23/3/2014
18 tháng 1
Nhờ 2 con bike nhỏ nhắn và cơ động, chúng tôi len lỏi qua các con đường quanh Old Market, trong đó có 2 nơi gây cho tôi nhiều ấn tượng:
Một là con phố được đánh dấu bằng 2 bảng đèn giăng ngang ở 2 đầu đường mang chữ “Pub Street”, chạy song song và nằm giữa 2 đường số 8 và số 9. Suốt con đường này hầu như tập trung các “quán rượu” đúng nghĩa của dân Tây, sang trọng và phong cách rất “thuộc địa”, có mặt tiền là một không gian mở với những ghế bàn tràn ra vĩa hè đón mời du khách năm châu.
Hai là con hẽm lớn chạy từ đường số 9 sang đại lộ Pokambor, có những cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm, những quán bar hay cà phê sang trọng…giống như khu vực Phố Tây Phạm ngũ Lão, Sài gòn.
Chạy lòng vòng rồi cũng quay lại Chợ Cũ, vì khu vực này chẳng lớn; nên tôi vẫn muốn quay lại một lần nửa, vì những dãy phố xưa. Một cầu gỗ bắc ngang sông Siem Reap, từ chợ Cũ sang khu Chợ Đêm, có mái che kiểu Chùa cầu ở Hội An, mang phong cách Khmer, chúng tôi bước lên chụp vài ảnh kỷ niệm, lại gặp được một cậu thanh niên người Việt quê ở Sóc Trăng, lên đây đã 6 tháng, mưu sinh bằng nghề bán thức uống.
Khu vực này cũng có khách sạn, trung tâm mua sắm hay ngân hàng mới xây, rất hiện đại, nhưng dường như điều đó chỉ làm tăng cái giá trị cũ của phố xưa!
Theo tôi, nhà lồng Chợ Cũ cũng tương tợ như các nhà lồng chợ tại các thành phố lớn của nước ta, thậm chí nó chẳng có gì là cũ kỷ như Bến Thành, Chợ Bình Tây hay Chợ Tân Định…ở Sài Gòn. Chợ này bán đủ thứ đồ từ kim khí, điện máy đến hàng lưu niệm thủ công, từ vải vóc thời trang đến bách hóa tiêu dùng,…đặc biệt bên trong chợ các hàng bán thực phẩm, thịt cá, rau củ… lại cận kề bên các lô bán mỹ phẩm, kim hoàn.
Nhưng điều quan trọng chính là chợ nằm hoàn toàn trong khu phố Tây còn sót lại từ thời thuộc địa. Không hiểu có phải vì người Campuchia biết trân trọng quá khứ mà giữ gìn được cái hồn xưa ấy, hay đơn giản vì không kịp thay đổi do hoàn cảnh khó khăn trong thời gian dài bị chiến tranh, nên không kịp đập bỏ để chạy theo làn sóng canh tân. Nếu thế thì sự “khó khăn” đó chính là một điều may mắn, khiến khu phố cũ quí báu này đã thoát khỏi sự phá hoại bởi “thiếu hiểu biết” hay vì mối lợi nhản tiền ấu trỉ!
Nhìn cái nét “cũ thời thuộc địa” này, tôi lại trạnh lòng tiếc nuối bến Mễ cốc, Bình Đông: nếu người có lòng, cố giữ gìn khu phố cổ theo ý kiến của Thầy Vương Hồng Sển và một số nhà chuyên môn có học, biết qui hoạch thành một khu cảng sông thời thuộc địa, với xe ngựa lọc cọc vòng quanh vùng Chợ Lớn, với gánh hàng rong kẽo kẹt kiểu Hội An, “sang trọng” hóa các căn phố cũ của các ông chủ người Hoa, để trở thành những quán cà phê, nhà hàng ăn độc đáo,…thì ngày nay, Sài gòn đã có một khu du lịch “Old Market” hấp dẫn khách Tây không thua Siem Reap! Dĩ nhiên, chưa chắc gì tôi có khả năng bước vào chốn “xưa sang trọng” ấy, nhưng tôi sẽ hảnh diện vì Sài Gòn 300 năm, biết đâu lại được giữ đến … cả ngàn năm, thật tiếc lắm thay!!!
Còn tiếp