.
  Gò Công: Địa lý...Bài 2
 
15/1/2015




Bài 2


- Rạch Gò Công
Rạch Gò Công là một con sông rộng nhất trong các kinh, rạch ở 3 huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang, chạy từ rạch Vàm Giồng ở phía Nam Thị xã Gò Công, xuyên qua Quốc lộ 50 tại cầu Long Chánh và Quốc lộ 50 mới (tuyến tránh thị xã Gò Công) tại cầu Gò Công (mới xây xong năm 2004), sau đó đổ vào sông Vàm Cỏ ở phía Bắc. Chiều dài 16,9 km, nơi rộng nhất 190 m tại cửa rạch, nơi hẹp nhất 40 m gần chỗ giáp với rạch Vàm Giồng, độ sâu trung bình 7 m - 8 m so với mặt đất tự nhiên. Rạch Gò Công có những nhánh phụ như rạch Sơn Quy, rạch Công Lương, rạch Giá, rạch Băng, rạch Rầm Vé, rạch Gò Gừa. Do thông lưu với sông Vàm Cỏ nên vào mùa cạn nước trong rạch bị nhiễm mặn với nồng độ cao, từ tháng 1 dl đến giữa tháng 7 dl nước luôn có độ mặn lớn hơn 4 g NaCl/l. Năm 1988, nhà nước xây cống cùng tên để ngăn nước mặn xâm nhập sâu vào đồng ruộng. Hai năm 1996, 1997 đắp đê ngăn mặn chạy dọc theo 2 bờ từ cống Gò Công đến cửa rạch, đồng thời cũng xây hàng loạt cống ngăn mặn tại đầu các nhánh của rạch nầy.
Ngoài ra, con kinh Gò Công chạy dài xuyên qua thị xã, phân chia bên xóm Chợ và bên xóm Đạo, có thể giúp Thị xã xây dựng một công viên với cây cối xanh tươi hai bên bờ kinh tạo nên một khu thắng cảnh sinh thái đẹp nổi bật trong lòng Thị xã!
- Rạch Vàm Giồng (còn gọi rạch Vàm Rồng, rạch Rồng)
Rạch chảy từ sông Cửa Tiểu theo hướng Nam-Bắc rồi rẽ về phía Đông qua Thị trấn Vĩnh Bình của huyện Gò Công Tây và đổ vào rạch Gò Công tại vị trí gần thị xã Gò Công. Rạch có chiều dài 18 km, bề rộng từ 15 m tại chỗ tiếp giáp rạch Gò Công đến 25 m tại khúc gần vàm, độ sâu trung bình 4 m so với mặt đất tự nhiên. Phần lớn chiều dài rạch thuộc huyện Gò Công Tây. Rạch Vàm Giồng cũng là một đoạn trong trục dẫn nước chính cấp cho vùng ngọt hóa Gò Công, đã được vét vào năm 1999. Tại cửa rạch đã xây một cống thủy lợi cùng tên vào năm 1991. Trước khi có cống, từ đầu tháng 3 dl đến cuối tháng 5 dl nước mặn xâm nhập với nồng độ lớn hơn 4 g NaCl/l từ sông Cửa Tiểu chảy vào rạch và ảnh hưởng đến trên 9.000 ha diện tích thuộc lưu vực rạch nầy.
 
- Kinh 14
Cũng là một đoạn trong trục dẫn nước chính của vùng ngọt hóa Gò Công, kinh 14 nối liền từ rạch Vàm Giồng, chỗ gần vàm, chạy theo hướng Đông - ĐôngBắc ngang qua huyện Gò Công Tây, xã Long Hoà của Thị xã Gò Công và thông với kinh Salisetti. kinh dài 16,5 km, rộng 27 m, và sâu 4,50 m.
 
- Kinh N8 - Rạch Lớn
Kinh N8 còn gọi là Rạch Lớn, là kinh cấp 1, nhánh của Kinh 14, chạy từ kinh nầy lên phía Bắc đổ vào rạch Gò Công và nằm gọn trong địa phận huyện Gò Công Tây. Kinh gồm có 3 đoạn liền nhau: Đoạn đầu là Rạch Lớn từ Kinh 14 chạy về phía Bắc thông với rạch Vàm Giồng, đoạn giữa từ rạch Vàm Giồng nối với kinh Tham Thu tại vị trí đầu Kinh N8 và đoạn cuối là Kinh N8. Hai đoạn đầu và cuối là kinh có sẵn được vét sâu và mở rộng vào năm 1991 và 1993, đoạn giữa được đào mới năm 1991. Cả ba đọan hợp thành một tuyến dẫn nước từ Kinh 14 ở phía Nam cấp cho phần đất phía Bắc Quốc lộ 50 từ lộ Đồng Sơn đến rạch Gò Công. Kinh cắt ngang Quốc lộ 50 tại cống Thạnh Trị, tại đầu phía Bắc đã xây cống ngăn mặn Rạch Sâu năm 1996. Kinh dài tổng cộng 13,4 km; đoạn Rạch Lớn rộng 12 m, sâu 3 m; đoạn N8 rộng 9 m, sâu 3 m.
- Kinh Tham Thu (Tên khác: Kinh lộ 24)  
Kinh Tham Thu còn gọi là kinh Lộ 24, dài 19 km, ở phía Bắc và chạy theo hướng Tây - Đông song song với tỉnh lộ 24 (nay là Quốc lộ 50). Kinh được đào vào đầu thập niên 1970 để dẫn nước được bơm từ trạm bơm Tham Thu (phía Tây; nguồn nước lấy từ Kinh Cả Hôn) đến ao trữ của Nhà máy nước Thị xã Gò Công (phía Đông, cũng gọi là ao Tham Thu), đồng thời tưới cho một phần diện tích canh tác dọc kinh.
Sau đó, vào 1976 - 1977 trạm bơm Bình Phan với lưu lượng thiết kế lớn hơn đã được xây dựng kề bên trạm Tham Thu nhằm mở rộng diện tích tưới và tăng lượng nước cấp cho thị xã Gò Công. Kinh  Tham Thu cũng đã được đào rộng ra với bề rộng đáy là 13 m, bề rộng mặt trung bình 22 m. Lúc đầu đáy kinh chỉ sâu trung bình 1,50 m dưới mặt đất tự nhiên, 2 bờ kinh được đắp cao khoảng 2m trên mặt đất tự nhiên để khi bơm có thể nâng mực nước trong kinh cao hơn mặt ruộng từ 1m đến 1,50m (kinh nổi), đủ sức tưới chảy tràn cho các ruộng xa qua các kinh nhánh và cống điều tiết đầu kinh mà không cần sử dụng thêm bơm nhỏ.
Sau nầy kinh Tham Thu lần lượt được vét sâu thành kinh chìm: Vào năm 1993, 2004 vét đoạn từ cống Đồng Sơn (dưới lộ Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây) đến ao Tham Thu, năm 1999 vét đoạn từ trạm bơm đến lộ Đồng Sơn, cả hai đều vét sâu đến 3 m. Năm 2001 xây cống điều tiết Bình Phan tại vị trí gần trạm bơm, từ đây trạm bơm ngưng hoạt động, nước vào kinh Tham Thu qua cống nầy, dân tự sử dụng bơm nhỏ để đưa nước vào ruộng. 
 
- Kinh Salisetti – Kinh Champeaux
Kinh Salisetti được đào năm 1869 và kinh Champeaux được đào năm 1870. Hai kinh khá rộng nối liền nhau và là một đoạn trong trục dẫn nước chính của vùng ngọt hóa Gò Công. Tuyến kinh chạy song song với đường tỉnh 862, nối từ rạch Vàm Giồng, phía Nam thị xã Gò Công, đến xã Tân Thành của huyện Gò Công Đông, chỗ gần đê biển. Hai kinh dài 13 km, rộng trung bình 18 m, sâu 3 m và đã được vét nhiều lần, gần đây nhất vào năm 1999 vét đoạn kinh Champeaux từ Tân Hòa đến Tân Thành.
 
- Kinh Trần Văn Dõng
Kinh nầy là đoạn cuối của trục dẫn nước chính cho vùng ngọt hóa Gò Công, nối từ kinh Salisetti chạy theo hướng Đông - ĐôngBắc cắt ngang qua đường huyện 13 tại cầu Vạn Thắng rồi rẻ thẳng về hướng Đông thông ra Biển Đông sau khi qua cống rạch Bùn. Kinh dài 10,5 km, rộng 25 m, sâu 4 m so với mặt đất tự nhiên. Kinh đã được vét gần đây nhất năm 1987.
 
- Kinh Xóm Gồng
Đây là kinh cấp 1, nhánh của kinh chính Trần Văn Dõng, chạy từ kinh nầy về phía Bắc và thông với sông Vàm Cỏ. Tại đầu phía Bắc đã xây cống cùng tên vào năm 1991-1992. Kinh được hình thành vào năm 1991-1992 bằng việc đào nối các đoạn kinh đã có sẵn để cấp nước cho khu vực thường bị hạn hán ở cuối nguồn của vùng ngọt hoá Gò Công như các xã Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng, Kiểng Phước, Tân Tây, Tân Đông của huyện Gò Công Đông. Kinh dài 12,8 km, sâu 3 m, rộng 13 m - 15 m. Kinh đã được vét lại năm 1998.
 
- Ao Trường Đua
Ao có tên nầy vì vào thời thuộc địa ao được bao bọc bởi một đường đất rộng 5 m chạy theo tuyến hình tròn chu vi 3.000 m do người Pháp cho đắp để đua ngựa. Về sau trường đua bị dẹp bỏ, ao dùng trữ nước mưa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân thị xã Gò Công. Trước khi có nhà máy nước Gò Công và kinh Tham Thu, vai trò của ao Trường Đua rất quan trọng vì khi ấy nước trong kinh, rạch quanh thị xã Gò Công bị nhiễm mặn phần lớn thời gian trong năm. Ao hình vuông, mỗi cạnh dài 100 m, hiện nằm trong phạm vi thị xã, kề bên đường tỉnh 862 đi Tân Hòa, Tân Thành.
Sau 1975, dân cư đông đảo hơn trong khi nhà máy nước không đủ sức cung cấp nên vào mùa khô các xe đổi nước vẫn đến ao Trường Đua chuyên chở liên tục. Thiếu quản lý, nước ao ô nhiễm nặng và lúc ấy chẳng hiểu sao người ta lại cho chặt bỏ những cây dương già bao bọc quanh ao! Bờ ao trống trải, ai đi ngang qua cũng thấy man mác buồn tiếc như thiếu vắng điều gì vốn đã rất ràng buộc, thân thiết. Về sau, Thị xã chỉnh trang, đường phố rộng đẹp và ao Trường Đua được khởi công nạo vét, xây dựng bờ kè, lát gạch vỉa hè và trồng cây xanh trở lại. Năm 1999, bờ ao đã được lát đá hộc, quanh ao xây lan can. Năm 2005, bờ ao lại được lát gạch mới…!
 
- Ao Vàm Láng
Ao được đào năm 1993 ngay phía Bắc đường tỉnh 871, cách chợ xã Vàm Láng huyện Gò Công Đông 1.400 m về phía Tây, kinh phí do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Ao dài 200 m, rộng 100 m, sâu 3 m nhằm trữ nước mưa và nước ngọt lấy từ kinh Xóm Gồng cấp cho khu vực đông dân ở trung tâm xã. 
 
5.      Biển (2)
Gò Công tiếp giáp biển Đông (Gò Công Đông) với bờ biển dài 32km nằm giữa các cửa sông lớn là Soài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa Đại (sông Tiền). Độ thoải của bãi biển từ 1- 0,3%, bờ biển hàng năm bị sạt lở có nơi từ 15 - 20m, độ bồi chỉ xảy ra ở cửa sông Tiền, độ phù sa từ 239 - 324 gram/m3. Mùa lũ chính độ phù sa khoảng 880 gram/m3, hàng năm hướng bồi đắp tương đối lớn.
Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và tối đa 3m) vào các tháng 10 đến tháng 02 khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông Bắc (gió chướng). Ngoài ra, chế độ thủy triều khu vực biển Gò Công Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông.
Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển nên từ lâu đã thiết lập được hệ thống rừng trồng ngập mặn với diện tích 2.028ha gồm các loại bần, đước, mắm, dừa nước, phi lao. Thực vật dưới tán lá rừng ngập mặn rất phong phú gồm 75 loài thuộc 35 họ. Bờ biển có một bãi biển cát xám gọi là biển Tân Thành thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông.
Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đang hình thành các cồn ven biển:
Cồn Vân Liễu - cồn Ông Mão: Nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc xã Tân Thành (Gò Công Đông), có chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4.055ha. Độ cao đường bình độ từ 0,6 đến 6,0m, vùng ven bờ nổi lên khi triều kém.
Cồn Ngang: Nằm tiếp giáp phía Đông cù lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân (Gò Công Đông), có chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1.617ha. Độ cao đường bình độ từ -1,1 đến 0,6m, nổi một phần diện tích khi triều kém. Hiện một số khu vực cao trên cồn đã trồng được phi lao, mắm ...
Cồn Vượt: Nằm cách 1,5km về phía Đông Nam cồn Ngang, có chiều dài 10km, rộng 3km, với diện tích 3.188ha. Độ cao đường bình độ từ -2,3 đến 6,1m, ngập hoàn toàn.
Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ: gồm con giống và con non sinh sản, di chuyển vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu ... tại các vùng cửa sông là 156.000 tấn. Hải sản: tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá.
 
8.    Hệ Thống Giao Thông Gò Công (2 và 3)
Trong nhiều năm qua, ngành giao thông Gò Công không ngừng xây dựng nâng cấp các hệ thống giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các lực lượng vận tải theo cơ chế thị trường, đầu tư mở rộng nâng cao khả năng sản xuất cấp huyện… góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội địa phương.
Đến nay, Gò Công đã có một hệ thống giao thông thủy, bộ tương đối khá tốt bảo đảm lưu thông đến mọi nơi trong huyện tỉnh, giúp việc chuyển chở sản phẩm hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng kết nối với TP. HCM còn chậm chập cho đến khi cầu Mỹ Lợi đươc hoàn tất và Quốc lộ 50 được mở rộng tiện nghi. Dự án cầu Mỹ Lợi đã được chấp thuận từ 2009, nhưng đến nay (2012) công trình xây cất cầu chưa thực hiện do thiếu ngân khoản!
-   Đường sông: Mạng lưới giao thông thủy trong vùng Gò Công không nhiều, nhưng sông Vàm Cỏ, Soài Rạp, Cửa Tiểu và Mỹ Tho (sông Tiền) có tầm quan trọng lớn cho đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn tổng thể tỉnh Tiền Giang, có nhiều ưu thế, mật độ khá nhiều, và là địa bàn trung chuyển từ các tỉnh miền Tây đi TP.HCM qua các tuyến chính như sông Tiền, kinh Chợ Gạo, sông Vàm Cỏ, sông Soài Rạp và nhiều tuyến sông, kinh liên tỉnh, liên huyện: rạch Gò Công, kinh Salisetti, kinh Champeaux, rạch Vàm Giồng, sông Cửa Tiểu, sông Mỹ Tho…
-   Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ gồm có Quốc lộ 50, 7 tỉnh lộ, 31 huyện lộ và nhiều hương lộ, v.v. (Bảng 1). Hầu hết các hương lộ, đường liên xã, liên ấp được trải nhựa hoặc đúc bê tông, mặc dù công tác này được thực hiện hơi muộn so với các vùng phía Bắc! Hiện nay, đất Gò đã không còn các lọai cầu tre, cầu khỉ, nhưng nguồn nước sạch chưa được cải thiện nhiều.
Quốc lộ 50(hay con đường sứ[1]) đi từ Quận 8, TP HCM đến Thành phố Mỹ Tho, dài 94,2 km cùng với quốc lộ 60 tạo nên tuyến đường duyên hải song hành với quốc lộ 1A đi qua các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Hệ thống giao thông này tạo cho đất Gò một vị thế cửa ngõ quan trọng của các tỉnh miền Tây về Thành phố và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam khi được hòan tất.
 
 
Bảng 1: Quốc lộ, Tỉnh lộ và Huyện lộ đi qua Gò Công
 
 
 
Số TT
 
 
Tên đường
 
Số hiệu đường bộ
 
Điểm đầu
 
Điểm cuối
 
Chiều dài (km)
 
Ghi chú
1
Quốc lộ 50
QL.50
Điểm đầu phà Mỹ Lợi (TX. Gò Công)
Điểm cuối ranh giới huyện GC Tây và Chợ Gạo, Tiền Giang
45,000
 
(Tổng Cộng: 94,200)
TPHCM:
12,000 Đến TX Gò Công:40,900
Đến TP Mỹ Tho: 41,300
2
Đường tỉnh 862
ĐT.862
QL.50
(xã Long Chánh cạnh Bến xe TX. Gò Công)
Đèn đỏ
(xã Tân Thành)
20,754
 
3
Đường tỉnh 871
 
ĐT.871
 
QL.50
(Phường 2, TX. Gò Công)
Vàm Láng
15,000
 
4
Đường tỉnh 872
 
ĐT.872
 
QL.50
(Ngã ba Hòa Đồng - thị trấn Vĩnh Bình)
 
ĐT.877
(Ngã ba Bến đò Cả Chốt – xã Vĩnh Hựu)
 
7,360
 
 
5
 
 
Đường tỉnh 873
 
ĐT.873
 
QL.50
(Ngã ba xã Thành Công và xã Long Chánh)
QL.50
(xã Bình Đông)
 
13,540
 
6
Đường tỉnh 873B
 
ĐT.873B
 
QL.50
(xã Long Chánh)
 
ĐT.871
(xã Tân Tây)
 
 
11,705
 
7
Đường tỉnh 877
 
 
ĐT.877
ĐT.862
(thị xã Gò Công)
 
QL.50
(Ngã ba An Thạnh Thủy)
 
28,200
 
 
8
Đường tỉnh 877B
 
 
ĐT.877B
xã Tân Thới
 
Giáp biển Đông
(xã Phú Tân)
 
35,304
 
 
 
-          Đường tỉnh gồm có: 862, 871, 872, 873, 873B, 877, 877B.
-          Đường huyện Gò Công Tây: Số 7, 8, 9, 10, 11, 12, 12B, 13, 13B, 14, 15, 15B, 15C, 16, 16B, 16C, 17, 18, 19, 20, 21. 
-          Đường huyện Gò Công Đông: Số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 13A, 15, 18.
-          Đường huyện Tân Phú Đông: Số 10.
 
 
9.    Nguồn Tài Nguyên Thiên Nhiên
 
Gò Công không có các mỏ khoáng sản thiên nhiên, nhưng có tài nguyên hiếm quý: đất, nước, Biển Đông và rừng phòng hộ.
-          Đất:Gò Công có tổng số diện tích đất thiên nhiên là 862,98 km2, gồm chủ yếu 3 nhóm đất chính như: nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn và nhóm đất cát giồng (Xem thêm Thổ nhưỡng).
-          Nước: Các sông, rạch và kênh cung cấp lưu thông vận tải và phục vụ sản xuất Nông Lâm Ngư nghiệp. Sông Tiền Giang cung cấp nước ngọt cho nông nghiệp và nước uống. Sông Vàm Cỏ và Soài Rạp giúp vận chuyển hàng hóa từ ĐBSCL lên Sài Gòn và thoát nước cho Đồng Tháp Mười trong mùa mưa lũ.
-          Biển Đông: Vùng biển này có nguồn cá vô tận, nhưng chưa được khai thác đúng tầm mức. Hiện nay chỉ có Xóm Lăng (xã Tân Phước) Vàm Láng, Kiểng Phước, Tân Thành, Cửa Tiểu và Cửa Đại đã hành nghề đánh cá biển lâu đời, nhưng vẫn còn phạm vi gia đình và phát triển đánh cá xa bờ chưa đáng kể. Ngoài ra, còn có các mỏ dầu khí đốt xa bờ nằm dưới lòng đáy biển.
-          Rừng phòng hộ: Dọc theo bờ biển có rừng cây ngập mặn, thuở xưa dày đặc, còn gọi là rừng phòng hộ Gò Công hay rừng chắn sóng ven biển, gồm các loại bần, mắm, đước, dừa nước, phi lao. Thực vật dưới tán lá rừng ngập mặn rất phong phú gồm 75 loài thuộc 35 họ.
Dãy rừng này đã bị hủy diệt gần hết bởi thuốc khai quang trong thời chiến tranh (1960s), nay phục hồi, nhưng còn thưa và thấp, có nhiệm vụ thiên nhiên chắn sóng và thủy triều của Biển Đông để không làm xói bờ biển và bảo đảm cho khu ngọt hóa Gò Công Đông và Gò Công Tây. Tuy nhiên, sự lạm dụng khai thác làm cho khu rừng ngày càng mỏng đi, hiện nay chỉ còn 1.600 ha. Trong đó có 350 ha rừng phòng giữ, chắn che cho tuyến đê ngăn mặn dài 21 km. Theo thống kê, trong 15 năm qua khu rừng phòng hộ Gò Công bị mất 15 ha/năm. Điều đó đang đặt khu rừng này và tuyến đê vào tình trạng nguy hiểm trong mùa mưa bão hàng năm. Nếu không có biện pháp ngăn chặn khai thác bừa bãi kịp thời, nước mặn xâm thực, thủy triều có thể phá vỡ con đê ngăn mặn và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt hóa và sự trồng trọt của ít nhứt 7.800 ha đất tự nhiên và trên 23.000 dân (5).
Trong 4-5 năm nay, dân cư dọc theo ven biển Đông đã bắt đầu khai thác nuôi tôm sú và thủy sản khác, làm thay đổi tình trạng kinh tế của vùng ven biển, từ nghèo khó trở nên phát đạt. Cần lưu ý, theo kinh nghiệm của Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc và gần đây ở Cà Mau, Bạc Liêu cho biết rằng ngành nuôi tôm thường bị xuống dốc và sụp đổ sau 3-4 năm khai thác, nếu không theo đúng qui trình kỹ thuật, nhứt là tình trạng vệ sinh môi trường và hệ thống thoát nước ô nhiễm không được thiết lập đúng tiêu chuẩn. Do đó, việc nuôi tôm dọc ven biển cần phải theo dõi cẩn thận để vừa có thể khai thác công nghiệp nuôi tôm và các loài cá khác được vững bền vừa bảo tồn rừng chắn thiên nhiên để chống đỡ thiên tai, xâm nhập nước mặn và xói mòn bờ biển.
 
 
10.   Kết Luận
 
Vùng Gò Công có tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, địa hình bằng phẳng, không bị ảnh hưởng của bão tố và lũ lụt hàng năm. Ngoài ra, vùng đất này còn có vị trí địa dư ưu đãi, gần Biển Đông và nằm ngay cửa ngõ thành phố Sài Gòn, nhưng thôn quê vẫn còn nghèo khó và đa số nông dân chưa hưởng được đời sống phồn thịnh của thời hiện đại. Dường như Gò Công còn đang nằm ngủ trong khi các huyện khác của tỉnh Tiền Giang, cũng như Long An kề cận đang sôi động từng ngày với các dự án đầu tư công nghiệp, dịch vụ và du lịch, bởi vùng đất địa linh nhơn kiệt còn thiếu hạ tầng cơ sở cần thiết để phát triển thị trấn, hiện đại hóa, thiếu các khu công nghiệp quan trọng, thiếu cây cầu Mỹ Lợi để tăng tốc lưu thông vận tải hàng hóa và thiếu nhân lực có chất lượng cao trong lãnh đạo, quy hoạch và quản lý.
 
 
Tài Liệu Tham Khảo:
 
 
1.      Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Phước - huyện Gò Công Đông thời kỳ 2005-2015: Xã Tân Phước: Điều Kiện Thiên Nhiên.
 
2.      Tiền Giang: Địa chí Tiền Giang/ Địa lý tự nhiên
(http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=3&idcha=2150&id=2246).
3.      Tiền Giang: Điều kiện thiên nhiên.
(
).
4.      Huyện Gò Công Tây
 
(http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?).
 
5.      Huyện Gò Công Đông
 
(http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?).
 
 
6.      Tấn Vũ. 2006. Rừng Mỏng dần - Đê nguy hiểm. Tin Tức Sự Kiện, Tiền Giang
 
7.      Huỳnh Minh. 1969. Gò Công Xưa và Nay, Nxb Xuân Thu, Cali, Hoa Kỳ, 222 trang.
 
8.      Hứa Hoành.1999. Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ: Gò công, nơi phát tích các dòng họ quý tộc. NXB Văn Hóa, Houston, USA, 262 trang.
 


[1] Con đường sứ:Vua T Đc (1848-83) cho đp “con đường s” ni t Gia Đnh xung ging Sơn Quy đ liên lc vi quê ngoi (Bà Từ Dụ). Người ln tui đây thường nói rng “nghe ông bà k li hi đp con đường này, bt dân chúng phc dch lao kh đ phá rng, đào mương đp l, bc cu trong hoàn cnh đt đai hoang vu đy mui mòng, rn rít, thú d và sơn lam chướng khí, nên b bnh và chết rt nhiu”. Gia thế k 20, di tích “con đường s” vn còn, là con đường tri đá ni tnh l Gò Công ra bến Bc M Li đ đi Cn Giuc, Ch Ln. Nh con đường s, nhiu công văn, tin tc liên lc vi quý tc h Phm, được liên tc. Ngày nay, “con đường s” đã tr thành liên tnh l 5 (Quốc lộ 50 bây giờ), ni Gò Công vi Ch Ln, qua phà M Li (Hứa Hoành, 1999).
 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693359 visitors (2230703 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free