22/12015
Bài 2
Càng lệ thuộc vào con cái càng có vấn đề!
Tầng lớp người già càng ngày càng gia tăng thêm lên mãi nên và một số các cụ chọn giải pháp được sống ở nhà để được gần gũi với con cháu.
Không ít cha mẹ già hải ngoại không muốn, cũng như không dám tách rời xa con cháu vì vấn đề ngôn ngữ và tiền bạc. Từ trước tới giờ, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ trong vấn đề giao dịch với người bản xứ da trắng, các cụ đều phải nhờ vào con vào cháu để thông dịch và giải quyết. Sống tại hải ngoại trên 30 năm nhưng nhiều cụ cũng chưa nắm vững sinh ngữ giao dịch tối thiểu...
Nay tuổi già sức yếu khiền nên các cụ càng thêm hốt hoảng. Càng lệ thuộc vào con cháu (tình cảm, tiền bạc, săn sóc, giúp đỡ, thông dịch )…) thì càng sinh ra nhiều vấn đề mâu thuẩn và đụng chạm với lớp trẻ. Con cháu cũng có gia đình riêng của chúng, cũng có nhũng khó khăn, bực bội trong đời sống, trong công ăn việc làm của tụi nó…Bám hoài theo tụi nhỏ thì làm sao mà được, mà buông con cháu ra thì sợ.
Có nhiều đứa con vì thương cha mẹ, vì “chữ hiếu”, vì thiếu tự tinh, không đủ bản lĩnh quyết định cuộc đời mình, nên vẫn sống lây quây, ăn bám bên cha mẹ được ngày nào hay ngày đó, để được khỏe….
Thời gian qua mau. Rồi tụi nhỏ cũng phải già đi. Gái lỡ thời, trai ế vợ là chuyện thường xảy ra trong nhiều gia đình VN.
Bởi vậy…
Một số cha mẹ già thức thời, chọn giải pháp nhà già hay viện dưỡng lão nursing home là thực tế và hữu lý hơn hết.Đây là nói trong bối cảnh các cụ sống tại hải ngoại mà thôi.Còn tình hình người già bên nhà sống ra sao, người gõ không được rõ lắm, nhưng biết chắc chắn, dù cho ở bên nhà hay tại hải ngoại… là mình cần phải có tiền càng nhiều thì càng tốt…
Theo tác giả, tại hải ngoại, hầu như đa số cha mẹ già VN thường có khuynh hướng muốn con cái ở gần mình, nhưng tụi nhỏ thì ngược lại. Chúng muốn tự lập, và ở xa để được tự do, đỡ bực bội, rắc rối, đỡ phải nghe ý kiến thế nầy thế nọ mỗi khi chúng muốn làm hay không làm một việc gì.
Giới trẻ đôi khi bị cha mẹ trách móc, bắt lỗi chúng thế nầy thế nọ, so sánh chúng với con cái người khác, cố tình làm cho chúng có mặc cảm tội lỗi v,v…
Càng Già Càng Khó Tánh
Một vài cảm nghĩ của con cái VN tại Montreal đối với cha mẹ
Một số trích dẫn tiêu biểu từ tác phẩm Les Vietnamiens de Montréal:
Les Vietnamiens de Montréal» là tên một quyển sách nghiên cứu xã hội, nhân chủng học do Giáo sư Louis-Jacques Dorais và Eric Richard thuộc Đại học Laval, Québec thực hiện và do Les Presses de l’Université de Montréal xuất bản năm 2007. Sách hiện có trong tất cả thư viện Québec.
Dân Còi Nghĩ Gì Về Người Việt Tị Nạn Tại Montréal
«Lo làm việc…Lo cho cuộc sống của mình, con đường nhỏ bé mình đi một mình ên…Chấp nhận trách nhiệm của chính mình. Đó là những điều tôi thật sự quyết định làm. Thí dụ, khi tôi phải lo buổi cơm tối ở nhà cha mẹ, tôi phải làm như thế nầy, như thế nọ…không được như vầy, không được như vậy, v.v…Thật sự là chán ngán! Nay, thì tôi về nhà lúc nào tôi muốn. Bởi thế mà tôi đã bỏ đi ở riêng. Tôi thật sự cần có đời sống của riêng tôi, tôi muốn làm gì thì làm, tôi tự quyết định những gì mình muốn làm. Tôi không cần phải nghe Pa Má tôi phán: «Không, đừng làm như vậy, đừng, đừng và đừng…»! Để cuối cùng mình không được làm gì hết (nữ 21t, định cư Québec lúc 4t, trg 119).
« Với cha mẹ tôi, rõ ràng là ổng bả còn mang tâm thức mentalité của Việt Nam. Ổng bả muốn con cái mình học y khoa hoặc lãnh vực khoa học về sức khỏe. Nếu mình không làm theo như ý, ổng bả xem đó là một sự thất bại. Và ổng bả tối ngày đem mình ra so sánh với con của người khác… Nhìn theo một khía cạnh nào đó thì ổng bả đang hạ giá trị mình xuống. Chắc chắn là trên một bình diện nào khác, cha mẹ mình ước mong điều tốt đẹp cho mình, nhưng khi mình không có khả năng là mình không thể làm được. Chấm hết! » (nam 22t, định cư tại Québec lúc được 6 tháng tuổi, trg 120).
«Ổng bả đem so sánh mình một cách không thương tiếc với người khác. Việc đó làm mình rất bực bội vì mình lúc nào cũng cảm thấy bị đặt trong tình trạng phải tranh đua, và lúc nào mình cũng vẫn là người thua cuộc hết » (nam 19t, sanh tại Québec, trg 120).
«Vâng, chúng tôi có với nhau một mối quan hệ rất tốt đẹp ngoại trừ việc Pa Má tôi còn mang nặng cái đầu óc, cái mentalité quá Việt Nam hoàn toàn khác biệt với tâm ý mentalité của dân bên nầy. Cái gì cũng gắt gao, cũng đều bị ổng bả kiểm soát hết, những khi tôi nói thật sự tất cả bất cứ chuyện gì. Một mặt khác, tôi không muốn làm xúc phạm đến cha mẹ tôi, và làm họ phải buồn lòng. Nói chung thì nó như thế đó, đó là một vấn đề thuộc về quyền tự do (nam 19t, sanh tại Québec, trg 121).
«Cha mẹ tôi thuộc về một thế hệ khác. Về mặt sinh hoạt, tôi thường ham đi chơi với bạn bè khiến ổng bả rất bực mình. Những chuyện như thế lúc nào cũng làm ổng bả khó chịu hết » (nam 25t, đến Québec lúc 6t, trg 121).
Ở đâu cũng thế mà thôi
Cho dù chọn giải pháp nào đi nữa các cụ cũng vẫn có thể là nạn nhân của sự ngược đãi và bạo hành từ người thân trong gia đình hoặc từ nhân viên chăm sóc trong các nhà già.
Đó có thể là sự ngược đãi về tinh thần (thiếu lễ độ, đóng mạnh cửa, nói nặng nói nhẹ, nhục mạ, chê bai, chửi bới, xiên xỏ, xem các cụ như con nít), về tình dục, về thể xác (xô, đẩy, mạnh tay mạnh chân…), bỏ mặc các cụ trong phòng, trên ghế, không nói năng đếm xỉa đến các cụ, không thay tã lót, lợi dụng về tiền bạc và v,v…Thưòng thì các cụ không dám tố cáo các hành vi trên vì sợ bị trả thù.
Riêng đối với một số người thân trong gia đình thì họ cũng xem thường việc nầy không có gì là quan trọng lắm.
Các cụ rất buồn khổ và chỉ còn biết khóc thầm mà thôi.
Đây là một vấn nạn trong xã hội ngày nay nhưng ít người có can đảm đề cập đến.
Thế hệ boomerang (Generation boomerang) và gia đình phong cầm (famille accordéon).
Thế hệ boomerang là khái niệm mới xuất phát tại Âu Mỹ từ năm 2000 để ám chỉ con cái (đa số ở vào lớp tuổi 24-35) đã trưởng thành và sống riêng ngoài gia đình cha mẹ trong một thời gian nay vì hoàng cảnh khó khăn phải về tá túc trở lại nhà cha mẹ.
Một vấn nạn rất phổ biến hiện nay tại hải ngoại là chim bay trở về tổ. Việc làm khó khăn, không có tiền, tình duyên lận đận là những nguyên nhân chính để cô chiêu cậu ấm quay về nhà cha mẹ để ăn ở trong một thời gian ...
(Boomerang là tên một loại vũ khí của thổ dân Úc Châu, hình dáng cong cong và khi ném đến mục tiêu thì nó liền quay trở về vị trí ban đầu.)
Boomerang
Plus de 85 % des diplômés universitaires de l’année 2011 sont revenus au domicile parental. Ces jeunes de 18 à 35 ans, on les appelle la génération B, comme dans Boomerang. Carl Pickhardt, psychologue et auteur du livre
Boomerang Kids, donne trois règles à suivre pour aider ces adultes en devenir à atteindre leur indépendance et prendre leur envol!
COMMENT AGIR AVEC LA GÉNÉRATION BOOMERANG?
Accordéon
Sống chung với cha mẹ già thế nào cũng có đụng chạm.
Thường là bà mẹ vì thương con như hồi chúng còn trẻ nên bà gánh vác hầu như tất cả mọi chuyện. Từ nội trợ, lo cơm nước, dọn dẹp phòng ngủ mỗi ngày cho con cái vv…Mẹ làm với một tấm lòng bao dung.
Nếp sinh hoạt thường lệ của cha mẹ già vì vậy bị xáo trộn và con cái ở tạm cũng cảm thấy « mất tự do » và không được thoải mái như lúc chúng ở riêng muốn làm gì thì làm. Chúng cũng sinh bực bội, khó chịu…
«Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình».
Audio-Video-Hiểu Đời / Tâm Sự Tuổi Già - Dương Trạch Tế (Nên Nghe)
Con cái lúc đi sống riêng, lúc thì trở về sống với cha mẹ một cách bất thường. Nhân số gia đình lúc tăng lúc giảm như cái đờn phong cầm. Người ta gọi đây là gia đình phong cầm (famille accordéon).
Các nhà xã hội đều nhấn mạnh đến vấn đề mâu thuẩn thường hay xảy ra khi cha mẹ già sống chung vối con cái đã trưởng thành rồi. Các cụ khó có thể tận hưởng tuổi già một cách thanh bình và trọn vẹn được. Con cái ở chung với cha mẹ mãi mãi thì sẽ khó trưởng thành và mất tánh tự lập đụợc. Mọi việc từ nhỏ tới lớn đều ỷ lại vào cha vào mẹ.
Rồi còn chuyện tìm vợ, tìm chồng, xây dựng gia đình nữa…Một vấn nạn rất phổ biến hiện nay tại hải ngoại là chim bay trở về tổ. Việc làm khó khăn, tình duyên lận đận là những nguyên nhân chính để cô chiêu cậu ấm quay về nhà cha mẹ để ở một thời gian miễm phí, ăn ngủ tự do và free. Gia đình cha mẹ không tránh khỏi bị xáo trộn. Tốn kém gia tăng, nhà cửa bừa bãi, bạn bè của con cái đến chơi.Bà mẹ thường là nạn nhân đầu tiên : dọn dẹp phòng ngủ cho con trẻ, nấu nướng, quét nhà, quét phòng, giặc rửa, rửa ly rửa chén tối ngày mà không bao giờ dám than phiền và la bọn nhỏ. Bọn nhỏ ỷ có mẹ nên ỷ y, cứ việc sống tự do theo ý họ. Lâu ngày, thì phải có đụng chạm, điện xẹt giữa cha mẹ và con.
Gia đình phong cầm (accordéon) có nghĩa là nhân số gia đình có lúc tăng có lúc giảm.
Kết luận
“Tạ cảm ơn nước mắt sầu tuôn chảy
Thấm qua từng ngõ ngách của con tim
Như dòng nước cuốn trôi bao vẩn đục
Để tâm hồn còn lại với bình yên”. (Thơ dịch ra Việt ngữ: ttk/Diễn ĐànThơ Văn)
Merci la vie pour toutes les larmes pleurées. Elles sonts le témoin de racines profondes et nettoient l’âme./.
Đọc thêm
-RFA-Giáo dục con cái trong thời hiện đại
-Thời Báo Canada-Khi con gái âm mưu giết cha mẹ
-Nguyễn Thượng Chánh –Tuổi già trên đất lạ
Huy Phương- Nước mắt chảy xuôi-Người già Việt ở phương Tây
-Tâm sự tuổi già
-Video Nước mắt người già bên Viêt Nam
Le Figaro-Le grand retour des jeunes adultes chez papa-maman
-Parent abuse. The abuse of parents by their teenage children. Government of Canada
-JeanPierre Robin-Le Figaro-Le grand retour des jeunes adultes chez Papa Maman
Montreal, 2015