà máy điện giữa hai huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi và huyện Kong Plong, Kon Tum. Trị giá công trình là 220 triệu $US, nhưng  tín dụng 178 triệu $US , thời hạn 13 năm là tiền cho vay dài hạn của  Ngân hàng Tín Dụng Nông Nghiệp Nhật CIB và Tổ chức Bảo Hiểm Xuất Khẩu và Đầu Tư - Nippon Export and Investment Insurance NEXI. Dự án này đã được chánh phủ Việt Nam chấp thuận từ năm 2007 và dự trù sẽ bắt đầu họat động  tháng 12 năm 2013. Năm 2010, Kon Tum cho biết là đã đề nghị thiết lập thêm 80( ? ) đập trung bình hay nhỏ( 1 – 30 000 KW ), tổng diện tích là  96 000  ha. Trong số này phải kể ra đập Kon Đao  cách thị trấn Đắc Tô 19km, trên sông Đắc Ta Kan, thiết lập từ năm 1987;  Đắc Psi 4  công xuất 30MW hòan tất  tháng 12 / 2010  và Đắc Psi 3  ở huyện Đắc Hà hòan tất năm 2012. Những dự án sau Ya Li đều được đánh giá  kỷ lưỡng hơn chiến lược  ảnh hưởng môi trường – strategic environmental impact assessement và nay lại có phần tòan diện hơn, vì chi phí đầu tư của dự án thường có tính thêm phí tổn bảo vệ môi trường. Lẽ dĩ nhiên là mô hình nghiên cứu mới  không hòan tòan tương đương mô phỏng 50 – 60 năm kinh nghiệm  các mô hình, dự án các đập thủy điện tại các nước tiên tiến Âu Mỹ, ( nay đã xây cất hầu hết mọi vị trí thủy điện thuận lợi, nên đã chuyễn xây cất qua những ngành năng lượng khác), cần phải dung hòa cùng dân số,địa hình, khí hậu mức sống, tình trạng văn hóa- kỷ thuật, nhu cầu năng lượng “ sạch” … để phát triễn ở các nước chậm tiến, khác hẳn tình trạng kinh tế xã hội các nuớc tiên tiến. Tương lai ngành điện lực Kon Tum là cũng cố cơ sở, đào tào nhân sự mau tham gia được việc thực hiện các chương trình thủy điện Lào-  Việt  như Seikaman 1, Sekaman 4, Đak Y Mông…  có khi cộng tác với cả  thủy điện Căm Bốt – Việt như Sesan 1,  Sesan 5 … 
 
                   Công nghệ bột giấy, giấy và mãnh ( bào ) gỗ      

Công nghệ Bột giấy Tân Mai - Kon Tum 
          Một ngành công nghệ đáng lưu tâm hơn cho môi sinh là công nghệ bột giấy-pulp, giấy - paper  mảnh vỡ ( bào gỗ …) gỗ– wood  chips.  Năm 1998, Kon Tum khởi sự nghiên cứu  một dự án hầu chấm dứt nhập khẩu 52 000  tấn bột giấy và 290 000 tấn giấy một năm. Theo thống kê, năm 2001, Việt Nam là một nước xuất khẩu lớn mảnh vỡ gỗ trên thế giới, chiếm 20% tổng số xuất khẩu mảnh vỡ gỗ thế giới lên đến trên 400 000 tấn. Năm 2011, Việt Nam cũng đã xuất khẩu 5 triệu tấn mảnh vỡ gỗ, 36 % cao hơn xuất khẩu năm 2010  qua các hải cảng miền Trung là Chân Mây , Kỳ Hà và Dung Quất.  Trị giá xuất khẩu mảnh gỗ sang Nhật chỉ khỏang 100 $US một tấn, so với trị giá bột giấy là 1000 $US/tấn. Năm 2001, Tổ hợp Quốc doanh Giấy Việt Nam-Việt Nam Paper Corporation ( Vinapimex) tuyên bố một dự tính mở rộng ngành  công nghệ làm giấy và bột giấy ở  nước nhà, tổng phí lên đến 1 tỉ $US , liên hệ  đến 15 dự án mới sản xuất giấy và bột giấy. Các dự án này  sẽ tăng khả năng sản xuất giấy của Vinamipex từ 171 000 tấn lên 419 000 tấn.  Năm 2001, ngành công nghệ bột giấy và giấy Việt Nam sản xuất tổng cọng chừng 360 000 tấn giấy một năm . Vinapimex hy vọng sẽ đạt con số là 1 triệu tấn năm 2010. Một trong những dự  án Vinapimex đề nghị là nhà máy làm 130 000 tấn bột giấy kraft tẩy sạch - bleached kraft pulp ở Đắc Tô- Kon Tum . Tháng 10 năm 2001, chánh phủ  chấp thuận  nghiên cứu khả thi dự án của Vinapimex.  Nhưng không tìm ra đủ đầu tư ngọai quốc cho 240 triệu $US dự án dự liệu. Chánh phủ Việt Nam đã đồng ý  đài thọ 7 % phí tổn  làm đường xá, các tiện nghi khảo cứu, bệnh viện- y tế và trường học. Chánh  phủ cũng sẽ mua quyền sở hửu đất đai cho dự án và miễn thuế đất đai trong 3 chu kỳ đầu. Hầu cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Đắc Tô, Vinapimex dự trù trồng 125 000 ha  2 lòai cây mọc mau lẹ cây keo- acacia và cây bạch đàn – eucalyptus và khai thác nguyên liệu 38 000 ha  rừng thiên nhiên  Kon Tum. Năm 2001, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn biện cứ là chương trình 5 triệu ha trồng lại rừng là cách “sử dụng đất đai vững bền ?”, “ sống còn được  trên phương diện tài chánh, môi sinh và xã hội” ( ? )  Thật tế,  tái lập rừng  chỉ vững bền khi được trợ cấp chánh phủ  và các lãi xuất cho vay  rất thấp  từ các viện trợ ngọai quốc. Trồng 1 hay 2  lọai cây  mau lớn, thay thế các rừng bị tàn phá đôi khi ngay cả đồng cỏ tranh, đất đang làm rẫy …, không thể mô tả là  sống còn và vững bền môi sinh được.  Các rừng – rẩy thóai hóa, trồng lại bạch đàn , keo mọc tốt  làm bột giấy, giấy và mảnh gỗ- bào gỗ … tốt ở các quốc gia Thái Lan, Lào và Cam Bốt thay thế rừng, bị dân chúng địa phương phản đối, chống cự mảnh liệt.  Riêng đối với dân miền cao Việt Nam nói chung và dân Kontum nói riêng, sinh sống nhờ khai thác đất đai làm rẫy và  nhiều thực vật- động vật trong rừng, nay mất hết vì các rừng tái sinh, biến họ thành nhân công  mà đa số không muốn làm, ảnh hưởng xã hội thật là vô cùng lớn lao, vô cùng tai hại ( phần nào chiếu theo Chris Lang,  tháng giêng 2002 ). Thực tế, khi bộ Nông Nghiệp  duyệt xét mức khả thi dự án,  dự án Đắc Tô chỉ mới thuê mua được 15 000  ha ( ? ) trong số 30 000 ha  giai đọan đầu “ đất rừng” địa phương cần tái sinh bằng bạch đàn và keo để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Vấn đề còn lôi thôi thêm, khi cựu Trung tướng Đồng sỹ Khuyên  nguyên là chỉ huy trưởng công binh và lúc đó cũng  còn là Ủy viên bộ Chánh trị- politbureau , tháng 2 năm 2006,  chỉ trích  hiểm nguy tương lai cho nước nhà, khi  Việt Nam  cho thuê dài hạn trong 50 năm ( ? ) 349 000 ha đất đai 6 tỉnh  ( Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An , Quảng Nam? và Kon Tum )cho các công ty Tàu Đài Loan , Hồng Kông và Singapore . Đặc biệt ở Kon Tum, công ty  InnovGreen được phép thuê mua 65 000 ha ( diện tích lớn nhất cho Tàu thuê đất là ở tỉnh Quảng Ninh 100 000 ha ). Thế nhưng tháng 9 năm 2007, công ty Innovgreen đạt thỏa hiệp với  chức quyền nhân dân tỉnh Kon Tum đầu tư  90 triệu $US  trồng 85 000 ha( ? )  đồn điền công nghệ bạch đàn và keo  ở Kon tum. Công ty còn  báo cáo là dự trù  xây cất một nhà máy bột giấy trị gía 1 tỉ $US ở tỉnh nhà.  ( ngòai ra Innovgreen còn báo cáo là đang thực hiện  dự án 5 triệu đô la Mỹ- $US trồng(? )  đồn điền rừng mới  Thanh Hóa , 45 triệu  ở Quảng Ninh , 60 triệu ở Nghệ An và 100 triệu ở Lạng Sơn. Ngày 18 tháng 7 năm 2010, Chánh phủ Việt Nam đã khánh thành nhà máy bột giấy Công ty Tân Mai ( ? )  trị gía 100 triệu $US ( 1.9 ngàn tỉ đồng VN)   ở Đắc Tô; giai đọan đầu 2010 -2011, sản xuất  130 000 tấn bột giấy và các năm 2011- 12 sản xuất  200 000 tấn giấy . Giai đọan đầu cũng sẽ trồng  27 000 ha bạch đàn và keo ở tỉnh Kon Tum và 12 000 ha ở  huyện Ea Sup tỉnh Đắc Lắc  
 
Chấn chỉnh, kiện tòan cửa khẩu Bờ ( Po) Y và các khu kinh tế cửa khẩu Kon Tum 

 
Địa điểm xây dựng: Phía Tây khu KT cửa khẩu Quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi- Kon Tum
 

Mặt tiền cửa khẩu Bờ Y
        Tỉnh Kon Tum có vị trí quan trọng của Tam Giác Phát triển  Việt Nam – Lào  – Căm Bốt Development Triangle of Việt Nam- Lào-Cambodia  ( DTA ) 
 
 
đã được thủ tướng cả 3 nước ký kết tháng 11 năm 2004 ở hội nghị thượng đỉnh Viên Chanh – Vientiane.  Dự án chánh yếu gồm 10 tỉnh: 4 tỉnh ở  Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai – Pleiku, Đắc Lắc và Đắc Nông;  3 tỉnh ở Lào là Salavan- Saravane, Sê Kông- Se Kong, Attapeu; 3 tỉnh ở Căm Bốt là  Stung Treng, Rattanak Kiri và Modul Kiri.  Ủy Ban Phối hợp Ba nước họp lần thứ tư ở tỉnh Đắc Lắc,  tháng 12 năm 2009,  thỏa thuận cọng thêm các tỉnh  Bình Phước (Việt Nam ), Kratíe  ( Căm Bốt ) Champasak ( Lào ) vào DTA.  Diện tích tam giác là 143 900 km2, dân số năm 2009 là 6. 7 triệu người.
 
 
        Đặc biệt cho DTA ở Kon Tum là Khu Kinh Tế  của cửa khẩu – border gate  quốc tế Bờ Y, có các quốc lộ 40, 24, 14 qua tỉnh, nối khu kinh tế  Bờ Y với các đô thị tỉnh nhà,  các thành phố ( Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẳng… )  và Khu kinh tế Dung Quất cùng với các cảng biển miền Trung. Qui họach chung Khu Kinh tế Bờ Y  từ 2007 đến 2025 đã được Chánh phủ  từ năm 2008 định hướng  là xây dựng  Bờ Y thành đô thị lọai II  nước nhà ( một thị trấn trên 350 000 dân, có nhiều công viên công nghệ, những  vùng đô thị riêng biệt, những cở sở hành chánh uy nghi ), phát triễn hiện đại, văn minh, bền vững,  môi trường thân thiện. Khu cửa khẩu quốc tế Bờ Y rộng 70438 ha có ý muốn  thành vùng động lực chánh tỉnh, liên kết  với Hành Lang Kinh tế Đông Tây  Mawlamyine- Mudakhan- Savannakhet- Lao Bảo – Đà Nẳng , viết tắt là  EWEC, dựa trên một tuyến giao thông  đường bộ dài 1450km qua 13 tỉnh của 4 nước 2 tỉnh Myanmar ( Miến Điện ), 7 tỉnh Thái Lan,1 tỉnh Lào ( Savannakhet ) và 3 tỉnh Việt Nam  ( Quảng Trị ,Thừa Thiên – Huế và Đà Nẳng ). Một trong ý muốn khác, theo Sở Kế họach Đầu tư tỉnh Kon Tum, ngòai phát triễn văn minh- văn hóa, kinh tế, xã hội, hạn chế các tác động tiêu cực cho  môi trường sinh thái là tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền lảnh thổ bảo đảm đòan kết dân tộc ở một tỉnh hiện có đến  42 tộc dân- sắc tộc sinh sống, tăng cường  mối quan hệ hợp tác hửu nghị với các quốc gia trong khu vực .                     
                 
            Cơ sở hạ tầng Khu Kinh tế Bờ Y, cũng theo báo cáo Sở Kế Họach Đầu Tư Kon Tum đã  từng bước cải thiện đáng kể ( ? ). Trong giai đọan 2005- 2010 đã thực hiện ( ? ) 58  dự án công trình đầu tư hạ tầng, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư  là 1646 tỉ đồng ĐVN ( 78 triệu đô la Mỹ ) trung bình là  330 tỉ ĐVN/ năm.  Đến tháng chín năm 2011 đã hòan tất 27 dự án, 31 dự án đang xây cất. Tuy nhiên theo Ủy Ban Nhân dân  tỉnh Kon Tum, chánh sách  phát triễn Khu Bờ Y còn chưa thích nghi, chưa đầy đủ, gây khó khăn cho các cơ quan quản trị cũng như các nhà đầu tư.  Khu Bờ Y  cần 79.2 ngàn tỉ đồng ĐVN  ( 3.8 tỉ $US )  xây cất hạ tầng cơ sở  cho giai đọan  2011- 15, nhưng ngân sách Quốc gia chỉ dự trù cấp mỗi năm là 240 tỉ đồng ĐVN  ( 11.5 triệu đô la Mỹ ) mỗi năm  mà thôi. Cuối tháng 9 năm 2011, theo báo Lao Động,  tòan thể tỉnh Kon tum chỉ mới có 10 dự án đầu tư  tổng số tư bản đăng ký rất  khiêm tốn là 175 tỉ ĐVN ( 8.3 triệu $US ) họat động, tổng lợi tức là 6.6 tỉ đồng ĐVN( 317 300 $US ) tạo ra không đáng kể 190 công ăn việc làm! Thành quả tốt đẹp nhất là hòan thành cặp cửa khẩu  quốc tế  Phoukeua  phía Lào thuộc tỉnh Attapeu  và Bờ Y thuộc tỉnh Kon Tum. Bình quân có 76 000 lượt khách và 14 800 lượt  xe xuất nhập cảnh, trị giá  chừng 35 triệu $US một năm hàng hóa ( ? ).
 
        Ngòai ngành điện và ngành gỗ ( bàn ghế … ), bột giấy, giấy và mảnh vỡ gỗ, Kon Tum cần chú ý  mạnh mẽ hơn đến các công nghệ liên quan đến cây công nghệ lâu năm như cà phê đặc biệt lọai arabica ( phát triễn công ty đặc thù  Đắc Hà chuyên biệt arabica ? ), ít cafêin  nhưng thơm hơn cà phê vối canephora và cao giá hơn vì đất đai Kon Tum phần lớn là cao nguyên thích hợp hơn cho arabica,cao su chịu lạnh hơn miền Đông Nam Bộ và những giống  mới 3- 4  công dụng như làm bột giấy, gỗ bào- mảnh vỡ tốt hơn cạnh tranh nổi với bạch đàn và keo… , những cơ sở chế tạo nông cơ, vật liệu xây cất địa phương và cho các tỉnh biên cương Lào và Căm Bốt. Tăng cường khảo cứu địa chất nhất là ở khối đa dạng địa chất Kon Tum v.v… hầu khai thác  công nghệ kim lọai, đá quý  (vàng, đồng và các đá quý …), đất hiếm , phóng xạ uranium , có khi cả than đá , bô xít…  và các nguồn nước  khóang tốt cho công nghệ  vô chai nước …                
 
 
       Nông Nghiệp
 
     Cho đến năm 2020,  nông nghiệp Kon Tum  vẫn còn quan trọng. Có thêm nhiều đập thủy điện tích trữ nước, Kon tum phải xây thêm hay kiện tòan hệ thống thủy nông và tiểu thủy nông,  kể luôn cả kỷ thuật tưới nhỏ giọt – drip irrigation mới của Israel  có cơ tăng mạnh năng xuất cà phê như  nhiều nông dân đã thực hiện ở Đắc Lắc, Gia Lai ( ? ) sau  kỷ thuật tưới  mưa phùn- sprinklers thập niên 1970.  Hai tộc dân Kinh và Ba Nà đã biết trồng lúa nước ở các đồng bằng - thung lũng Kon Tum, sao không thấy quảng bá kỷ thuật làm 3 mùa lúa nước thâm canh với các giống lúa Thần nông mới hay Lúa lai và Nếp lai  Trung Quốc cao năng , chịu lạnh cao nguyên ? Như vừa nói trên phải cố gắng khảo cứu thử nghiệm các giống cà phê chè arabica, các giống cao su chịu lạnh cao nguyên hơn trước, các cây trái á nhiệt đới hay ôn đới,  kể cả các giàn cây giây chanh – passion fruit trồng nhiều ở các làng Kinh sông Đắc Bla như “ dưa bỡ” gần thị xã Kon Tum trước 1963- 75, tổ chức những làng chuyên canh về rau đậu  xứ mát quanh nhà hay xen kẻ các hàng cao su chưa giáp tàn nhau, về các  cây thuốc Nam thuốc Bắc Đông Y nhất là sâm Ngọc lĩnh…về các lọai hoa xuất cảnh  như lan ( hồ điệp, đõan kiếm , Mokara, Dendrobium v.v… đặc thù núi non - rừng Kon tum ) cúc đồng tiền, hoa xứ mát ( lay dơn , cẩm chướng, thược dược, hoa bướm, hoa xuân … ) ở thung lũng  thị trấn Măng Đen v.v… Trên phương diện động vật biến  25 000 ha đồng cỏ tranh  thành những đồng cỏ cải thiện  nuôi bò có rào  dậu ngăn, chia lô,  thay thế  phương thức nuôi thả rông, nếu được giống bò thịt Kô bê càng hay hoặc nuôi heo Berkshire- Kagoshima thịt ngon ngòai đồng như ở Nhật. Hai ngành chăn nuôi khác chưa phổ biến  ở Kon Tum là nuôi gà  công nghệ ở các làng chuyên nghiệp quanh các thị trấn hay nuôi cá  sông ngòi Mê kông đã tiến triễn khá ở Lào, có khi là  cá bè nữa ( hồ Ya Li ?)   tại 100 000 ha hồ ao thiên nhiên hay các hồ nhân tạo đập thủy điện…    
    
                ( Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ ngày 3 tháng 10 năm 2012 )
     
 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693479 visitors (2231079 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free